chinh sach tai khoa va tien te cua chinh phu

Các chính sách tài khóa và tiền tệ của chính phủ

Chính phủ trong nền kinh tế thị trường đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng các điều kiện kinh tế để thị trường của các công ty tư nhân có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất.

Một trong những vai trò này là tạo ra một đồng tiền ổn định được chấp nhận rộng rãi để hạn chế nhu cầu sử dụng các hệ thống trao đổi nặng nề và không hiệu quả khác, và duy trì giá trị của đồng tiền đó thông qua các chính sách hạn chế lạm phát (tức là tình trạng tăng giá của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ).

Trong lịch sử, các nền kinh tế thị trường đều từng trải qua các thời kỳ mà mức giá tăng nhanh, hay có lúc là mức thất nghiệp cao, hoặc có thời kỳ cả mức lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp đều cao.

May mắn là nhiều thời kỳ như vậy chỉ tương đối nhẹ và ngắn hạn, chỉ kéo dài một năm hoặc ngắn hơn. Chỉ có số thời kỳ dai dẳng hơn và nặng nề hơn nhiều, ví dụ như siêu lạm phát của Đức vào những năm 1920 và thất nghiệp toàn cầu những năm 1930 được đơn giản biết đến là thời kỳ Đại khủng hoảng.

Chỉ trong thập kỷ này các nhà kinh tế học và các nhà hoạch định chính sách của chính phủ mới xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn về các chính sách ổn định hóa - được gọi là các chính sách tài khóa và tiền tệ - là các chính sách mà các chính phủ có thể sử dụng để cố gắng giảm bớt (hoặc lý tưởng là xóa bỏ) các giai đoạn như vậy.

Chính sách tài khóa sử dụng chi tiêu chính phủ và các chương trình thuế để kích thích nền kinh tế quốc gia trong thời gian thất nghiệp cao và lạm phát thấp, hoặc để xoa dịu nền kinh tế trong thời kỳ lạm phát cao và thất nghiệp thấp. Để kích thích toàn bộ mức tiêu thụ, sản xuất và việc làm, chính phủ phải tự chi tiêu nhiều hơn và giảm bớt thuế, thậm chí cả khi nó phải chịu thâm hụt. (Sau đó, vào một thời điểm nào đó trong tương lai, chính phủ sẽ phải thực hiện một khoản thặng dư bù đắp).

Để xoa dịu một nền kinh tế quá sôi động - một nền kinh tế trong đó mọi người đang làm việc đều muốn công việc khác, và giá cả và chi tiêu tăng lên nhanh chóng - chính phủ có một số lựa chọn nhằm giữ giá không vọt lên quá cao. Chính phủ có thể cắt giảm chi tiêu, tăng thuế, hoặc cả hai nhằm giảm tổng chi tiêu và mức sản lượng quốc gia.

Chính sách tiền tệ liên quan đến các thay đổi trong nguồn cung tiền quốc gia và tính sẵn có của tín dụng. Để tăng chi tiêu trong thời gian thất nghiệp cao và lạm phát thấp, các nhà hoạch định chính sách tăng nguồn cung tiền để giảm tỉ lệ lãi suất (tức là giảm giá tiền), khiến cho các ngân hàng có thể cho vay dễ dàng hơn. Điều này khuyến khích người ta tiêu dùng nhiều hơn vì người dân có trong tay nhiều tiền hơn. Tỉ lệ lãi suất thấp cũng kích thích các doanh nghiệp chi tiêu cho đầu tư để mở rộng kinh doanh và thuê nhiều nhân công hơn.

Ngược lại, trong thời kỳ lạm phát cao và thất nghiệp thấp, các nhà hoạch định chính sách có thể xoa dịu nền kinh tế bằng cách tăng lãi suất và từ đó giảm nguồn cung tiền và tính sẵn có của tín dụng. Do đó, nền kinh tế sẽ có ít tiền chi tiêu hơn và mức lãi suất cao hơn, cả chi tiêu và giá cả đều sẽ có xu hướng giảm xuống, hoặc tối thiểu là không tăng nhanh. Kết quả là cả sản lượng đầu ra và việc làm đều có xu hướng thu hẹp lại.

Trước những năm 1960, các chính sách tài khóa và tiền tệ đều không được sử dụng rộng rãi để ổn định các chu kỳ kinh doanh lên và xuống của thương mại quốc gia.

Ngày nay, ngoại trừ một số trường hợp có các thảm họa thiên nhiên và nhân tạo - như chiến tranh, lũ lụt, động đất và hạn hán - các chính sách ổn định này đều có thể được sử dụng để tránh các thời kỳ thất nghiệp và lạm phát nặng nề.

Tuy nhiên, hiệu quả của các chính sách này không chắc chắn trong trường hợp biến động kinh tế ngắn và trung hạn hoặc trong hoàn cảnh cả lạm phát và thất nghiệp đều tăng.

Có một số nguyên nhân giải thích cho sự bất ổn này, trong đó có thời gian cần thiết để nhận biết thực sự vấn đề là gì, để xây dựng các kết hợp chính sách thích hợp nhằm giải quyết vấn đề, và cuối cùng là thời gian chờ đợi các chính sách này mang lại kết quả.

Một nguy cơ rất thực là có thể trước khi các chính sách của chính phủ có hiệu lực thì vấn đề ban đầu đã tự điều chỉnh hoặc chuyển hoàn toàn sang hướng khác.

Chính sách tài khóa (Fiscal policy)

Chính sách tài khóa là các chính sách của chính phủ nhằm tác động lên định hướng phải triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ và thuế khóa. Chính sách tài khóa đối lập với những chính sách kinh tế cơ bản khác như chính sách tiền tệ, đó là chính sách nhằm ổn định nền kinh tế bằng cách kiểm soát tỉ lệ lãi suất và nguồn cung tiền.

Hai công cụ chính của chính sách tài khóa là chi tiêu của chính phủ và hệ thống thuế. Những thay đổi về mức độ và thành phần của thuế và chi tiêu của chính phủ có thể ảnh hưởng đến các biến số sau trong nền kinh tế:

• Tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế

• Kiểu phân bổ nguồn lực

• Phân phối thu nhập

Chính sách tài khóa liên quan đến tác động tổng thể của ngân sách đối với hoạt động kinh tế. Có các loại chính sách tài khóa điển hình là trung lập, mở rộng, và thu gọn.

1. Chính sách trung lập là chính sách cân bằng ngân sách khi đó G = T (G: chi tiêu chính phủ, T: thu nhập từ thuế). Chi tiêu của chính phủ hoàn toàn được cung cấp do nguồn thu từ thuế và nhìn chung kết quả có ảnh hưởng trung tính lên mức độ của các hoạt động kinh tế.

2. Chính sách mở rộng là chính sách tăng cường chi tiêu của chính phủ (G > T) thông qua chi tiêu chính phủ tăng cường hoặc giảm bớt nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả 2. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách nặng nề hơn hoặc thặng dư ngân sách ít hơn nếu trước đó có ngân sách cân bằng.

3. Chính sách thu hẹp là chính sách trong đó chi tiêu của chính phủ ít đi thông qua việc tăng thu từ thuế hoặc giảm chi tiêu hoặc kết hợp cả 2. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách ít đi hoặc thặng dư ngân sách lớn lên so với trước đó, hoặc thặng dư nếu trước đó có ngân sách cân bằng.

4. Bây giờ chúng ta đã có mô hình cơ bản IS-LM, đây là lúc chúng ta sử dụng mô hình này để xem xét xem nó vận hành như thế nào và sử dụng nó để giải thích các hiện tượng trong thực tế.

- Sự tập trung chủ yếu của chúng ta trong chương này là sử dụng mô hình này để tìm hiểu chính sách tài chính và tiền tệ ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô như thế nào.

- Nhớ lại trong Chương 1 rằng chính sách tài chính được thực ban hành bởi chính phủ liên bang (và chính quyền cấp tỉnh), và bao gồm các mức độ khác nhau trong mua sắm chính phủ các hàng hoá và dịch vụ và các mức độ của thuế để ảnh hưởng đến trạng thái của nền kinh tế.

- Chính sách tiền tệ được ban hành bởi Ngân hàng Canada, và bao gồm việc quy định mức độ cung ứng tiền và mức lãi suất để tác động lên nền kinh tế.

- Chúng ta cũng thấy trong Chương I rằng chính sách kinh tế vĩ mô có hai mục tiêu cơ bản:

+ Giảm sự biến động của GDP thực tế và thất nghiệp do chu kỳ kinh tế.

+ Giảm mức lạm phát.

- Chúng ta cũng sẽ tìm hiểu chính sách tài chính và tiền tệ có thể được sử dụng trong lý thuyết để đạt được những mục tiêu này, và chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao trên thực tế việc đạt được những mục tiêu này có những khó khăn nhất định.

CHÚ Ý: Tôi sẽ bỏ qua nhiều yếu tố trong chương này, và đưa vào những tài liệu không có trong bài này. Tập trung vào những lưu ý này!

1) Chính sách tiền tệ trong mô hình IS-LM

Trong phần này, chúng tôi muốn trả lời bốn câu hỏi cơ bản:

- Ngân hàng trung ương của một nước thay đổi việc cung ứng tiền như thế nào?

- Những thay đổi về cung ứng tiền ảnh hưởng đến các biến kinh tế vĩ mô chủ yếu của một nước như thế nào?

- Mục tiêu của chính sách tiền tệ là gì ? Và ngân hàng trung ương sẽ cố gắng làm gì?

- Những khó khăn gặp phải trong thực tế thực hiện chính sách tiền tệ?

Ngân hàng Trung ương tác động đến Cung ứng tiền như thế nào

Trong Chương 5, chúng ta bàn qua về việc tại sao chúng ta có thể định nghĩa tiền là tiền mặt + một số loại tiền gửi của các hộ gia đình và doanh nghiệp.

- Trước hết chúng ta cần giải thích tại sao ngân hàng trung ương có thể tác động đến mức độ cung ứng tiền.

- Nếu tiền chỉ là tiền mặt, họ chỉ cần điều chỉnh bằng cách in thêm các hoá đơn, mua máy bay, và phân phát chúng khắp cả nước.

- Tuy nhiên, chúng ta biết rằng thực tế phức tạp hơn nhiều khi chúng ta nhận ra rằng phần chủ yếu của tiền cung ứng là các khoản tiền gửi, chứ không phải là mặt.

- Nhớ lại rằng một phương pháp của cung ứng tiền là M2+ = tiền trong lưu thông + các khoản tiền gửi tại ngân hàng và những tổ chứng tín dụng khác.

- Giá trị thực tế của tiền mặt trong lưu thông ở Canada là $34.3 tỷ, nhưng giá trị thực tế của các tài khoản tiền gửi tại ngân hàng là $683 tỷ, cao gấp 20 lần.

- Vậy điều quan trọng là phải điều chỉnh được mức tiền gửi trong hệ thống ngân hàng.

- Chúng ta sẽ đưa ra những ý tưởng cơ bản, còn phần chi tiết sẽ ở trong Kinh tế học 331.

