chinh sach thuong mai quoc te 1
1. lTrình bày khái niệm và mục đích của ngoại thương. Tại sao nói ngoại thương là công nghệ sản xuất gián tiếp?
a. Khái niệm ngoại thương: ngoại thương là việc mua, bán hàng hóa và dịch vụ qua biên giới quốc gia.
b. Mục đích của ngoại thương:
- Phát triển kinh tế xã hội:
+ Cho phép khối lượng hàng tiêu dùng khác với số hàng sản xuất ra, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế trong nước, không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân.
+ Cho phép một sự thay đổi có lợi phù hợp trong các đặc điểm của sản xuất.
- Mục đích khác: chính trị, quân sự., các quan hệ kinh tế đối ngoại khác…
c. Nói ngoại thương là công nghệ sản xuất gián tiếp vì ta có thể coi ngoại thương như một công nghệ khác để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Thông qua ngoại thương, đầu ra sẽ là thứ quốc gia có và đầu vào là thứ quốc gia cần mà xuất nhập khẩu là một công cụ.
- Ví dụ: hiện nay, Việt Nam xuất khẩu gạo và nhập các máy móc, thiết bị công nghệ cao để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa đất nước.
2. Phân tích điều kiện để thương mại quốc tế ra đời, tồn tại và phát triển.
a. Có sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ: khi còn tồn tại cơ chế hàng đổi hàng thì thương mại quốc tế chưa thể ra đời, vì mục đích của hoạt động thương mại là nhằm đem lại lợi ích cho các chủ buôn, trong khi cơ chế hàng đổi hàng không làm được điều đó. Chỉ đến khi kinh tế hàng hóa- tiền tệ ra đời thì thương mại mới thực sự xuất hiện.
b. Sự xuất hiện của tư bản thương nghiệp: để ngoại thương ra đời, ngoài điều kiện phải có sự tồn tại của kinh tế hàng hóa- tiền tệ thì cần phải có 1 tầng lớp người trung gian tham gia vào quá trình trao đổi hàng hóa đó là tư bản thương nghiệp. Nếu không có tầng lớp trung gian, hoạt động ngoại thương sẽ diễn ra ngắn hơn vì hàng hóa được phân phối trực tiếp từ người sản xuất sang người tiêu dùng. Tầng lớp trung gian này đóng vai trò mua hàng từ người cung cấp tốt hơn và bán lại cho những người mua có nhu cầu tốt hơn, vì vậy đóng vai trò thúc đẩy thương mại phát triển.
c. Sự ra đời của Nhà nước: Trong các xã hội nô lệ và phong kiến, ngoại thương đã bắt đầu hình thành với mục đích chủ yếu của sản xuất là để phục vụ cho tiêu dùng cá nhân của giai cấp thống trị - hay tiền thân của Nhà nước. Dưới các xã hội đó, lưu thông giữa các quốc gia chỉ mới dừng lại ở một phần nhỏ sản phẩm sản xuất ra và nó chỉ thực sự phát triển trong thời đại tư bản chủ nghĩa.
d. Sự phát triển của phân công lao động quốc tế: sự phân công lao động quốc tế giúp phát huy các lợi thế so sánh của quốc gia, nhưng đồng thời cũng tăng thêm khả năng phụ thuộc vào bên ngoài. Vì thế, phân công lao động càng phát triển thì các quốc gia càng phải đẩy mạnh ngoại thương để tăng cường khả năng cạnh tranh cũng như xử lý các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong thời kì hội nhập.
3. Quan điểm chính của chủ nghĩa trọng thương về: sự giàu có, thương mại và vai trò của nhà nước.
a. Quan điểm về sự giàu có: Chủ nghĩa trọng thương cho rằng sự phồn vinh của 1 quốc gia được đo bằng lượng tài sản mà quốc gia đó cất giữ, thường được tính bằng vàng.
b. Quan điểm về thương mại:
- Chỉ có thể tích lũy tiền thông qua thương mại. Họ coi nghề nông không làm tăng thêm và cũng không làm tiêu hao của cải. Hoạt động công nghiệp không thể là nguồn gốc của của cải ( trừ công nghiệp khai thác vàng, bạc), chỉ có hoạt động ngoại thương mới là nguồn gốc thực sự của của cải.
- Lợi nhuận thương nghiệp là kết quả của sự trao đổi không ngang giá. Họ cho rằng trao đổi phải có một bên thua để bên kia được, dân tộc này làm giàu bằng cách hi sinh lợi ích của dân tộc khác. Thương mại quốc tế là 1 trò chơi có tổng bằng không.
- Khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Xuất khẩu đối với một quốc gia là rất có ích vì nó kích thích sản xuất trong nước, đồng thời làm gia tăng lượng của cải của quốc gia. Ngược lại, nhập khẩu là gánh nặng vì nó làm giảm nhu cầu đối với hàng sản xuất trong nước, và hơn nữa dẫn đến sự thất thoát của của cải quốc gia.
c. Quan điểm về vai trò của Nhà nước: Nhà nước có vai trò tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động thương mại diễn ra, thực hiện các biện pháp khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu nhằm làm tăng của cải tích lũy được của quốc gia.
4. Những điểm tiến bộ và hạn chế của chủ nghĩa trọng thương?
a. Tiến bộ:
- Khuyến khích thương mại quốc tế phát triển. Vì chủ nghĩa trọng thương cho rằng hoạt động ngoại thương mà chủ yếu là xuất khẩu là nguồn gốc tạo ra của cải (tích lũy tư bản) nên nó đã góp phần khuyến khích thúc đẩy thương mại quốc tế.
- Đề ra được các chính sách thương mại tiến bộ. Nó chỉ ra cách làm giàu chính thống, cắt đứt hẳn với những truyền thống chủ yếu thời trung cổ, trước hết là truyền thống tự nhiên và những lời giáo huấn, luân lí được trích dẫn trong Kinh thánh.
b. Hạn chế:
- Tuyệt đối hóa vai trò của tiền tệ, nhà nước. Trên thực tế, vàng chỉ đóng vai trò là vật trao đổi trung gian, không đáp ứng được nhu cầu trực tiếp của con người. Họ đánh giá cao các chính sách kinh tế của nhà nước, dựa vào chính quyền nhà nước vì học cho rằng dựa vào Nhà nước mới có thể phát triển kinh tế.
- Thương mại là trao đổi không ngang giá. Các học giả này chưa giải thích được cơ cấu hàng hóa trong thương mại quốc tế, chưa thấy được hiệu quả và lợi ích từ quá trình chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi. trên thực tế là các quốc gia đều có lợi khi tham gia bào thương mại quốc tế.
- Tư duy mang tính kinh nghiệm: Lí luận của chủ nghĩa trọng thương thường mang nặng tính kinh nghiệm (thông qua hoạt động thương mại của Anh và Pháp). Đây cũng là 1 hậu quả của việc quá đề cao vai trò của Nhà nước.
5. Trình bày nội dung lý thuyết lợi thế tuyệt đối và nguồn gốc lợi thế tuyệt đối.
a. Nội dung lý thuyết:
- Khái niệm lợi thế tuyệt đối: một quốc gia được coi là có lợi thế tuyệt đối nếu quốc gia đó có thể sản xuất ra nhiều đơn vị sản lượng đầu ra hơn với cùng một đơn vị sản lượng đầu vào so với đối tượng tương đương khác.
- Nội dung cơ bản của lí thuyết:
+ Các nước có lợi thế tuyệt đối sẽ có lợi khi tham gia quan hệ quốc tế.
+ Quan niệm lợi thế tuyệt đối lấy năng suất lao động làm nền tảng (sản lượng sản xuất ra/1 đv lao động).
- Ví dụ minh họa: Với cùng một số lượng nông dân như nhau, diện tích đất canh tác như nhau, mỗi năm Việt Nam sản xuất được 20 tấn gạo trong khi Nhật chỉ sản xuất được 10 tấn, thì có thể nói Việt Nam có lợi thế tuyệt đối so với Nhật về sản xuất gạo.
b. Nguồn gốc lợi thế tuyệt đối:
- Lợi thế tự nhiên liên quan đến các điều kiện khí hậu và tự nhiên.
- Lợi thế do nỗ lực là lợi thế có được do sự phát triển của công nghệ và sự lành nghề ( nhờ chuyên môn hóa).
- Ví dụ:
+ Lợi thế tự nhiên: các nước Trung Đông có thế mạnh trong xuất khẩu dầu mỏ vì các nước này sở hữu 1 trữ lượng các mỏ dầu lớn nhất thế giới.
+ Lợi thế do nỗ lực: Nhật Bản là 1 nước nhập khẩu sắt và than, hai thành phần quan trọng cần thiết cho quá trình sản xuất thép. Nhưng nhờ có được qui trình chế biến thép tiết kiệm được nguyên liệu và lao động nên các nhà sản xuất thép Nhật Bản rất thành công trong cạnh tranh trên thị trường.
6. Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối.
a. Ưu điểm:
- Hàng hóa là thước đo sự giàu có. Đây là 1 điểm phát triển hơn so với quan điểm của chủ nghĩa trọng thương.
- Cơ sở tạo ra giá trị là sản xuất chứ không phải là lưu thông.
- Chứng minh thương mại quốc tế có lợi cho các quốc gia.
+ Lợi thế tuyệt đối là cơ sở để các quốc gia xác định hướng chuyên môn hoá và trao đổi các mặt hàng
+ Nếu một quốc gia không có điều kiện tự nhiên thích hợp để trồng chuối , cfê.. thì có thể nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài, đa dạng hóa các sản phầm tiêu dùng.
b. Hạn chế:
- Mô hình này không giải thích được trường hợp tại sao thương mại vẫn có thể diễn ra khi một quốc gia có lợi thế tuyệt đối (hoặc có mức bất lợi tuyệt đối) về tất cả các mặt hàng.
- Coi lao động là yếu tố sản xuất duy nhất, trong khi nhân công luôn được phối hợp với tư bản và đất đai để mà sản xuất, do đó không giải thích thỏa đáng mậu dịch giữa các nước.
7. Một nước có lợi thế tuyệt đối mới có được lợi ích trong buôn bán quốc tế”. Kết luận như vậy có đúng không? Vì sao?
a. Kết luận như vậy là sai.
b. Giải thích: Trên thực tế thương mại vẫn có thể diễn ra khi 1 nước có mức bất lợi thế tuyệt đối về tất cả các mặt hàng. Nếu căn cứ trên hiệu quả sản xuất tương đối, hay áp dụng lợi thế so sánh tương đối như thương mại quốc tế hiện nay thì mọi quốc gia đều có lợi trong buôn bán quốc tế.
c. Ví dụ:
Lúa gạo (tạ)
Vải vóc (m2)
Việt Nam
5
4
Hàn Quốc
9
10
- Nhìn vào bảng ta thấy Việt Nam bất lợi thế tuyệt đối về cả hai mặt hàng nhưng do mức độ bất lợi thế của Việt Nam về mặt hàng gạo nhỏ hơn mặt hàng vải (thể hiện qua đẳng thức 10/4>9/5). Do đó, Việt Nam sẽ có lợi thế so sánh về gạo còn Hàn Quốc có lợi thế so sánh về vải. Mỗi nước sẽ chuyên môn hóa mặt hàng mình có lợi thế so sánh, sau đó đem trao đổi lấy mặt hàng mình bất lợi thế so sánh.
8. Nêu nội dung lý thuyết Lợi thế so sánh và xác định sản phẩm xuất khẩu của hai quốc gia theo lý thuyết lợi thế so sánh
a. Nội dung lý thuyết:
- Khái niệm lợi thế so sánh: Một quốc gia được coi là có lợi thế so sánh khi quốc gia đó có thể sản xuất ra nhiều sản lượng đầu ra hơn 1 cách tương đối với cùng một sản lượng đầu vào so với đối tượng tương đương khác. Nội dung lý thuyết:
+ Tất cả các nước đều có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế.
+ Lợi thế so sánh được xây dựng trên cơ sở khác biệt về hiệu quả sản xuất tương đối.
- Hướng chuyên môn hóa: Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng có giá cả thấp hơn một cách tương đối so với quốc gia kia. Nói cách khác, một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất với hiệu quả cao hơn một cách tương đối so với quốc gia kia.
b. Bài tập:
Số sp/giờ công
Nước A
Nước B
Sản phẩm X
4
2
Sản phẩm Y
1
3
- Xác định lợi thế so sánh: nước A có lợi thế so sánh về sản phẩm X, còn nước B có lợi thế so sánh về sản phẩm Y.
- Giải thích:
+ Mức độ lợi thế của nước A về mặt hàng X lớn hơn mặt hàng Y thể hiện qua đẳng thức: 4/1>2/3.
+ Mức độ lợi thế của nước B về mặt hàng Y lớn hơn mặt hàng X thể hiện qua đảng thức: 3/1>2/4
+ Do đó nước A có lợi thế về mặt hàng X còn nước B có lợi thế về mặt hàng Y.
9. Trình bày nội dung lý thuyết Lợi thế so sánh và cho biết nguồn gốc lợi thế so sánh của các quốc gia theo D. Ricardo.
a. Nội dung lí thuyết:
- Khái niệm lợi thế so sánh: Một quốc gia được coi là có lợi thế so sánh khi quốc gia đó có thể sản xuất ra nhiều sản lượng đầu ra hơn 1 cách tương đối với cùng một sản lượng đầu vào so với đối tượng tương đương khác. Nội dung lý thuyết:
+ Tất cả các nước đều có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế.
+ Lợi thế so sánh được xây dựng trên cơ sở khác biệt về hiệu quả sản xuất tương đối.
- Hướng chuyên môn hóa: Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng có giá cả thấp hơn một cách tương đối so với quốc gia kia. Nói cách khác, một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất với hiệu quả cao hơn một cách tương đối so với quốc gia kia.
- Ví dụ minh họa và giải thích:
Số sp/giờ công
Nước A
Nước B
Sản phẩm X
4
2
Sản phẩm Y
1
3
- Hướng chuyên môn hóa: nước A sẽ chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm X và nước B chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm Y.
- Giải thích:
+ Nước A có lợi thế về mặt hàng X còn nước B có lợi thế về mặt hàng Y.
+ Mức độ lợi thế của nước A về mặt hàng X lớn hơn mặt hàng Y thể hiện qua đẳng thức: 4/1>2/3.
+ Mức độ lợi thế của nước B về mặt hàng Y lớn hơn mặt hàng X thể hiện qua đảng thức: 3/1>2/4.
b. Nguồn gốc của thuyết lợi thế so sánh là do có sự khác biệt về năng suất lao động tương đối.
10. Trình bày nội dung lý thuyết Lợi thế so sánh. Ưu điểm của việc xác định lợi thế so sánh bằng chi phí cơ hội so với các xác định của D. Ricardo.
a. Nội dung lí thuyết:
- Khái niệm lợi thế so sánh: Một quốc gia được coi là có lợi thế so sánh khi quốc gia đó có thể sản xuất ra nhiều sản lượng đầu ra hơn 1 cách tương đối với cùng một sản lượng đầu vào so với đối tượng tương đương khác. Nội dung lý thuyết:
+ Tất cả các nước đều có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế.
+ Lợi thế so sánh được xây dựng trên cơ sở khác biệt về hiệu quả sản xuất tương đối.
- Hướng chuyên môn hóa: Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng có giá cả thấp hơn một cách tương đối so với quốc gia kia. Nói cách khác, một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất với hiệu quả cao hơn một cách tương đối so với quốc gia kia.
- Ví dụ minh họa và giải thích:
Số sp/giờ công
Nước A
Nước B
Sản phẩm X
4
2
Sản phẩm Y
1
3
- Hướng chuyên môn hóa: nước A sẽ chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm X và nước B chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm Y.
- Giải thích:
+ Nước A có lợi thế về mặt hàng X còn nước B có lợi thế về mặt hàng Y.
+ Mức độ lợi thế của nước A về mặt hàng X lớn hơn mặt hàng Y thể hiện qua đẳng thức: 4/1>2/3.
+ Mức độ lợi thế của nước B về mặt hàng Y lớn hơn mặt hàng X thể hiện qua đẳng thức: 3/1>2/4.
b. Ưu điểm của việc xác định lợi thế so sánh bằng chi phí cơ hội so với các xác định của D. Ricardo: không cần dựa trên bất kì giả định nào về lao động. Như chúng ta đã biết, lí thuyết lợi thế so sánh của D. Ricardo đặt 1 giả thiết căn bản rất hạn hẹp: giá trị được xác định bởi một yếu tố duy nhất là nhân công trong khi trên thực tế là nhân công luôn được phối hợp với tư bản và đất đai để mà sản xuất và đây chính là điểm hạn chế trong lí thuyết này.
11. Trình bày nội dung định lý Heckscher – Ohlin.
a. Nội dung định lý: Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều một cách tương đối yếu tố sản xuất dồi dào của quốc gia đó.
b. Giải thích:
- Nếu 1 quốc gia dồi dào yếu tố sản xuất để sản xuất 1 mặt hàng nào đó thì quốc gia sẽ xuất khẩu mặt hàng đó vì sự sẵn có của yếu tố sản xuất với khối lượng lớn và giá cả có lợi sẽ giúp mặt hàng đó có tính cạnh tranh cao hơn trong thương mại quốc tế (giá cả thấp hơn tương đối so với các quốc gia khác).
- Quốc gia sẽ xuất khẩu mặt hàng thâm dụng yếu tố sản xuất mà quốc gia đó dồi dào vì hiệu quả sản xuất mặt hàng đó sẽ cao hơn tương đối so với việc sản xuất những mặt hàng khác đòi hỏi các yếu tố sản xuất mà quốc gia khan hiếm.
c. Ví dụ: Anh có 20 chiếc máy bay và 200 lao động, còn Mỹ có 300 chiếc máy bay và 1500 lao động. Ngoài ra vải là mặt hàng cần nhiều lao động và thép là mặt hàng cần nhiều vốn. Ta có Anh là nước dồi dào tương đối về lao động (vì 200/1500>1500/300), còn Mỹ lại là nước dồi dào tườn đối về vốn (300/1500>20/200), do đó Anh sẽ xuất khẩu vải (thâm dụng lao động) và Mỹ sẽ xuất khẩu thép (thâm dụng vốn).
12. Nghịch lý Leonitief là gì? Trình bày một số hạn chế của lý thuyết H – O.
a. Ngịch lí Leonitief:
- Định lí H-O: Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều một cách tương đối yếu tố sản xuất dồi dào của quốc gia đó.
- Nội dung nghịch lí:
+ Cách thực hiện: Vào năm 1947, nước Mỹ là nước dồi dào về vốn nhất thế giới, và chắc chắn là nước dồi dào tương đối về vốn và khan hiếm tương đối về lao động so với các nước còn lại của thế giới. Bới vậy, theo mô hình H-O, người ta dự đoán Mỹ sẽ xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng vốn lớn. Leonitief tính lượng vốn và lao động cần thiết để sản xuất một giỏ điển hình hàng hóa xuất khẩu và một giỏ điển hình hàng hóa cạnh tranh với hàng nhập khẩu có giá trị 1 triệu USD ở năm 1947. Leonitief phát hiện ra rằng tỉ lệ vốn- lao động ở nhóm hàng hóa cạnh tranh với nhập khẩu của Mỹ lại lớn hơn ở nhóm hàng hóa Mỹ xuất khẩu đến 23%.
+ Kết luận: Kết quả trên trái ngược với những gì chúng ta dự đoán từ mô hình, tức là định lí H-O không còn đúng nữa. Do vậy, phát hiện đó được gọi là nghịch lí Leonitief.
b. Hạn chế:
- Nghịch lí Leonitief không giải thích được thương mại nội ngành, thay đổi cơ cấu xuất khẩu, trong khi đó định lí H-O vẫn giải thích được.
- Một số giả thiết:
+ Năm 1947 không hẳn là năm phù hợp để kiểm định mô hình vì không có cơ sở nào để khẳng định năm 1947 nền kinh tế Mỹ đã đạt tới điểm cân bằng.
+ Do các giả thuyết của mô hình H-O quá chặt. Chẳng hạn trên thực tế cạnh tranh không hoàn hảo hoặc các rào cản thương mại hay trợ cấp có thể làm méo mó thị trường và ngăn cản việc nhập khẩu hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao.
13. Trình bày nội dung, cho ví dụ minh họa và ý nghĩa của định lý Stolper - Samuelson.
a. Nội dung định lý: Nếu giá tương quan của một mặt hàng nào đó tăng lên thì giá tương quan của yếu tố được sử dụng nhiều một cách tương đối để sản xuất ra mặt hàng đó sẽ tăng lên, còn giá tương quan của yếu tố kia sẽ giảm xuống.
b. Ví dụ minh họa: Nếu như giá của mặt hàng cần nhiều lao động là vải tăng lên thì kết quả là mức lương (giá của lao động) sẽ tăng lên, còn mức lãi suất (giá của vốn) sẽ giảm xuống, ở cả 2 ngành vải và thép.
c. Ý nghĩa:
- Cho thấy được thương mại tác động như thế nào tới quá trình phân phối thu nhập trong nước.
- Thương mại quốc tế làm tăng thu nhập của yếu tố dồi dào và làm giảm thu nhập của yếu tố khan hiếm.
14. Hãy nêu mặt hạn chế của các lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế.
a. Yếu tố sản xuất duy nhất là lao động. D.Ricardo đã coi tư bản như 1 yếu tố thứ yếu và luôn được phối hợp với nhân công theo1 tỉ lệ cố định, nên trên thực tế chỉ có 1 yếu tố duy nhất. Còn đất đai tuy cần thiết cho việc sản xuất nhưng theo Ricardo nó không có vai trò trong việc ấn định giá trị, chỉ có nhân công quyết định giá trị của 1 nhóm hàng được sản xuất ra.
b. Toàn dụng lao động. Đây không phải là 1 giả thiết có giá trị. Nếu ta nới lỏng giả thiết này thì lợi thế về chuyên môn hóa sẽ kém hấp dẫn hơn.
c. Sự dịch chuyển yếu tố sản xuất. Các giả thuyết cổ điển giả định rằng tài nguyên có thể dịch chuyển tự do từ hàng hóa này sang hàng hóa khác trong 1 nước, nhưng chúng lại không được tự do di chuyển trên thế giới. Cả 2 giả thuyết này đều không có giá trị hoàn toàn.
d. Bỏ qua chi phí vận tải bảo hiểm. Việc di chuyển hàng hóa trên thế giới cũng cần phải có tài nguyên. Nếu chi phí chuyên chở hàng hóa tốn nhiều tài nguyên hơn lượng tài nguyên tiết kiệm được do chuyên môn hóa thì lợi thế của ngoại thương sẽ không có.
e. Tập trung vào thương mại hàng hóa. Các giả thuyết cổ điển tập trung nói đến hàng hóa hơn là dịch vụ. Nhưng dịch vụ đang được gia tăng trong tỉ trọng thương mại thế giới.
15. Trình bày nội dung lý thuyết thương mại quốc tế dựa trên quy mô.
a. Nội dung: Một sự gia tăng đầu vào với tỉ lệ nào đó sẽ dẫn tới sự gia tăng đầu ra (sản lượng) với tỉ lệ cao hơn. Do đó, các quốc gia nên mua bán, trao đổi trên qui mô đủ lớn.
b. Giải thích:
- Tính kinh tế theo qui mô. Một trong những lí do quan trọng dẫn đến thương mại quốc tế là tính hiệu quả tăng dần theo qui mô. Sản xuất được coi là có hiệu quả nhất khi được tổ chức trên qui mô lớn. Lúc đó một sự gia tăng đầu vào với tỉ lệ nào đó sẽ dẫn tới sự gia tăng đầu ra (sản lượng) với tỉ lệ cao hơn.
- Thương mại nội ngành: đây là hậu quả của đặc tính sản xuất gọi là “tính kinh tế (tiết kiệm) theo qui mô”: sản lượng sản xuất càng cao thì giá phí bình quân càng thấp. Đối với loại hàng hóa có đặc tính này thì thế giới chỉ cần vài cơ xưởng sản xuất là đủ và quốc gia nào may mắn có được các cơ xưởng này thì sẽ xuất khẩu hàng hóa đó, còn các nước khác phải nhập khẩu từ họ. Do đó, dẫn đến tình trạng, một số quốc gia vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu cùng một mặt hàng chứ không phải luôn nhập thứ này, xuất thứ khác.
c. Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu: trong mô hình thương mại dựa trên hiệu suất theo qui mô, tỉ lệ trao đổi quốc tế cũng đúng bằng mức giá tương quan trước khi có thương mại, nhưng cơ cấu hàng xuất khẩu lại có sự thay đổi. Nguyên nhân là do sự chuyên môn hóa trong từng quốc gia. Quá trình chuyên môn hóa sẽ khiến sản lượng 1 mặt hàng tăng lên, đẩy mạnh xuất khẩu, trong khi đó quốc gia vẫn còn đủ nguồn lực để sản xuất mặt hàng còn lại (do đặc tính kinh tế theo qui mô) nên lúc này, cơ cấu hàng xuất khẩu sẽ thay đổi so với khi quốc gia không thực hiện chuyên môn hóa.
d. Ví dụ: Mỹ và Pháp là 2 nước cùng sản xuất 2 mặt hàng vải và thép và cùng sử dụng 1 yếu tố đầu vào là lao động. Giả thiết 2 quốc gia có công nghệ sản xuất như nhau, nhu cầu, thị hiếu của 2 quốc gia với 2 hàng hóa là giống nhau. Giả định, thời gian để mỗi quốc gia sản xuất ra 50m vải và 50 tấn thép là 100 giờ. Do sản lượng, nhu cầu và thị hiếu của 2 quốc gia là như nhau nên sẽ không có cơ sở để tiến hành hoạt động thương mại.
Tuy nhiên, vẫn có thể diễn ra hoạt động thương mại giữa 2 quốc gia này. Nếu 2 quốc gia này thực hiện chuyên môn hóa từng mặt hàng có thể đạt được tính kinh tế theo qui mô thì 2 quốc gia có thể trao đổi. Giả định rằng Mỹ chuyên môn hóa thép và Pháp chuyên môn hóa sản xuất vải. Khi đó, để sản xuất 120 tấn thép, Mỹ chỉ mất 60 giờ lao động và dùng 40 giờ lao động còn lại để sản xuất vải, còn Pháp sẽ chuyên môn hóa hoàn toàn trong sản xuất vải và tạo ra được 120m vải trong 100 giờ. Như vậy, sản lượng cả 2 mặt hàng này trên thế giới đều tăng lên. Pháp sẽ nhập khẩu thép từ Mỹ và xuất khẩu vải, còn Mỹ sẽ xuất khẩu thép và nhập khẩu vải (hoặc tiến hành thương mại nội ngành đối với mặt hàng vải khi thị hiếu tiêu dùng thay đổi).
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top