CHINH PHU DIEN TU, THU DIEN TU, DICH VU INTERNET.AGO

<!-- @page { margin: 2cm } P { margin-bottom: 0.21cm } -->

LỜI NÓI ĐẦU

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ nổ ra đã làm thay đổi căn bản cục diện tình hình các nước trên thế giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó sự biến đổi dễ thấy nhất là sự phát triển vượt bậc của kinh tế và từ đó kéo theo sự thay đổi lớn về tình hình chính trị với sự ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào chiến tranh, chế tạo vũ khí.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ cũng là cơ sở, là tiền đề cho một cuộc cách mạng mới là cuộc cách mạng công nghệ thông tin. Khoa học công nghệ phát triển, con người biết chế tạo ra những thiết bị trí tuệ nhân tạo giúp con người xử lý số liệu, tính toán một cách nhanh chóng và chính xác, những thiết bị đó do yêu cầu công việc ngày càng phức tạp, nhu cầu xã hội lớn, trí tuệ con người ngày một siêu việt mà được cải tiến dần dần ngày càng phù hợp hơn với đòi hỏi của thực tiễn. Máy tính cá nhân PC (personal computer) hiện nay là một minh chứng cho sự cải tiến kỹ thuật đặt đến một tính năng siêu việt. Máy tính cũng là sản phẩm hiện thân cho cuộc cách mạng công nghệ thông tin đồng thời là đối tượng, là phương tiện chủ yếu cho ngành khoa học Tin học.

Cách mạng công nghệ thông tin nổ ra bằng việc ứng dụng một cách đồng loạt và rộng rãi những thành tựu của công nghệ thông tin vào trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với xu hướng ngày càng “điện tử hoá và số hóa” các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội thì ngày càng có nhiều loại hình ứng dụng công nghệ thông tin và đã trở nên phổ biến ở các quốc gia trên thế giới. Ở đây xin được cụ thể hoá để đi sâu nghiên cứu về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức quản lý Nhà nước là Chính phủ điện tử, dịch vụ Internetthư điện tử (e-mail).

I - CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

Khái niệm

Chính phủ Điện tử (e-Government) là tên gọi của một chính phủ mà mọi hoạt động của nhà nước được "điện tử hóa", "mạng hóa". Tuy nhiên, chính phủ điện tử không đơn thuần là máy tính, mạng Internet; mà là sự đổi mới toàn diện các quan hệ (đặc biệt là quan hệ giữa chính quyền và công dân), các nguồn lực, các quy trình, phương thức hoạt động và bản thân nội dung các hoạt động của chính quyền trung ương và địa phương, và ngay cả các quan niệm về các hoạt động đó.

Chính phủ Điện tử là ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để các cơ quan của Chính quyền từ trung ương và địa phương đổi mới, làm việc có hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn; cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức; và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý Nhà nước.

Cách tiếp cận của World Bank (Ngân hàng thế giới) CPĐT là việc các cơ quan CP sử dụng một cách có hệ thống CNTT và viễn thông (ICT- như mạng diện rộng, Internet, tính toán di động) để thực hiện các quan hệ với công dân, với doanh nghiệp và với những cơ quan hành chính. Những công nghệ này có thể cải thiện các dịch vụ bao gồm giao dịch với doanh nghiệp và công dân, nâng cao hiệu quả quản lý. Lợi ích thu được sẽ là giảm thiểu tham nhũng, tăng cường tính trong suốt, sự tiện lợi, sự tăng trưởng và giảm chi phí.

Chức năng của Chính phủ điện tử

Chức năng của Chính phủ điện tử cũng giống như chức năng của một Chính phủ truyền thống chỉ khác nhau ở phương thức thực hiện chức năng. Chức năng của Chính phủ điện tử được thực hiện bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông để các cơ quan chính phủ đổi mới, làm việc hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ của mình trong việc tham gia quản lý nhà nước

Các đặc trưng cơ bản của Chính phủ điện tử(CPĐT):

Thứ nhất, CPĐT đã đưa chính phủ tới gần dân và đưa dân tới gần chính phủ. CPĐT đảm bảo cho người dân đóng góp ý kiến, đề xuất những kiến nghị của mình thông qua kênh trực tuyến (online) mà không cần đến các khâu trung gian (cấp Huyện, cấp Tỉnh), không cần phải trực tiếp tham gia cuộc họp. Ngược lại về phía Chính phủ cũng rất dễ dàng đưa những quyết định vào cuộc sống do những quyết định đó nhanh chóng truyền đến cấp cơ sở.

Thứ hai, CPĐT làm minh bạch hóa hoạt động của chính phủ, chống tham nhũng, quan liêu, độc quyền. Các quá trình tổng hợp, xử lý số liệu đều do hệ thống máy tính làm việc do đó đảm bảo tính chính xác và công khai trong tổ chức.

Thứ ba, CPĐT giúp chính phủ hoạt động có hiệu quả trong quản lý và phục vụ nhân dân (cải cách hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ công). Thủ tục hành chính được đơn giản đi rất nhiều với việc hạn chế sử dụng giấy tờ làm đơn từ, thông báo, nhiều loại văn bản khác. Chất lượng dịch vụ công được nâng cao do công tác triển khai chương trình được thực hiện một cách nhanh chóng với chi phí thấp nhờ đó mà hiệu quả được nâng cao.

Mục tiêu của Chính phủ điện tử

Tạo môi trường kinh doanh tốt hơn;

Khách hàng trực tuyến, không phải xếp hàng;

Tăng cường sự điều hành có hiệu quả của chính phủ và sự tham gia rộng rãi của người dân;

Nâng cao năng suất và tính hiệu quả của các cơ quan chính phủ;

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các cộng đồng vùng sâu vùng xa.

Các dạng giao dịch của chính phủ điện tử

Nếu như Chính phủ truyền thống thực hiện giao dịch phải thông qua rất nhiều khâu trung gian thì đến Chính phủ điện tử đã trực tiếp giao dịch với các đối tượng trong xã hội, bao gồm các giao dịch sau đây:

Chính phủ với Công dân;

Chính phủ với Doanh nghiệp;

Chính phủ với người lao động ;

Chính phủ với Chính phủ.

Các nhà lãnh đạo thông tin (CIO) với lộ trình Chính phủ điện tử ở Việt Nam

Các nhà lãnh đạo thông tin được hiểu là những người quản lí điều hành các quá trình thông tin, đảm bảo cho các quá trình thông tin diễn ra một cách thông suốt theo một lộ trình xác định.

Lộ trình Chính Phủ điện tử là kế hoạch xây dựng từng bước hạ tầng thông tin của Chính phủ cùng với các quy tắc hành chính để quản lý, điều hành và làm dịch vụ hành chính cho nhân dân.

Bản chất của lộ trình thực hiện CPĐT của một tổ chức là kế hoạch

thực hiện 4 tiến trình G2E, G2G, G2C, G2B trong thang bậc 5 mức độ của CPĐT. Tuy nhiên có thể hiểu đơn giản hơn, đó là kế hoạch xây

dựng từng bước hạ tầng thông tin của tổ chức (lại được xem xét trong một tổ chức lớn

hơn) và việc vận dụng hạ tầng thông tin này cùng với các quy tắc hành chính để quản

lý, điều hành và làm dịch vụ hành chính cho nhân dân.

Không thể có lộ trình như vậy nếu không có các nhà “lãnh đạo thông tin”

(CIO), không có các “văn phòng lãnh đạo thông tin” ở cấp quốc gia, cấp bộ, ngành và

cấp tỉnh, thành phố.

Có một thời, chúng ta phát triển đô thị mà không cần quy hoạch, cứ xây nên

những con đường, những cây cầu, những ngôi nhà mà không cần thiết kế tổng thể.

Không thể tái diễn như vậy với các hệ thống thông tin, đặc biệt là các hệ thống CPĐT

khi mà chúng ta đã thấy rất rõ tính hệ thống cao độ của chúng và đã thấy kinh nghiệm, thấy giá phải trả của những người đi trước. Các kiến trúc sư thông tin không ai khác

chính là những “nhà lãnh đạo thông tin” (CIO) có tri thức về vấn đề này.

Những lợi ích của Chính phủ điện tử

Lợi ích của chính phủ điện tử là đáp ứng mọi nhu cầu của công dân bằng việc nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền từ trung ương tới cơ sở như quản lý nhân sự, quy trình tác nghiệp, v.v...

Với tính ưu việt của nó CPĐT đem lại rất nhiều lợi ích:

Chính phủ Điện tử cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả và kịp thời cho người dân, doanh nghiệp, các cơ quan và nhân viên chính phủ.

Đối với người dân và doanh nghiệp, chính phủ điện tử là sự đơn giản hóa các thủ tục và tăng tính hiệu quả của q

uá trình xử lý công việc.

Đối với chính phủ, chính phủ điện tử hỗ trợ quan hệ giữa các cơ quan của chính quyền nhằm đảm bảo đưa ra các quyết định một cách chính xác và kịp thời.

Những trở ngại của Chính phủ điện tử

Do yêu cầu cao về hạ tầng về công nghệ cũng như hạ tầng về nhân lực nên rất nhiều nước trên thế giới gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng Chính phủ điện tử, thậm chí không thể áp dụng được (ví dụ: ở Việt Nam với sự thất bại của đề án 112 về xây đựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam). Vẫn có nhiều người chưa biết đến hay chưa sử dụng đựơc internet. CPĐT mang lại hiệu quả cao nhưng nguy cơ rủi do lớn do sự cố về hệ thống tin học rất dễ xẩy ra, thông tin nội bộ dễ dàng dò rỉ ra bên ngoài, đòi hỏi hệ thống an ninh mạng chặt chẽ.

<!-- @page { margin: 2cm } H3 { margin-top: 0.49cm; margin-bottom: 0.49cm; page-break-after: auto } H3.western { font-family: "Times New Roman", serif; font-size: 13pt } H3.cjk { font-family: "DejaVu Sans"; font-size: 13pt } H3.ctl { font-family: "DejaVu Sans"; font-size: 13pt } P { margin-bottom: 0.21cm } A:link { color: #0000ff } -->

8. Chính phủ điện tử Việt Nam

Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam

Cổng thông tin điện tử (portal) được thiết kế đặc biệt dành các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp có nhu cầu phát triển hệ thống thông tin lớn trên môi trường web nhằm thực hiện các giao tiếp trực tuyến và sử dụng Internet như một công cụ thiết yếu trong các hoạt động cung cấp thông tin, giao tiếp,quản lý và điều hành.

8.2. Đê án 112 với Chính phủ điện tử ở Việt Nam

Đề án 112 hay còn gọi là Đề án Tin học hóa hành chính nhà nước của Chính phủ Việt Nam nhằm mục đích xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam. Đây là một chương trình hiện đại hóa hành chính của chính quyền Việt Nam giai đoạn từ 2001 - 2010 về cải cách thủ tục hành chính nhà nước

Mục tiêu của đề án 112 đặt ra bao gồm:

Tiến hành tin học hóa quan hệ hành chính trong nội bộ cơ quan hành chính giữa chính phủ với các bộ, ngành, với chính phủ địa phương;

Tin học hóa mối quan hệ giữa chính phủ với công dân trong giải quyết các dịch vụ công, tạo thuận lợi hơn, hiện đại hơn cho quan hệ này;

Đào tạo đội ngũ công chức chính phủ, để thông qua tin học nâng cao chất lượng quản lý công.

8.3. Sự thất bại của đề án 112

Đề án 112 được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam quyết định vào năm 2001 (Quyết định 112 ngày 25/7/2001), thực hiện giai đoạn 1 đến năm 2005. Nhưng đến cuối năm 2005, đầu năm 2006, đề án 112 thất bại sau khi phát lộ nhiều sai phạm và chi phí quá lớn nhưng mang lại hiệu quả quá thấp.

Kết quả giai đoạn 1 của đề án 112 là cả 5 mục tiêu cụ thể mà đề án đặt ra đều chưa được hoàn thành hoàn chỉnh và cảnh sát Việt Nam đã khởi tố bắt giam Vũ Đình Thuần, Lương Cao Sơn, cùng hàng chục người khác liên quan đến tiêu cực và tham nhũng. Số tiền đã chi tiêu là 1.534 tỷ đồng trong đó tổng kinh phí đã sử dụng là gần 1.160 tỷ đồng Việt Nam, số tiền đã tạm ứng chưa chi tiêu cần thu hồi lại là trên 300 tỉ đồng (tổng dự toán của đề án: 3.800 tỉ đồng).

Vào thời gian này, Ban Điều hành Đề án 112 (do Vũ Đình Thuần, Thứ trưởng làm Trưởng ban) đã đề nghị tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 từ 2006-2010, nhưng ngày 19 tháng 4 năm 2007 Thông tấn xã Việt Nam đưa lên mạng một bản tin ngắn loan báo, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo dừng triển khai Đề án.

8.4. Nguyên nhân thất bại của đề án 112

Về mục tiêu

Trong bài viết “Dự án 112 và những đề xuất” đăng trên Tạp chí Thế Giới Vi Tính Việt Nam, một trong những nguyên nhân cơ bản nhất được đưa ra là sự bao quát quá rộng của mục tiêu ban đầu:

Những mục tiêu chính của Đề Án này là “đến cuối 2005, đưa hệ thống thông tin điện tử của Chính Phủ vào hoạt động”, “thúc đẩy mạnh mẽ việc hiện đại hóa công nghệ hành chính”,”thực hiện tin học hóa các quy trình dịch vụ công…”, “hoàn thiện và thống nhất áp dụng các phần mềm dùng chung và xây dựng, tích hợp các CSDL quốc gia…”. Đây là những mục tiêu đúng, cần thiết nhưng lại quá lớn và không xác định rõ mục tiêu chính nằm ở đâu.

Về phần mềm dùng chung

Đề án được xây dựng khi mà chúng ta chưa có cái “nền”:

Khái niệm “phần mềm dùng chung” sinh ra từ nhận xét đúng đắn là bộ máy hành chính trong toàn quốc sẽ mạnh hơn nhiều nếu tất cả các đơn vị hành chính cấp bộ, ngành và địa phương đều sử dụng chung một số phần mềm phục vụ quản lý hành chính nhà nước. Các phần mềm dùng chung chỉ có nghĩa khi chúng được thiết kế dựa trên các quy trình quản lý hành chính nhà nước chuẩn. Hiện nay các quy trình đó dều đang trong trạng thái cải cách (chưa chuẩn) thì các phần mềm dùng chung sẽ dựa vào đâu để xây dựng?

Có những phần mềm dùng chung được lấy qua đấu thầu, nhưng cũng có những phần mềm do địa phương tự xây dựng. Đã có rất nhiều tỉnh đề nghị là được sử dụng phần mềm của họ chứ không sử dụng phần mềm chung đã có trước đây. Kết quả là ý tưởng xây dựng những phần mềm dùng chung, thống nhất trên cả nước của đề án 112 bị đổ vỡ.

Ngay cả những phần mềm “dùng chung” vẫn không tương thích với nhau:

Cụ thể là những phần mềm dùng chung được đề án 112 triển khai còn kém hơn những phần mềm đã triển khai ở một số đơn vị của TP.HCM. Đã gọi là phần mềm dùng chung nhưng lại do các công ty phần mềm khác nhau xây dựng và triển khai tại các tỉnh. Hiện nay các phần mềm dùng chung đã chỉnh sửa nhiều lần nhưng vẫn chưa dùng được.

Về vấn đề chuẩn hóa

Hai là khái niệm “Trung Tâm Tích Hợp Dữ Liệu” (TTTHDL) được giải nghĩa bằng lập luận mang tính chất định tính hơn là định lượng. Theo đó, TTTHDL sẽ phá vỡ thế cát cứ dữ liệu - nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng “trên bảo dưới không nghe” (vì cát cứ dữ liệu nên trên cũng không biết chính xác dưới đang làm gì). Tuy vậy, điều mà mọi người quan tâm là trung tâm này sẽ hoạt động như thế nào và cơ chế tích hợp dữ liệu sẽ vận động ra sao thì không ai hình dung ra cả. Trạng thái này còn kéo dài vì trong tháp dữ liệu hành chính, ở đáy của nó, các CSDL nền chưa hình thành, ngay cả việc chuẩn hóa dữ liệu cũng còn đang tranh luận… thì lấy gì dể tích hợp?

Khi mà yêu cầu triển khai đồng loạt không dựa trên một cơ sở vững chắc:

Một số địa phương như TP.HCM, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Vĩnh Long… đã thử nghiệm và thực hiện tốt mô hình của họ, nhưng không thể áp dụng mô hình đó cho những tỉnh khác. Đề án 112 muốn áp đặt những mô hình cụ thể, mà lại không có những mô hình cụ thể với từng địa phương, vùng miền, bộ ngành. Nói cách khác, đề án 112 chưa xây dựng được một mô hình thử nghiệm tốt mà đã triển khai đồng loạt, nên việc không đạt được những mục tiêu là điều tất yếu!

Về vấn đề quản lý:

Chức năng và quyền hạn:

Theo Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường Quốc hội, sở dĩ đề án 112 không đạt được mục tiêu bởi dù ban điều hành không có chức năng quản lý nhà nước về CNTT nhưng vẫn tổ chức thẩm định các dự án phần mềm và hướng dẫn ban điều hành các tỉnh thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, trái với nghị định, qui định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tạo nên tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” trong đầu tư CNTT. Thậm chí, Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT cũng không chỉ đạo, bao quát được đề án 112.

Người làm sai việc:

Người thiếu hiểu biết và kinh nghiệm về qui trình xử lý hành chính, các đặc thù công nghệ trong ứng dụng tin học mà lại được giao nhiệm vụ triển khai ứng dụng CNTT rất dễ đi đến sự lựa chọn sai giải pháp, theo cảm tính, chủ quan, thậm chí có yếu tố tiêu cực…

8.5. Bài học rút ra từ sự thất bại của đề án 112 về xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam

Chính phủ điện tử được coi là một cuộc cách mạng xã hội. Chỉ khi một chính phủ cai trị được chuyển thành một chính phủ phục vụ thì mới có thể xây dựng được chính phủ điện tử.

Điều an ủi to lớn của đề án 112 (đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước bị Thủ tướng đình chỉ) là nó để lại những bài học.

Bài học đầu tiên là công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT-TT) chỉ là công cụ, không phải là mục đích. Nếu chúng ta không trả lời được một cách sáng rõ CNTT-TT sẽ giúp cải tiến hoạt động quản lý như thế nào thì chuyện sập bẫy công nghệ sẽ xảy ra. Trong trường hợp này các đầu tư cho CNTT-TT chủ yếu sẽ chỉ vì CNTT-TT là chính. Mà như vậy thì chỉ tổ tốn thêm tiền cho một bộ máy vẫn hoạt động như xưa.

Bài học thứ hai là phải cải cách mới tận dụng được các ưu thế của CNTT-TT. Các tính năng ưu việt của CNTT-TT (như khoảng cách bị triệt tiêu; tính lan tỏa; khả năng lưu giữ, sắp xếp và nhân bản vô tận với chi phí gần như bằng 0...) tồn tại khách quan và không thể thay đổi. Tuy nhiên, cách thức quản lý hành chính lại có thể thay đổi để tận dụng được các tính năng ưu việt đó. Trong một mô hình khép kín, cát cứ thông tin, cục bộ, bản vị, CNTT-TT không thể phát huy tác dụng.

Chính phủ điện tử được coi là một cuộc cách mạng xã hội. Chỉ khi một chính phủ cai trị được chuyển thành một chính phủ phục vụ thì mới có thể xây dựng được chính phủ điện tử. Và chính phủ điện tử được định nghĩa giản dị như sau: chính phủ điện tử là việc chính phủ sử dụng CNTT-TT để cung cấp thông tin, dịch vụ cho dân và tương tác với dân.

Bài học thứ ba là cần xử lý cho được những vấn đề về khái niệm trước khi thiết kế những phần cụ thể của dự án. Ví dụ, một hệ thống CNTT-TT (CPNet) chỉ kết nối những cơ quan nhà nước sẽ khó giúp giải quyết được bài toán quản lý vì các đối tượng quản lý (các doanh nghiệp và người dân) sẽ nằm ngoài hệ thống.

Bài học thứ tư là phải coi trọng cầu hơn là coi trọng cung. Các dự án CNTT-TT chủ yếu được thúc đẩy bởi những người làm tin học thì rất rủi ro. Những dự án như vậy chỉ vừa gây hao tâm tổn lực cho những chuyên gia CNTT-TT, vừa gây tốn kém cho ngân sách. Để vận hành chính phủ điện tử không thể không xác lập những qui định pháp lý chặt chẽ và những khuyến khích cho đội ngũ công chức trong việc sử dụng CNTT-TT. Đây chính là cơ sở để tạo ra cầu.

Trong quá trình đánh giá lại đầy đủ đề án 112, nhiều bài học kinh nghiệm khác sẽ còn được rút ra, trên đây chỉ là những bài học dễ nhìn và dễ thấy.

<!-- @page { margin: 2cm } P { margin-bottom: 0.21cm } H3 { margin-top: 0.49cm; margin-bottom: 0.49cm; page-break-after: auto } H3.western { font-family: "Times New Roman", serif; font-size: 13pt } H3.cjk { font-family: "DejaVu Sans"; font-size: 13pt } H3.ctl { font-family: "DejaVu Sans"; font-size: 13pt } H2 { margin-bottom: 0.21cm } H2.western { font-family: "FreeSerif", "Arial Unicode MS", serif } H2.cjk { font-family: "DejaVu Sans", "MS Mincho" } H2.ctl { font-family: "DejaVu Sans", "MS Mincho" } CODE.cjk { font-family: "DejaVu Sans", "MS Mincho" } A:link { color: #0000ff } -->

THƯ ĐIỆN TỬ

Thư điện tử, hay email (electronic mail) là một hệ thống chuyển nhận thư từ qua các các mạng máy tính

Email là một phương tiện thông tin rất nhanh. Một mẫu thông tin (thư từ) có thể được gửi đi ở dạng mã hoá hay dạng thông thường và được chuyển qua các mạng máy tính đặc biệt là mạng Internet. Nó có thể chuyển mẫu thông tin từ một máy nguồn tới một hay rất nhiều máy nhận trong cùng lúc.

Ngày nay, email chẳng những có thể truyền gửi được chữ, nó còn có thể truyền được các dạng thông tin khác như hình ảnh, âm thanh, phim, và đặc biệt các phần mềm thư điện tử kiểu mới còn có thể hiển thị các email dạng sống động tương thích với kiểu tệp HTML

Tính ưu việt và sự khác biệt của thư điện tử so với bưu chính thông thường

Thay vì viết thư bằng giấy mực và bút thì người gửi chỉ cần gõ chữ từ bàn phím của máy tính và biết dùng một phần mềm thư điện tử (email program).

Lá thư được gửi trên hệ thống bưu chính là vật liệu không cần máy nhận hay máy gửi. Trong khi đó, nếu gửi thư điện tử, chỉ có các tín hiệu điện mã hoá nội dung bức thư điện tử được truyền đi đến máy nhận. Do đó, chỉ có nội dung hay cách trình bày lá thư điện tử là được bảo toàn. Trong khi đó, dùng đường bưu điện người ta có thể gửi đi các vật liệu hàm chứa thêm nội dung hay ý nghĩa khác. Điều này có thể rất quan trọng đối với nhiều người.

Vận tốc truyền thư điện tử chỉ vài giây đến vài phút và chi phí rất nhỏ không đáng kể so với gửi qua đường bưu điện.

Dùng thư điện tử thì bất kỳ lúc nào cũng có thể mở phần mềm thư điện tử ra đọc nên tiện lợi hơn là việc phải bỏ thư ở các thùng thư. Đồng thời, vì mỗi người dùng thư đều phải nhập mật khẩu vào máy nên thư điện tử sẽ khó bị người ở chung đọc lén so với thư gửi bưu điện. Nhưng ngược lại, các tay tin tặc xa lạ có thể xâm nhập vào hệ thống thư điện tử của cá nhân nếu như các mật mã hay các hệ thống an toàn phần mềm bị bẻ gãy.

Khối lượng gửi và nhận thư điện tử có thể nhiều hơn thư bưu điện rất nhiều lần. Đối với các dịch vụ thư điện tử mới thì dung lượng có thể lên đến hàng Gbyte như dịch vụ của Gmail chẳng hạn, hay nhiều hơn. Số thư có thể dự trữ trong dung lượng này tương đương với vài bộ tự điển bách khoa.

Các trường hợp thư phá hoại trên hệ thống bưu điện (như là thư có bột antrax, thư bom, ...) rất hiếm có nhưng có thể gây thương vong. Ngược lại, hệ thống thư điện tử, không thể gây thương tích mà thường rất phải đương đầu với nhiều vấn nạn như virus máy tính, các thư nhũng lạm (spam mail), các thư quảng cáo (advertisement mail) và các thư khiêu dụ tình dục (pornography mail), đặc biệt là cho trẻ em, thì lại rất nhiều. Đối với các loại thư độc hại (malicious mail) này người dùng cần phải cài đặt thêm các tiện ích hay chức năng lọc (sẵn có trong phần mềm hay phải mua thêm) để giảm trừ. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là không có công cụ phần mềm nào là tuyệt hảo.

Các dạng chuyển tiếp (chain mail) trong đó người nhận lại chuyển đi nội dung lá thư cho một hay nghiều người khác thường cũng phổ biến trong cả hai hệ thống bưu chính và thư điện tử. Khả năng ảnh hưởng về thông tin của hai loại này là tương đương mặc dù thư điện tử chuyển tiếp có nhiều xác suất gây nhiễm virus máy tính.

Hộp thư là nơi cất giữ các thư từ với địa chỉ hẳn hoi. Tương tự, trong hệ thống thư điện tử, thì hộp thư này tương đương với phần dữ liệu chứa nội dung các email cộng vói điạ chỉ của người chủ thư điện tử. Điểm khác biệt ở đây là hộp thư điện tử sẽ có nhiều chức năng hơn là việc xoá bỏ các thư cũ.

Mỗi người có thể có một hay nhiều địa chỉ email (và phải được đăng ký qua một hệ thống nào đó). Mỗi hộp thư sẽ có một địa chỉ phân biệt không bao giờ trùng với địa chỉ email khác.

Như vậy có thể hoàn toàn không nhầm lẫn khi dùng danh từ hộp thư điện tử hay hòm thư điện tử (email account) để chỉ một phần mềm email đã được đăng kí dùng để nhận và gửi email cho một cá nhân. 

2. Cấu trúc chung của một địa chỉ email

Một địa chỉ email sẽ bao gồm ba phần chính có dạng Tên_định_dạng_thêm tên_email@tên_miền

Phần tên_định_dạng_thêm: Đây là một dạng tên để cho người đọc có thể dễ dàng nhận ra người gửi hay nơi gửi. Tuy nhiên, trong các thư điện tử người ta có thể không cần cho tên định dạng và lá thư điện tử vẫn được gửi đi đúng nơi. Ví dụ: Cao A Gó có địa chỉ thư là [email protected],..

Phần tên_email: Đây là phần xác định hộp thư. Thông thường, cho dễ nhớ, phần này hay mang tên của người chủ ghép với một vài kí tự đặc biệt. Phần tên này thường do người đăng kí hộp thư điện tử đặt ra. Phần này còn được gọi là phần tên địa phương. Ví dụ: ago_caoago@yahoo.com.vn

Phần tên_miền: Đây là tên miền của nơi cung cấp dịch vụ thư điện tử. Ngay sau phần tên_email bắt đầu bằng chữ "@" nối liền sau đó là tên miền. Ví dụ:[email protected], [email protected], [email protected],...

3. Các thuật ngữ Anh ngữ thông dụng trong một thư điện tử

To có nghĩa là Đến: Chổ chứa địa chỉ của các người nhận.

CC (từ chữ carbon copies) có nghĩa là Gửi kèm: Đây là chỗ chứa thêm địa chỉ gửi kèm, ngoài địa chỉ chính trong phần To bên trên. Các hộp thư nhận sẽ đọc được các địa chỉ người gửi và các địa chỉ gửi kèm này.

BCC (từ chữ blind carbon copies) có nghĩa là Gửi kèm kín: Đây cũng là chỗ ghi các địa chỉ mà lá thư sẽ được gửi kèm tới, nhưng các địa chỉ này sẽ được dấu kín không cho những người trong phần To hay phần CC biết là có sự đính kèm đến các địa chỉ nêu trong phần BCC.

Subject có nghĩa là Đề mục: Chỗ này thường để tóm tắt ý chính của lá thư hay chỗ ghi ngắn gọn điều quan trọng trong thư.

4. Các giao thức

SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) hay là giao thức chuyển thư đơn giản. Đây là một giao thức lo về việc vận chuyển email giữa các máy chủ trên đường trung chuyển đến địa chỉ nhận cũng như là lo việc chuyển thư điện tử từ máy khách đến máy chủ. Hầu hết các hệ thống thư điện tử gửi thư qua Internet đều dùng giao thức này. Các mẫu thông tin có thể được lấy ra bởi một email client. Những email client này phải dùng giao thức POP hay giao thức IMAP.

IMAP (Internet Message Access Protocol) hay là giao thức truy nhập thông điệp (từ) Internet. Giao thức này cho phép truy nhập và quản lý các mẫu thông tin về từ các máy chủ. Với giao thức này người dùng email có thể đọc, tạo ra, thay đổi, hay xoá các ngăn chứa, các mẫu tin đồng thời có thể tìm kiếm các nội dung trong hộp thư mà không cần phải tải các thư về.

Phiên bản mới nhất của IMAP IMAP4 tương tự nhưng có nhiều chức năng hơn giao thức POP3. IMAP nguyên thuỷ được phát triển bởi đại học Standford năm 1986.

POP (Post Office Protocol) hay là giao thức phòng thư. Giao thức này được dùng để truy tìm các email từ một MTA (máy chủ thư điện tử). Hầu hết các MUA (phần mềm thư điện tử) đều dùng đến giao thức POP mặc dù một số MTA cũng có thể dùng giao thức mới hơn là IMAP.

Hiện có hai phiên bản của POP. Phiên bản đầu tiên là POP2 đã trở thành tiêu chuẩn vào thập niên 80, nó đòi hỏi phải có giao thức SMTP để gửi đi các mẫu thông tin. Phiên bản mới hơn POP3 có thể được dùng mà không cần tới SMTP.

gửi và nhận thư điện tử

Việc gửi và nhận thư điện tử yêu cầu đối với người dùng phải có tài khoản (địa chỉ thư điện tử) dành riêng để đảm bảo tính riêng tư và bảo mật.

Chế độ soạn thảo thư điện tử cũng giống như các trình soạn thảo văn bản thông thường.

Để sử dụng thư điện tử ta phải truy cập vào hộp thư bằng cách đăng nhập tài khoản. Địa chỉ đăng nhập tài khoản yahoo thông thường là:

https://login.yahoo.com

Với tính ưu việt của thư điện tử thể hiện trong sự tiện sử dụng, tốc độ nhanh và máy tính với hệ thống mạng internet ngày càng phát triển và phổ biến do đó xu hướng hiện nay là tiến tới sự thay thế hoàn toàn thư từ viết tay truyền thống bằng thư điện tử.

III - DỊCH VỤ INTERNET

Internet là gì?

Internet là tên ghép từ international (toàn cầu) và networks (hệ thống mạng). Vậy, hiểu theo nghĩa này internet nghĩa là hệ thống mạng toàn cầu

Trong tin học internet được hiểu là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu.

Lịch sử phát triển của internet

Tiền thân của mạng Internet ngày nay là mạng ARPANET. Cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển ARPA thuộc bộ quốc phòng Mỹ liên kết 4 địa điểm đầu tiên vào tháng 7 năm 1969 bao gồm: Viện nghiên cứu Stanford, Đại học California, Los Angeles, Đại học Utah và Đại học California, Santa Barbara. Đó chính là mạng liên khu vực (Wide Area Network - WAN) đầu tiên được xây dựng.

Thuật ngữ "Internet" xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 1974. Lúc đó mạng vẫn được gọi là ARPANET. Năm 1983, giao thức TCP/IP chính thức được coi như một chuẩn đối với ngành quân sự Mỹ và tất cả các máy tính nối với ARPANET phải sử dụng chuẩn mới này. Năm 1984, ARPANET được chia ra thành hai phần: phần thứ nhất vẫn được gọi là ARPANET, dành cho việc nghiên cứu và phát triển; phần thứ hai được gọi là MILNET, là mạng dùng cho các mục đích quân sự.

Giao thức TCP/IP ngày càng thể hiện rõ các điểm mạnh của nó, quan trọng nhất là khả năng liên kết các mạng khác với nhau một cách dễ dàng. Chính điều này cùng với các chính sách mở cửa đã cho phép các mạng dùng cho nghiên cứu và thương mại kết nối được với ARPANET, thúc đẩy việc tạo ra một siêu mạng (SuperNetwork). Năm 1980, ARPANET được đánh giá là mạng trụ cột của Internet.

Mốc lịch sử quan trọng của Internet được xác lập vào giữa thập niên 1980 khi tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ ARPANET sang NSFNET và do đó sau gần 20 năm hoạt động, ARPANET không còn hiệu quả đã ngừng hoạt động vào khoảng năm 1990.

Sự hình thành mạng xương sống của NSFNET và những mạng vùng khác đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của Internet. Tới năm 1995, NSFNET thu lại thành một mạng nghiên cứu còn Internet thì vẫn tiếp tục phát triển.

Với khả năng kết nối mở như vậy, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hoá, xã hội... Cũng từ đó, các dịch vụ trên Internet không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một thời kỳ mới: kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet.

Những lợi thế của internet

Internet xuất hiện là một bước ngoặc của thông tin và truyền thông với một tốc độ ngày được cải thiện cùng với sự phát triển và hoàn hiện hệ thống mạng Internet.

Có thể kể đến một số lợi thế lợi thế của internet:

Hệ thống thư điện tử (email);

Trò chuyện trực tuyến (chat);

Máy truy tìm dữ liệu (search engine);

Các dịch vụ thương mại và chuyển ngân;

Các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo.

Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet.

Những hạn chế của việc sử dụng internet

Internet là một công cụ tối ưu trong việc truyền nhận thông tin nhưng bên cạnh đó cũng không ít những rủi ro có thể đem lại từ việc sử dụng Internet, một trong những rủi ro lớn nhất có thể đem lại đó là sự tấn công của các phần mềm có hại đối với hệ thống máy tính gọi là Virus máy tính, những con virus máy tính có cơ chế hoạt động giống như virus sinh học, nó cũng có cơ chế lây lan sao chép từ hệ thống máy tính này đến hệ thống máy tính khác qua kết nối trực tiếp (cáp nối, đường truyền giữ liệu hữu tuyến,..) và gián tiếp (qua mạng internet, các kênh truyền dữ liệu vô tuyến,..), virus máy tính có khả năng thêm bớt cũng như thay đổi dữ liệu máy tính làm cho máy tính hoạt động gặp trục trặc thậm chí máy tính không thể hoạt động được. Một điều đáng lo ngại hiện nay là ngày càng có nhiều người do tò mò hay vì mục đích nào đó mà họ tìm cách truy nhập vào hệ thống mạng của các tổ chức (cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các công ty, tổ chức phi chính phủ,..) để đánh cắp thông tin bảo mật đó là những Tin tặc (hacker). Virus máy tính và hacker là hai mối lo có thể đem lại rủi ro lớn nhất đối với người sử dụng mạng internet, một virus máy tính có thể phá huỷ cả một hệ thống máy tính kết nối mạng dùng chung một hệ cơ sở dữ liệu gây ra những thất thoát rất lớn đối với những tổ chức sử dụng một cơ sở dữ liệu lớn. Nói đến hacker phải bàn đến xâm phạm bản quyền, nói đến quyền sở hữu trí tuệ, tài khoản tín dụng ngân hàng. Hoạt động của các hacker có thể làm cho thông tin bảo mật của một tổ chức, cá nhân bị rò rỉ ra bên ngoài; tài khoản tiền gửi ngân hàng, cổ phiếu thị trường chứng khoán có thể bị đánh cắp, hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp, các công ty trở nên không lành mạnh.

những dịch vụ internet phổ biến ở Việt Nam

5.1 Dịch vụ VNPT

Với dịch vụ internet trực tiếp kết nối Internet tốc độ cao từ 64Kbps đến 155Mbps thông qua các đường kênh riêng kết nối trực tiếp với cổng Internet với độ ổn định, bảo mật rất cao và khả năng hỗ trợ đa ứng dụng trên nền địa chỉ IP tĩnh.

Dịch vụ internet trực tiếp cua VNPT với chức năng, lợi ích ( Mua hàng "một cửa", tư  vấn và thiết kế giải pháp, đăng ký Tên miền (Domain Name) và địa chỉ IP,  liên lạc hiệu quả và tiết kiệm với khách hàng và các đối tác kinh doanh,..) bạn có thể làm việc hiệu quả và liên tục 24/24 giờ với nhân viên, các chi nhánh,... trong tổ chức của bạn trên qui mô toàn cầu.

Dịch vụ cũng đảm bảo một đường truyền dẫn tin cậy, an toàn với tốc độ cao, sử dụng dịch vụ trên nền mạng trục Quốc gia tốc độ cao, dự phòng tốt và với hiệu quả cao nhất, với dịch vụ được cung cấp đồng nhất, bạn sẽ không còn thường xuyên "đau đầư" trong việc quản trị mạng.

5.2. Dịch vụ MegaShare

Khái niệm

MegaShare là dịch vụ chia sẻ dữ liệu trực tuyến, cho phép người sử dụng lưu trữ và chia sẻ thông tin trực tuyến mọi lúc mọi nơi với tốc độ nhanh chóng, thuận tiện và an toàn nhất.

Đối tượng sử dụng dịch vụ là các doanh nghiệp, tổ chức được thành lập hợp pháp; Các cá nhân phải đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam, đăng ký sử dụng dịch vụ MegaShare, tự nguyện thừa nhận và cam kết tuân thủ “Quy định về sử dụng dịch vụ MegaShare” và các quy định có liên quan của VDC Online.

Tính năng & các gói dịch vụ

MegaShare hiện nay có 03 gói dịch vụ là: MegaShare Free- miễn phí dành cho tất cả người dùng internet, MegaShare Gift- miễn phí dành cho khách hàng là thuê bao MegaVNN & MegaShare VIP- dịch vụ trả tiền với nhiều tính năng vượt trội.

Dịch vụ MegaVNN là dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao, dựa trên công nghệ đường dây thuê bao số đối xứng ADSL do Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) cung cấp. Với ưu điểm nổi bật là kết nối Internet tốc độ cao, có nhiều gói cước kích hoạt, dịch vụ đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao và đa dạng của từng khách hàng:

Đối tượng khách hàng:

Mega VNN có nhiều gói cước với tốc độ kết nối khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tượng khách hàng:

+ Đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình: Có thể lựa chọn gói cước Mega Basic, Mega Easy, Mega Family. Các gói cước này sẽ mang lại cho khách hàng cơ hội tiếp cận và sử dụng Internet với chi phí cực rẻ, tốc độ truy cập ổn định.

+ Đối tượng khách hàng là doanh nghiệp: Có thể lựa chọn gói cước Mega Extra, Mega Maxi +, Mega Pro, Mega Dreaming. Các gói cước này sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu trao đổi thông tin lớn, giao thương của doanh nghiệp kết nối thường xuyên trong nước và toàn cầu.

+ Đối với điểm Internet công cộng, Game: Có thể lựa chọn gói cước Mega Maxi, Mega For Game. Đây là giải pháp hiệu quả cho việc kinh doanh dịch vụ Internet tại các điểm Cafe Internet, Internet cộng cộng, điểm chơi Game online,...

Lợi ích mang lại cho khách hàng:

+Truy nhập Internet tốc độ cao với chi phí thấp, đưa Internet thành dịch vụ phổ biến với người dùng.

+Khách hàng vừa kết nối Internet vừa sử dụng Fax/điện thoại bình thường.

+Dễ dùng, không còn phải quay số, không qua mạng điện thoại công cộng nên không phải trả cước điện thoại nội hạt.

+Giá cước được tính theo dung lượng sử dụng nên tránh được tình trạng vẫn phải trả cước khi quên ngắt kết nối.         

+Cung cấp các gói cước với tốc độ kết nối đa dạng, đáp ứng nhu cầu sử dụng khác nhau.

+Tốc độ kết nối cao, ổn định nên khách hàng có thể sử dụng Internet vào những tác vụ mà trước đây khi dùng modem quay số rất khó thực hiện như xem phim/nghe nhạc trực tuyến, hội thảo video qua mạng, tải file kích thước lớn…

+Chơi Multiplayer game trên Internet với người khác trên khắp thế giới: MegaVNN cho phép các game mạng chạy nhanh, khiến chơi game qua Internet nhanh hơn và thú vị hơn.

  5.3.Dịch vụ chia sẻ dữ liệu trực tuyến - MegaShare

Khái niệm

MegaShare là dịch vụ chia sẻ dữ liệu trực tuyến, cho phép người sử dụng lưu trữ và chia sẻ thông tin trực tuyến mọi lúc mọi nơi với tốc độ nhanh chóng, thuận tiện và an toàn nhất

Đối tượng sử dụng dịch vụ là các doanh nghiệp, tổ chức được thành lập hợp pháp; Các cá nhân phải đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam, đăng ký sử dụng dịch vụ MegaShare, tự nguyện thừa nhận và cam kết tuân thủ “Quy định về sử dụng dịch vụ MegaShare” và các quy định có liên quan của VDC Online.

Tính năng & các gói dịch vụ

MegaShare hiện nay có 03 gói dịch vụ là: MegaShare Free- miễn phí dành cho tất cả người dùng internet, MegaShare Gift- miễn phí dành cho khách hàng là thuê bao MegaVNN & MegaShare VIP- dịch vụ trả tiền với các tính năng vượt trội.

5.4 một số nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) ở Việt Nam

VNPT :

Tổng Công ty Viễn thông Quân đội – Viettel

Công ty FPT thuộc bộ khoa học và công nghệ

NetNam thuộc Công nghệ thông tin - Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam

Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top