Các khoản tiền gửi trong hệ thống ngân hàng bị tác động bởi các quyết định của những người gửi tiền (các hộ gia đình và doanh nghiệp), và quyết định của ngân hàng.

- Ngân hàng tạo ra các khoản tiền gửi mỗi khi họ vay vốn của các cá nhân và doanh nghiệp, và họ giảm các khoản tiền gửi mỗi khi họ giảm các khoản tiền vay.

- Các ngân hàng tồn tại để hoạt động sinh lợi, do đó họ sẽ điều chỉnh các khoản vốn vay để tạo ra lợi nhuận.

- Các ngân hàng cần so sánh chi phí của việc cho vay đối với lợi nhuận của việc cho vay khi họ quyết định vay bao nhiêu tiền.

- Các ngân hàng cho vay với các mức lãi suất khác nhau, và chúng thường là tăng lên từ một mức lại suất, Mức lãi suất cơ bản đối với những doanh nghiệp đi vay của các doanh nghiệp ít rủi ro nhất.

- Ngân hàng Canada, Ngân hàng trung ương của Chính phủ Canada, cố gắng điều chỉnh quyết định cho vay của các ngân hàng tư nhân bằng cách thay đổi những chi phí mà các ngân hàng tư nhân gặp phải mỗi khi họ vay tiền từ ngân hàng trung ương, và những lợi nhuận các ngân hàng tư nhân có được từ việc duy trì các khoản tiền gửi dự trữ tại ngân hàng trung ương.

Các ngân hàng tư nhân không cần thiết phải giữ lại 100% khoản tiền gửi trong kho của mình.

- Thực tế, các ngân hàng tư nhân duy trì 1% các khoản tiền gửi như là một khoản dự trữ.

- Một phần của khoản tiền này được duy trì dưới dạng tiền mặt trong kho, nhưng một phần trong số này là số tiền gửi tại ngân hàng trung ương, Ngân hàng Canada.

- Đây là một khoản dự trữ đặc biệt mà chỉ các ngân hàng tư nhân và những ngân hàng bù trừ trực tiếp? có thể có.

- Cuối mỗi ngày, các ngân hàng sử dụng khoản tiền gửi này để bù trừ những khoản séc liên ngân hàng ? thay vì chuyển tiền mặt trực tiếp từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, họ điều chỉnh tài khoản của mình tại ngân hàng trung ương.

- Các ngân hàng tư nhân hưởng lãi suất từ khoản tiền gửi của họ tại ngân hàng trung ương ? Lãi suất tiền gửi của Ngân hàng.

- Mặt khác, nếu ngân hàng tư nhân cạn tiền trong tài khoản dự trữ vào cuối ngày khi các khoản séc đã được bù trừ, họ phải mượn tiền từ ngân hàng trung ương với một mức lãi suất gọi là Lãi suất chiết khấu Ngân hàng = Lãi suất tiền gửi của ngân hàng +0.5%.

- Ngân hàng Canada thay đổi những lãi suất đặc biệt này đồng thời mỗi khi Ngân hàng Canada muốn tác động đến mức cung ứng tiền và mức lãi suất trong nền kinh tế.

Để hiểu được hoạt động của nó, chúng ta tìm hiểu xem điều gì xảy ra khi Ngân hàng Canada muốn giảm cung ứng tiền, và tăng lãi suất.

- Giả sử rằng Ngân hàng Canada tăng hai mức lãi suất này theo sự kiểm soát của mình.

- Sự tăng lên Lãi suất Chiết khấu ngân hàng làm các chi phí trở nên cao hơn khi sử dụng hết khoản tiền gửi dự trữ tại ngân hàng trung ương, và sự tăng lên Lãi suất Tiền gửi của Ngân hàng có nghĩa là bạn có thể có được mức lãi suất cao hơn đối với những khoản tiền gửi.

- Hai thay đổi này cùng nhau tạo ra sự khuyến khích mạnh mẽ cho các ngân hàng tư nhân tăng khoản tiền gửi dự trữ của họ.

- Khi các ngân hàng tư nhân tăng khoản tiền gửi dự trữ, vốn cho vay sẵn có của họ sẽ thấp hơn, do đó họ sẽ giảm vốn cho vay và dẫn đến giảm các khoản tiền gửi.

- Bên cạnh đó, khi các ngân hàng tư nhân giảm số tiền cho vay của họ, họ thường thực hiện điều này bằng cách tăng mức lãi suất cho vay đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp ? ví dụ, họ tăng mức lãi suất cơ bản doanh nghiệp lên.

- Kết quả của những hành động này là giảm lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng, và giảm mức cung ứng tiền.

- Tất cả những điều vừa nói ở trên được tóm tắt lại trong Hình dưới đây.

Hình 1

Click this bar to view the full image.

5.

Bảng dưới đây trình bày Lãi suất Chiết khấu Ngân hàng và Lãi suất cơ bản từ năm 1986.

- Lưu ý về mối liên hệ của chúng ? tăng Lãi suất Chiết khấu dẫn đến tăng Lãi suất Cơ bản, giảm Lãi suất Chiết khấu dẫn đến giảm Lãi suất Cơ bản.

- Chúng ta cũng chú ý rằng mức lãi suất dễ biến đổi, đặc biệt là trong những năm 80.

Click this bar to view the full image.

6.

Chính sách Tiền tệ mở rộng trong Mô hình IS-LM

Hình 2 dưới đây mô tả ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng trong mô hình IS-LM.

Hình 2

Click this bar to view the full image.

7.

Sự tăng lên ban đầu của cung ứng tiền làm dịch chuyển đường LM sang phải đến LMA, mức giá vẫn giữ nguyên.

- Sự tăng lên cung ứng tiền danh nghĩa làm tăng cung ứng tiền thực tế , và làm giảm lãi suất (rút một lượng tiền thể hiện điều này).

- Lãi suất giảm đi làm cho việc đầu tư tiền vào các dự án trở nên được xem trọng hơn, do đó các doanh nghiệp tăng nhu cầu đầu tư, điều này làm tăng tổng chi tiêu - điều này được thể hiện bằng sự di chuyển xuống dọc theo đường IS.

- Bởi vì chúng ta vẫn giữ nguyên mức giá trong thí nghiệm này, chúng ta thể hiện sự thay đổi này ở phần dưới cùng của hình minh hoạ bằng sự dịch chuyển sang phải của đường AD đến AD1, mức giá vẫn giữ nguyên, với tổng cầu hàng hoá và dịch vụ tăng lên đến YA.

- Tuy nhiên, sự dịch chuyển sang phải của đường AD sẽ làm tăng áp lực tăng lên đối với mức giá.

- Như chúng ta có thể thấy, mức giá tăng lên làm giảm cung ứng tiền thực tế , và hạn chế một phần sự tăng lên ban đầu, điều này tạo ra một sự dịch chuyển sang trái của đường LM, từ LMA đến LM1.

- Kết quả cuối cùng là của chính sách cung ứng tiền mở rộng làm giảm mức lãi suất, và làm tăng GDP thực tế và tăng mức giá cả như đã chỉ ra.

Chúng ta có thể thấy rằng ngân hàng trung ương có thể sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng để tăng GDP thực tế và giảm mức thất nghiệp - nếu nền kinh té độ hẫng hụt suy thoái, ngân hàng trung ương có thể cải thiện bằng cách tăng cung ứng tiền.

- Trang 179-181 mô tả chính sách tiền tệ co hẹp hoạt động như thế nào.

- Tôi sẽ không đi vào chi tiết ở đây, mặc dù tôi sẽ nói về chúng trong phần tiếp theo về Sự thực thi của Chính sách Tiền tệ.

Mục tiêu của Chính sách Tiền tệ

Rõ ràng là ngân hàng trung ương có thể điều chỉnh đến việc cung ứng tiền để tác động đến tổng cầu và do đó tác động một cách tiềm tàng đến mức tăng trưởng GDP thực tế, mức thất nghiệp, và mức tăng của giá cả.

- Do đó, về mặt lý thuyết, ngân hàng trung ương có thể dùng chính sách tiền tệ để ngăn chặn sự biến động của nền kinh tế trong chu kỳ kinh tế.

- Chính sách như vậy được gọi là chính sách ngược chu kỳ - chính sách này được sử dụng để cưỡng lại chu kỳ kinh tế.

- Khi nền kinh tế ở dưới mức tăng trưởng tự nhiên, về mặt lý thuyết ngân hàng trung ương có thể tăng cung ứng tiền để cố gắng tăng AD và tăng mức tăng trưởng GDP thực tế.

- Khi nền kinh tế ở trên mức tăng trưởng tự nhiên, nó gây ra những áp lực lạm phát, và về mặt lý thuyết ngân hàng trung ương có thể giảm tăng trưởng tiền tệ để giảm AD, và giảm áp lực lạm phát.

- Tuy nhiên, trên thực tế ngân hàng trung ương không phải bao giờ cũng kiểm soát hoàn toàn tình huống.

Các khó khăn của Chính sách Tiền tệ trên Thực tế

Trên thực tế, có rất nhiều khó khăn tiềm tàng đối với việc thực hiện chính sách tiền tệ.

- Như chúng ta đã thấy, cung ứng tiền bao gồm cả các khoản tiền gửi ngân hàng, mà nó được quyết định một phần bởi hoạt động của ngân hàng trung ương, và một phần do quyết định của các hộ gia dình/doanh nghiệp và ngân hàng. Do đó, sự thay đổi trong cung ứng tiền có thể không chính xác như ngân hàng mong muốn.

- Thứ hai, có một loạt độ trễ trong việc thực thi chính sách tiền tệ, điều này có nghĩa là có thể mất đến 18 tháng để áp dụng được chính sách tiền tệ cho toàn bộ nền kinh tế - điều này có thể đến quá trễ! Ví dụ, ngân hàng trung ương có thể giảm lãi suất, nhưng các dự án đầu tư cần thời gian để xây dựng và thực hiện, và các nhà máy có thể không hình thành và hoạt động trong khoảng thời gian mong muốn.

- Thứ ba, chính sách tiền tệ sẽ tác động đến giá cả, và điều này có thể có tác động cản trở đến chính sách tiền tệ. Ví dụ, nếu chúng ta đạt đến mức có đầy đủ việc làm, một chính sách tiền tệ tăng lên sẽ làm tăng mức giá cả, và có ảnh hưởng nhỏ đến GDP thực tế và mức giá.

Hãy để ý, điều gì là chính sách thực tế hiện tại của Ngân hàng Canada?

- Ngân hàng Canada đang tập trung vào việc duy trì mức lạm phát thấp và ổn định.

- Mục tiêu hiện tại của Ngân hàng là duy trì lạm phát ở trong khoảng 1% và 3%.

- Trong năm qua, mức lạm phát tăng lên trong khoảng từ 1% đến 2% gần đây, chủ yếu là do sự tăng giá nguyên liệu đầu vào chưa chế biến như dầu thô.

- Hoa Kỳ cũng chịu tác động của áp lực lạm phát tương tự, thậm chí là chịu tác động mạnh hơn.

- Ngân hàng trung ương của cả hai nước đang mong muốn chấm dứt những áp lực lạm phát này bằng cách tăng lãi suất trong thời gian tới ? chúng ta có thể dự đoán được sẽ có một sự tăng nhất định về lãi suất ở Hoa Kỳ và Canada, như trong bài báo ?Greenspan tăng lãi suất?, được đăng trên tờ Globe and Mail số tháng Hai, năm 2000 (Greenspan là giám đốc ngân hàng trung ương Hoa Kỳ).

- Chúng ta cũng sẽ xem xét chính sách tiền tệ chống lạm phát trong phần tiếp theo.

Click this bar to view the full image.

8.

2) Thực thi chính sách tiền tệ ở Canada.

Hình 3 dưới đây cho thấy sự thay đổi trong cung ứng tiền có tác động thực sự đến lãi suất như chúng ta đã dự đoán ? làm giảm mức tăng trưởng của cung ứng tiền (được xác định bằng M1) làm tăng lãi suất, bằng sự dịch chuyển của đường LM sang trái.

Hình 3 Tăng trưởng tiền tệ và lãi suất[1]

Mức tăng trưởng của M1

Lãi suất trái phiếu kho bạc 90 ngày

Click this bar to view the full image.

9.

Chúng ta cũng có thể thấy được ảnh hưởng của việc tăng trưởng tiền đối với lãi suất được chuyển thành mối quan hệ giữa mức tăng trưởng của cung ứng tiền và chu kỳ kinh tế như Hình 4 dưới đây.

- Chúng ta có thể thấy rõ ràng là sự giảm xuống mức tăng trưởng M1 có quan hệ chặt chẽ với sự giảm xuống của GDP thực tế, với độ trễ khoảng một năm.

- Cung ứng tiền giảm làm giảm hoặc thay đổi ngược lại mức tăng trưởng GDP thực tế; cung ứng tiền tăng làm tăng mức tăng trưởng GDP thực tế, mặc dù ảnh hưởng này không mạnh lắm.

- Chúng ta đặc biệt chú ý rằng các cuộc khủng hoảng năm 1982 và 1990-91 xảy ra đồng thời hoặc ngay sau khi có sự tăng trưởng âm của đồng tiền.

Hình 4 Tăng trưởng tiền tệ và Chu kỳ Kinh tế[2]

Click this bar to view the full image.

10.

Cuối cùng, chúng ta thấy rằng mức giá và lạm phát đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chính sách tiền tệ.

- Chỉ cần nhìn vào chính sách tiền tệ ở Canada gần đây, ở đó chính sách tiền tệ thắt chặt nhiều năm đã làm cho Canada có mức lạm phát thấp nhất trong vòng 30 năm, và đứng vào hàng một trong những nước phương Tây có mức lạm phát thấp nhất.

Hình 5 Tăng trưởng tiền tệ và Lạm phát[3]

Click this bar to view the full image.

11.

- Điều này được thể hiện trong Hình 5 trên đây, nó chỉ ra mối quan hệ gần gũi giữa mức tăng cung ứng tiền (xác định bởi mức tăng của M2+) và mức lạm phát ? lưu ý rằng quan hệ này diễn ra với độ trễ một năm.

- Chúng ta sẽ nói thêm một chút về vấn đề này bằng cách đề cập đến chính sách chống lạm phát trong cuộc suy thoái 1990-91, và chính sách chống suy thoái hiện tại.

Ảnh hưởng của Chính sách Chống lạm phát cuối những năm 80

Hình 5 trên đây chỉ cho chúng ta thấy mức tăng cung ứng tiền giảm đi dường như làm giảm lạm phát.

- Lạm phát thường xảy ra khi đường AD dịch chuyển sang phải quá nhanh, hoặc nếu đường SAS dịch chuyển sang trái quá nhanh.

- Hình 6 dưới đây chỉ ra một trường hợp với mức tăng trưởng quá cao của AD.

- Đường AD¬0 hiện tại được kỳ vọng sẽ tăng lên đến ADexp trong giai đoạn tiếp theo, tạo nên một áp lực lạm phát.

- Hơn nữa, cuối cùng chúng ta sẽ thấy một áp lực tăng lên về tiền lương bởi vì sản lượng sẽ cao hơn mức tự nhiên, và thất nghiệp sẽ dưới mức tự nhiên ? hãy xem dòng gạch chân trong bài viết của Greenspan.

Hình 6

- Để chấm dứt tình trạng này, ngân hàng trung ương giảm mức tăng trưởng AD, điều này làm cho đường LM dịch chuyển sang trái, và giữ cho AD khỏi sự tăng trưởng quá nhanh.

- Nếu họ đánh giá sai tình huống, họ có thể có đường AD mới nằm bên trái của đường AD0 hiện tại, và chúng ta gặp phải suy thoái, như là trong năm 1990-91.

- Như chúng ta có thể thấy trong Hình 5, có một vài vấn đề lạm phát nhỏ trong cuối những năm 90, và Ngân hàng Canada phản ứng bằng cách giảm mức tăng cung ứng tiền.

- Chúng ta có thể thấy trong Hình 3 rằng mức tăng cung ứng tiền danh nghĩa trở nên âm, và nếu mức lạm phát lúc đó là 5%, thì mức tăng cung ứng tiền thực tế thậm chí còn thấp hơn thiều.

- Kết quả là có sự tăng lên về lãi suất trong năm 1990, và dẫn đến giảm mạnh đầu tư trong những năm tiếp theo, như chúng ta đã thấy trong Chương 4 - giữa năm 1989 và 1993 đầu tư thực tế giảm 13.9%, và nền kinh tế đi vào suy thoái.

- Hình 5 cho thấy, Ngân hàng Canada đã thành công trong việc giảm lạm phát đến mức gần 1%, nhưng phải cần một chi phí rất lớn để điều chỉnh lạm phát.

- Mọi người rất nhận thức được điều này trong những năm đầu của thập kỷ 90, họ hy vọng rằng ngân hàng trung ương Canada và Hoa Kỳ có thể thực hiện tốt hơn việc chấm dứt những áp lực lạm phát hiện thời mà không cần gây ra sự suy thoái.

Bây giờ chúng ta đã hiểu về chính sách tiền tệ hoạt động như thế nào, đây là lúc để tìm hiểu về chính sách tài chính.

Mô hình IS-LM cơ bản của Chính sách Tài chính

Chúng ta đã biết từ Chương 5 năm rằng một sự tăng lên chi tiêu của chính phủ làm dịch chuyển đường IS sang phải, bởi một lượng tương ứng với số nhân x DG.

- Tuy nhiên, phân tích đó dựa trên thị trường hàng hoá dịch vụ trong sự cô lập, bỏ qua thị trường tiền tệ, và giữ nguyên mức lãi suất VÀ mức giá.

- Bây giờ chúng ta muốn mở rộng phân tích này bằng cách xem điều gì xảy ra đối với sự cân bằng kết hợp, khi chúng ta cho phép hai biến này thay đổi.

- Hình 7 dưới đây chỉ ra ảnh hưởng của chính sách tài chính mở rộng, như là tăng chi tiêu của chính phủ hoặc giảm thuế.

- Thay đổi đó làm tăng tổng chi tiêu dự kiến và làm dịch chuyển đường IS sang phải, mức lãi suất giữ nguyên.

- Chúng ta có thể thấy bản ảnh hưởng của số nhân trong Chương 4 trên đồ thị, Y0 ? YA.

Hình 7

Click this bar to view the full image.

12.

Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy trong mô hình kết hợp đủ rằng sự tăng lên của Y từ chính sách mở rộng không phảii là phần kết của câu chuyện.

- Sự dịch chuyển sang trái của đường IS thể hiện sự tăng lên về chi tiêu, va tăng GDP thực tế.

- Trong thị trường tiền tệ, GDP tăng lên làm tăng nhu cầu về tiền, điều này lại làm tăng lãi suất từ r0 đến r1.

- Lãi suất tăng lên làm giảm chi tiêu đầu tư của các doanh nghiệp, được thể hiện bằng mũi tên màu xanh như là sự dịch chuyển lên/sang trái của đường IS.

- Do đó, sự tăng lên của GDP thực tế mong muốn, được thể hiện bằng sự dịch chuyển sang phải của đường AD, với mức giá giữ nguyên, là việc Y0 chuyển sang Y1.

- Tiếp theo, chúng ta biết rằng sự tăng lên của AD tạo ra áp lực tăng lên đối với mức giá.

- Khi mức giá trung bình tăng lên, nó làm giảm cung ứng tiền thực tế, và làm dịch chuyển đường LM sang trái, làm tăng lãi suất từ r1 đến r2.

- Sự tăng lên của lãi suất lần thứ hai này lại tiếp tục làm giảm chi phí đầu tư.

- Tại phần cuối của câu chuyện, chúng ta thấy rằng tổng tăng lên của GDP thực tế từ chi tiêu của chính phủ chỉ là việc dịch chuyển từ Y0 đến Y2, nhỏ hơn rất nhiều so với từ Y0 ? YA, tổng số dự đoán do phân tích số nhân cơ bản trong chương 4.

Sự chèn lấn (crowding out)

Phân tích của chúng ta đã chỉ ra rằng sự tăng lên trong tổng chi tiêu do tăng chi tiêu của chính phủ hoặc việc cắt giảm thuế bị cân bằng bởi sự giảm xuống về đầu tư do tăng thuế.

- Hiệu ứng cân bằng này được gọi là sự chèn lấn.

- Chúng ta có thể tóm tắt tổng các hiệu ứng của sự tăng lên chi tiêu của chính phủ bằng biểu thức sau

Click this bar to view the full image.

13.

Đây là một mối bận tâm của các nhà kinh tế học rằng chi tiêu quá mức của chính phủ chèn lấn đầu tư tư nhân, bởi vì đầu tư tư nhân là cách chúng ta làm tăng tổng lượng vốn, một nguồn cơ bản của tăng trưởng kinh tế dài hạn.

- Lưu ý rằng nếu nền kinh tế bắt đầu với việc làm đầy đủ, với AD = SAS = LAS, thì chính sách tài chính mở rộng không có một tác động dài hạn nào đối với Y, như được chỉ ra trong Hình 8 dưới đây.

- Trong trường hợp này, chi tiêu tăng lên của chính phủ dẫn đến một sự chèn lấn hoàn toàn.

- Tuy nhiên, nếu như trong Hình 7 nền kinh tế không ở trong tình trạng việc làm đầy đủ, chính sách tài chính mở rộng có thể làm tăng GDP thực tế, và đẩy nền kinh tế đến có việc làm đầy đủ - chính sách tài chính có thể được sửe dụng để thực hiện chính sách ngược chu kỳ.

- Tuy nhiên, như chúng ta đã nhấn mạnh trong phần trước, mô hình số nhân đơn giản cần được sửa đổi ? chính sách tài chính mở rộng làm tăng lãi suất và mức giá, điều này có tắc động tiêu cực đến nền kinh tế.

Hình 8

Những Khó khăn Tiềm tàng khác khiTthực hiện Chính sách Tài chính trong Thực tế

Có hai vấn đề khác cần nói đến khi sử dụng chính sách tài chính.

- Thứ nhất, cũng như chính sách tiền tệ, cần có thời gian để triển khai chính sách này trong toàn bộ nền kinh tế, điều này có nghĩa là có sự khó khăn khi sử dụng nó như là một công cụ chính xác để tinh chỉnh nền kinh tế.

- Thứ hai, khi bạn tăng chi tiêu của chính phủ hoặc giảm thuế như là một phần của chính sách tài chính, điều này làm tăng thâm hụt chính phủ, lượng tiền họ phải đi vay mỗi năm, điều này cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.

4) Các khoản nợ chính phủ và sự thâm hụt

Chúng ta hãy nói về nợ chính phủ và sự thâm hụt của chính phủ, hãy bắt đầu với một số khái niệm.

- Chúng ta có thẻ xác định cân bằng ngân sách của chính phủ tương đương với:

Chi tiêu của chính phủ - khoản thu của chính phủ

= Mua sắm của chính phủ + Các khoản chi phí chuyển đổi +các khoản lãi phải thanh toán đối với nợ hiện tại - thuế.

- Nếu chi phí thấp hơn thu vào, thì chúng ta có thặng dư.

- Nếu chi phí lớn hơn thu vào, thì chúng ta có thâm hụt.

+ Bù đắp bằng trái phiếu là khi khoản tiền thiếu hụt được bù đắp bằng việc bán trái phiếu cho các thành viên trong công chúng, do đó có sự tăng lên số trái phiếu của chính phủ trên thị trường.

+ Bù đắp bằng tiền là khi trái phiếu được bán cho Ngân hàng Canada, điều này tương đương với việc in một lượng tiền tương ứng và sử dụng nó để đáp ứng số tiền còn thiếu, do đó có sự tăng lên trong cung ứng tiền (nhưng không có thay đổi trong số trái phiếu của chính phủ trên thị trường).

- Ở Canada, thâm hụt ngân sách thường được bù đắp bằng bán công trái, do đó số nợ của chính phủ được tăng lên do thâm hụt, điều này có nghĩa là:

Khoản nợ của chính phủ hiện tại = Khoản nợ năm trước + khoản thâm hụt năm trước

= Khoản nợ cách đây 2 năm + khoản thâm hụt cách đây 2 năm + thâm hụt năm trước

= Khoản nợ cách đây 3 năm +?

= Tổng của các khoản thâm hụt trong quá khứ.

- Do đó, quy mô của khoản nợ của chính phủ phụ thuộc vào quy mô của thâm hụt trong quá khứ.

- Do đó, điều hành sự thâm hụt liên tục dẫn đến mức tăng càng cao các khoản nợ chính phủ.[5]

- Nếu có sự thặng dư ngân sách một năm nào đó, điều này có nghĩa là chính phủ giảm các khoản nợ chưa trả hết bằng cách trả một phần khoản nợ này với số thặng dư.

- Thặng dư có thể hiểu như là thâm hụt âm.

Chúng ta đôi khi muốn nhìn vào chi tiêu cảu chính phủ với các khoản lãi ròng, bởi vì điều này giúp chúng ta thấy được ngân sách chính phủ có tác động như thế nào đến tổng cầu.

- Chúng ta có thể định nghĩa

chương trình cân bằng

= tổng chi tiêu (ngoại trừ các khoản lãi) - thuế.

= tổng cân bằng ? các khoản lãi.

Những vấn đề do Thâm hụt gây ra

Hình 9 dưới đây cho thấy cân bằng chung và chương trình cân bằng gần đây, đến năm 1996 ? sau năm 1996 cân bằng tổng nhanh chóng chuyển đến thặng dư.

- Chúng ta có thể thấy rằng vấn đề thặng dư bắt đầu từ cuối thập kỷ 70, khi chi tiêu để trợ cấp giá dầu cao và những chương trình xã hội đã dẫn đến thâm hụt nặng.

- Sự thâm hụt này làm tăng các khoản nợ chưa trả hết, và do đó dẫn đến tăng không ngừng các khoản lãi của nợ.

- Điều này chỉ ra một vấn đề khi ở trong sự thâm hụt ? nó tạo thêm nhiều nợ, và thâm hụt trong tương lai, một loại hiệu ứng quả bóng tuyết.

- Đây là một trong những lý do chính phủ liên bang và các tỉnh quyết định cố gắng giảm thâm hụt của họ - tình huống càng trở nên trầm trọng, và các khoản lãi tăng lên so với khoản thu thuế của chính phủ.

- Bây giờ ngân sách đang thặng dư, tổng số nợ giảm nhẹ, do đó các khoản lãi cũng giảm nhẹ.

- Tuy nhiên để cân bằng ngân sách, chính phủ phải vận hành một chương trình thặng dư đủ mạnh để vượt qua được các khoản lãi.

- Chương trình thặng dư này được tạo ra bằng cách tăng thuế và cắt giảm chi tiêu của chính phủ vào những vấn đề như bảo hiểm thất nghiệp, và chuyển vấn đề chăm sóc y tế cho các tỉnh, và vấn đề giáo dục sau trung học.

- Do đó, hiện tại bạn phải chi trả cho những dịch vụ yếu kém của chính phủ, học phí cao hơn đối với bố mẹ của bạn, thâm hụt lớn trong quá khứ.

Hình 9 Cân bằng Ngân sách Liên bang[6]

Click this bar to view the full image.

14.

Chúng ta cũng nên để ý rằng một khoản thâm hụt lớn sẽ có nghĩa là có nhiều các khoản vay thêm của chính phủ trong thị trường trái phiếu, và có thể làm tăng lãi suất, và tạo ra thậm chí càng nhiều sự chèn lấn đối với đầu tư tư nhân.

- Sự chèn lấn tăng thêm này sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế dài hạn nền kinh tế, và gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế về mặt dài hạn.

- Đây một lý do nữa để chúng ta cần phải loại bỏ sự thâm hụt.

5) Nghiên cứu thực tế: Chính sách tài chính những năm 90.

Loại bỏ thâm hụt có thể cần thiết cho sự bảo đảm dài hạn của nền kinh tế và chính phủ, nhưng nó chắc chắn làm tổn thương nền kinh tế trong nửa cuối của thập kỷ 90.

- Thực tế, rõ ràng rằng loại bỏ lạm phát cùng lúc với nền kinh tế vừa thoát ra khỏi suy thoái 1991-1992 là một trải nghiệm khó khăn (kinh nghiệm thương đau).

- Nếu chúng ta xem xét Hình 9, chúng ta có thể thấy hoạt động của nhân tố tự động ổn định đã xảy ra trong khủng hoảng 1982-1984 và khủng hoảng 1990-1992.

- Khi nền kinh tế đi vào khủng hoảng, thu thuế giảm và chi phí cho phúc lợi và bảo hiểm thất nghiệp tăng lên, tạo ra chương trình thâm hụt được chỉ ra trong cả hai tình huống.

- Chương trình thâm hụt này có xu hướng thúc đẩy tổng cầu, và tự động vận hành chống lại khủng hoảng.

- Tuy nhiên chú ý rằng chương trình thâm hụt trong khủng hoảng năm 1990 rất nhỏ, và hầu như được can thiệp ngay lập tức bởi một chương trình thặng dư lớn, khi chính phủ của Đảng tự do cố gắng để cân bằng ngân sách.

- Chương trình lớn này được tạo ra bằng cách tăng thuế và cắt giảm các khoản chi phí chuyển đổi và chi tiêu của chính phủ ở mọi cấp độ.

- Như chúng ta đã biết từ phân tích trước đó, hoạt động này sẽ gây ra áp lực giảm xuống đối với tổng cầu, làm giảm sự phục hồi của nền kinh tế từ khủng hoảng.

- Nếu chúng ta cố gắng thực hiện chính sách ngược chu kỳ để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế, chúng ta sẽ tăng tổng cầu bằng chính sách tài chính mở rộng.

- Tuy nhiên, chính sách chống lại thâm hụt của chính phủ liên bang và cấp tỉnh có một tác động phụ không mong muốn là việc tạo ra một chính sách tài chính thắt chặt, điều này chắc chắn sẽ giúp nền kinh tế duy trì sự tăng trưởng chậm hơn rất nhiều so với bình thường.

- Chắc chắn rằng nền kinh tế Canada thoát ra khỏi khủng hoảng 1990-1991 chậm hơn rất nhiều so với khủng hoảng năm 1982.

Tuy nhiên, nền kinh tế hiện tại tăng trưởng rất tốt, ngân sách được cân bằng, chi tiêu của chính phủ tăng lên và thuế được giảm xuống - mọi thứ đều diễn ra rất tốt, chừng nào nền kinh tế Hoa Kỳ không có biến cố.

6) Kết luận

Mô hình IS-LM đầy đủ cho phép chúng ta phân tích hoạt động của chính sách tài chính và tiền tệ trong nền kinh tế.

Chính sách tiền tệ mở rộng

Chúng ta đã thấy rằng chính sách tiền tệ mở rộng được bắt đầu bằng việc ngân hàng trung ương giảm Lãi suất Chiết khấu Ngân hàng, lãi suất mà ngân hàng trung ương đặt ra khi cho các ngân hàng tư nhân vay tiền.

- Lãi suất chiết khấu giảm xuống dẫn đến các ngân hàng tư nhân quyết định giữ mức dự trữ thấp hơn, và tăng việc cho các doanh nghiệp và hộ gia đình vay tiền, với mức lãi suất cơ bản thấp hơn.

- Sự thay đổi này của ngân hàng tư nhân dẫn đến tăng các khoản tiền gửi trong hệ thống ngân hàng, dẫn đến tăng cung ứng tiền.

- Điều này được thể hiện bằng sự dịch chuỷen xuống đường LM.

- Lãi suất thấp hơn làm cho việc vay tiền rẻ hơn, dẫn đến tăng cầu đầu tư, thể hiện bởi sự dịch chuyển xuống dọc theo đường IS.

- Bây giờ tổng cầu đối với hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế cao hơn, thể hiện bởi sự dịch chuyển sang phải của đường AD.

- Tổng cầu cao hơn tạo ra một áp lực tăng lên đối với mức giá.

- Mức giá cao hơn làm giảm cung ứng tiền thực tế, và giả định rằng chúng ta trong hoàn cảnh mà sự thất nghiệp xảy ra trước hết, điều này tác động một phần chính sách tiền tệ ban đầu, và dịch chuyển đường LM sang trái.

- Kết quả cuối cùng của chính sách mở rộng là mức lãi suất thấp đi, một mức GDP thực tế cao hơn, và mức giá cao hơn.

Hãy chắc chắn rằng bạn cũng có thể tìm ra một chính sách thắt chặt cho hoạt động trong toàn bộ nền kinh tế như thế nào.

- Ngày nay có nhiều nhà kinh tế học lo lắng rằng Canada đang ở trong hoặc vượt quá tình trạng việc làm đầy đủ, và có thể phải chịu những vấn đề lạm phát trong tương lai.

Ví dụ, Các số liệu thống kê ở Canada dự đoán rằng chúng ta đang hoạt động gần với sử dụng toàn bộ năng lực các nhà máy.

- Hơ

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: