Chính sách Đại đoàn kết dân tộc
Chính sách Đại đoàn kết dân tộc, Tôn giáo và Dân tộc
04/21/2001 - Thông báo
Hà Nội(Ttxvn 21/4/2001)
Ngày 21/4/2001, tại Hà Nội, Trung tâm báo chí Đại hội Đảng 9 đã tổ chức Họp báo chuyên đề về Đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo và dân tộc.
Tại cuộc họp báo này, ông Trần Văn Đăng, Tổng thưu ký ủy Ban Trung ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam nói rằng, Đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam là một bộ phận quan trọng của tưu tưởng Hồ Chí Minh, là đường lối cơ bản lâu dài trước sau như một của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, Đại hội 9 Đảng Cộng sản Việt Nam có chủ trương thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần, mọi giới, mọi lứa tuổi, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưuu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống ở trong nước hay định cư ở nước ngoài; phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước và lòng tự hòa dân tộc; tăng cường mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở củng cố và phát triển sâu rộng khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân gắn với việc phát huy dân chủ trong đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Ông Cư Hòa Vần, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội cũng đã giới thiệu về chính sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam, của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước. Dân tộc thiểu số có số dân ít nhất là Ơ đu(301 người).
Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã đề ra chính sách dân tộc là " Đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, cùng tiến bộ". Chính sách đó đã được thể chế vào Hiến pháp, các luật cơ bản của Nhà
nước Việt Nam.
Việc thực hiện Chính sách dân tộc đã đạt được một số kết quả như từ chỗ đều bị áp bức bóc lột đã trở thành người làm chủ đất
nước; đã tạo ra cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống rộng khắp trên mọi miền của đất nước; từ chỗ tự cung tự túc đã hình thành một số vùng sản xuất có tính chất hàng hóa với quy mô ngày càng lớn; sự nghiệp giáo dục, văn hóa, bảo vệ sức khỏe đã được phát triển rất mạnh so với trước; hệ thống chính trị đã được xây dựng củng cố vững mạnh; đội ngũ cán bộ và trí thức người dân tộc thiểu số đã được hình thành.
Tuy nhiên, hiện nay đời sống của đồng bào các dân tộc vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Một bộ phận đồng bào dân tộc còn sống du canh du cư và đặc biệt là vấn đề đoàn kết dân tộc nảy sinh các vấn đề mới cần giải quyết như di dân tự do, đất ...
Ông Cư Hòa Vần nói: để giải quyết tốt vấn đề dân tộc cần phải coi phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số là nhiệm vụ chính trị hàng đầu; đặc biệt là phải quan tâm đến tất cả các vùng dân tộc. Trước mắt, trong giai đọan 2001-2005, tập trung làm tốt chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khóa khăn, vùng sâu, vùng xa; đồng thời giữ gìn, phát huy bản sắc văn tốt đẹp của các dân tộc cũng như tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, hình thành đôi ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong sạch và vững mạnh.
Về chính sách tôn giáo, ông Lê Quang Vịnh, Trưởng ban tôn giáo Chính phủ nói rằng, chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được cụ thể hóa bằng các vấn đề cụ thể như các tôn giáo ở Việt Nam
được hoạt động tự do trong khuôn khổ của Hiến pháp và Pháp luật Nhà nước Việt Nam.
Ông cho biết: một tôn giáo ở Việt Nam muốn hoạt động hợp pháp phải đáp ứng đủ những tiêu chí cơ bản nhưu có tín đồ tự nguyện tin theo, có giáo sĩ hướng dẫn việc đạo, có tôn chỉ mục đích hoạt động không trái với pháp luật Nhà nước .... Nhà nước Việt Nam chỉ quan tâm đến tưu cách, phẩm chất công dân của những người lãnh đạo các tôn giáo, không can thiệp vào trình độ tôn giáo của những người đó. Từ trước tới nay Việt Nam không xử tù, giam giữ, quản chế hành chính bất kỳ một nhân vật tôn giáo nào vì lý do tôn giáo. Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước khuyến khích tham gia các hoạt động giáo dục, từ thiện, nhân đạo theo sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn. Đồng thời, Nhà nước Việt Nam không tịch thu bất cứ tài sản nào của các tôn giáo ngoại trừ nếu các tài sản đó được sử dụng như một công cụ nhằm phục vụ cho các hoạt động gây bạo loạn, lật đổ, chống lại Nhà nước và nhân dân. Các tổ chức cá nhân tôn giáo cũng được tạo điều kiện thuận lợi để giao lưuu quốc tế, được đi đào tạo ở nước ngoài. Đã có rất nhiều các tổ chức tôn giáo quốc tế vào Việt Nam giao lưuu với các tổ chức tôn giáo Việt Nam mà không bị cản trở gì./.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top