chinh sach thuong mai quoc te 2
Câu 16: Nội dung lí thuyết vòng đời sản phẩm quốc tế
Nội dung:
+ giai đoạn 1: Giới thiệu sản phẩm: Khi mới được giới thiệu , thì việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn mang tính chưa chắc chắn và phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp công nhân lành nghề và khoảng cách gần gũi với thị trường. Lúc đó sản phẩm sẽ được sản xuất với chi phí cao và xuất khẩu bởi các nước lớn và giàu có.
+ giai đoạn 2: Sản phẩm chín muồi: công nghệ sản xuất dần trở nên chuẩn hoá và được phát triển rộng rãi. Thị trường tiêu thụ mở rộng tạo điều kiện cho việc tổ chức sản xuất trên qui mô lớn với chi phí thấp. Các quốc gia dồi dào tương đối về vốn có thể bắt chước công nghệ sản xuất, và lợi thế so sánh được chuyển từ nước phát minh sang các quốc gia này . Đồng thời nước phát minh khi đó có thể chuyển đổi vai trò từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu
+giai đoạn 3: Sản phẩm chuẩn hoá : Khi công nghệ trở nên hoàn toàn được chuẩn hoá, quá trình sản xuất có thể được chia ra thành nhiều công đoạn khác nhau và tương đối đơn giản. Lợi thế so sánh được chuyển tới những nước đang phát triển, nơi có lao động dồi dào và mức lương thấp , và những nước này trở thành nước xuất khẩu ròng.
Kết luận: vòng đời sản phẩm bắt đầu ở các nước giàu , khi mà chúng được sản xuất với chi phí cao và xuất khẩu đi với một mức giá cao( giá hớt ván) bởi các nước lớn và giàu có. Sau khi công nghệ đã được trở nên chuẩn hoá thì lợi thế so sánh sẽ được chuyển sang cho các quốc gia dồi dào tương đối về vốn ( Tây Âu , Nhật Bản) để sản xuất trên qui mô lớn với chi phí thấp, đồng thời có thể đem xuất khẩu lại cho nước phát minh. Cuối cùng , khi công nghệ đã hoàn toàn chuẩn hoá ,lợi thế so sánh được chuyển sang các nước đang phát triển ,và các nước này trở thành nước xuất khẩu và vòng đời sản phẩm kết thúc. Như vậy các phát minh có thể ra đời ở các nước giàu nhưng không có nghĩa là quá trình sản xuất chỉ được thực hiện ở các nước đó. Các nhân tố cần thiết cho sản xuất một sản phẩm sẽ thay đổi tuỳ theo vòng đời của sản phẩm đó chứ không phải chỉ được sản xuất tại những nước có điều kiện thích hợp nhất.(như nước phát minh).
Câu 17: Nội dung lí thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của M. Porter.
4 yếu tố chính:
+ điều kiện về các yếu tố sản xuất:
· Sự phong phú dồi dào của các yếu tố sản xuất: các quốc gia có lợi hơn khi sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều các yếu tố đầu vào mà quốc gia đó có nhiều ( lao động rẻ , vốn , nguyên vật liệu dồi dào) – tuy nhiên vịêc tạo ra lợi thế cạnh tranh phụ thuộc nhiều vào cách sử dụng , cải tiến , chuyên biệt hoá đầu vào hơn là số lượng đầu vào .
· Bao gồm đầu vào cơ bản( tài nguyên , khí hậu , lao động giản đơn) và đầu vào cao cấp( cơ sơ hạ tầng hiện đại , lao động trình độ cao). Có đầu vào chung cho các ngành và đầu vào chuyên ngành. Các đầu vào cao cấp thường là các đầu vào chuyên ngành và có vai trò quyết định và bền vững hơn trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh. Tóm lại, lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào vịêc tạo ra các đầu vào( đầu vào do con người tạo ra có tầm quan trọng hơn )
+điều kiện về cầu: nhu cầu trong nước xác định mức đầu tư, tốc độ và động cơ đổi mới của các doanh nghiệp trong nước.
· . Nhu cầu thường gồm nhiều phân đoạn : một phân đoạn có dung lượng lớn sẽ thu hút doanh nghiệp ưu tiên đáp ứng, phân đoạn nhu cầu đòi hỏi lợi thế cạnh tranh cao cấp giúp doanh nghiệp cải tiến lợi thế cạnh tranh để tiếp tục duy trì vị trí trên thị trường đó. Người mua đòi hỏi cao sẽ tạo áp lực đáp ứng các tiêu chuẩn cao về chất lượng , đặc tính kĩ thuật, nhờ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh. Nhu cầu trong nước lan toả sang các nước khác, doanh nghiệp sẽ được lợi vì được tiếp cận đến các khách hàng có yêu cầu cao
· Mức độ cạnh tranh trong nước: số lượng người mua nhiều sẽ tạo sự đa dạng về nhu cầu và sức ép cạnh tranh giữa họ, nhờ đó mở rộng thông tin thị trường và thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến kĩ thuật
· Tốc độ tăng trường của nhu cầu trong nước nhanh sẽ kích thích doanh nghiệp liên tục đổi mới , cải tiến , tạo sức ép giảm giá , tạo ra đặc tính mới của sản phẩm ,nâng cao hiệu quả sản xuất , nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình
+ các ngành hỗ trợ và có liên quan:
· Lợi thế cạnh tranh của các ngành hỗ trợ và liên quan sẽ tạo ra lợi thế tiềm tàng cho doanh nghiệp như cung ứng trong thời gian ngắn với chi phí thấp , duy trì quan hệ hợp tác liên tục.
· Các nhà cung ứng giúp doanh nghiệp nhận thức các phương pháp và cơ hội mới , các doanh nghiệp ở khâu sau là nơi kiểm chứng cho các đề xuất cải tiến của nhà cung ứng, trao đổi về nghiên cứu và phát triển để tìm ra giải pháp nhanh và hiệu quả hơn
+chiến lược , cơ cấu và môi trường cạnh tranh:
· Những khác biệt về trình độ quản lí và kĩ năng tổ chức như trình độ học vấn và hướng đích của cán bộ quản lí, sức mạnh động cơ cá nhân , các công cụ ra quyết định, quan hệ với khách hàng , thái độ đối với hoạt động quốc tế, quan hệ giữa người lao động và bộ máy quản lí..tạo ra lợi thế hoặc bất lợi cho doanh nghiệp.( cơ cấu doanh nghiệp là yếu tố quan trọng phản ánh hướng phát triển cuả doanh nghiệp)
· Đồng thời cạnh tranh trong nước có vai trò rất lớn trong quá trình đổi mới và thành công trên thị trường quốc tế: sức ép cải tiến để tạo lợi thế cạnh tranh trong nước là bước chuẩn bị tốt khi phải chịu áp lưc cạnh tranh ở nước ngoài.
*Cơ hội và chính phủ:
· Chính phủ tác động tích cực hoặc tiêu cực đến 4 yếu tố trên:
Tác động tới Điều kiện đầu vào: thông qua trợ cấp , chính sách thị trường vốn , chính sách giáo dục , y tế
Tác động tới nhu cầu trong nước: có thể xác lập tiêu chuẩn hoặc quy định cụ thể về sản phẩm trong nước…
Tác động đến các ngành hỗ trợ: kiểm soát các phương tiện quảng cáo hoặc các quy định về dịch vụ hỗ trợ
Tác động đến chiến lược…:quy định về thị trường vốn , chính sách thuế , luật chông độc quyền..
· Tồn tại các cơ hội đặc biệt ảnh hường đến lợi thế cạnh tranh: như sự thay đổi bất ngờ về công nghệ, thay đổi giá đầu vào , thay đổi thị trường chứng khoán , tỷ giá hối đoái,quyết định chính trị của các chính phủ nước ngoài…..Cần nắm bắt những cơ hội trên để tạo ra các lợi thế đáp ứng những điều kiện mới và khác biệt, giúp dịch chuyển vị thế cạnh tranh.
Câu 18: Vai trò của chính phủ trong lý thuyết lợi thế cạnh tranh :
+ phạm vi tác động: có thể tác động đến lợi thế cạnh tranh của quốc gia thông qua 4 nhóm nhân tố xác định lợi thế cạnh tranh là điều kiện các yếu tố đầu vào, nhu cầu trong nước , các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan, và chiến lược , cơ cấu và môi trường cạnh tranh. Ảnh hưởng của các tác động có thể tích cực hoặc tiêu cực.
+ Nguyên tắc tác động: khuyến khích sự thay đổi, kích thích cạnh tranh trong nước , thúc đẩy đổi mới và cải tiến.
+Một số chính sách nâng lợi thế cạnh tranh quốc gia:
- Định hướng phát triển thông qua chiến lược , quy hoạch , kế hoạch , chính sách phát triển kinh tế. Định hướng phát triển đóng vai trò như một kim chỉ nam hướng dẫn các quyết định , hành động và quan niệm của tất cả các đối tượng trong nền kinh tế.
- Tạo môi trường pháp lý và kin tế cho các chủ thế kinh tế hoạt động và cạnh tranh lành mạnh
- Điều tiết hoạt động và phân phối lợi ích một cách công bằng thông qua sử dụng công cụ ngân sách, thuế khoá , tín dụng.. Tăng trưởng kinh tế không phải là một mục đích tự thân mà là một phương tiện mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn . Do vậy điều hành chính phủ cần phải chú trọng đến các giá trị công bằng xã hội , bình đẳng, và cơ hội ngang bằng cho mọi người
- Kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế theo đúng pháp luật và chính sách đề ra
Câu 19:
Đặc điểm của ngoại thương trong một nền kinh tế mở có quy mô nhỏ:
+Khái niệm: nền kinh tế mở quy mô nhỏ là một nền kinh tế không có các rào cản thương mại chấp nhận giá cho cả hàng xuất khẩu và nhập khẩu. quy mô nhỏ thể hiện ở lượng cung và cầu của quốc gia nhỏ( xuất nhập khẩu nhỏ). Giá của sản phảm thị trường trong nước không bị ảnh hường bởi các nước khác.
+Đặc điểm:
· Giá cả của những hàng hoá và dịch vụ mậu dịch được xác định khi chúng được đưa vào thị trường quốc tế
· Giá cả của hàng hoá và dịch vụ phi mậu dịch( được sản xuất và bán trong nước nhưng không đi vào luồng thương mại quốc tế ) được xác định bởi cung và cầu của thị trường trong nước
· trong nền kinh tế mở quy mô nhỏ, nếu mọi yếu tố khác cân bằng , thì sự thay đổi về cung và cầu sẽ dẫn đến sự thay đổi về số hàng xuất khẩu và nhập khẩu hơn là thay đổi về giá trong nước .
+giải thích:
· xuất khẩu:
ngoại thương làm nâng giá hàng xuất khẩu lên trên mức của tình trạng tự cung tự cấp. Gía cân bằng sẽ là giá quốc tế, và lượng hàng cung vượt quá lượng hàng cầu ở giá đó sẽ được xuất khẩu
Khi nhập khẩu xảy ra , giá trên thế giới phải thấp hơn giá của tình trạng tự cung tự cấp. lượng hàng cầu vượt quá lượng hàng cung trong nước được đáp ứng bằng nhập khẩu.
Tại giá hay giá trị xác định nào đó của các yếu tố làm ảnh hưởng đến lượng hàng cầu, người tiêu dùng quyết định tiêu thụ ít đi loại hàng xuất khẩu, làm cho đường cầu của họ dịch chuyển về bên trái, làm tăng lên lượng hàng được xuất khẩu tại mức giá quốc tế. Hoặc cũng có thể quyết định tiêu dùng nhiều hơn loại hàng nhập khẩu , làm cho đuờng cầu dịch chuyển về bên phải , làm tăng lên lượng hàng được nhập khẩu
Ví dụ khác : sự tăng lương trong nước sẽ làm tăng chi phí sản xuất của cả hai loại hàng xuất khẩu và nhập khẩu, điều đó sẽ làm giảm lượng cung trong nước ở mỗi mức giá , nghĩa là đường cung đi lên, từ đó dẫn đến sự tăng lên của lượng hàng nhập khẩu và giảm xuống của hàng xuất khẩu…..
Câu 20: phân tích các lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế:
+ sử dụng khả năng dư thừa :
Khả năng sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa là điều thường xảy ra . Vì không thể chuyển tài nguyên hay khả năng sản xuất sang quy trình sản xuất hàng hoá khác nên doanh nghiệp tìm kiếm lợi ích từ thị trường ngoài nước nhằm tận dụng khả năng sản xuất dư thừa. Những nước nhỏ thường thương mại nhiều hơn những nước lớn, vì kỹ thuật sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp phải sản xuất với quy mô lớn nếu họ muốn có hiệu quả lớn hơn nhu cầu thị trường nội địa.
+giảm chi phí :
Một doanh nghiệp có thể giảm được 20-30%chi phí mỗi lần sản lượng của nó được tăng lên gấp 2 lần. Sự giảm giá có thể được thực hiện được là do: trang trải chi phí cố định nhờ có sản lượng lớn hơn, gia tăng hiệu quả nhờ kinh nghiệm sản xuất với số lượng lớn, vận chuyển và mua nguyên liệu với số lượng lớn. Nhờ giảm được chi phí mà hàng hoá của doanh nghiệp có sức cạnh tranh. Một cách để gia tăng sản lượng là tìm đến thi trường toàn cầu
+ mở rộng thị trường , kéo dài vòng đời sản phẩm:
Doanh nghiệp có thể bán sản phẩm ở cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Nhưng có thể thu được nhiều lợi ích nhiều hơn ở nước ngoài , vì đó là giai đoạn đang phát triển của sản phầm ở thi trường nước ngoài nên việc giảm giá là không cần thiết, .
+phân tán các rủi ro:
Bằng cách mở rộng thị trường ra nước ngoài, nhà sản xuất có thể tối thiểu hoá các biến động về nhu cầu, họ có thêm nhiều khách hàng , do đó có thể giảm được nguy cơ bị mất một khách hàng riêng rẽ nào hay một ít khách hàng.
+cơ hội nhập khẩu:
Bằng cách mở rộng thị trường, doanh nghiệp có thể tìm kiếm được nguồn cung cấp rẻ hay các bộ phận có chấp lượng hơn để sử dụng cho quy trình sản xuất của họ, hoặc có thể đang tìm kiếm một mặt hàng mới để bổ sung cho số mặt hàng đang có của họ, giúp doanh nghiệp tránh được nguy cơ phụ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp nào.
Câu 21: phân tích các lợi ích của quốc gia khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế:
+ tiêu dùng nhiều hơn , đa dạng hơn : thông qua ngoại thương, nhập khẩu để phục vụ cho tiêu dùng , thoả mãn nhu cầu tiêu dùng đa dạng của nhân dân khi mà việc sản xuất hàng hoá đó trong nước trở nên quá tốn kém hoặc không đủ điều kiện để sản xuất như thuốc chữa bệnh , đồ điện gia dụng , lương thực , thực phẩm
+đa dạng hoá sản phẩm và thị trường ( nhằm phân tán rủi ro) :
Thông qua ngoại thương , các doanh nghiệp tìm kiếm được các mặt hàng mới từ nước ngoài để bổ sung cho mặt hàng hiện có của họ , giúp đa dạng hoá sản phẩm trên thị trường. Đồng thời , họ còn tìm kiếm được các thị trường mới để phân phối sản phẩm cũng như các nguồn cung ứng nguyên liệu rẻ, phù hợp , để tránh bị phụ thuộc vào một thị trường và phân tán rủi ro.
+đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô( lợi ích hiệu quả từ việc tăng quy mô): đối với những ngành có hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, hoạt động thương mại quốc tế sẽ tạo ra thị trường có dung lượng lớn, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào thiết bị , nhà xưởng sản xuất quy mô lớn ,phát triển công nghệ và nâng cao năng suất , đạt được hiệu quả kinh tế cao
+thúc đẩy cạnh tranh( giảm nguồn lợi thị trường của các công ty trong nước): các doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế, thu được thêm nguồn lợi từ thị trường nước ngoài , thu được nhiều lợi ích hơn. Điều này thúc đẩy cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước, buộc họ cải tiến lợi thế cạnh tranh để tiếp tục tồn tại trên thị trường
+hợp lí hoá sản xuất và phân phối ( loại bỏ các công ty kém hiệu quả): thương mại quốc tế tạo sức ép cải tiến , đổi mới trong sản xuất và phân phối sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường, gây sức ép cho các đối thủ cạnh tranh hiện tại. thu hút đối thủ mới nhập cuộc , đồng thời loại bỏ các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả ra khỏi thị trường
Câu 22: “không có ngoại thương thì không tồn tại các quan hệ kinh tế đối ngoại”
+ đúng
+giải thích:
· Ngoại thương ra đời sớm nhất ( từ thời kì chiếm hữu nô lệ)
· Ngoại thương dẫn đến các quan hệ kinh tế đối ngoại khác: đầu tư, di chuyển sức lao động , tiền tệ quốc tế , chuyển giao công nghệ.
---Đầu tư: các chủ đầu tư trong nước thường đầu tư ra nước ngoài do khả năng tận dụng nguồn vốn sẵn có , dư thừa trong nước, đồng thời khai thác những lợi thế của nước nhận đầu tư: như lao động , tài nguyên , phong phú, những ưu đãi khác của nước nhận đầu tư, nhờ vậy mà đầu tư ra nước ngoài đem lại nhiều lợi ích hơn so với đầu tư trong nước.( các công ty chế bin mì ăn liền Việt Nam đầu tư vào Nga , Ucraina, sử dụng nguồn sản phẩm bột mì tại chỗ , tạo ra được sản phẩm mì ăn liền hợp khẩu vị người Châu Âu…)
Đầu tư còn giúp các công ty phát triển vốn vô hình của mình: như thương hiệu , công nghệ ( cà phê Trung Nguyên, phở 24…)
---Di chuyển sức lao động , tiền tệ quốc tế: di chuyển lao động ra nước ngoài sẽ tạo cơ hội sử dụng số lao động thất nghiệp vào việc sản xuất ra hàng hoá dịch vụ tại nước khác mang lại thu nhập cho người lao động, , góp phần làm dịch chuyển tiền tệ quốc tế nhờ việc người lao động gửi về nước trang trải đóng góp vào thu nhập gia đình.
Di chuyển lao động ra nước ngoài làm việc còn là điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư theo chiều sâu , nâng cao sức cạnh tranh , mở rộng thị trường hàng hoá , dịch vụ , chất lượng nguồn lao động được đào tạo bài bản sẽ tăng lên trong quá trình làm việc ở nước ngoài, đây là động lực góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển theo hứơng công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước.
---Chuyển giao công nghệ: các chủ đầu tư thường là các nước lớn và phát triển, họ thường chuyển giao công nghệ cũ sang nước nhận đầu tư vì những lợi ích sau:
Kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí khấu hao công nghệ: khi dây chuyền công nghệ cũ đang vận hành nhưng họ đá sáng tạo ra công nghệ mới . Vì muốn ứng dụng công nghệ mới trong khi vẫn tiếp tục khai thác công nghệ cũ , nên họ đã chuyển giao công nghệ ra nước ngoài dưới hình thức đầu tư trực tiếp
Kéo dài vòng đời sản phẩm ở nước ngoài: khi sản phẩm đã đến giai đoạn bão hoà , hay suy thoái ở nước chủ đầu tư , họ thường tìm cách làm mới bằng cách đầu tư vào tiêu thụ sản phẩm đó ở nước ngoài
Câu 23: chức năng của ngoại thương với tư cách là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội:
+ tạo vốn cho quá trình mở rộng đầu tư sản xuất: thông qua ngoại thương , có thể giải quyết nguồn vốn để nhập khẩu thiết bị , máy mọc, công nghệ đầu tư cho sản xuất, bao gồm : vốn từ hoạt động xuất khẩu ,đầu tư nước ngoài , vay nợ , viện trợ.. trong đó nguồn vốn từ hoạt động xuất khẩu là quan trọng và chiếm tỷ lệ cao nhất.
+ chuyển hoá giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước và thích ứng chúng với nhu của tiêu dùng và tích luỹ : nhất là ở những nước kém phát triển nhờ có xuất nhập khẩu , bằng việc xuất đi những sản phẩm dưới dạng nguyên liệu, sản phẩm tiêu dùng công nghiệp nhẹ, nông nghiệp và nhập về máy móc , thiết bị và nguyên liệu cho sản xuất hoặc nhập về các sản phẩm mà trong nước chưa có khả năng sản xuất để phục vụ tiêu dùng , từ đó làm thay đổi cơ cấu sản phẩm xã hội
+góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.: khi tham gia vào trao đổi hàng hoá trên thị trường thế giới , nền kinh tế nước ta phải chấp nhận những nguyên tắc cạnh tranh trên thị trường, đòi hỏi hoạt động ngoại thương phải tính toán lỗ lãi , giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời , mở cửa nền kinh tế còn giúp hình thành thay đổi cơ chế quản lí kinh tế trong nước , tháo gỡ những ràng buộc , càn trở hoạt động ngoại thương..để taọ điều kiện kinh doanh có hiệu quả.
Câu 24: Ngoại thương đóng góp trong vấn đề giải quyết vốn và công nghệ trong quá trình phát triển nền kinh tế:
+ Vai trò tạo vốn của xuất khẩu:
Để công nghiệp hoá đất nước trong thời gian ngắn , đòi hỏi ta phải có một số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị, kĩ thuật , công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể từ nhiều nguồn khác nhau như xuất khẩu , đầu tư nước ngoài , vay nợ , viện trợ,.. tuy nhiên nguồn vốn từ xuất khẩu là chủ yếu và quan trọng nhất, vì các nguồn vốn còn lại kể trên cũng phải trả ở thời kì sau này. Có thể thấy, nguồn thu về từ xuất khẩu hàng hoá luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng nguồn thu hoạt động ngoại tệ( 1991-1995: 66% ; 1996-2000: 50%)
+nhập khẩu công nghệ:
Thiếu vốn, trình độ sản xuất còn yếu kém đòi hỏi ta phải nhập khẩu công nghệ cũ , khi công nghệ đã được chuẩn hoá và quá trình sản xuất tương đối đơn giản , cần một lực lượng lao động dồi dào và chi phí thấp(vòng đời của sản phẩm), trên cơ sở đó cải tiến công nghệ nhập khẩu , tiến tới kết hợp ứng dụng , cải tiến và sáng tạo để tạo ra những công nghệ có chất lượng cao và mới riêng của nước ta.
+thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài , chuyển giao công nghệ:
Với điều kiện thuận lợi là nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có và nguồn lao động rẻ dồi dào, ta thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn vào phát triển sản xuất , hình thành các công ty có vốn nước ngoài.. Nền công nghiệp trong nước hiện nay còn yếu, trình độ thấp , nên thông qua con đường ngoại thương , ta thức hiện một quá trình chuyển giao công nghệ , tranh thủ công nghệ mới của nước ngoài, áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta.
Câu 25: ngoại thương đóng góp trong vấn đề giải quyết việc làm và sử dụng tài nguyên có hiệu quả trong quá trình phát triển kinh tế:
+giải quyết việc làm:
· Xuất khẩu:
- Ví dụ: Ở Việt Nam, khả năng đầu tư thấp và sức mua kém nên sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ ở trong nước chậm chạp , không tạo được bao nhiêu việc làm, . Vì vậy cần đưa lao động vào tham gia phân công lao động quốc tế để giải quyết vấn đề thất nghiệp ở nước ta hiện nay
- Khuyến khích người lao động làm việc tại các xí nghiệp , công ty có vốn đầu tư nước ngoài
- Xuất khẩu lao động cũng là một cách để giải quyết vấn đề này
- Sản xuất , chế biến và dịch vụ hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc..
· Nhập khẩu:
Gia công xuất khẩu: nhập một lượng hàng hoá để gia công => tạo việc làm…
Nhập khẩu máy móc , thiết bị , công nghệ , đầu tư phát triển sản xuất:=>tạo công ăn việc làm.
Đảm bảo đầu vào cho sản xuất, khôi phục những ngành nghề cũ , mở ra những ngành nghề mới , tạo nhiều việc làm ổn định cho người lao động
+ Sử dụng tài nguyên: tìm được giá bán tốt nhất, nhập khẩu với giá tốt nhất:
Ngoại thương sẽ giúp cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường , tìm kiếm được những cơ hội hợp tác tốt nhất , đồng thời tìm được các nguồn cung cấp nguyên liệu phù hợp và rẻ giúp doanh nghiệp có đuợc khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường xuất khẩu
Câu 26:nói sản xuất quyết định sự phát triển của ngoại thương có đúng ko? Giải thích mối quan hệ này trong điều kiện của nước ta:
+ Đúng
+ Sản xuất tác động đến xuất khẩu :
Sản xuất giúp xác định quy mô, tốc độ tăng trưởng cúa hoạt động xuất nhập khẩu thông qua:
Kim ngạch xuất khẩu hàng năm
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: sản xuất các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu dựa vào nguồn lực sẵn có trong nước, một nước sẽ xác định được mặt hàng mình có lợi thế để sản xuất và đem đi xuất khẩu.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Hiệu quả của hoạt động xuất khẩu
+ Sản xuất tác động đến nhập khẩu:
Sản xuất trong nước để hạn chế tình trạng nhập siêu, tiết kiệm ngoại tệ
Sản xuất để xác định được các yếu tố cần nhập khẩu
Sản xuất để tạo ra mặt hàng xuất khẩu=> từ đó mở rộng được thị trường nhập khẩu các nguồn cung cấp nguyên vật liệu rẻ, phù hợp
Sản xuất để ứng dụng các công nghệ , thiết bị đã được nhập khẩu , đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá, làm thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu
- Sản xuất cũng ảnh hường tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu nếu:
+ Hàng hoá xuất khẩu đi hoặc nhập về kém về chất lượng gây tác động xấu đến hiệu quả hoạt động ngoại thương
+ Nếu sản xuất quá nhiều: sẽ có nguy cơ bị ép giá khi đem hàng hoá đi giao dịch trên thị trường quốc tế
+Giải thích trong điều kiện Việt Nam:
Việt Nam khuyến khích sản xuất để xuất khẩu nhằm khai thác hơn nước các nguồn lực sẵn có , dồi dào trong nước về lao động , nguyên liệu rẻ, xuất khẩu để tạo nguồn vốn cho nhập khẩu=> tiến tới xuất khẩu đạt hiệu quả ngày càng cao và bền vững, thúc đấy tăng trưởng kinh tế
Chỉ khuyển khích nhập khẩu bổ sung vì những hạn chế nhất định : vì khan hiếm ngoại tệ , và hiện nước ta không thể nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp để phục vụ phát triển nông nghiệp như những nước có tiềm lực phát triển công nghiệp cao, vì thế cần tập trung phát triển sản xuất trong nước, dựa vào nguồn lực trong nước, chỉ nên nhập khẩu bổ sung để phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc tư liệu phục vụ sản xuất
Xem trong mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu
Câu 27: ngoại thương tác động đến việc mở rộng khả năng tiêu dùng nội địa:
+nhập khẩu hàng trong nước sản xuất chưa đủ hoặc chưa sản xuất được:
Đây là hoạt động quan trọng của ngoại thương để phục vụ cho tiêu dùng , thoả mãn nhu cầu tiêu dùng đa dạng của nhân dân khi mà việc sản xuất hàng hoá đó trong nước trở nên quá tốn kém hoặc không đủ điều kiện để sản xuất như thuốc chữa bệnh , đồ điện gia dụng , lương thực , thực phẩm…
+ nhập khẩu tư liệu sản xuất hàng tiêu dùng: nhập khẩu máy móc , thiết bị , nguyên liệu cần thiết cho sản xuất mà hiện tại nền kinh tế không có hoặc chưa đủ khả năng cung ứng
+tác động thay đổi nhu cầu tiêu dùng:
-quan hệ buôn bán với nước ngoài làm cho tình trạng tiêu dùng trong nước biến đổi, đặt ra những yêu cầu cao hơn cả về số lượng và chất lượng, kiểu , mốt , thẩm mỹ của hàng tiêu dùng => sản xuất trong nước cần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng để có thể cạnh tranh với hàng ngoại.
-khi phần lớn lực lượng lao động được trả lương cao hơn, sẽ tạo thêm nhu cầu đối với các mặt hàng tiêu dùng như thực phẩm , quần áo => thúc đẩy phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa.
-cải tạo tập quán tiêu dùng lạc hậu, hình thành phương thức tiêu dùng mới phù hợp với lối sống văn minh , hiện đại
+ví dụ minh hoạ: TỰ XỬ NHA MẤY ĐỨA. JL
Câu 28: tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu , tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu: khái niệm và ý nghĩa
+tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu:
· Khái niệm : là đại lượng so sánh giữa khoản thu ngoại tệ do xuất khẩu (DTxk) đem lại so với số chi phí bản tệ phải chi ra (Cxk) để có được số ngoại tệ đó….
Rxk = DT xk ( bằng ngoại tệ) / CPxk( bằng nội tệ)
· Ý nghĩa: đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính hoạt động xuất khẩu
· Ví dụ: Tổng doanh thu xuất khẩu của một doanh nghiệp là 2 triệu USD, tổng chi phí đầu vào là 40000 triệu VNĐ , tương đương 1USD/20.000VNĐ., nghĩa là để có được 1USD khi xuất khẩu , công ty đã phải chi ra 20.000 VNĐ
+tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu:
· Khái niệm: là đại lượng so sánh giữa khoản thu (tính bằng bản tệ) do việc nhập khẩu đem lại (DTnk) với số chi phí đầu vào ( tính bằng ngoại tệ) đã phải bỏ ra để mua bán hàng nhập khẩu (CPnk) …..
Rnk = DTnk ( bằng nội tệ)/ CPnk ( bằng ngoại tệ)
· Ý nghĩa: đánh giá hiệu quả tài chính hoạt động nhập khẩu
· Ví dụ: tổng doanh thu khi doanh nghiệp đem bán trên thị trường nội địa số hàng nhập khẩu về là 10.000 triệuVNĐ, và chi phí cho vịêc nhập khẩu lô hàng trên là 500.000 USD, nghĩa là khi bỏ ra 1USD cho việc nhhập khẩu lô hàng này , công ty thu về được 20.000VND.
Câu 29: trình bày khái niệm , ý nghĩa của điều kiện thương mại:
+ Khái niệm:
Điều kiện thương mại( term of trade): ToT là tỷ số giữa chỉ số giá xuất khẩu và tỷ số giá nhập khẩu. Chỉ số này cho biết nền kinh tế quốc dân bán ra nước ngoài đắt hơn, hoặc ngược lại là ít đắt hơn cái mà nó mua vào. Nếu tương quan cao hơn 1 thì có sự cải thiện về các quan hệ trao đổi , còn ngược lại là sự huỷ hoại các quan hệ trao đổi, nghĩa là ở trong thế bất lợi về ngoại thương. Ví dụ : Việt Nam có Tc < 1 do cơ cấu xuất khẩu chủ yếu là hàng thô và nhập khẩu hàng công nghiệp=> tốc độ tăng giá hàng nhập khẩu nhanh hơn tốc độ tăng giá hàng xuất khẩu.
+ ý nghĩa:
· Đo lường giá tương quan giữa xuất khẩu và nhập khẩu : để biết được một nước đang ở vị trí thuận lợi hay bất lợi trong trao đổi quốc tế khi gặp biến động về giá cả
· Cách thức để cải thiện điều kiện thương mại: cải tiến cơ cấu và chất lượng hàng hoá, tăng cường công tác nghiên cứu thị trường , giá cả , vận dụng các phương thức buôn bán phù hợp. Đặc biệt là các nước đang phát trìển nơi mà cơ cấu hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng thô , sơ chế, tăng cường xuất khẩu các sản phầm có hàm lượng chế biến cao.
Câu 30: nêu nội dung chủ yếu của chế độ “ nhà nước độc quyền ngoại thương “ trong giai đoạn 1975-1986. Hiện nay Việt Nam quy định quyền kinh doanh ngoại thương như thế nào?
+ Chế độ “nhà nước độc quyền ngoại thương”:
· Quản lí tập trung: hoạt động ngoại thương đều được kế hoạch hoá với một hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chặt chẽ và được chỉ huy tập trung từ Trung ương
· Đơn vị quốc doanh :các hoạt động ngoại thương đều được giao cho các tổ chức quốc doanh được Nhà nước thành lập và quản lí
· Hợp đồng chính phủ: các quan hệ thương mại , kinh tế giữa nước ta và các nước XHCN khác đều mang tính chất Nhà nước và được thực hiện trên cơ sở các Hiệp định và Nghị định thư mà Chính phủ ta ký với chính phủ các nước XHCN. Các tổ chức kinh doanh ngoại thương và các tổ chức kinh tế của Nhà nước được thực hiện các cam kết của Chính phủ Việt Nam với nước ngoài
· Nhà nước bù lỗ: hạch toán kinh tế ở giai đoạn này chỉ mang tính hình thức. Thông qua chế độ “ thu bù chênh lệch ngoại thương”, các khoản được coi là “lãi” phải nộp vào Ngân sách nhà nước, các khoản được coi là “lỗ” thì được Ngân sách nhà nước cấp bù.
· Quản lí kinh doanh xen lẫn quản lí nhà nước: không có sự phân biệt rành mạch giữa quản lí Nhà nước và quản lí kinh doanh.
+ Quyền kinh doanh ngoại thương hiện nay: theo luật thương mại và nghị định 12/2006:
1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân):
Trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.
Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.
2. Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:
Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan và các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên ký kết hoặc gia nhập.
Căn cứ pháp luật hiện hành và các Điều ước quốc tế, Bộ trưởng Bộ Thương mại công bố lộ trình và phạm vi hoạt động kinh doanh của thương nhân quy định tại khoản 2 Điều này.
Câu 31: Nêu kim ngạch xuất , nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam trong năm vừa qua. Kết quả đó có sự thay đổi( tăng, giảm ) đáng kể không so với năm liền kề trước đó.
+thống kê kết quá thương mại hàng hoá của Việt Nam:
· Kim ngạch xuất khẩu: khoảng 71,6 tỷ USD
· Kim ngạch nhập khẩu: khoảng 84 tỷ USD
· Cán cân thương mại: Nhập siêu năm 2010 ước tính là 12,375 tỷ USD, bằng 17,27% kim ngạch xuất khẩu
+ nhận xét sự biến động và phân tích:
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2010 đạt khoảng 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009 và tăng 18% so với kế hoạch. Với nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng xa xỉ hoặc trong nước đã sản xuất được, nhiều mặt hàng có khối lượng nhập khẩu giảm so với năm 2009, mặc dù một số mặt hàng vẫn còn có mức nhập khẩu cao. Tổng kim ngạch nhập khẩu (KNNK) hàng hoá năm 2010 khoảng 84 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm 2009, trong đó nhóm hàng cần thiết nhập khẩu chiếm một tỷ trọng đáng kể, chủ yếu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, phục vụ cho đầu tư xây dựng các công trình, dự án.
Năm 2010 xuất khẩu đạt mức tăng trưởng cao (25,5%), nhập siêu đã dần được kiểm soát ở mức 17,27%; nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu đã cao hơn nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu. Nền kinh tế tiếp tục phục hồi và phát triển ổn định hơn.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top