chinh tri

1. Triết học là gì? Vấn đề cơ bản của triết học là gì? Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học khác nhau như thế nào? • Trả lời: - Triết học là hệ thống những quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó. - Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. nó dược thể hiện ở hai mặt: 1.trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào?, 2.con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan hay không? - Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức. Nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học - Sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm:

Quan điểm duy tâm cho rằng: bản chất của thế giới là ý thức. Theo quan điểm này, trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì ý thức lá cái có trước, vật chất là cái có sau, ý thức quyết định vật chất; ý thức là cơ sở, nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại, vận động, phát triển các sự vật hiện tượng trong thế giới. Trong lịch sử triết học tồn tại ba hình thức cơ bản của CN duy vật: - CN duy vật cổ đại: thô sơ, mộc mạc. - CN duy vật cận đại: siêu hình, cơ giới máy móc không triệt để - CN duy vật biện chứng: khoa học, CM, sáng tạo, là cơ sở TG quan và phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiển. Quan điểm duy vật cho rằng: bản chất của thế giới là vật chất. Ngoài thế giới vật chất ra không còn thế giới nào khác. Các sự vật, hiện tượng chỉ là những biểu hiện cụ thể những dạng khác nhau của thế giới vật chất. Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức, còn ý thức chỉ là sự phản ánh vật chất vào đầu óc con người. Trong lịch sử triết học tồn tại hai hình thức cơ bản của CN duy tâm: - CN duy tâm chủ quan cho rằng: cảm giác , ý thức của con người có trước, sinh ra và quyết định vật chất, còn vật chất chỉ là sàn phầm cùa càm giác và ý thức. - CN duy tâm KQ cho rằng: ý niệm tuyệt đối, tinh thần TG có trước, sinh ra và quyết định vật chất, còn vật chất chỉ là hiện thân, là sự biểu thị khác của tinh thần 2. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì vật chất là gì? Bản chất của thế giới là gì? Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất là như thế nào? • Trả lời: - Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì: " Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. - Chủ nghĩa duy vật quan niệm: bản chất của thế giới, thực thể của thế giới là vật chất - cái tồn tại vĩnh viễn, tạo nên mọi sự vật, hiên tượng cùng với những thuộc tính của chúng. - Theo quan điểm duy vật biện chứng:  Vận dộng là phương thức tồn tại của vật chất. Theo Angghen định nghĩa: "Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất - tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất - thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và moi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy.  Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất. Mọi dạng cụ thể của vật chất đều tồn tại ở một vị trí nhất định, có một quảng tính nhất định và tồn tại trong các mối tương quan nhất định với những dạng vật chất khác được gọi là không gian. Mặt khác, sự tồn tại của sự vật còn được thể hiện ở quá trình biến đổi: nhanh hay chậm, kế tiếp và chuyển hóa,... được gọi là thời gian.

3. Trình bày nguồn gốc, bản chất và cấu trúc của ý thức? Ý thức và nhận thức khác nhau như thế nào? Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận?

• Trả lời: - Nguồn gốc, bản chất, cấu trúc của ý thức:  Nguồn gốc: Nguồn gốc tự nhiên: Ý thức là sản phẩm của tính phản ánh, là đặc tính của dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người hay nói cách khác chính bộ óc con người là cơ quan sản sinh ra ý thức, tình trạng của ý thức phụ thuộc vào tình trang của bộ óc người. Ý thức ra đời phải có cái tác động đến bộ óc con người - đó là thế giới khách quan. Nguồn gốc xã hội: là lao động và ngôn ngữ - những yếu tố này vừa là nguồn gốc vừa là tiền đề cho sự ra đời của ý thức. Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào thế giới tự nhiên nhằm thay đổi giới TN cho phù hợp với nhu cầu của con người, là quá trình trong đó bản thân con người đóng vai trò môi giới, điều tiết sự trao đổi vật chất giữa mình với giới TN. Còn ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức - không có ngôn ngữ ý thức không thể tồn tại và thể hiện.  Bản chất: Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan của bộ óc con ngưởi. Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh được thể hiện ở khái niệm hoạt động tâm - sinh lí of của con người trong việc định hướng tiếp nhận, chọn lọc, xử lí, lưu giữ thông tin và trên cơ sở thông tin đã có, nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận. Ý thức là hình ảnh chủ quan của TGKQ, hình ảnh nó không còn y nguyên như TGKQ mà nó đả cải biến thông tin qua lăng kính chủ quan (tâm tư, tình càm,...) của con người. Ý thức là hiện tượng XH và mang bản chất hiện thực XH. Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiển chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật TN mà chủ yếu là các quy luật XH, nhu cầu giao tiếp Xh và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của đời sống XH.  Kết cấu: ý thức có kết cấu cực kì phức tạp của nhiều ngành KH, có nhiều cách tiếp cận, nghiên cứu kết cấu of ý thức nếu tiếp cận kết cấu của ý thức theo các yếu tố cơ bản hợp thành thì ý thức có 3 yếu tố cơ bản hợp thành là: tri thức, tình cảm, ý chí, trong đó quan trọng nhất là nhân tố tri thức. - Sự khác nhau giữa nhận thức và ý thức:

Nhận thức là một quá trình cảm nhận của con người về thế giới xung quanh,về tất cả các mặc khác nhau của đời sống. Từ quá trình nhận thức đó con người rút ra được những kinh nghiệm và từ đó dần dần hình thành môn triết học. Ý thức, theo quan điểm của các nhà triết học duy vật thì vật chất sinh ra ý thức, là cơ sở của sự hình thành ý thức;theo quan điểm của các nhà triết học duy tâm thì ý thức là cơ sở hình thành vật chất và ý thức là do thượng đế sinh ra nên con người không thể nhận thức được nó

________________________________________ - Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:  Vai trò của vật chất đối với ý thức: Trong mối quan hệ với ý thức, vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức. Ý thức là sản phẩm của vật chất có dạng tổ chức cao là bộ óc con người nên chỉ con người mới có ý thức trong mối quan hệ giữa mọi người. Trong TG vật chất thì con người là kết quả tiến hóa lâu dài của TG vật chất. Điều đó CM vật chất có trước ý thức. Những điều kiện, cơ sở vật chất quy luật khách quan, đó chính là những cơ sở quyết định nội dung của ý thức. Các yếu tố tạo thành nguồn gốc TN, nguồn gốc XH của ý thức là chính bản thân TG vật chất hoặc những dạng tồn tại của TG vật chất nên vật chất là nguồn gốc của ý thức. Ý thức là sự phản ánh TG vật chất, là hình ảnh chủ quan về TG vật chất nên nội dung của ý thức được quy định bởi vật chất.  Vai trò của ý thức đối với vật chất: Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo 2 hướng: tích cực hay tiêu cực, với sự tác động này phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người.  Ý nghĩa phương pháp luận: CNDVBC đã xây dựng 1 nguyên tắc cơ bản nhất, chung nhất với mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người . Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn khách quan đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan đồng thời phát huy tính tích cực năng động chủ quan.

4. Biện chứng là gì? Phép biện chứng là thuộc biện chứng khách quan hay chủ quan? Vì sao? Phép biện chứng duy vật khác với phép biện chứng duy tâm như thế nào? Cho ví dụ minh họa? Ý nghĩa của phương pháp luận của việc nghiên cứu này? • Trả lời: - Biện chứng là khái niệm dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của sự vật, hiện tượng trong quá trình tự nhiên, XH và tư duy. - Biện chứng KQ là phạm trù dùng để chỉ biện chứng của bản thân các SV, HT, quá trình tồn tại độc lập và ở bên ngoài ý thức con người. - Biện chứng CQ là phạm trù dùng để chì tư duy biên chứng và biện chứng của quá trình phản ánh hiện thực KQ vào não bộ cảu con người. - Phép biện chứng là phép biện chứng chủ quan vì phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu khái quát biện chứng của TG thành hệ thống các nguyên lí, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn. - Trong quá trình phát triển cảu mình, phép biện chứng trải qua ba hình thức cơ bản:  Phép biện chứng cổ đại: ngây thơ, tự phát.  Phép biện chứng cổ điển Đức: duy tâm.  Phép biện chứng duy vật. Sư thống nhất giữa TG quan và phương pháp biện chứng. Sự thống nhất giữa tính đảng và tính KQ, khoa học. Sự thống nhất lí luận và thực tiển. Sự thống nhất lí luận và phương pháp. Tính sáng tạo. - Ý nghĩa phương pháp luận: Với đặc trưng cơ bản, phép biện chứng duy vật giữ vai trò là một nội dung đặc biệt quan trọng trong tương quan và phương pháp luận triết học của CN Mác - Lênin, đồng thời nó cũng là tương quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vưc nghiên cứu khoa học.

5. Phép biện chứng duy vật quan niệm về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển như thế nào? Các tính chất của nó? Ý nghĩa của phương pháp luận của việc nghiên cứu này? • Trả lời: - Mối liên hệ phổ biến: dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hoa1lan64 nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của sự vật, hiện tượng trong TG.  Phép biện chứng duy vật chỉ ra rằng mọi sự vật, hiện tượng trong TG ( TN, XH và tư duy), chúng tồn tại không phải biệt lập riêng lẻ tách rời mà giữa các sự vật, hiện tượng đó, cũng như các mặt, các yếu tố, các bộ phận của sự vật, hiện tượng. Chúng luôn có mối liên hệ ràng buộc quy định tác động chuyển hóa lẫn nhau. Khi sự vật, hiện tượng này thay đổi làm cho các sự vật hiện tượng khác biến đổi theo.  Tính chất: Tính khách quan của các mối liên hệ. Biểu hiện: là vốn có của sự vật, hiện tượng, tồn tại độc lập không phụ tuộc vào ý chí con người. Tính phổ biến của các mối liên hệ. Biểu hiện: bất kì một sư vật, hiện tượng nào ở bất kì không gian, thời gian nào cũng có mối liên hệ qua lại giữa cá sự vật, hiện tượng khác và ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kì một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với thành phần yếu tố khác. Tính đa dạng phong phú của mối liên hệ. Biểu hiện: sự vật, hiện tượng khác nhau, khách quan, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện ấy khác nhau.  Ý nghĩa phương pháp luận: Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện. Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xữ lí các tình huống thực tiễn cần phải xem xét sự vật trong mối liên hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các mặt chính của sự vật và trong tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác. Chỉ trên cơ sở đó mới nhận thức đúng về sự vật và xử lí có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn khi thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời cũng cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử cụ thể. - Nguyên lí về sự phát triển: dùng để chỉ quá trình vận động theo khuynh hướng đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện.  Phép biện chứng duy vật chỉ ra rằng nếu xét riêng lẻ từng sự vật, hiện tượng thì chúng theo quá trình ra đời, mất đi nhưng nếu xét chung các sự vật trong TN, XH và tư duy thì chúng luôn vận động biến đổi chuyển hướng không ngừng theo chiều hướng phát triển hay nói cách khác phát triển là khuynh hướng chung của XH, TN và tư duy.  Tính chất: Tính khách quan của sự phát triển. Biểu hiện sự phát triển là quá trình giải quyt61 liên tục của sự vật, hiện tượng trong sự tồn tại, vận động của sự vật chứ không phải do ý thức chủ quan của con người. Tính phổ biến của sự phát triển. Biểu hiện ở nó diễn ra ở mọi lĩnh vực TN, XH và tư duy ở bất kì sự vật, hiện tượng nào của TG quan. Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng. Song mỗi sự vật, hiện tượng, lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển không hoàn toàn giống nhau. Tồn tại ở những không gian và thời gian khác nhau sự vật phát triển sẽ khác nhau.  Ý nghĩa phương pháp luận: nguyên lí về sự phát triển cho ta thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn con người phải có quan diểm phát triển yêu cầu của quan điểm này là khi nhận thức giải quyết vấn đề nào đó con người phải đặt nó trong trạng thái động nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Nghĩa là phải thấy được xu hướng vận động của sự vật, hiện tượng phải thấy được cái tương lai trong hiện tại, cái mới trong cái cũ chứ không được xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái tĩnh tại đứng yên.

6. Phép biện chứng duy vật quan niệm cái riêng là gì? Cái chung là gì? Mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung? Cho ví dụ minh họa? Ý nghĩa của phương pháp luận của việc nghiên cứu này? • Trả lời: I. Khái niệm cái riêng, cái chung - Phạm trù cái riêng: dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng, một quá trình nhất định. - Phạm trù cái chung: dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những quan hệ,... tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng. II. Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng (CR), cái chung (CC)  CR và CC đều tồn tại KQ.  CC chỉ tồn tại trong CR, thông qua CR mà biểu hiện sự tồn tại của mình.  CR chỉ tồn tại trong mối quan hệ với CC, không thể có CR tồn tại cô lập, tuyệt đối thuần túy, không bao hàm CC.  CR là cái toàn bộ, phong phú hơn CC, còn CC là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn CR. - CR phong phú hơn CC, bởi vì những đặc diểm gia nhập vào CC, CR còn những đặc diểm riêng biệt mà chỉ riêng nó mới có.  CC là cái sâu sắc hơn CR, bởi vì nó phản ánh những mặt , những thuộc tính những mối liên hệ bên trong, tấ nhiên, ổn định trong CR cùng loại. Vì vậy, CC là cái gắn liền với bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển của SV.  Cái đơn nhất và CC có thể chuyển hóa lẫn nhau và ngược lại. - Trong những điều kiện nhất định cái đợn nhất có thể chuyển hóa thành cái chung và ngược lại. - Sự chuyển hóa cái đơn nhất thành CC là biểu hiện của tiến trình phát triển đi lên. Ngược lại, sự chuyển hóa CC thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thởi bị phủ định. III. Ý nghĩa phương pháp luận  Vì CC là cái sâu sắc, bản chất hơn CR, do đó trong hoạt động nhận thức và thực tiễn chúng ta phải biết phát hiện ra CC, vận dụng CC để cải tạo CR. Nếu không hiểu biết CC thì sẽ rơi vào tình trạng mò mẫm, mù quáng.  Vì CC tồn tại trong CR, nên bất kì CC nào khi áp dụng vào trường hợp riêng cũng cần được chú ý đến các đặc điểm cụ thể, nếu không thì sẽ rơi vào bệnh rập khuôn, giáo điều. Ngược lại, nếu xem thường CC, tuyệt đối hóa CR thì sẽ rơi vào bệnh cục bộ, địa phuong CN.  Cần phải tạo điều kiện cho cái đơn nhất và CC chuyển hóa lẫn nhau theo ciều hướng tiến bộ, có lợi.

7. Thực tiễn là gì? Nhận thức là gì? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Ý nghĩa của phương pháp luận của việc nghiên cứu này? • Trả lời: - Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. - Nhận thức là một qúa trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo TG khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về TG khách quan. - Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:  Thực tiễn là cơ sở nguồn gốc, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lí, kiểm tra tính chân lí của quá trình nhận thức. nhờ có hoạt động thực tiển mà các giác quan của con người ngày càng được hoàn thiện, năng lực tư duy logic không ngừng được cũng cố và phát triển, các phương tiện nhận thức ngày càng hiện đại, có tác dụng nối dài cá giác quan của con người trong việc nhận thức TG. Thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào TG, buộc TG phải bộc lộ những thuộc tính, những quy luật và tính quy luật để con người nhận thức chúng. Như vậy, thực tiễn đã đem lại những tài liệu cho quá trình nhận thức, giúp quá trình nhận thức nắm bắt được bản chất và các quy luật vận động, phát triển của TG. Trong hoạt dộng thực tiễn, con người tiến hành biến đổi TG và đồng thời cũng biến đổi luôn bản thân mình, phát triển năng lực bản chất, năng lực trí tuệ của mình. Hoạt động thực tiễn còn tạo ra những công cụ, phương tiện ngày càng tinh vi, hiện đại để làm tăng thêm khả năng nhận thức của con người. Nhận thức không phải để nhận thức, mà mục đích cuối cùng là giúp cho con người biến đổi TG, được vận dụng vào thực tiễn, phục vụ mục tiêu phát triển nói chung.  Thực tiễn đóng vai trò là tiêu chuẩn của chân lí, kiểm tra tính chân lí của quá trình nhận thức. Thực tiễn không ngừng bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức. Vì thực tiễn là cái rõ ràng không trừu tượng, chung chung nó có thể biết mọi học thuyết thành hiện thực cho nên noq có thể chứng minh, bác bỏ học thuyết, luận diểm nào. - Ý nghĩa phương pháp luận: Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn quán triệt quan điểm thực tiễn. Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành. Như vậy, nguyên tắc thống nhất giũa thực tiễn và lý luận phải là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thực tiễn và hoạt động lí luận. Lí luận mà không có thực tiễn làm cơ sở và tiêu chuẩn để xác định tính chân lí của nó thì đó chỉ là lý luận suông. Thực tiễn mà không có lý luận khoa học, cách mạng soi đường thì nhất định sẽ biến thành thực tiễn mù quáng.

8. Trình bày nội dung, quy luật, quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? Liên hệ thực tiễn quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta hiện nay? • Trả lời: - Khái niệm:  Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu với tư liệu SX, quan hệ trong tổ chức - quản lí quá trình SX và quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình SX đó. Những quan hệ SX này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối tác động lẫn nhau trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu về tư liệu SX.  Lực lượng SX là nhân tố cơ bản tất yếu tạo thành nội dung vật chất của quá trình SX không một quá trình SX hiện thực nào có thể diễn ra ếu thiếu một trong hai nhân tố là người lao động và tư liệu SX. Thế nhưng, chỉ có lực lượng sản xuất vẫn chưa thể diễn ra quá trình sản xuất thực hiện được mà còn cần phải có những quan hệ sản xuất đóng vai trò là hình thức xã hội của quá trình sản xuất ấy. - Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:  LLSX và QHSX là hai mặt của quá trình SX trong đó LLSX là nội dung vật chất của quá trình SX còn quan hệ SX là hình thức KT của quá trình SX. Trong mối quan hệ đó nội dung quyết định hình thức. Nghĩa là LLSX quyết định QHSX.  Tính chất và trình độ SX như thế nào thì QHSX như thế ay61de963 đảm bảo sự phù hợp cùa nó.  Mỗi khi con người thay đổi công cụ lao động, trình độ của người lao động dược nâng lên.làm cho LLSX phát triển đã phá vỡ đi QHSX cũ để hình thành QHSX mới phù hợp hơn với trình độ phát triển mới của LLSX. - Vai trò tác động trở lại của QHSX đối với LLSX:  QHSX quy định mục dích của SX, tác động đến thái độ của người lao động đến tổ chức phân công lao động XH đến phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ,...Do đó khi QHSX phát triển phù hợp với LLSX, nó thúc dẩy LLSX phát triển.  Mỗi khi QHSX lỗi thời, lạc hậu hoặc có yếu tố đi trước LLSX, không phù hợp với LLSX thì nó kìm hảm LLSX. - Liên hệ thực tiễn quá trình đổi mới nền kinh tế của nước ta hiện nay:  Hiểu được nội dung, quy luật này bao giờ QHSX cũng phải phù hợp với LLSX thì mới thúc dẩy được QHSX phát triển. Trên cơ sở phân tích LLSX, nước ta chưa phải hoàn toàn là CNXH. Nó còn thể hiện ở nhiều trình độ khác nhau. Do đó, cần phải xây dựng một quan hệ SX với nhiều thành phần kinh tế mới phù hợp. Cho nên, Đại hội VI của Đảng đã đề ra đồng thời đường lối xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước định hướng theo đường lối XHCN.  Từ một nền nông nghiệp lạc hậu, SX nhỏ là chủ yếu, nước ta đi lên CNXH. Kinh nghiệm thực tế chỉ rõ, LLSX bị kìm hãm không chỉ trong QHSX lạc hậu, mà cả khi QHSX phát triển không đồng bộ và có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của LLSX.  Tóm lại sự tác động của quy luật SX phù hợp phát triển và trình độ SX tạo ra nguồn gốc và động lực cơ bản nhất đối với sự vận động, phát triển của nền SX vật chất và do đó quyết định đến toàn bộ quá trình vận động của đời sống XH.

9. Trình bày bản chất và mối quan hệ giữa tồn tại XH và ý thức XH? Ý nghĩa phương pháp luận? Vì sao nói sự phát triển các hình thái KT XH là một quá trình lịch sử TN? • Trả lời: - Khái niệm và bản chất:  Tồn tại XH: Tồn tại XH là toàn bộ đời sống vật chất cũng như những điều kiện sinh hoạt vật chất của XH. Nó bao gồm: điều kiện dân số, hoàn cảnh địa lí và phương thức SX. Các yếu tố cơ bản tạo thành tồn tại xã hội bao gồm: phương thức sản xuất vật chất, các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lí và dân cư. Các yếu tố tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động lẫn nhau tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội, trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất.  Ý thức XH: Ý thức XH dùng để chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của XH, nảy sinh từ tồn tại XH và phản ánh tồn tại XH trong những giai đoạn phát triển nhất định. Ý thức xã hội bao gồm tâm lí xã hội và hệ tư tưởng. Do là hai quá trình đó, hai phương thức phản ánh khác nhau của ý thức xã hội. Nó có chung một nguồn gốc là phản ánh tồn tại xã hội và giữa chúng có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Những hệ tư tưởng xã hội không nảy sinh từ tâm lí xã hội và không phải là sự biểu hiện trực tiếp của tâm lí xã hội. Trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội có tính giai cấp.  Quan he bien chung giua ton tai xa hoi va y thuc xa hoi: Ton tai xa hoi quyet dinh y thuc xa hoi - Vai tro quyet dinh cua ton tai xa hoi doi voi y thuc xa hoi the hien: ton tai xa hoi sinh ra y thuc xa hoi, còn y thuc xa hoi la su phan anh cua ton tai xa hoi; ton tai xa hoi nhu the nao thi y thuc xa hoi nhu the ấy; mỗi khi tồn tại biến đổi, nhat la phuong thuc san xuat bien doi thi nhung tu tuong va ly luan xa hoi, nhung quan diem ve chinh tri, phap quyen, triet hoc, đạo đức, van hoc, nghe thuat,... som muon se bien đổi theo. - Ton tai xa hoi quyet dinh y thuc xa hoi, y thuc xa hoi la phan anh ton tai xa hoi, nhung khong phai bat cu tu tuong, quan diem ly luan xa hoi nao, tac pham van hoc nghe thuat no cung nhat thiet truc tiep phan anh nhung quan he kinh te cua thoi dai, ma chi xet den cung thi cac quan he kinh te moi duoc phan anh bang cach nay hay cach khac vao trong nhung tu tuong do. Boi vi y thuc xa hoi trong su phat trien cua minh co tinh doc lap tuong doi. Tinh doc lap tuong doi va vai tro cua y thuc xa hoi: - Y thuc xa hoi thuong lac hau hon so voi ton tai xa hoi. - Y thuc xa hoi co tinh vuot truoc ton tai xa hoi. Do la nhungtu tuong tien bo, khoa hoc. - Y thuc xa hoi co nhieu hinh thai khac nhau, giua chung co su tac dong qua lai lan nhau trong su phat trien cua chung. - Su tac dong tro lai cua y thuc xa hoi doi voi ton tai xa hoi la bieu hien quan trong nhat cua tinh doc lap tuong doi cua y thuc xa hoi, bieu hien tap trung vai tro cuay thuc xa hoi doi voi ton tai xa hoi. - Muc do anh huong cua tu tuong xa hoi doi voi su phat trien xa hoi phu thuoc vao tinh chat cua cac moi quan he kinh te ma tren do nay sinh nhung tu tuong nhat dinh; phu thuoc vao vai tro lich su cua giai cap giuong cao ngon co tu tuong do; phu thuoc vao muc do phan anh dung dan cua tu tuong do doi voi cac nhu cau phat trien cua xa hoi, phu thuoc vao muc do xam nhap cua tu tuong do vao quan chung lao động.

10. Trình bày quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người? Vai trò của quần chúng nhân dân và của lãnh tụ đối với lịch sử cách mạng? • Trả lời: Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người - Con người là chủ thể tạo ra lịch sử nhưng không phải là theo phương thức hành vi đơn lẻ, rời rạc, cô độc của mỗi con người mà là theo phương thức liên kết giữa con người thành sưc mạnh cộng đồng xã hội có tổ chức, có lãnh đạo của những cá nhân hay các tổ chức chính trị, xã hội nhất định nhằm giải quyết các nhiệm vụ lịch sủ trên các lĩnh vực khinh tế, chính trị, văn hóa của xã hội - cộng đồng đó chính là quần chúng nhân dân. - Quần chúng nhân dân không phải là cộng đồng bất biến mà trái lại, nó thay đổi cùng những sự biến đổi của những nhiệm vụ lịch sử của mỗi thời đại, mỗi giai đạn phát triển nhất định. Tuy nhiên, lực lượng cơ bản nhất của mỗi cộng dồng nhân dân chính là những con người lao động sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho sự sinh tồn và phát triển của xã hội. Ngoài ra, tùy theo mỗi điều kiện lịch sử xác định mà bao gồm trong cộng đồng quần chúng nhân dân còn có thể bao gồm những lực lượng giai cấp và tầng lớp xã hội khác. Vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ đối với lịch sử cách mạng: a. Khái niệm quần chúng ND và lãnh tụ:  Khái niệm quần chúng ND: • Quần chúng ND là bộ phận có cùng chung lợi ích căn bản liên kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một tổ chức hay đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị - xã hội của thời đại họ. • Khái niệm quần chúng ND thay đổi gắn liền với những hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Nhưng khái niệm quần chúng ND luôn được xác định bởi: - Những người LĐ SX ra của cải vật chất - hạt nhân cơ bản Của quần chúng ND. - Những bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị, phản động cản trở sự tiến bộ của XH. - Những giai cấp, tầng lớp thúc đẩy sự tiến bộ của XH.  Khái niệm lãnh tụ: • Vĩ nhân là những cá nhân kiệt xuất có khả năng nắm bắt những vấn đề cơ bản nhất trong một lĩnh vực nhất định của hoạt động lí luận khoa học và thực tiễn, có thể những anh hùng, những nhà khoa học hay những nhà hoạt động chính trị lỗi lạc. • Lãnh tụ trước hết là những cá nhân kiệt xuất, là vĩ nhân, song khopng6 phải bất cứ vĩ nhân nào cũng là lãnh tụ. Lãnh tụ là những vĩ nhân đóng vai trò định hướng cho các hoạt động CM của quần chúng nhân dân. Lãnh tụ còn là người nguyện hy sinh quên mình cho lợi ích của quần chúng ND. b. Vai trò của quần chúng ND: - Trước những bước ngoặt của dân tộc, quốc tế và thời đại, sự xuất hiện quần chúng ND và lãnh tụ là tất yếu. Không có quần chúng ND, không có lãnh tụ thì không có phong trào cách mạng. Tuy vậy, vai trò của lãnh tụ và quần chúng ND là khác nhau. - Quần chúng ND là người sáng tạo ra lịch sử, là chủ thể của lịch sử. - Họ là người trực tiếp SX ra của cải vật chất và tinh thần. - Họ là chủ thể của hoạt động cải tạo các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội. - Lợi ích của quần chúng ND vừa là động lực, vùa là mục đích của các hoạt động cách mạng. - Trong bất kỳ thời đại nào, QCND cũng là người sáng tạo ra lịch sử, nhưng trình độ sáng tạo của quần chúng ND đến mức nào là tùy thuộc vào tính tích cực, vào sự hiểu biết của quần chúng về tự nhiên và xã hội, vào trình độ tổ chức của quần chúng... c. Vai trò của lãnh tụ: - Lãnh tụ là người có thể thúc đẩy nhanh tiến trình CM, mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động của quần chúng, nếu lãnh tụ hiểu và vận dụng đúng các qui luật khách quan. - Lãnh tụ của mỗi thời đại chỉ có thể hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra của thời đại họ, nếu vượt qua thời đại đó, lãnh tụ có thể mất đi vai trò tiên phong của họ. Cho nên, không có lãnh tụ cho mọi thời đại. - Lãnh tụ thường là người sáng lập ra tổ chức chính trị - xã hội và là linh hồn của các tổ chức đó.

11. Trình bày nội dung quy luật: từ sự thay đổi về lượng chuyển thành sự thay đổi về chất và ngược lại. Ý nghĩa thực tiễn của sự nghiên cứu quy luật này? • Trả lời: a. Nội dung quy luật: - Mỗi sự vật hiện tượng đều là một thể thống nhất của hai mặt chất và lượng. Khái niệm chất:  Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của SV, HT; là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành SV, HT, nói lên SV, HT đó là gì, phân biệt nó với các SV, HT khác.  Chất có tính khách quan, là cái vốn có của SV, HT, do những thuộc tính, những yếu tố cấu thành quy định.  Chất biểu hiện tính toàn vẹn, tính thống nhất của SV, bởi vì chất là tổng hợp của các thuộc tính, bao gồm những thuộc tính cơ bản và không cơ bản, mỗi loại có vị trí, vai trò riêng của mình, chỉ có thuộc tính cơ bản nhất của SV, khi thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật thay đổi.  Mỗi SV có vô vàn chất: Vì sự phân biệt giữa chất và thuộc tính chỉ có ý nghĩa tương đối, song sự vật có vô vàn thuộc tính nên có vô vàn chất.  Chất và SV không tách rời nhau: Chất là chất của SV, còn Sv tồn tại với tính quy định về chất của nó.  Chất của SV không chỉ được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành, mà còn được xác định bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành nó. Khái niệm lượng:  Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của SV, HT về mặt quy mô, trình độ phát triển của nó, biểu thị bằng con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành nó.  Lượng có tính khách quan, là cái vốn có của các SV, HT.  Đặc trưng của lượng được biểu thị bằng con số các thuộc tính, các yếu tố về mặt quy mô và trình độ phát triển của nó. Nhưng đối với các SV, HT phức tạp thì không thể diển tả lượng bằng những con số chính xác, mà phải nhận thức bằng sự trừu tượng hóa, khái quát hóa.  SV, Ht cũng có vô vàn lượng, vì không chỉ chất mà cả các thuộc tính về chất cũng có tính quy định về lượng. b. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng - Từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất  Chất và lượng là hai mặt đối lập của một SV, chúng thống nhất với nhau. Sự thống nhất giữa chất và lượng tồn tại trong một độ nhất định khi sự vật còn là nó chưa trở thành cái khác.  Độ là một phạm trù triết học dùng để chì sự thống nhất giữa lượng và chất, là giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của SV.  Trong mối quan hệ giữa chất và lượng thì chất là mặt tương đối ổn định, còn lượng là mặt biến đổi hơn. Sự vận động và phát triển của SV bao giờ cũng bắt đầu từ sự tahy đổi về lượng. Song không phải bất kì sự thay đổi nào về lượng cũng dẫn đến sự thay đổi về chất ngay tức khắc, mặt dù bất kì sự thay đổi nào về lượng cũng ảnh hưởng đến trạng thái tồn tại của SV. Chỉ khi nào lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định thì mới dẫn đến sự thay đổi về chất. Sự thay đổi căn bản về chất được gọi là bước nhảy. Thời điểm mà ở đó diễn ra bước nhảy gọi là điểm nút.  Như vậy, khi lượng biến đổi đến điểm nút thì diễn ra bước nhảy, chất mới ra đời thay thế cho chất cũ, SV mới ra đời thay thế cho SV cũ, nhưng rồi những lượng mới này lại tiếp tục biến đổi đến điểm nút mới lại xảy ra bước nhảy mới. Cứ như vậy, quá trình vận động, phát triển của SV diễn ra theo cách thức từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất một cách vô tận. Đó là quá trình thống nhất giữa tính tuần tự, tiệm tiến, liên tục với tính gián đoạn, nhảy vọt trong sự vận động và phát triển

12. Trình bày nội dung quy luật: thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập? Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu này? • Trả lời: I. Nội dung quy luật a. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến. - Mâu thuẫn là sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau của các mặt đối lập bên trong một sự vật, một hiện tượng. - Mặt đối lặp là một phạm trù dùng đề chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau làm nên chỉnh thể một sự vật, một hiện tượng. - Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến. - Mâu thuẫn có tính khách quan vì nó là cái vốn có trong SV, HT, là bna3 chất chhung của mọi SV, HT. - Mâu thuẫn có tính phổ biến vì nó tồn tại trong tất cả mọi SV, HT, mọi giai đoạn, mọi quá trình, tồn tại trong cả TN, XH, tư duy. - Vì mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ bien61nen6 mâu thuẫn rất đa dạng và phức tạp. Trong các SV, HT khác nhau thì tồn tại những mâu thuẫn khác nhau, trong bản thân mỗi SV, HT cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn khác nhau, trong mỗi giai đoạn, mỗi quá trình cũng có nhiều mâu thuẫn khác nhau. Mỗi mâu thuẫn có vị trí, vai trò và đặc điểm khác nhau đối với sự vận động và phát triển của SV, Ht. b. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập  Sự thống nhất của các mặt đối lập - Là sự ràng buộc, phụ thuộc, quy định lẫn nhau, đòi hỏi có nhau, nượng tựa vào nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình. - Là sự đồng nhất của các mặt đối lập. - Là sự tác động ngang nhau của các mặt đối lập.  Sự đấu tranh của các mặt đối lập - Là sự tác động lẫn nhau, bài trừ và phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập. - Sự đấu tranh của các mặt đối lập có thể được biểu hiện ở sự ảnh hưởng lẫn nhau hoặc dùng bạo lực để thủ tiêu lẫn nhau giữa của các mặt đối lập.  Mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập: - Trong một mâu thuẫn sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lậpkhông tách rời nhau, bởi vì trong sự ràng buộc, phụ thuộc quy định lẫn nhau thì hai mặt dối lập vẫn có xu hướng phát triển trái ngược nhau và đấu tranh với nhau. - Không có sự thống nhất sẽ không có sự đấu tranh, thống nhất là tiền đề của đấu tranh, còn đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận đông và phát triển.  Phát triển là sự đấu tranh của các mặt đối lập - Sự phát triển của SV, HT gắn liền với quá trình hình thành, phát tiển và giải quyết mâu thuẫn. - Việc hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn là một quá trình đấu tranh rất phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạncó những đặc điểm riêng của nó: Thứ nhất, giai đoạn hình thành mâu thuẫn, biểu hiện: Đồng nhất nhưng không bao hàm sự khác nhau. Khác nhau bề ngoài. Khác nhau bản chất, mâu thuẫn dược hình thành. Thứ hai, giai đoạn phát triển của mâu thuẫn, biểu hiện: Các mặt đối lập xung đột với nhau. Các mặt đối lập xung đột gay gắt với nhau. Thứ ba, giai đoạn giải quyết mâu thuẩn, biểu hiện: Sự chuyển hóa của các mặt đối lập, mâu thuẫn được giải quyết. - Khi mâu thuẫn được giải quyết thì SV mất đi, SV mới ra đời bao hàm mâu thuẫn mới, mâu thuẫn mới lại được triển khai, phát triển và được giải quyết làm cho SV mới luôn xuất hiện thay thế SV cũ. Do vậy, chính sự đấu tranh của các mặt đối lập dẫn đến sự chuyển hóa của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. - Nếu mâu thuẫn không dược giải quyết thì không có sự phát triển.  Sự chuển hóa của các mặt đối lập - Sự chuyển hóa của các mặt đối lập là tất yếu, là kết quả của sự đấu tranh của các mặt đối lập. - Do sự đa đạng của TG nên hình thứ chuyển hóa cũng rất đa dạng: Có thể hai mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau, cũng có thể cả hai chuyển hóa thành chất mới. - Sự chuyển hóa của các mặt đối lập phải có những điều kiện nhất định. II. Ý nghĩa phương pháp luận: Vì mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến, là nguồn gốc của sự vận động, phát triển, là bản chất của mọi SV, HT, nên chúng ta cần phải biết phân tích các mặt đối lập của mâu thuẫn. Để nắm bắt bản chất của SV và khuynh hướng vận động, phát triển của chúng, thì cần phải tuân theo nguyên tắc "phân đôi cái thống nhất và nhận thức của các mặt đối lập của nó". - Phải biết phân tích thật cu thể một mâu thuẫn cụ thể, biết phân loại mâu thuẫn và tìm cách giải quyết cụ thể đối với từng mâu thuẫn. - Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn - Đó là sự đấu tranh của các mặt đối lập. - Cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thể trong quá trình xem xét và giải quyết mâu thuẫn KTct Câu 4: Phân tích nội dung của quy luật giá trị và giải thích vì sao quy luật giá trị có vai trò tác dụng kể trên (cho ví dụ minh họa). Trả lời: Nội dung của quy luật giá trị: - Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa.Bất cứ ở đâu đã có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì đều có sự tồn tại và hoạt động của quy luật giá trị hàng hóa. - Sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức trên cơ sở hao phí lao động xã hôi cần thiết. Cụ thể - Trong sản xuất: Buộc người sản xuất phải hạ thấp mức hao phí lao động cá biệt của mình nhỏ hay bằng với mức hao phí lao động xã hội cần thiết để có thể tồn tại. - Trong trao đổi :phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá. Giá cả vận động lên xuống xoay quanh giá trị . Do tác động của quan hệ cung cầu về hàng hóa trên thị trường làm cho giá cả ở từng nơi , từng lúc, từng mặt hàng có thể( lớn hơn,nhỏ hơn, hoặc bằng), giá trị của nó. Nhưng trong một thời gian nhất định ,xét trên góc độ cả toàn bộ nền kinh tế thì: Tổng giá cả = Tổng giá trị - Tác động của quy luật giá trị: - Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa * Điều tiết SX: Phân phối TLSX và SLĐ vào các ngành, vùng khác nhau một cách tự phát thông qua sự lên xuống của giá cả. * Điều tiết lưu thông: Thể hiện ở chỗ thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, góp phần làm hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định - Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động,thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển Người SX có: hao phí lao động cá biệt < hao phí LĐXHCT sẽ giàu, muốn vậy phải cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức, quản lý, để nâng cao năng xuất lao động hạ giá thành sản phẩm. Từng người vì lợi ích của mình mà cũng tìm cách cải tiến kỹ thuật sẽ thúc đẩy LLSX của XH phát triển. - Phân hóa người sản xuất hàng hóa thành kẻ giàu người nghèo + Người SX có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội có lợi trở nên giàu có. + Người SX có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội sẽ bất lợi thua lỗ và phá sản. Câu 5: Phân tích đặc điểm của hàng hóa lao động trong nền sản xuất TBCN. Vì sao nói hàng hóa sức lao động là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn chung của tư bản. Nếu nhà TB mua hàng hóa sức lao động đúng giá trị thì công nhân làm thuê có bị bóc lột sức lao động hay ko? Trả l ời: Phân tích đặc điểm của hàng hóa lao động trong nền sản xuất TBCN. - Giá trị hàng hóa sức lao động là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất lao động quyết định. - Sản xuất và tái sản xuất sức lao động thực hiện thông qua tiêu dùng của người công nhân. - Khác với hàng hóa thông thường, giá trị hàng hóa sức lao động bao hàm cả yếu tố tinh thần, lịch sử nghĩa là nhu cầu của công nhân ngoài nhu cầu vật chất còn bao gồm cả nhu cầu tinh thần, văn hóa. - Giá trị hàng hóa sức lao động bao gồm: * Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì đời sống cho người lao động. * Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết nuôi sống cho con cái người lao động. * Phí tổn đào tạo công nhân. 6 dựa trên cơ sở nào mà Mác phân chia TB thành TB bất biến và TB khả biến. TB cố đinh và TB lưu động. ý nghĩa sự phân chia đó Tư bản bất biến, tư bản khả biến, TB cố định và TB lưu động: - Tư bản bất biến, tư bản khả biến: Để tiến hành sx, nhà TB phải ứng TB ra mua tư liệu SX và sức lao động đem dùng vào sx và thu được giá trị thặng dư. Hai bộ phận của TB này có vai trò khác nhau trong việc tạo ra giá trị thặng dư. Căn cứ vào chức năng, vai trò của từng bộ phận TB trong quá trình sx ra giá trị thặng dư, Mác đã phân chia: * TB bất biến (ký hiệu C): là bộ phận TB tồn tại dưới hình thức tư liệu SX như nhà xưởng, máy móc ( ký hiệu là C1) trong quá trình SX nó được sử dụng toàn bộ nhưng chỉ hao mòn dần, do đó giá trị của nó được chuyển dần vào sản phẩm, còn nguyên liệu, vật liệu (ký hiệu là C2) khi sử dụng thì tiêu hao toàn bộ, chuyển ngay toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm. Như vậy, trong quá trình sx, giá trị của TLSX được lao động cụ thể của người công nhân chuyển vào sp mới, lượng giá trị của chúng không đổi. * TB khả biến (ký hiệu là V): là bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động, bộ phận này khi gia nhập vào QHSX, 1 mặt giá trị của nó chuyển thành TLSX của người công nhân và mất đi trong tiêu dùng của họ. Mặt khác, trong quá trình sx xét về mặt LĐ trừu tường, công nhân tạo ra giá trị lớn hơn, không chỉ bù đắp sức LĐ mà còn có giá trị thặng dư. * Vị trí vai trò của tư bản bất biến: bất biến là rất quan trọng không thể thiếu trong quá trình SX. Song, dù cho nó hiện đại đến đâu thì cũng cần phải có con người điều khiển nó, nghĩa là không thể thoát khỏi tác động của sức lao động con người * Ý nghĩa của sự phân chia các loại TB trên: Việc phân chia TB thành TB bất biến (C) và TB khả biến (V) càng vạch rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư là do lao động làm thuê bị nhà tư bản chiếm đoạt. Trong đời sống thực tế, người ta thấy XN sử dụng máy móc và công nghệ hiện đại thì NSLĐ cao nhờ đó thu được lợi nhuận nhiều. Điều đó, gây cảm nghĩ sai lầm là móy móc cũng tạo ra giá trị thặng dự. Nhưng sự thật, việc sử dụng máy móc thiết bị hiện đại như thế nào đi chăng nữa, cũng chỉ là LĐ chết, giá trị của nó cũng chỉ được chuyển đủ vào sp. Muốn có giá trị thặng dư, phải bóc lột LĐ sống. Phương tiện hiện đại chỉ có vai trò tăng sức sx của LĐ. Như vậy, TBBB (C) chỉ là ĐK, còn TBKB (V) mới là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư. - TB cố định, TB lưu động: Căn cứ vào phương thức vận động của TB về mặt giá trị, người ta chia TB sx ra thành 2 bộ phận: TB cố định và TB lưu động. * Tư bản cố định: Là bộ phận của TB sản xuất đồng thời là bộ phận chủ yếu của TB bất biến (nhà xưởng, thiết bị, máy móc ...), tham gia tòan bộ vào quá trình sx, nhưng giá trị của nó được chuyển dần từng phần qua nhiều chu kỳ sx. Về mặt giá trị: chuyển dần từng phần qua nhiều chu kỳ sx. Về mặt hiện vật: sử dung tòan bộ trong qt sx. Trong quá trình sử dụng TB cố định có 2 loại hao mòn: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hình: là loại hao mòn do sử dụng hoặc do sự phá hủy của tự nhiên, làm cho TB cố định mất giá trị cùng với mất giá trị sử dụng. Hao mòn vô hình: là sự hao mòn thuần túy về mặt giá trị do ảnh hưởng của tiến bộ KHKT, những máy móc thiết bị được sx ra với CP thấp hơn và hiệu suất lớn hơn làm cho TB cố định bị giảm giá trị ngay khi giá trị sử dụng vẫn còn nguyên vẹn hoặc mới suy giảm 1 phần. * Tư bản lưu động: là bộ phận của TB sản xuất gồm 1 phần TB bất biến (C2: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ) và TB khả biến được tiêu dùng hòan tòan trong 1 chu kỳ sx và giá trị của nó được chuyển tòan bộ vào giá trị sp. Về mặt giá trị: chuyển tòan bộ giá trị vào sp qua 1 chu kỳ sx. Về mặt hiện vật: sử dung tòan bộ trong qt sx. TB lưu động chu chuyển nhanh hơn TB cố định. Việc tăng tốc độ chu chuyển của TB lưu động có ý nghĩa quan trọng: Tốc độ chu chuyển tư bản lưu động tăng lên sẽ làm tăng lượng TB lưu động được sử dụng trong năm, do đó tiết kiệm được TB ứng trước. Tốc độ chu chuyển TB lưu động (bộ phận TB khả biến) làm cho tỷ suất giá trị thặng dư hằng năm tăng lên (M'). * Ý nghĩa của sự phân chia các loại TB trên: Việc phân chia TB thành TB cố định và TB lưu động không phản ánh được nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong quản lý kinh tế, nó là cơ sở quản lý vốn cố định, vốn LĐ hiệu quả. Đặc biệt, với sự phát triển của CM KHCN, đặc biệt sự đổi mới tiến bộ của máy móc diễn ra nhanh chóng thì việc giảm tối đa hao mòn TS cố định nhất là HM tài sản vô hình đòi hỏi đặt ra đối với KH và quản lý KT, đồng thời là đòi hỏi bức xúc hiện nay ở nước ta. - So sánh 2 cặp phạm trù tư bản bất biến - tư bản khả biến; tư bản cố định - tư bản lưu động: Ta thấy chúng giống nhau là có chung nguồn gốc, đó là số tiền nhà tư bản đầu tư ra để SX kinh doanh, nhưng chúng khác ở chỗ cách thức phân chia sử dụng đồng tiền. Do đó nếu tư bản bất biến là C gồm C1 tài sản cố định và C2: những nguyên vật liệu thì tư bản cố định chỉ là C1 mà thôi. Do đó tư bản cố định là một bộ phận của tư bản bất biến tức là tư bản cố định sẽ nhỏ hơn tư bản bất biến. Trong khi đó tư bản khả biến dùng để mua nguyên vật liệu tức là C2 và toàn bộ tư bản khả biến V, vì vậy tư bản lưu động có một bộ phận thuộc tư bản bất biến và một bộ phận tư bản khả biến, do đó tư bản lưu động lớn hơn tư bản khả biến.

CNXHKH

Câu 1: Giai cấp công nhân là gì? Vì sao giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử xóa bỏ Chủ Nghĩa Tư Bản, xây dựng xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa Cộng sản? Bài làm a) Khái niệm giai cấp công nhân:

Giai cấp công nhân là tập đoàn to lớn gồm những người lao động sản xuất của cải vật chất và dịch vụ trong nền kinh tế xã hội , có trình độ khoa học kĩ thuật công nghệ ngày càng hiện đại . Lao động thặng dư của họ là nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có và phát triển của xã hội. Dù khái niệm giai cấp công nhân có nhiều tên gọi khác nhau như : giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại , công nhân thành thị, công nhân công nghiệp.... nhưng chỉ có 2 thuộc tính cơ bản : về phương thức lao động sản xuất, họ là những người trực tiếp hay gián tiếp vận hành những công cụ sản xuất công nghiệp ngày càng hiện đại , xã hội hóa ngày càng cao. Lao động thặng dư của họ là nguồn gốc của sự giàu có và phồn vinh của xã hội. Trong chủ Nghĩa Tư bản, giai cấp công nhân là người ko có tư liệu sản xuất , bán sức lao động làm thuê cho nhà tư bản và bị bóc lột giá trị thặng dư.

Ngày nay, với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thí giai cấp công nhân có sự thay đổi về số lượng , chất lượng và cơ cấu. Giai cấp công nhân ngày càng đông đảo, bên cạnh công nhân gắn với xản xuất công nghiệp cơ khí đã xuất hiện công nhân của nền công nghiệp tự động hóa. Công nhân được trí thức hóa ngày càng đông đảo . Bên cạnh sản xuất thì xuất hiện nhiếu loại dịch vụ thu hút không ít lao động là công nhân.

b) Công nhân có sứ mệnh lịch sử xóa bỏ CNTB và xây dựng XH XHCN cộng sản vì : Xã hội loài người vận động từ hình thái kinh tế giai cấp lên hình thái kinh tế xã hội mới cao hơn luôn gắn với 1 giai cấp nhất định mà giai cấp đó luôn đứng ở trung tâm thời đại , vừa là lực lượng lãnh đạo vừa là động lực của quá trình chuyển biến đó .

Ngày nay, với địa vị kinh tế xã hội nêu trên , giai cấp công nhân đang đứng ở trung tâm của thời đại , dại biểu cho xã hội XHCN , cộng sản chủ nghĩa tương lai có nhiệm vụ lãnh đạo toàn xã hội làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa để xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa cộng sản cho phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử.

Câu 2 : Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử, giai cấp công nhân cần có những điều kiện khách quan, chủ quan như thế nào? Bài làm a) Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử :

Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất là sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại , là giai cấp sáng tạo sử dụng công nghệ sản xuất ra cả cải vật chất để nuôi sống và làm giàu cho xã hội , là giai cấp có trình độ văn hóa, khoa học kĩ thuật công nghệ ngày càng cao , giai cấp công nhân đươc trí thức hóa ngày càng đông đảo . Lao động xã hội của công nhân được xã hôi hóa, quốc tế hóa ngày càng tăng lên. Giai cáp công nhân đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến của nhân loại . Đi theo giai cấp công nhân thì nhân loại nhất định sẽ phát triển tới chủ nghĩa cộng sản.

Giai cấp công nhân là giai cấp có tính tổ chức , tính kỉ luật cao nhất do tính tất yếu kinh tế , tất yếu kĩ thuật chi phối lại được nền công nghiệp hiện đại tô luyện. Giai cấp công nhân gắn bó với nhau trên nguyên tắc tinh tổ chức cao , tính kỉ luật chặt chẽ. Đó là điều kiện khách quan khẳng định sức mạnh, tính vô dịch của công nhân, đồng thời là điều kiện hình thành tổ chức công đoàn , nghiệp đoàn đảng của giai cấp công nhân.

Giai cấp công nhân là giai cấp có lợi ích cơ ản đối lập với lợi ích của giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản nắm tư liệu sản xuất và nắm chính quyền .Vì thế, nó là giai cấ bóc lột và thống trị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động.Ngược lại, lợi ích giai cấp công nhân đòi hỏi giành tư liệu sản xuất, giành chình quyền để giải phóng cho mình , giải phóng xã hội khỏi chủ nghĩa tư bản .

Giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để , là giai cấp bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất, sống dươi đấy xã hội, bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư tương đối, tuyệt đối. Muốn giải phóng cho mình, chỉ còn 1 con đường là làm cách mạng để xóa bỏ tư hữu tư bản chủ nghĩa và giành chính quyền. Giải phóng giai cấp công nhân đồng thời cũng là giải phóng toàn xã hội, giành thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

Do địa vị kinh tế xã hội khách quan nêu trên mà giai cấp công nhân có khả năng đoàng kết rộng rãi các giai tầng xã hội để làm cuộc cách mạng xóa bỏ chủ nghĩa tư bản. Trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo làm đông lực của cuộc cách mạng. Do bản chất của mìn, giai cấp công nhân có thể đoàn kết được các dân tộc bị áp bức trên thế giới theo tinh thần chủ nghĩa quốc tế vô sản.

b) Những nhân tố chủ quan đặc biệt là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân xuất hiện một cách khách quan nhưng để biến khả năng khách quan đó thành hiện thực thì đòi hỏi phải thông qua nhân tố chủ quan . Nhân tố chủ quan bao gồm giai cấp công nhân và đội tiền phong của nó _ Đáng Cộng Sản.

*) Bản thân giai cấp công nhân:

CNTB ra đời thì giai cấp công nhân cũng hình thành , CNTB ngày càng phát triển thì giai cấp công nhân ngày càng đông đảo và trưởng thành. Bị giaia cấp tư sản áp bức bóc lột, giai ấp công nhân tến hành cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản . Những cuộc đấu tranh khi chưa có Đảng Cộng Sản thì mang tính tự phát nhằm vào các mục tiêu kinh tế : đòi tăng lương, giảm giờ làm .....

Phong trào đấu tranh của công nhân ngày càng mạnh mẽ, đòi hỏi phải có đảng ra đời lãnh đạo. Có Đảng lãnh đạo, giai cấp công nhân chuyển cuộc đấu tranh tự phát nhằm vào các mục tiêu kinh tế thành cuộc đấu tranh chính trị mang tính chất tự giác nhằm xóa bỏ CNTB, xây dựng CNXH, Chủ Nghĩa Cộng Sản.

*) Quy luật hình thành và phát triển của các Đảng Cộng Sản :

Lenin khái quát quy luật ra đời của Đảng Cộng sản như sau : ĐCS là kết qủa của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mac-Lenin và phong trào công nhân.

Có Đảng lãnh đạo, giai cấp công nhân có bộ tham mưu chiến đấu , dẫn dắt mình tự giác thực hiện sứ mệnh lịch sử

Ở những nước khác nhau, sự kết hợp này mang sắc thái riêng , Chẳng hạn, ở VN, Bác Hồ khái quát công thức ra đời của ĐCS VN như sau :

ĐCSVN = CN yêu nươc VN + CN Mac_Lenin + Phong trào CN VN

*) Mối quan hệ giữa ĐCS và giai cấp công nhân :

Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội, cơ sở giai cấp của Đảng , là nguồn bổ sung lực lượng cho Đảng , là lược lượng nòng cốt trong việc thực hiện đường lối của Đảng. Mỗi người công nhân, người lao động , mỗi trí thức đều có thể phấn đấu thành Đảng viên ĐCS.

ĐCS là tổ chức cao nhất , nó tập hợp cho mình những phần tử ưu tú nhất cảu giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn bộ dân tộc. Đảng là bộ tham mưu chiến đấu của GCCN, là đại biểu lợi ích của GCCN, nhân dân lao động và cả dân tộc.

Đảng mang bản chất GCCN_là giai cấp tiên tiến nhất , có tính tổ chức, kỉ luật cao nhất, có lợi ích căn bản đối lập lợi iachs giai cấp tư sản , có tinh thần cách mạng triệt để nhất , là giai cấp có bản chất quốc tế. Tuy nhiên, Đảng có tính chất riêng, Đảng là đội tiền phong của GCCN, lây chủ nghĩa Mac_Lênin làm hệ tư tưởng , kim chỉ nam cho hành động của mình , lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức, hoạt động cơ bản.

Đảng có 3 vai trò : Tổ chức lãnh đạo GCCN và xã hội ( đề ra đường lối chính trị ), làm công tác tư tưởng (quán triệt đường lối chính trị ), làm công tác tổ chức.

Câu 3: Tôn giáo là gì? Nêu những quan điểm của chủ nghĩa Mac_Lênin về chính sách tôn giáo của Đảng, nhà nước ta. Bài làm a) Khái niện tôn giáo:

*) Bản chất của tôn giáo :

" Bất cứ tôn giáo nào cũng chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc người ta. Những sức mạnh bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ. Tôn giáo chỉ là sự phản ánh mà trong đó những sức mạnh thế gian được mang hình thức sức mạnh siêu thế gian".

Tôn giáo là sản phẩm của con người về thế giới quan tôn giáo và thế giới quan duy tâm đối lập với thế giới quan duy vật. Tôn giáo chủ trương xây dựng hạnh phúc con người ở thiên đường , ở cõi miết bàng. Chủ nghĩa Mac_Lênin chủ trương dùng sức mạnh nhân dân để xây dựng hạnh phúc con người trong hiện thực, tôn giáo chủ trương trông chờ vào đấng tối cao. Vì thế, bản chất của tôn giáo là 1 hiện tượng tiêu cực.

Nguồn gốc của tôn giáo : Tôn giáo ra đời gắn liền với cự sợ hãi và bất lực của con người trước sức mạnh tư nhiên: sấm sét, động đất, chiến tranh, bệnh dịch....Tôn giáo ra đời bù đắp những hẫng hụt của con người trong cuộc sống, xoa dịu nỗi đau con người , là niềm hạnh phúc hư ảo mà con người bấu víu vào .

*) Tính chất tôn giáo :

- Tôn giáo là một phạm trù lịch sử, có nảy sinh, có tồn tại cà sẽ có mất đi. --- Tôn giáo mang tính quần chúng , nó thấm sâu vào tâm lí, tình cảm của đông đảo nhân dân. - Tôn giáo mang tính chất hướng thiện, nó tham nhập vào nhiều thế hệ người , biến thành lối sống đạo đức nhân văn. - Tôn giáo là hệ tư tưởng lạc hậu, phản khoa học thâm nhập vào đông đảo quần chung, biến thành sức mạnh kìm hãm sự phát triển của Xã hội. - Tôn giáo mang tính chất chính trị , vì thế các giai cấp thống trị, bóc lột đều lợi dụng tôn giáo để xoa dịu và bóp nghẹt tinh thần đấu tranh của quần chúng , bảo vệ dịa vị thống trị, bóc lột của họ.

b)Quan điểm chỉ đạo khi giải quyết vấn đề tôn giáo của chủ nghĩa Mac_Lênin và của Đảng ta :

- Khắc phục dần ảnh hưởng của tôn giáo gắn với quá trình cải tạo xã hội cũ, xâu dựng xã hội mới. Tôn giáo là thế giới quan duy tâm phản tiến bộ và sai lầm trong việc mưu cầu hạnh phúc cho con người .Nhưng tôn giáo có mặt tích cực: hướng thiện. Vì thế, muốn cải tạo tôn giáo thì phải cải tạo xã hội , phải vận động giáo dân đi sâu vào thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội , xoá đói giảm nghèo, xây dựng nền văn hoá mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần , xây dựng một xã hội hạnh phúc thực sự trên trần gian để đối lập với hạnh phúc hư ảo của tôn giáo ở thiên đường.

- Phát triển giáo dục, nâng cao dân trí; bồi dưỡng chủ nghĩa duy vật vô thần , đẩy lùi chủ nghĩa duy tâm hữu thần của tôn giáo.

- Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo, quyền tự do ko theo tôn giáo của nhân dân.Điều 70 hiến pháp 1992 viết : mọi công dân VN có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo , theo hoặc ko theo 1 tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, ko ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng hoặc lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước

- Thực hiện đoàn kết những người theo hoặc ko theo tôn giáo trong xây dugj, bảo vệ Tổ quốc. Mọi công dân có đạo hay ko có đạo chỉ có thể có cuộc sống no ấm, tự do, hạnh phúc khi biết đoàn kết với nhau , xây dưng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

- Nâng cao cảnh giác, đấu tranh việc lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân.

- Phải phân biệt rõ mặt chính trị và mặt tư tưởng trong vấn đề tôn giáo . Mặt chính trị là việc lợi dụng vấn đề ton giáo của kẻ thù chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta . Mặt tư tưởng thể hiện ở các quan điểm tín ngưỡng tôn giáo . Khắc phục những tư tưởng này là nhiệm vụ lâu dài, gắn liền với xây dựng XHCN , cải tạo xã hội cũ.

- Vận động đồng bào các tôn giáo thực hiện cuọc sống tốt đời đẹp đạo , tôn giáo đồng hành với dân tộc, đi lên CNXH. Ủng hộ xu hướng tiên bộ trong các tôn giáo , phát huy sự đóng góp tích cực của các chức sắc tôn giáo và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, phát huy vai trò tình cảm yêu nước, Uỷ Ban đoàn kết tôn giáo VN.

Câu 4: Triển vọng tương lai của CNXH như thế nào : Bài làm Chủ nghĩa xã hội là tương lai của nhân loại :

Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ không phải là sự cáo chúng của CNXH . Tương lai của nhân loại vẫn là CNXH vì nó là quy luật khách quan của lịch sử , tính chất của thời đại là quá độ từ CNTB lên CNXH vẫn không thay đổi từ sau CM T10 Nga. Các mâu thuẫn của thời đại vẫn tồn tại tuy nhiên hình thức biểu hiện của mâu thuẫn cũng có những thay đổi và đặt ra yêu cầu mới cần giải quyết.

Các nước XHCN còn lại tiến hành công cuộc cải cách , đổi mới, đạt được những thành tựu chưa từng có . Vận dụng chủ nghĩa Mac_Lênin về CNXH vào điều kiện của đất nước , VN và Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn, vững chắc trong công cuộc phát triển kinh tế, bảo vệ Tổ quốc; đã từ bỏ được mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đã có nền kinh tế đa sở hữu trong đó kinh tế nhà nước ngay càng được tăng cường , các thành phần kinh tết khác đều được phát triển lành mạnh. Thị trường phát triển đồng bộ, phát triển mạnh mẽ, đói nghèo được phát triển ngày càng tốt, các chương trình phúc lợi xã hội ngày càng rộng lớn. Môi trường được giữ gìn, bảo vệ. Nhà nước pháp quyền XHCN được xây dựng , hệ thống pháp luật được đổi mới, hoà nhậpvào các thể chế chính trị của thế giới., giảm dần can thiệp vi mô của các đơn vị kinh tế, tăng cường quản lí vĩ mô của nhà nước. Phân quyền mạnh mẽ cho địa phương, các quyền dân chủ ở cơ sở được thực hiện ngày càng tốt, công khai, minh bạch, có sự giám sát của người dân, công luận, các tổ chức xã hội. Bộ máy nhà nước ngày càng tinh giảm gọn nhẹ, xây dựng được các tổ chức xã hộiphi chính phủ (NGO) , hội nhập ngày càng sâu rộng vào thế giới, tham gia vaò tất cả các tổ chức quốc tế : UNO, APEC ,WTO, ASEAN, IMF, WP....

Tổng kết 20 năm đổi mới (1986-2006), Đại Hội 10 của Đảng khẳng định : " Để đi lên CNXH , chúng ta phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, đã đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đã và đang xây dựng nền văn hoá VN tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết dân tộc; xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân.

Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh quốc gia. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.Bảo đảm được quyền lãn đạo của ĐCS đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước .Sự lãnh đạo của Đảng theo hương khoa học, dân chủ, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của đất nước, nhờ đó làm thé và lực của đấy nước ta ko ngừng tăng lên". Bên cạnh nước ta, Trung Quốc, Cuba, Lào cũng đã dành được những thành tựu phát triển kinh tế vượt bậc.

Uy tín của các nước XHCN trên trường quốc tế ko ngừng được tăng cường.

Đã xuất hiện một số nhân tố mới ở một số quốc gia nhất là châu Mỹ Latinh. Từ năm 1988 tới nay , qua bầu cử dân chủ đã có 14 nước Mỹ Latinh hình thành những chính phủ thiên tả. Nhiều nước tuyên bố đi lên XHCN : Venezuela, Bolumbia, Êcuađo, Vicaraqua..... Trong đó, con đường đi lên CNXH của Venezuela , về tư tưởng lấy chủ nghĩa Mac_Lênin, lấy tư tưởng cách mạng của Bôliva (Lãnh tụ dân tộc xuất sắc) làm nền tảng. Về chính trị, lấy tư tưởng dân chủ cách mạng và chính quyền nhân dân làm chỗ dựa, nhân dân tham gia vào quyết định vận mệnh đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền , thực hiện công bằng xã hội, xây dựng mô hình xã hội mới: mọi người đều có chỗ đứng.Về kinh tế, phát triển kin té nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo và phải giành lại chủ quyền tài nguyên quốc gia(dầu hoả). Về đố ngoại, đoàn kết với các nước MỸ Latinh, quan hệ hữu nghị với các nước khác, lấy hội nhập thay cho bóc lột, đấu tranh cho 1 thé giới đa cực , dân chủ. Về cách làm, bước đi, kế thừa những mặt tốt dẹp của CNXH trước đây ở Liên Xô và Đông Âu nhưng phải đỏi mói, sáng tạo, coi trọng king nghiệm của VN, TQ, Cuba; coi trọng giáo dục đạo đức , tinh thần đoàn kết dân tộc.

Sự xuất hiện CNXH ở các nước MỸ Latinh còn những vấn đề cần phải nghiên cứu nhưng nó cũng thể hiện sức sống mãnh liệt của CNXH hiện thực, củng cố niềm tin vào CNXH cho các dân tộc. Đảng ta kết luận : CNXH ở trên thế giới từ những bài học thành công và thất bại và sự thức tỉnh của các dân tộc, nhất định sẽ có bước phát triển mới theo quy luật khách quan, loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH. CNXA là tương lai của nhân loại.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top