chinh sach thuong mai quoc te 5

Câu 66:

            a/Các công cụ quản lý nhập khẩu phi thuế quan bao gồm 8 nhóm lớn, bao gồm:

-          Các biện pháp hạn chế định lượng:

+        Cấm nhập khẩu

+        Hạn ngạch nhập khẩu

+        Hạn ngạch thuế quan

+        Giấy phép nhập khẩu hàng hóa

+        Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

-          Các biện pháp tương đương thuế quan:

+        Xác định giá trị hải quan (Custom Valuation)

+        Định giá (Pricing)

+        Biến phí (Variable charges)

+        Phụ thu (Surcharges)

-          Quyền kinh doanh của các doanh nghiệp

+        Quyền kinh doanh nhập khẩu

+        Đầu mối nhập khẩu

-          Các rào cản kỹ thuật

+        Các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật

+        Kiểm dịch động, thực vật

+        Các yêu cầu về nhãn mác hàng hóa

+        Các quy định về môi trường

-          Các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài

+        Yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa

+        Yêu cầu về tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc

+        Yêu cầu phải gắn với phát triển nguồn nguyên liệu trong nước

-          Quản lý điều tiết nhập khẩu thông qua các hoạt động dịch vụ

+        Dịch vụ phân phối

+        Dịch vụ tài chính ngân hàng

-          Các biện pháp quản lý hành chính

+        Đặt cọc nhập khẩu

+        Hàng đổi hàng

+        Thủ tục hải quan

+        Mua sắm của Chính Phủ

+        Qui tắc xuất xứ

-          Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời

+        Thuế chống phá giá

+        Thuế chống trợ cấp

+        Thuế chống phân biệt đối xử

+        Biện pháp tự vệ

+        Thuế trả đũa

b/Ưu điểm:

-          Phong phú về hình thức:

            Các biện pháp phi thuế quan trong thực tế rất phong phú và đa dạng. Hiện nay, trên thế giới có hơn 300 biện pháp phi thuế quan. Nhiều biện pháp phi thuế quan khác nhau có thể đáp ứng cùng một mục tiêu, áp dụng cho cùng một mặt hàng. Do đó, khi sự dụng các biện pháp phi thuế quan, chúng ta sẽ có nhiều chọn lựa, kết hợp hơn mà không bị gò bó chật hẹp trong khuôn khổ một công cụ duy nhất như thuế quan.

-         Đáp ứng nhiều mục tiêu:

            Một biện pháp phi thuế quan có thể đồng thời đáp ứng cho nhiều mục tiêu với hiệu quả cao, trong khi việc sử dụng các công cụ thuế quan không khả thi hoặc không hữu hiệu bằng

            Vd:  Quy định về vệ sinh kiểm dịch đối với nông sản nhập khẩu vừa đảm bảo an toàn sức khỏe con người, động thực vật lại vừa bảo hộ cho ngành sản xuất nông nghiệp trong nước một cách hợp pháp…

-         Nhiều biện pháp phi thuế quan vẫn chưa bị cam kết ràng buộc cắt giảm hoặc loại bỏ

            Do tính chất mập mờ, mức độ ảnh hưởng không rõ ràng của các biện pháp phi thuế quan nên tác động của chúng tuy có thể lớn nhưng đều là tác động ngầm, có thể che đậy hoặc biện hộ bằng cách này hay cách khác.   

            Bên cạnh đó, một số biện pháp phi thuế quan vẫn cho WTO cho phép áp dụng với các điều kiện tuân thủ những quy định cụ thể, rõ ràng, khách quan.

            Một số biện pháp phi thuế quan mà WTO vẫn chưa xác định được liệu có phù hợp với các quy định của WTO không vẫn có thể sử dụng được

Nhược điểm:

-          Không rõ ràng và khó dự đoán, tính ổn định thấp

            Tác động của các biện pháp phi thuế quan thường khó có thể lượng hóa rõ ràng như tác động của các biện pháp phi thuế quan. Bởi việc xác định mức bảo hộ thông qua các biện pháp phi thuế quan là tổng mức bảo hộ của các biện pháp phi thuế quan riêng rẻ áp dụng cho cùng một sản phẩm. Mà bản thân các biện pháp riêng rẽ đó cũng chỉ có thể ước lượng một cách tương đối

            Ngoài ra, các biện pháp phi thuế quan thường được vận dụng dựa trên cơ sở dự đoán chủ quan, thậm chí mang tính tùy tiện của các nhà chức trách về sản xuất và nhu cầu tiêu thụ trong nước. Thêm vào đó, trong bối cảnh nền kinh tế ngày nay rất phức tạp và thường xuyên biến động, việc đưa ra một dự đoán tương đối chính xác là rất khó khăn.

-          Dễ biến tướng

            Trên thế giới hiện nay, cùng là một hình thức nhưng mỗi nước lại có một tên gọi khác cho biện pháp phi thuế quan đó, và không nước nào thừa nhận biện pháp của mình tương tự như biện pháp của nước khác. Chính sự dễ biến tướng của các hình thức phi thuế quan này tạo nên sự khó quản lý và kiểm soát, dẫn đến việc gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào thị trường một nước khác.

-          WTO không ủng hộ áp dụng

            WTO chỉ thừa nhận thuế quan là công cụ bảo hộ hợp pháp duy nhất. Đối với các công cụ phi thuế quan, WTO đưa ra các quy định nhằm cắt giảm hoặc bãi bỏ các công cụ này, yêu cầu các nước gia nhập WTO phải tuân theo.

c/Xu hướng áp dụng:

                        Xu hướng chung của việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước là chuyển từ các biện pháp mang tính hạn chế định lượng trực tiếp sang các biện pháp tinh vi hơn như thuế chống phá giá, thuế đối kháng, tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định về nhãn mác, các tiêu chuẩn về môi trường…

Câu 67:

            a/Ưu điểm:

-          Ổn định, rõ ràng và dễ dự đoán

            Khác với các biện pháp phi thuế quan, các biện pháp thuế quan rất dễ lượng hóa để xác định mức độ bảo hộ: thuế suất đánh lên sản phẩm đó. Và độ chính xác của biện pháp thuế quan lại tương đối cao, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, các quy định của WTO về các biện pháp thuế quan rất chặt chẽ và rõ ràng.

-          Dễ đàm phán cắt giảm trong thương mại quốc tế

            Đứng trước xu hướng toàn cầu hóa hiện nay thì việc các nước phải tiến hành cắt giảm thuế quan để tiến hành tự do hóa thương mại là điều không thể tránh khỏi. Trên cơ sở các quy định của các tổ chức thương mại quốc tế, mỗi quốc gia khi tham gia vào các tổ chức đó có nghĩa vụ cắt giảm thuế theo một lộ trình sẵn. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư quốc tế.

-          Được WTO ủng hộ áp dụng

            Tuy quan điểm của WTO là hướng tới việc tự do hóa trên phạm vi toàn cầu về thương mại, nhưng do xuất phát điểm về mặt kinh tế của các nước thành viên WTO là khác nhau nên WTO vẫn thừa nhận cho phép các nước sử dụng các biện pháp phi thuế quan. So với các biện pháp phi thuế quan thì WTO khuyến khích các nước sử dụng các biện pháp thuế quan hơn.

  Nhược điểm:

-          Tính ỳ

      Các biện pháp thuế quan không thể tạo được rào cản một cách nhanh chóng. Trong những trường hợp hàng nhập khẩu tăng nhanh gây tổn hại hoặc đe dọa đến ngành sản xuất trong nước thì các biện pháp thuế quan không thể chặn đứng ngay dòng hàng nhập khẩu.

-          Tạo ra bộ máy hành thu cồng kềnh

      Nhằm phục vụ cho việc thu thuế quan, cần phải xây dựng một bộ máy hành chính đảm nhận các nhiệm vụ: tính toán mức thuế quan, thu thuế... Các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải thông qua nhiều khâu nhiều cửa để nộp thuế trước khi có thể đưa hành hóa vào trong thị trường nước nhập khẩu.

-          Gây ra hiện tượng buôn lậu, gian lận thương mại

                  Nhằm tránh phải đóng khoản thuế quan cho việc nhập khẩu hàng hóa vào thị trường trong nước, sẽ có một số trường hợp nhập khẩu hàng hóa theo những con đường không thông qua hải quan: buôn lậu, gian lận thương mại… Việc làm này giúp cho doanh nghiệp giảm bớt được một khoản chi phí cho việc đóng thuế, tăng thêm một khoản doanh thu nhưng lại làm cho nước nhập khẩu mất đi một khoản thuế thu được và gây tác động xấu đến ngành sản xuất trong nước của nước nhập khẩu.

b/ Xu hướng áp dụng:

                        Thuế đánh vào hàng nhập khẩu phải được giảm dần, đưa thuế suất tiến dần đến 0%, hướng tới tự do hóa thương mại toàn cầu. Việc đánh thuế phải đảm bảo rõ ràng, minh bạch, không gây cản trở tự do buôn bán.

c/Quan điểm của WTO:

                        Hiện nay, WTO khuyến khích các nước sử dụng các biện pháp thuế quan vì các biện pháp này minh bạc, rõ ràng và dễ dự đoán. Tuy nhiên, WTO khuyến nghị các nước nên tiến hành cắt giảm các mức thuế quan, thúc đẩy tiến trình tự do hóa thương mại toàn cầu được tiến hành nhanh chóng.

Câu 68:

            a/Ưu điểm:

-          Phong phú về hình thức:

      Các biện pháp phi thuế quan trong thực tế rất phong phú và đa dạng. Hiện nay, trên thế giới có hơn 300 biện pháp phi thuế quan. Nhiều biện pháp phi thuế quan khác nhau có thể đáp ứng cùng một mục tiêu, áp dụng cho cùng một mặt hàng. Do đó, khi sự dụng các biện pháp phi thuế quan, chúng ta sẽ có nhiều chọn lựa, kết hợp hơn mà không bị gò bó chật hẹp trong khuôn khổ một công cụ duy nhất như thuế quan.

-          Đáp ứng nhiều mục tiêu:

      Một biện pháp phi thuế quan có thể đồng thời đáp ứng cho nhiều mục tiêu với hiệu quả cao, trong khi việc sử dụng các công cụ thuế quan không khả thi hoặc không hữu hiệu bằng

      Vd:  Quy định về vệ sinh kiểm dịch đối với nông sản nhập khẩu vừa đảm bảo an toàn sức khỏe con người, động thực vật lại vừa bảo hộ cho ngành sản xuất nông nghiệp trong nước một cách hợp pháp…

-          Nhiều biện pháp phi thuế quan vẫn chưa bị cam kết ràng buộc cắt giảm hoặc loại bỏ

      Do tính chất mập mờ, mức độ ảnh hưởng không rõ ràng của các biện pháp phi thuế quan nên tác động của chúng tuy có thể lớn nhưng đều là tác động ngầm, có thể che đậy hoặc biện hộ bằng cách này hay cách khác.

      Bên cạnh đó, một số biện pháp phi thuế quan vẫn cho WTO cho phép áp dụng với các điều kiện tuân thủ những quy định cụ thể, rõ ràng, khách quan.

      Một số biện pháp phi thuế quan mà WTO vẫn chưa xác định được liệu có phù hợp với các quy định của WTO không vẫn có thể sử dụng được

Nhược điểm:

-          Không rõ ràng và khó dự đoán, tính ổn định thấp

      Tác động của các biện pháp phi thuế quan thường khó có thể lượng hóa rõ ràng như tác động của các biện pháp phi thuế quan. Bởi việc xác định mức bảo hộ thông qua các biện pháp phi thuế quan là tổng mức bảo hộ của các biện pháp phi thuế quan riêng rẻ áp dụng cho cùng một sản phẩm. Mà bản thân các biện pháp riêng rẽ đó cũng chỉ có thể ước lượng một cách tương đối

      Ngoài ra, các biện pháp phi thuế quan thường được vận dụng dựa trên cơ sở dự đoán chủ quan, thậm chí mang tính tùy tiện của các nhà chức trách về sản xuất và nhu cầu tiêu thụ trong nước. Thêm vào đó, trong bối cảnh nền kinh tế ngày nay rất phức tạp và thường xuyên biến động, việc đưa ra một dự đoán tương đối chính xác là rất khó khăn.

-          Dễ biến tướng

      Trên thế giới hiện nay, cùng là một hình thức nhưng mỗi nước lại có một tên gọi khác cho biện pháp phi thuế quan đó, và không nước nào thừa nhận biện pháp của mình tương tự như biện pháp của nước khác. Chính sự dễ biến tướng của các hình thức phi thuế quan này tạo nên sự khó quản lý và kiểm soát, dẫn đến việc gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào thị trường một nước khác.

-          WTO không ủng hộ áp dụng

      WTO chỉ thừa nhận thuế quan là công cụ bảo hộ hợp pháp duy nhất. Đối với các công cụ phi thuế quan, WTO đưa ra các quy định nhằm cắt giảm hoặc bãi bỏ các công cụ này, yêu cầu các nước gia nhập WTO phải tuân theo.

b/Xu hướng áp dụng:

                        Xu hướng chung của việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước là chuyển từ các biện pháp mang tính hạn chế định lượng trực tiếp sang các biện pháp tinh vi hơn như thuế chống phá giá, thuế đối kháng, tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định về nhãn mác, các tiêu chuẩn về môi trường…

c/Quan điểm của WTO:

                        Hiện nay, WTO yêu cầu các nước thành viên không được sử dụng các biện pháp phi thuế quan. Các nước thành viên phải lần lượt tiến hành dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan không mang tính khoa học và bình đẳng trong thương mại quốc tế. Một số trường hợp được sử dụng phải nằm trong các điều kiện được quy định bởi WTO.

 

Câu 69:

            a/Các biện pháp quản lý nhập khẩu mang tính định lượng bao gồm 5 biện pháp:

-          Cấm nhập khẩu

-          Hạn ngạch nhập khẩu

-          Hạn ngạch thuế quan

-          Giấy phép nhập khẩu hàng hóa

-          Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

b/Ưu điểm:

            Các biện pháp quản lý nhập khẩu mang tính định lượng có khả năng phát huy tác dụng nhanh, hình thành rào cản một cách nhanh chóng. Trong những trường hợp hàng nhập khẩu tăng nhanh gây tổn hại hoặc đe dọa đến ngành sản xuất trong nước thì các biện pháp này có thể chặn đứng ngay dòng hàng nhập khẩu.

  Nhược điểm:

-             Không rõ ràng và khó dự đoán, tính ổn định thấp

        Tác động của các biện pháp phi thuế quan thường khó có thể lượng hóa rõ ràng như tác động của các biện pháp phi thuế quan. Bởi việc xác định mức bảo hộ thông qua các biện pháp phi thuế quan là tổng mức bảo hộ của các biện pháp phi thuế quan riêng rẻ áp dụng cho cùng một sản phẩm. Mà bản thân các biện pháp riêng rẽ đó cũng chỉ có thể ước lượng một cách tương đối

        Ngoài ra, các biện pháp phi thuế quan thường được vận dụng dựa trên cơ sở dự đoán chủ quan, thậm chí mang tính tùy tiện của các nhà chức trách về sản xuất và nhu cầu tiêu thụ trong nước. Thêm vào đó, trong bối cảnh nền kinh tế ngày nay rất phức tạp và thường xuyên biến động, việc đưa ra một dự đoán tương đối chính xác là rất khó khăn.

-             Dễ biến tướng

        Trên thế giới hiện nay, cùng là một hình thức nhưng mỗi nước lại có một tên gọi khác cho biện pháp phi thuế quan đó, và không nước nào thừa nhận biện pháp của mình tương tự như biện pháp của nước khác. Chính sự dễ biến tướng của các hình thức phi thuế quan này tạo nên sự khó quản lý và kiểm soát, dẫn đến việc gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào thị trường một nước khác.

-             WTO không ủng hộ áp dụng

        WTO chỉ thừa nhận thuế quan là công cụ bảo hộ hợp pháp duy nhất. Đối với các công cụ phi thuế quan, WTO đưa ra các quy định nhằm cắt giảm hoặc bãi bỏ các công cụ này, yêu cầu các nước gia nhập WTO phải tuân theo.

c/Thực tiễn áp dụng của Việt Nam

-          Danh mục cấm nhập khẩu

            Việt nam đã ban hành danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu kèm theo Nghị Định  số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính Phủ

-          Hạn ngạch nhập khẩu    (Không áp dụng, sau năm 200)

-          Hạn ngạch thuế quan

Bao gồm 4 mặt hàng được liệt kê trong danh mục hàng hóa quản lý bằng hạn ngạch thuế quan được ban hành kèm theo nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2006 của Chính Phủ, là: muối; thuốc lá nguyên liệu; trứng gia cầm; đường tinh luyện, đường thô.

-        Giấy phép nhập khẩu

     Việt Nam đã ban hành Thông tư 24/2010/TT-BCT  ngày 28/5/2010 và Thông tư 32/2011/TT-BCT ngày 5/9/2011 quy định việc áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng. Bên cạnh đó, còn có một số giấy phép thuộc các bộ chuyên ngành.

-        Hạn chế xuất khẩu tự nguyện  (Việt Nam không áp dụng)    

d/Xu hướng áp dụng của WTO:

            Hiện nay, WTO chủ trương yêu cầu các nước tiến hành bãi bỏ các biện pháp này, nhằm tiến tới thực hiện mục tiêu tự do hóa thương mại toàn cầu.

Câu 70:

            a/Các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế bao gồm 4 biện pháp:

-        Các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật:

     Yêu cầu hàng nhập khẩu muôn nhập khẩu vào thị trường trong nước phải đảm bảo một số tiêu chuẩn bắt buộc liên quan đến lĩnh vực an toàn, vệ sinh, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường… do nước nhập khẩu đưa ra.

-        Kiểm dịch động, thực vật

     Yêu cầu đối với hàng nhập khẩu có nguồn gốc là động, thực vật hay các tác nhân sinh học trước khi nhập khẩu phải trải qua các biện pháp kiểm dịch nhằm xác định mức độ gây hại cho môi trường và sức khỏe con người khi thâm nhập vào thị trường trong nước.

-        Các yêu cầu về nhãn mác hàng hóa

     Hàng hóa khi nhập khẩu vào một nước cần tuân thủ các quy định của nước nhập khẩu về ghi nhãn như: tên hàng hóa, thành phần, xuất xứ…

-        Các quy định về môi trường

     Là biện pháp kỹ thuật liên quan đến tiêu chuẩn môi trường mà hàng hóa nhập khẩu cần phải đảm bảo: ISO, nhãn sinh thái…

b/Lợi ích của các biện pháp kỹ thuật

-          Đối với người tiêu dùng

Việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế đảm bảo chất lượng cho hàng hóa nhập khẩu. Người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn và sử dụng những sản phẩm thích hợp có chất lượng và thông số kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của mình

-          Đối với người nhập khẩu:

Có căn cứ cụ thể để tiến hành nhập khẩu. Việc căn cứ theo các tiêu chuẩn kỹ thuật do nước nhập khẩu ban hành sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc chọn lọc các hàng hóa nhập khẩu của mình, thay vì trước đây, doanh nghiệp chỉ dựa vào những đánh giá chủ quan của mình khi lựa chọn hàng hóa, có thể dẫn đến những lựa chọn sai lầm, không phù hợp với thị hiếu tiêu dùng cũng như yêu cầu đặt ra của người tiêu dùng trong nước, gây mất lòng tin đối với nhà nhập khẩu.

c/Thực trạng áp dụng tại Việt Nam

-        Các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật

     Hiện nay, Việt Nam tuân thủ theo các quy định của WTO đã được ký kết trong Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp địnhTBT). Hiệp Định này quy định các biện pháp kỹ thuật được các nước thành viên WTO sử dụng

-        Kiểm dịch động, thực vật

     Việt Nam thủ theo các quy định của WTO đã được ký kết trong Hiệp định về biện pháp vệ sinh và an toàn thực phẩm (Hiệp định SPS). Hiệp định đưa ra các quy định về an toàn thực phẩm và về thú y và bảo vệ thực vật. Theo hiệp định này, các quốc gia được quyền đưa ra các biện pháp về kiểm dịch động thực vật trong những điều kiện nhất định nhằm bảo vệ sức khỏe cho con người và động thực vật

-        Các yêu cầu về nhãn mác hàng hóa

     Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp luật về các yêu cầu đối với nhãn mác hàng hóa, trong đó có Quy chế ghi nhãn mác hàng hóa ban hành dựa theo quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ. Quy chế quy định việc ghi nhãn mác hàng hóa phải đảm bảo đầy đủ các thông tin bắt buộc (tên hàng hóa, tên địa chị thương nhân chịu trách nhiệm, thành phần cấu tạo, hạn sử dụng…) và phải được ghi bằng tiếng Việt hoặc có nhãn phụ với các thông tin ghi bằng tiếng Việt.

-        Các quy định về môi trường

     Hiện nay, Việt Nam chỉ áp dụng các quy định về môi trường cho một số sản phẩm nhập khẩu như phế liệu, hóa chất, xe cơ giới…

d/Khó khăn của Việt Nam khi thực hiện các biện pháp này:

-        Nhận thức của người tiêu dùng cũng như các nhà nhập khẩu về các biện pháp này còn rất hạn chế. Vẫn xảy ra tình trạng hàng hóa nhập khẩu không đảm bảo các tiêu chuẩn trên vẫn xuất hiện trên thị trường Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và các loài động vật. Vd: ốc bươu vàng, rùa tai đỏ…

-        Chi phí để áp dụng các biện pháp này rất cao (xây dựng hệ thống kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu theo chuẩn quốc tế…)

Câu 71:

            a/Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời bao gồm:

-          Chống phá giá:

+        K/n:  là tất cả các biện pháp mà nước nhập khẩu có thể sử dụng để chống lại hiện tượng bán phá giá của hàng nhập khẩu (sau khi có kết luận cuối cùng khẳng định có việc bán phá giá gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước)

+        Đk áp dụng: hàng hóa nhập khẩu vào một nước mà giá bán của nước xuất khẩu quá thấp so với giá bán thông thường do được bán phá giá, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất tương tự trong nước.

-          Chống trợ cấp:

+        K/n: là tất cả các biện pháp mà nước nhập khẩu có thể sử dụng để chống lại hiện tượng trợ cấp của hàng nhập khẩu (sau khi đã có kết luận cuối cùng khẳng định việc trợ cấp gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước)

+        Đk áp dụng: hàng hóa nhập khẩu vào môt nước với giá bán của hàng hóa đó quá thấp so với thông thường do có được trợ cấp của nước xuất khẩu, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất tương tự trong nước

-          Tự vệ thương mại:

+        K/n: là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước

+        Đk áp dụng: một nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ khi đã điều tra và chứng minh được sự tồn tại đồng thời của các điều kiện sau:

·         Hàng hóa nhập khẩu tăng đột biến về số lượng

·         Ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong nước bị thiệt hại và đe dọa nghiêm trọng

·         Có mối quan hệ nhân quả giữa những thiệt hại của ngành sản xuất hàng hóa tương tự với hiện tượng tăng đột biến về số lượng hàng hóa nhập khẩu

b/ Các biện pháp chống bán phá giá thường được áp dụng phổ biến hơn các biện pháp chống trợ cấp là vì:

-          Đối tượng bị điều tra đối với chống bán phá giá chỉ là ở mức độ các doanh nghiệp, trong khi đó với chống trợ cấp là ở mức quốc gia. Và hầu hết các trường hợp kiện chống bán phá giá thì bên khởi kiện thường là các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Do đó, mức độ phức tạp thấp hơn cũng như quy trình áp thuế diễn ra nhanh chóng hơn và đặc biệt là không làm ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại của 2 nước. Bên cạnh đó, các vụ kiện chống bán phá giá thường có tỷ lệ thắng kiện cao hơn so với các vụ kiện chống trợ cấp.

-          Mức thuế áp dụng cho hàng hóa sau các vụ kiện chống bán phá giá thường rất cao: Thuế chống bán phá giá là một biện pháp được sử dụng phổ biến vì nó chỉ có cấp độ pháp lí ở mức doanh nghiệp, do đó không làm tổn hại đến đối ngoại giữa 2 quốc gia. Vì vậy, khi thắng kiện, các doanh nghiệp thường yêu cầu được đánh mức thuế chống bán phá giá cao nhất có thể đạt được để bù đắp những tổn hại mà mình đã chịu và ngăn chặn hành vi bán phá giá của doanh nghiệp xuất khẩu trong tương lai.

Câu 72:

            a/K/n: Xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận.

            b/Vai trò của nhập khẩu với nền kinh tế:

-          Tạo vốn nhập khẩu chủ yếu

            Trong điều kiện hiện nay, để khắc phục tình trạng chậm phát triển của nước ta, chúng ta cần phải tiến hành công nghiệp hóa đất nước. Nhưng để thực hiện điều đó, đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Trong các nguồn vốn để nhập khẩu thì nguồn vốn quan trọng nhất chính là từ xuất khẩu.

-          Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất

            Xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới, xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chuyên môn hóa sản xuất các mặt hàng lợi thế của quốc gia. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn góp phần phát triển sản xuất thông qua các mặt như:

+        Nâng cao năng lực sản xuất thông qua việc cạnh tranh trên trường quốc tế

+        Làm mới ngành sản xuất thông qua việc áp dụng các kỹ thuật, công nghệ mới trên thế giới có được nhờ phương tiện xuất khẩu

+        Tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi

+        Mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản xuất phát triển và ổn định

-          Tạo việc làm, cải thiện đời sống người dân

            Việc sản xuất, chế biến và dịch vụ hàng xuất khẩu trực tiếp thu hút hàng triệu lao động và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Riêng tác động trực tiếp của xuất khẩu đến viecj phát triển sản xuất góp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó, xuất khẩu tạo nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

-          Thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại khác

            Hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Vd: xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế…

Câu 73:

                      Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn chính như:

-          Lợi nhuận chuyển về nước

-          Xuất khẩu hàng hóa

-          Đầu tư nước ngoài

-          Vay nợ, viện trợ

-          Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ

-          Xuất khẩu sức lao động

            Xét trong điều kiện của Việt Nam, các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ chỉ mang tính chất tạm ứng, sẽ phải trả bằng cách này hay cách khác ở thởi kỳ sau này. Hơn nữa, nguồn vốn do vay nợ và viện trợ đang bị hạn chế vì Việt Nam nhập siêu trong nhiều năm liên tiếp. Xuất khẩu sức lao động và lợi nhuận chuyển về nước do các hoạt động đầu tư nước ngoài của Việt Nam vẫn dừng lại ở mức thấp. Trong các nguồn vốn còn lại thì nguồn vốn do hoạt động xuất khẩu hàng hóa là quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất trong việc cung cấp ngoại tệ cho các hoạt động nhập khẩu.

Vd:

-          Tỷ lệ xuất khẩu đảm bảo nhập khẩu của Việt Nam trong các năm gần đây đều trên 80% (cụ thể 2009 - 82,21%, 2010 - 85,27%)

-          Trong năm 2010:

+        Xuất khẩu hàng hóa: 72 tỷ USD

+        Đầu tư nước ngoài: 18,6 tỷ USD

+        Hoạt động du lịch: 4,6 tỷ USD

+        Xuất khẩu lao động: khoảng 1 tỷ USD

Câu 74:

            a/Chính sách phát triển xuất khẩu:

-        Chính sách mặt hàng là các chính sách được đưa ra nhằm thay đổi cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của một quốc gia theo các định hướng mà quốc gia đề ra; thường là để nâng cao tính hiệu quả trong việc cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của quốc gia đó, phát huy được các thế mạnh của quốc gia và hạn chế được các yếu kém trong một số mặt như vốn, kỹ thuật, công nghệ…

-        Chính sách thị trường là các chính sách được đưa ra nhằm giúp quốc gia thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu theo những định hướng mà quốc gia đề ra, trên cơ sở là tích cực thâm nhập vào thị trường quốc tế, duy trì và mở rộng các thị trường quen thuộc, nắm bắt xu hướng và cơ hội tiếp cận thị trường mới.

-        Chính sách hỗ trợ là các chính sách đưa ra nhằm mục tiêu là đẩy mạnh xuất khẩu, tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho việc xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia. Chính sách hỗ trợ được chia làm 3 nhóm:

-          Nhóm biện pháp liên quan đến tổ chức nguồn hàng, cải biến cơ cấu xuất khẩu:

·         Xây dựng các mặt hàng chủ lực

·         Gia công xuất khẩu

·         Các biện pháp đầu tư liên quan đến tổ chức nguồn hàng, cải biến cơ cấu xuất khẩu

·         Xây dựng các khu kinh tế mở

-          Nhóm các biện pháp tài chính nhằm khuyến khích sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu

·         Tín dụng xuất khẩu

·         Trợ cấp xuất khẩu

·         Chính sách tỷ giá hối đoái

·         Thuế xuất khẩu và các ưu đãi về thuế

-          Nhóm các biện pháp về thể chế và xúc tiến xuất khẩu

b/Chính sách quản lý xuất khẩu:

-        Nhóm các chính sách thuế quan: quản lý việc xuất khẩu hàng hóa thông qua việc đánh thuế xuất khẩu (Mức thuế suất, mặt hàng chịu thuế, cách tính thuế, thời hạn nộp thuế đều được chính phủ quy định trong các nghị định và văn bản pháp luật)

-        Nhóm các chính sách phi thuế quan: quản lý việc xuất khẩu hàng hóa thông qua các biện pháp phi thuế quan (tương tự các biện pháp phi thuế quan áp dụng cho nhập khẩu)

Câu 75:

Chính sách hỗ trợ sản xuất, khuyến khích xuất khẩu được chia làm 3 nhóm:

-          Nhóm biện pháp liên quan đến tổ chức nguồn hàng, cải biến cơ cấu xuất khẩu:

+        Xây dựng các mặt hàng chủ lực: Đây là biện pháp mà tất cả các nước đều coi trọng và tập trung đầu tư phát triển. Mặc dù có chính sách là đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, nhưng các quốc gia vẫn đều có các chính sách xây dựng các mặt hàng chủ lực. Bởi mặt hàng chủ lực thường là các mặt hàng có điều kiện sản xuất trong nước hiệu quả hơn những mặt hàng khác, có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia.

+        Gia công xuất khẩu: là việc đưa các yếu tố sản xuất (nguyên liệu) từ nước ngoài về để sản xuất hàng hóa, nhưng không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu thu ngoại tệ chênh lệnh do tiền công mang lại. Đây là biện pháp mang lại không những hiệu quả kinh tế (tăng thu nhập, khắc phục khó khăn về thiếu nguyên liệu để sản xuất…) mà còn cả hiệu quả xã hội (góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân)

+        Các biện pháp đầu tư liên quan đến tổ chức nguồn hàng, cải biến cơ cấu xuất khẩu: đây là biện pháp có ý nghĩa quyết định để gia tăng xuất khẩu. Biện pháp này đưa ra những định hướng về xây dựng nguồn hàng xuất khẩu dồi dào, tập trung, có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó, tăng năng lực sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lơi cho sản xuất kinh doanh xuất khẩu.

+        Xây dựng các khu kinh tế mở: là việc xây dựng các khu vực có ranh giới địa lý xác định (biên giới hải quan), được nhà nước ban hành các biện pháp khuyến khích đặc biệt, nhằm mục tiêu thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Đây là biện pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng xuất khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế

-          Nhóm các biện pháp tài chính nhằm khuyến khích sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu:

+        Tín dụng xuất khẩu: đây là một dạng biện pháp hỗ trợ của nhà nước cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Khi các doanh nghiệp xuất khẩu xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài sẽ được hưởng một số ưu đãi như: vay tín dụng, chính sách đền bù… Trong một số trường hợp, bản thân nhà nước sẽ cho nước ngoài vay tiền với lãi suất ưu đãi để sử dụng số tiền đó mua hàng của nước cho vay.

+        Trợ cấp xuất khẩu: là việc chính phủ dành cho doanh nghiệp những lợi ích mà trong điều kiện thông thường doanh nghiệp không thể có, nhằm mục đích là nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên trường quốc tế. Bao gồm trợ cấp trực tiếp (bằng tiền và đã bị cấm) và trợ cấp gián tiếp (quảng cáo, triển lãm…)

+        Chính sách tỷ giá hối đoái: là nhân tố quan trọng trong chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu. Các chính sách xuất khẩu không thể tách rời việc xem xét tỷ giá hối đoái mà nước đó áp dụng.

+        Thuế xuất khẩu và các ưu đãi về thuế: đây là biện pháp rất ít được sử dụng. Biện pháp này không nhằm tăng thu cho ngân sách mà nhằm vào mục tiêu khác, như ở Việt Nam là nhằm nâng cao mức độ chế biến nguyên liệu thô của các nhà xuất khẩu.

-          Nhóm các biện pháp về thể chế và xúc tiến xuất khẩu

+        Các biện pháp về thể chế: là các biện pháp mà qua đó chính phủ tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ: đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương; ký kết các Hiệp ước quốc tế về tạo điều kiện thúc đẩy tự do buôn bán…

+        Các biện pháp xúc tiến xuất khẩu: là các hoạt động được thiết kế để tăng xuất khẩu của một quốc gia hay một công ty như :

·         Tham gia vào hội chợ thương mại, cử phái đoàn thương mại ra nước ngoài quảng cáo…

·         Thiết lập chiến lược phát triển mở rộng xuất khẩu

Câu 76:

            Nhóm các biện pháp để tạo nguồn hàng và cải biến cơ cấu xuất khẩu bao gồm 4 biện pháp:

-                      Xây dựng các mặt hàng chủ lực: Đây là biện pháp mà tất cả các nước đều coi trọng và tập trung đầu tư phát triển. Mặc dù có chính sách là đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, nhưng các quốc gia vẫn đều có các chính sách xây dựng các mặt hàng chủ lực. Bởi mặt hàng chủ lực thường là các mặt hàng có điều kiện sản xuất trong nước hiệu quả hơn những mặt hàng khác, có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia.

-                      Gia công xuất khẩu: là việc đưa các yếu tố sản xuất (nguyên liệu) từ nước ngoài về để sản xuất hàng hóa, nhưng không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu thu ngoại tệ chênh lệnh do tiền công mang lại. Đây là biện pháp mang lại không những hiệu quả kinh tế (tăng thu nhập, khắc phục khó khăn về thiếu nguyên liệu để sản xuất…) mà còn cả hiệu quả xã hội (góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân)

-                      Các biện pháp đầu tư liên quan đến tổ chức nguồn hàng, cải biến cơ cấu xuất khẩu: đây là biện pháp có ý nghĩa quyết định để gia tăng xuất khẩu. Biện pháp này đưa ra những định hướng về xây dựng nguồn hàng xuất khẩu dồi dào, tập trung, có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó, tăng năng lực sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lơi cho sản xuất kinh doanh xuất khẩu.

-                      Xây dựng các khu kinh tế mở: là việc xây dựng các khu vực có ranh giới địa lý xác định (biên giới hải quan), được nhà nước ban hành các biện pháp khuyến khích đặc biệt, nhằm mục tiêu thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Đây là biện pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

Ø  Ưu điểm:

-                      Nằm trong nhóm các biện pháp chiến lược để đẩy mạnh xuất khẩu, là các biện pháp được ưu tiên hàng đầu, có vai trò rất lớn và chủ yếu trong việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu của quốc gia

-                      Được xếp vào nhóm chiến lược vì chúng có tác dụng lâu dài và ổn định, không vi phạm các qui định của WTO. Một mặt, các biện pháp này tạo ra nguồn hàng xuất khẩu cho nước chủ nhà thông qua các nỗ lực xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nâng cao trình độ quản lí sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp. Mặt khác không làm mất đi sự công bằng trong cạnh tranh về hàng hóa cùng loại giữa hai quốc gia do đó được WTO khuyến khích áp dụng.

Ø  Nhược điểm:

Các biện pháp trong nhóm này có tác dụng rất lâu dài, có thể vài năm hoặc chục năm nên khó có thể đánh giá các rủi ro và tình khả thi chúng. Bên cạnh đó, việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là không hề dễ dàng do các đánh giá chủ quan, thiếu sự đồng bộ, chưa mang tính đón đầu hoặc phân tích chưa phù hợp với thực tiễn của các cơ quan chủ quản hoặc các bộ có liên quan. Do đó, nếu sau một thời gian dài vẫn không mang lại hiệu quả như mong muốn thì vô tình đã làm tiêu tốn nhiều nguồn lực của quốc gia và làm mất đi lợi thế cạnh tranh mà nước đó đáng lẽ có được.

Câu 77:

            Nhóm các biện pháp tài chính nhằm khuyến khích sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu bao gồm:

-                      Tín dụng xuất khẩu: đây là một dạng biện pháp hỗ trợ của nhà nước cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Khi các doanh nghiệp xuất khẩu xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài sẽ được hưởng một số ưu đãi như: vay tín dụng, chính sách đền bù… Trong một số trường hợp, bản thân nhà nước sẽ cho nước ngoài vay tiền với lãi suất ưu đãi để sử dụng số tiền đó mua hàng của nước cho vay.

-                      Trợ cấp xuất khẩu: là việc chính phủ dành cho doanh nghiệp những lợi ích mà trong điều kiện thông thường doanh nghiệp không thể có, nhằm mục đích là nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên trường quốc tế. Bao gồm trợ cấp trực tiếp (bằng tiền và đã bị cấm) và trợ cấp gián tiếp (quảng cáo, triển lãm…)

-                      Chính sách tỷ giá hối đoái: là nhân tố quan trọng trong chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu. Các chính sách xuất khẩu không thể tách rời việc xem xét tỷ giá hối đoái mà nước đó áp dụng.

-                      Thuế xuất khẩu và các ưu đãi về thuế: đây là biện pháp rất ít được sử dụng. Biện pháp này không nhằm tăng thu cho ngân sách mà nhằm vào mục tiêu khác, như ở Việt Nam là nhằm nâng cao mức độ chế biến nguyên liệu thô của các nhà xuất khẩu.

            a/Ưu Điểm: Được xếp vào nhóm biện pháp đòn bẩy nhờ có tác dụng nhanh, mạnh, tức thời. Khác với nhóm các biện pháp tạo nguồn hàng và caỉ biến cơ cấu xúc khẩu, nhóm biện pháp này khi được áp dụng sẽ có tác dụng ngay tức thì và hiệu quả có thể thấy được nhanh chóng.

            b/ Nhược Điểm: Có xu hướng vi phạm qui định của WTO vì nhóm các biện pháp này dù được áp dụng dưới bất kì hình thức nào đều gây ra sự bất lợi thế cho các doanh nghiệp sản xuất của nước nhập khẩu vì họ bị mất lợi thế cạnh tranh về giá cả, chưa kể đến số lượng và chất lượng hàng hóa. Thêm vào đó, các biện pháp này cũng có thể gây ra sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp xuất khẩu và các doanh nghiệp không xuất khẩu do có sự trợ giúp của chính phủ, do đó càng không được WTO khuyến khích sử dụng.

Câu 78:

a/K/n:  Hàng chủ lực là những hàng hóa có điều kiện sản xuất ở trong nước với hiệu quả kinh tế cao hơn những hàng hóa khác; có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định , chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia

b/Điều kiện cơ bản của một mặt hàng chủ lực:

-          Có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và luôn cạnh tranh được trên thị trường đó

-          Có nguồn lực để tổ chức sản xuất và sản xuất với chi phí thấp để thu được lợi trong buôn bán

-          Có khối lượng kim ngạch lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước

c/Ý nghĩa:

            Việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực luôn được tất cả các nước coi trọng và tập trung đầu tư phát triển. Bởi nó có ý nghĩa rất lớn:

-                      Mở rộng quy mô sản xuất trong nước, trên cơ sở đó kéo theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, mở rộng và làm phong phú thị trường nội địa

-                      Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, từ đó góp phần tăng ngân sách nhà nước, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

-                      Tạo điều kiện giữ vững, ổn định thị trường xuất khẩu và nhập khẩu

-                      Tạo cơ sở vật chất để mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật với nước ngoài

d/ 5 mặt hàng chủ lực của Việt Nam:

Xét năm 2010, 5 mặt hàng chủ lực đứng đầu trong tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam bao gồm:

-                      Dệt, may

            Năm 2010, ngành dệt may có kim ngạch xuất khẩu lên tới hơn 11 tỷ USD. So với năm 2001, kim ngạch xuất khẩu chỉ là 2 tỷ USD (tăng hơn 5 lần). Hiện nay, việc đầu tư vào ngành dệt may vẫn tiếp tục, đặc biệt là số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào dệt may của Việt Nam ngày càng tăng (chủ yếu là Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông). Thị trường xuất khẩu chủ yếu của dệt may Việt Nam là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Hiện nay, Việt Nam thuộc nhóm 10 nước đứng đầu về xuất khẩu hàng dệt may.

-                      Giày dép

            Từ năm 2001 đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng giày dép đã tăng gấp 3 lần (năm 2001 – 1,6 tỷ USD, năm 2010 – 5 tỷ USD). Thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Hiện nay, EU đã chính thức quyết định ngừng áp dụng thuế chống bán phá giá với mặt hàng giày dép của Việt Nam nên tạo điều kiện thuận lợi cho mặt hàng giày dép của Việt Nam phát triển, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này.

-                      Thủy sản

            Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2010 của Việt Nam đạt gần 5 tỷ USD (chiếm gần 7%). Thị trường chính của mặt hàng này là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Trong những năm tới, nước ta dự kiến mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước như Hàn Quốc và Trung Quốc…

-                      Dầu thô

            Trong các năm gần đây, sản lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam giảm dần, đến năm 2010 giảm còn 8 triệu tấn/năm (dành dầu cho nhà máy lọc dầu Dung Quất), kim ngạch xuất khẩu dầu thô năm 2010 được gần 5 tỷ USD. Hiện nay, giá dầu thô trên thế giới đang ngày càng tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu dầu thô

-                      Điện tử, máy tính và linh kiện

            Tuy có tới 95-98% sản phẩm điện tử, tin học xuất đi từ Việt Nam là của các DN có vốn đầu tư nước ngoài nhưng ngành điện tử lại đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này tăng gấp 5 lần trong vòng 10 năm 2001- 2010 (năm 2001 – 700 triệu USD, năm 2010 – hơn 3,5 tỷ USD).

Câu 79:

            a/Việc xây dựng các mặt hàng chủ lực có thể được thực hiện thông qua 2 quá trình:

-                      Được hình thành qua quá trình thâm nhập vào thị trường nước ngoài, qua những cuộc cọ sát cạnh tranh mãnh liệt trên thị trường thế giới. Sự cạnh tranh đó sẽ kéo theo việc tổ chức sản xuất trong nước trên quy mô lớn, chất lượng phù hợp với đòi hỏi của người tiêu dùng. Nếu mặt hàng đó có thể duy trì được trước những sự cạnh tranh trên thị trường thế giới thì sẽ liên tục phát triển, hình thành nên mặt hàng chủ lực.

-                      Cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành hoạch định phát triển quốc gia sẽ dự kiến, đánh giá triển vọng của một ngành hàng nào đó. Từ đó, xây dựng, phát triển mặt hàng đó thành mặt hàng chủ lực.

            Vd:  rau, hoa quả, máy vi tính…

b/Thực tiễn Việt Nam:

Việt Nam từng chọn 2 mặt hàng chủ lực để phát triển là mặt hàng rau hoa quả và máy vi tính trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2001-2010. Tuy nhiên, đến thời điểm này, 2 nhóm hàng này vẫn chưa trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta như dự kiến. Đặc biêt, mặt hàng máy vi tính được kì vọng rất cao nằm trong nhóm hàng chế biến chính, tuy có tăng nhưng tăng rất chậm và không đạt được chỉ tiêu đề ra. Trong thời gian tới, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nên tránh lựa chọn các mặt hàng có chất thô cao như than đá hay dầu thô vì giá hàng xuất khẩu thấp mà nhập khẩu về lại rất cao.

                       

  

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: