chính sách tín dụng, hạn mức

ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH

Phân tích những kễ thừa và thay đổi trong chính sách tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước 1999-2011

I. Giới thiệu chung

1.  Quan điểm chính sách tín dụng đầu tư phát triển

          Chính sách tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là tổng thể các quy định của nhà nước về đầu tư phát triển thông qua hình thức cấp tín dụng nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia trong từng thời kì.

2.  Các nội dung của chính sách tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước

-  Chính sách về ngành, vùng và lĩnh vực đầu tư

-  Các hình thức cấp tín dụng

-  Chính sách về điều kiện cấp tín dụng

-  Chính sách về hạn mức cấp tín dụng

-  Chính sách khuyến khích trong cấp tín dụng

-  Chính sách quản lý rủi ro trong cấp tín dụng

II. Phân tích những kế thừa và thay đổi trong chính sách tín dụng đầu tư phát triển nhà nước 1999-2011

1.  Chính sách về hạn mức cấp tín dụng

          Nhằm thực hiện mục tiêu đầu tư cho phát triển cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chính phủ đã ban hành các nghị định để quy định cho vay và ưu đãi đối với các dự án phát triển.

          Tại điều 10 nghị định 43 thì mức vốn cho vay đối với từng dự án thực hiện theo quy định của luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi), áp dụng với các dự án phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư,

          Đến năm 2004, nhằm thay thế cho NĐ 43, chính phủ đã ban hành NĐ 106, so với NĐ 43 thì có những sự thay đổi và quy định rõ ràng hơn. Cụ thể là tại điều 10 của NĐ 106 thì mức vốn cho vay đối với từng dự án do quỹ hỗ trợ phát triển quyết định, tối đa bằng 70% tổng số vốn đầu tư của dự án. Quy định này đã giúp giảm thiểu rủi ro cho hoạt động cho vay vì vốn đầu tư của dự án còn có sự góp vốn từ nhiều nguồn khác ngoài vốn của quỹ hỗ trợ phát triển.

          Sang năm 2006, NĐ 151 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước được ban hành để thay thế cho NĐ 106, cụ thể là mức vốn cho vay tối đa bằng 70% tổng số vốn đầu tư của dự án ( không bao gồm vốn lưu động ), nói cách khác tối thiểu 30% vốn đầu tư cho tài sản cố định và toàn bộ vốn hình thành nên tài sản lưu động không được tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt dự án nhất thiết phải vay cao hơn hạn mức quy định mới đủ điều kiện thực hiện thì VDB đề thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định.

          Cuối cùng đến năm 2011, chính phủ ban hành NĐ 75 để thay thế cho NĐ 151 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước, cụ thể là mức vốn cho vay tối đa đối với mỗi dự án vẫn được giữ nguyên như NĐ 151, tức là bằng 70% tổng số vốn đầu tư của dự án. Tuy nhiên NĐ 75 có bổ sung thêm quy định mới là mức vốn cho vay đối với mỗi chủ đầu tư không được vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của VDB (hiện nay vốn điều lệ thực có của VDB là khoảng 10000 tỷ đồng). Sở dĩ có quy định này là vì theo bộ tài chính, khả năng về nguồn vốn của VDB còn hạn hẹp, các chủ đầu tư cũng cần huy động vốn từ các nguồn khác (vay ngân hàng thương mại, phát hành trái phiếu…) để đảm bảo điều kiện thực hiện dự án.

          Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng trong giai đoạn 1999-2011, nhằm thực hiện mục tiêu đầu tư cho phát triển kt-xh của đất nước thì chính phủ đã ban hành các nghị định sao cho phù hợp với từng thời kỳ, các quy định ngày càng chặt chẽ và cụ thể hơn, giúp VDB có thể chủ động trong việc quản lý và thu hồi nợ, đảm bảo chất lược tín dụng, phù hợp với nhu cầu thực tế của các dự án.

2. Chính sách khuyến khích trong cấp tín dụng

          Chính sách khuyến khích (hỗ trợ) là những ưu đãi liên quan đến khoản tín dụng mà dự án được hưởng.

          Chính sách này tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa tín dụng nhà nước và tín dụng thương mại, đồng thời thể hiện vai trò “lấp chỗ trống” của tín dụng nhà nước đối với các dự án không nhận được sự mới gọi từ các tổ chức cấp tín dụng thương mại.

2.1  Đối tượng được hưởng ưu đãi

NĐ 43/1999/NĐ-CP

Đối tượng hỗ trợ được mở rộng (gần 40 nhóm) và giao quyền cho thủ tướng chính phủ quyết định những trường hợp đặc thù

NĐ 106/2004/NĐ-CP

Đối tượng hỗ trợ đã có sự thu gọn còn hơn 14 loại nhỏ hơn và có tính đến địa bàn đầu tư các dự án, tuy nhiên vẫn còn khá rộng

NĐ 151/2006/NĐ-CP

Danh mục các mặt hàng được hưởng ưu đãi từ tín dụng nhà nước bị giảm đáng kể, tín dụng đầu tư tập trung vào các dự án phục vụ dân sinh như đô thị, thuốc chữa bệnh, giải quyết ô nhiễm môi trường, dự án đầu tư ở những vùng khó khăn

NĐ 75/2011/NĐ-CP

Cùng với sự thay đổi lớn về cơ chế thì đối tượng của tín dụng đầu tư phát triển với 5 nhóm và 16 đối tượng cụ thể nhưng giới hạn chủ yếu là các dự án có quy mô lớn (các dự án nhóm A và nhóm B)

2.2  Lãi suất cho vay

NĐ 43/1999/NĐ-CP

Lãi suất cho vay là 9%/năm. Khi lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước Việt Nam tăng, giảm 10%, thủ tướng chính phủ quyết định điều chỉnh lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong hợp đồng tín dụng

Mức lãi suất vay vốn được xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng và được giữ nguyên trong suốt thời hạn cho vay

NĐ 106/2004/NĐ-CP

Lãi suất cho vay đầu tư được xác định tương đương 70% lãi suất cho vay trung và dài hạn bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước. Bộ trưởng bộ tài chính quy định lãi suất cho vay đầu tư trong từng thời kỳ.

Khi lãi suất thị trường có sự biến động từ 15% trở lên, bộ trưởng bộ tài chính quyết định điều chỉnh lãi suất cho vay, số lần điều chỉnh lãi suất mỗi năm tối đa 2 lần

  Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong hợp đồng tín dụng

 Đối với một dự án, lãi suất vay vốn được xác định tại thời điểm kí hợp đồng tín dụng đầu tiên và được giữ nguyên trong suốt thời hạn cho vay.

NĐ 151/2006/NĐ-CP

 Lãi suất cho vay đầu tư bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trí phiểu Chính Phủ kỳ hạn 5 năm cộng 0.5%/năm

 Đối với các dự án xây dựng kết cấu hạn từng kinh tế - xã hội, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc chương trình 135 và các xã biên giới thuộc chương trình 120, các xã vùng bãi ngang, lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm.

  Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong hợp đồng tín dụng

 Lãi suất cho vay được xác định tại thời điểm kí hợp đồng tín dụng đầu tiên và không thay đổi cho cả thời hạn vay vốn

NĐ 75/2011/NĐ-CP

 Lãi suất cho vay đầu tư không thấp hơn lãi suất bình quân các nguồn vốn cộng với phí hoạt động của ngân hàng phát triển Việt Nam

  Sự thay đổi này nhằm đảm bảo tính linh hoạt trong điêu hành lãi suất tín dụng nhà nước

 Trường hợp lãi suất huy động bình quân có biến động lớn, chủ tịch hội đồng quản lý VDB báo cáo bộ tài chính điều chỉnh lãi suất cho phù hợp

Lãi suất nợ quá hạn đối với mỗi khoản giải ngân bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn đối với từng khoản giải ngân

Lãi suất cho vay được ghi trong hợp đồng tín dụng. Mức lãi suất cho vay được điều chỉnh theo từng lần giải ngân theo lãi suất cho vay được công bố

          1999-2004

          Lãi suất cho vay tương đương một nửa lãi suất cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại. Lãi suất này còn có khá nhiều mức, dự án trồng rừng, dự án đóng tàu biển được ưu đãi lãi suất thấp hơn…Điều này đã dẫn đến tình trạng là nhiều địa phương tìm mọi cách lập dự án để được hưởng những ưu đãi mà không tính đến hiệu quả thực tế của dự án.

          Mục đích hỗ trợ các dự án của các thành phần kinh tế thuộc ngành, lĩnh vực, chương trình khuyến khích lớn của nhà nước cũng như các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư.

          2004-2006

          Nếu như ở NĐ 43 lãi suất cho vay được quy định cứng là 9% thì với nghị định mới, lãi suất vay ưu đãi sẽ được tính tương đương 70% lãi suất cho vay trung và dài hạn bình quân của các ngân hàng thương mại, lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn. Thời hạn vay được mở rộng từ 10 năm theo quy định cũ lên    10-15 năm theo NĐ mới, giảm số lược mức lãi suất. Nhà nước vẫn phải chi khoản chênh lệch giữa lãi suất tín dụng bình quân và lãi suất huy động bình quân.

Thu hẹp đối tượng đươc vay ưu đãi:

          Chính phủ đã thu hẹp đối tượng được hưởng tín dụng ưu đãi của nhà nước trên cơ sở xem xét và rà soát danh mục các đối tượng vay ưu đãi hiện hành, đảm bảo đúng đối tượng hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, có điều kiện và thời hạn cho những chương trình, dự án, sản phẩm đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, phù hợp với khả năng về nguồn vốn cũng như hiệu quả của dự án

          Khác với NĐ 43, NĐ 106 nhắm vào ngành, lĩnh vực, chương trình lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững. Điều này có nghĩ là hầu hết các DN trong lĩnh vực chế biến nông-lâm-thủy sản mà trước đây hội đủ điều kiện vay, hoặc những dự án tại những vùng khó khăn, những lĩnh vực thuộc chương trình khuyến khích đầu tư của nhà nước…có thể không còn được hưởng vốn vay ưu đãi.

          Tuy vậy, theo nghị đinh mới, một số dự án được đầu tư ở những vùng khó khăn có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, như trồng rừng để cung ứng nguyên liệu giấy, bột giấy gắn liền với các DN chế biến. Ngoài ra, một số dự án xây dựng nhà máy thủy điện lớn phục vụ cho di dân và chế tạo thiết bị trong nước đầu tư ở vùng khó khăn cũng thuộc ưu tiên theo quy định mới.

          2006-2011

          Lãi suất và các điều kiện tín dụng ưu đãi đã tiến sát đến mức thị trường hơn. VDB hạn chế các ưu đãi về mặt lãi suất, chuyển dần từ ưu đãi lãi suất sang các ưu đãi về các điều kiện vay vốn như kỳ hạn cho vay dài, điều kiện tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, thời gian ân hạn dài…, vừa bảo đảm thực hiện các cam kết hội nhập WTO, vừa giảm căng thẳng nguồn lực trong thực hiện nhiệm vụ ĐTPT của nhà nước.

          Sự ưu đãi về lãi suất đã có sự thay đổi quan trọng, NĐ 151 quy định lãi suất cho vay xác định căn cứ theo lãi suất thị trường thông qua lãi suất của trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm

          Lãi suất cho vay đầu tư bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng 0.5%/năm.

          Tuy nhiên, tín dụng chính sách vẫn thể hiện mức lãi suất thấp ít nhất là bằng mức lãi suất cho vay cho khách hàng tốt nhất của các tổ chức tín dụng.

          Các dự án xây dựng kết cấu hạ từng kinh tế - xã hội, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn…được hưởng lãi suất cho vay bằng lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm và được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

          2011- nay

          Cơ chế mới linh hoạt, sát với thị trường hơn, đã giao quyền cho VDB, lãi suất do chủ tịch hội đồng quản trị VDB trình bộ tài chính công bố và điều chỉnh theo từng lần giải ngân, điều kiện cho vay chặt chẽ hơn.

          Nhận xét: Lãi suất cho vay được điều chỉnh ngày càng linh hoạt với diễn biến thị trường.

          Trong giai đoạn 1999-2006 lãi suất tín dụng của tín dụng nhà nước luôn thấp hơn lãi suất của NHTM tại thời điểm kí hợp đồng. NSNN phải chi khoản chênh lệch giữa lãi suất tín dụng bình quân và lãi suất huy động bình quân, ngoài ra còn có các khoản chi phí để duy trì hoạt động cấp tín dụng nên càng làm gia tăng gánh nặng cho NSNN

          Giai đoạn sau 2006 sự ưu đãi về lãi suất có sự thay đổi quan trọng nhằm đảm bảo tính linh hoạt trong điều hành lãi suất TDNN, giúp VDB tiến tới tự chủ và bền vững về tài chính.

2.3  Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

NĐ 43/1999/NĐ-CP

NĐ 106/2004/NĐ-CP

 Đối với khoản vay vốn bằng đồng Việt Nam thì mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của dự án được xác định bằng nợ gốc thực trả, nhân (x) với 50% lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước nhân (x) với thời hạn thực vay (quy đổi theo năm) của số nợ gốc thực trả.

NĐ 151/2006/NĐ-CP

 Mức hỗ trợ sau đầu tư bằng chênh lệch giữa lãi suất vay vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng và 90% lãi suất vay vốn đầu tư phát triển

NĐ 75/2011/NĐ-CP

Bộ tài chính quyết định mức hỗ trợ sau đầu tư trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất vay vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng và lãi suất vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước và đề nghị của chủ tịch hội đồng quản lý VDB. Thời điểm công bố mức hỗ trợ sau đầu tư cùng với thời điểm công bố lãi suất tín dụng đầu tư.

VD: LSTM = 15%

LS TDNN = 9%

=>LS hỗ trợ = 6%

2.4  Thayđổi hình thức tín dụng nhà nước

Hình thức cấp tín dụng bao gồm:

-         Cho vay

-         Bảo lãnh

-         Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

Giai đoạn 1999-2006

          Một dự án có thể đồng thời được hỗ trợ theo hình thức vay một phần và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hoặc đồng thời được vay một phần và bảo lãnh tín dụng đầu tư.

Giai đoạn sau 2006

          Từ nghị định 151/2006/NĐ-CP, một dự án chỉ được áp dụng một hình thức của tín dụng nhà nước, thể hiện xu hướng hạn chế tín dụng ưu đãi của nhà nước đối với một dự án.

          3. Chính sách quản lý rủi ro trong cấp tín dụng

          Trong năm 1999, chính phủ đã ban hành NĐ 43 về chính sách tín dụng đầu tư của nhà nước. Trong nghị định này, chính sách quản lý rủi ro trong cấp tín dụng được quy định tại điều 15 và điều 22

          Về tài sản đảm bảo

Có sự phân biệt về thành phần kinh tế đối với tài sản đảm bảo do quan niệm doanh nghiệp nhà nước ít rủi ro hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Cụ thể đối với chủ đầu tư không phải là doanh nghiệp nhà nước, khi vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, ngoài việc dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay, phải có tài sản thế chấp trị giá tối thiểu bằng 50% mức vốn vay. Trường hợp đặc biệt do thủ tướng chính phủ quyết định. Trong thời hạn chưa trả hết nợ, chủ đầu tư không được cho, tặng, chuyển nhượng, bán hoặc thế chấp, cầm cố các tài sản trên để vay vốn nơi khác.

          Về trích lập dự phòng rủi ro

          Quỹ dự phòng rủi ro được trích 2% từ nguồn thu lãi cho vay hằng năm. Việc trích lập dự phòng mới chỉ gồm một phần rủi ro chung, trích lập dự phòng rủi ro không bảo đảm dẫn đến khả năng tự chủ tài chính trong quá trình xử lý rủi ro tín dụng là rất hạn chế.

          Đến năm 2004, chính phủ đã ban hành NĐ 106 để thay thế cho NĐ 43. Trong NĐ này, chính sách về quản lý rủi trong cấp tín dụng có một số thay đổi quan trọng.

          Thứ nhất, về tài sản đảm bảo

          Không còn có sự phân biệt về thành phần kinh tế đối với tài sản đảm bảo do thay đổi quan niệm doanh nghiệp nhà nước ít rủi ro hơn các loại hình doanh nghiệp khác như NĐ 43. Các văn bản đều quy định tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản đảm bảo vì chủ đầu tư chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước hoặc các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể này không có tài sản đảm bảo hoặc có nhưng cũng là tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Điều này được quy định tại điều 16 của nghị định này.

          Thứ hai, về trích lập quỹ dự phòng rủi ro được quy định tại điều 20:

   Quỹ dự phòng rủi ro được trích hằng năm tối đa bằng 0.2% trên dư nợ bình quân cho vay đầu tư và nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng đầu tư trong khi ở nghị định 43: quỹ dự phòng rủi ro được trích 2% từ nguồn thu lãi cho vay hằng năm.

          Năm 2006, chính phủ đã ban hành nghị định 151 về chính sách tín dụng đầu tư của nhà nước nhằm bổ sung và thay thế cho nghị định 106. Chính sách quản lý rủi ro trong cấp tín dụng cũng đã được thay đổi trong nghị định này. Cũng như NĐ 106 là vẫn quy định tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, tại khoản 1 điều 37 NĐ 151 quy định: các chủ đầu tư, khi vay vốn hoặc được bảo lãnh được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay và bảo lãnh. Trường hợp tài sản hình thành từ vốn vay không đủ điều kiện bảo đảm tiền vay và bảo lãnh, chủ đầu tư phải sử dụng tài sản hợp pháp khác để bảo đảm tiền vay và bảo lãnh với giá trị tối thiểu bằng 15% tổng mức vay vốn và bảo lãnh.

          Phân loại nợ thành 5 nhóm nợ

 Trích lập dự phòng rủi ro tối đa 0.5% dư nợ bình quân

          Sang năm 2011, chính phủ đã ban hành NĐ 75 sửa đổi, bổ sung và thay thế cho NĐ 151/2006/NĐ-CP

          Theo quy định mới, chủ đầu tư khi vay vốn tín đụng đầu tư của nhà nước không còn được ưu đãi về biện pháp bảo đảm tiền vay như quy định hiện hành (được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay, trường hợp tài sản hình thành từ vốn vay không đủ điều kiện bảo đảm tiền vay thì phải sử dụng tài sản hợp pháp khác để bảo đảm tiền vay với giá trị tối thiểu bằng 15% tổng mức vốn vay) mà phải thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.

          Các chủ đầu tư, nhà xuất khẩu khi vay vốn tín dụng đầu tư (gồm cả cho vay theo chương trình tín dụng có mục tiêu sử dụng vốn nước ngoài), tín dụng xuất khẩu của nhà nước phải thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay tại VDB theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. Các biện pháp bảo đảm tiền vay: cầm cố tài sản, sử dụng tài sản hình trong tương lai và các biện pháp bảo đảm khác (nếu có) theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. Ngân hàng phát triển căn cứ năng lực, tình hình tài chính của chủ đầu tư, nhà xuất khẩu, dự án vay vốn tín dụng đầu tư, phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay, mức độ tín nhiệm của chủ đầu tư, nhà xuất khẩu để quyết định của thể biện pháp bảo đảm tiền vay, mức bảo đảm tiền vay tối thiểu.

          Quy định về phân loại nợ, trích lập quỹ dự phòng rủi ro không có sự thay đổi

          Chính sách quản lý rủi ro trong cấp tín dụng có một số thay đổi

          Cụ thể là:

          Quyền hạn xử rủi ro của NHPT được nâng cao, việc quản lý, xử lý tài sản thu hồi khi xử lý nợ của NHPT được giao quyền chủ động hơn: được cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác hoặc được góp vốn liên doanh bằng tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức kinh tế để thu hồi nợ.

          Thẩm quyền xử lý nợ đối với NHPT cũng được mở rộng: tổng giám đốc NHPT được quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, không bị giới hạn trong các mức 1/3 thời hạn cho vay và tổng thời hạn vay vốn không vượt quá thời hạn cho vay tối đa (12 năm). Tuy nhiên, việc xóa nợ lãi trước đây do bộ tài chính quyết định thì NĐ 75 điều chỉnh do TTCP quyết định.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: