chim hoa mi
Cách chữa Mi bị khàn tiếng của NGHI_PhapSu
Theo kinh nghiệm của bản thân mình , trước tiên bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra Mi bi khàn tiếng : - Do chim bị cảm lạnh do gió lạnh . Do chim bị càm nhiệt do trời nóng - Do chim ăn thúc ăn nóng quá nên phổi bị nhiệt . Cách điều trị : đem treo chim ở nơi kín gió , tránh gió lùa . - Do chim bị cảm lạnh thì cho chim uống bột Nhục Quế tỉ lệ 2/3 cóng nước với 2 đầu tăm bột Nhục Quế .
-Do chim bị cảm nhiệt thì cho chim uống siro HO của trẻ em tỉ lệ 2/3 cóng nước với 2 giọt siro HO .
- Do thức ăn nóng thì cho chim ăn nhiều cào cào , tắm hàng ngày , đổi thức ăn không nóng.
CHÚC BẠN THÀNH CÔNG !!!
Cách chữa Mi bị khàn tiếng của minhhp2002
Bạn băt chim ra nhé đổ một cốc mật ong(mật ong xịn nhé) sau đó bạn nhổ 1 lông cánh chim ra nhúng đầu lông cánh mềm vào cốc mật ong, vạch miệng chim ra cầm lông chim nhúng mật ong ấn vào cổ họng chim ngoáy một cái rồi kéo ra làm như vậy 2 đến 3 lần gì đó. Một ngày làm một lần, đảm bảo nhanh thì 4 ngày chậm thì 1 tuần.
Cách chữa Mi bị khàn tiếng của Cityland
Khàn do viêm họng (lạnh - nhiệt ) thì uống mật ong + chanh pha loãng
hoặc bị nặng cho ăn hoa hồng bạch trộn mật ong dăm nát cho ăn ngày 2 l
lấy 1/4 viên c sủi pha với 1 lọ sữa nút 180ml( vỏ lọ sữa ai uống hết cắt bên trên cho nước sôi nguội vào pha 1/4 viên c sủi) nhằm tăng sức khỏe cho chim
Thuốc phòng & diệt trừ rận mạt cho chim cảnh
(chim họa mi, chích chòe lửa, chích chòe than, chào mào,...)
Nguồn: choihoami.com - chichchoelua.com
Rận mạt là kẻ thù của người nuôi chim và mọi loài chim cảnh, việc diệt trừ rận mạt không đơn giản nếu bạn không biết cách phòng & diệt trừ rận mạt đúng cách. Toilavu biết 2 phương pháp, một là dùng cây Mần tưới để đuổi rận mạt, hai là dùng thuốc diệt trừ rận mạt nhưng an toàn cho chim cảnh, việc dùng cây Mần tưới chỉ là cách đuổi rận mạt ra khỏi khu vực gần nơi người nuôi chim cảnh bỏ cây vào, và rận mạt sẽ phát tán ra ngoài môi trường xung quanh, sau đó chết đi vì không có nguồn ký sinh, nhưng trứng của rận mạt thì vẫn còn tồn tại & tiếp tục phát triển trở lại, một trở ngại khác là không dễ tìm được cây Mần tưới ở thành phố. Vì vậy, toilavu xin chia sẻ với các bạn một phương pháp phòng & diệt trừ rận mạt hiệu quả bằng thuốc nhưng không gây tác hại cho chim cảnh như chim họa mi, chim chích chòe lửa, chim chích chòe than, chim chích chòe đất, chim chào mào, chim cu, chim khuyên,... rất đơn giản & không tốn chi phí nhiều.
Bạn ra hiệu thuốc tây, mua một chai thuốc rửa phụ khoa, toilavu thường dùng thuốc Gynofar, người bạn khác của toilavu thì dùng thuốc Dạ Hương, nói chung cả 2 loại đều dùng tốt, có tác dụng như nhau & không ảnh hưởng gì đến chim cảnh. Sau khi mua về, bạn cho chim tắm với tỷ lệ 2 nắp nước thuốc (khoảng 20ml), pha với 1 lít nước sạch, tương đương 4 nắp thuốc nửa khay đựng nước tắm chim. Trong lúc cho chim tắm, bạn vệ sinh sạch sẽ lồng, thay áo lồng mới, rồi dùng chổi quét sơn, quét thuốc nguyên chất vào cả 2 mặt trong và ngoài lồng, quét kỹ phần đáy và khu vực từ nơi bợ cầu trở xuống, nhớ quét kỹ cả cầu đậu của chim. Sau khi chim tắm xong, bạn cho chim phơi nắng bình thường rồi dùng áo lồng mới chùm chim lại cất đi như mọi khi, nếu bạn thấy rận mạt bò trong lồng, thì bạn làm liên tục 3 ngày là tất cả đều sạch bóng rận mạt. Để phòng trừ rận mạt, mỗi tháng bạn chỉ cần cho chim tắm & xử lý lồng một lần là không bao giờ bạn tìm thấy được con rận mạt nào xuất hiện. Với chim mới về nhà, nếu gặp phải chim bị nhiễm rận mạt, sẽ lây lan đến đàn chim trong nhà, vì vậy, ngay khi mua chim mới về, bạn nên cho tắm ngay với thuốc & xử lý lồng như trên.
Ngoài việc phòng trừ rận mạt, thuốc Gynofar & thuốc Dạ Hương còn được dùng để sát trùng bằng cách pha thuốc với tỷ lệ 4 nắp/1lit nước sạch rất tốt trong các trường hợp chim bị thương tích, viêm nhiễm, mụn nhọt... Rận mạt nếu để phát triển ký sinh nhiều trên chim, chúng sẽ làm chim cảnh bị ảnh hưởng nhiều về sức khỏe & vẻ đẹp của chim, ngoài ra rận mạt còn gây nên một số bệnh truyền nhiễm cho chim cảnh & con người khi chúng phát triển quá nhiều, chúng sẽ phát tán ra môi trường sống làm ảnh hưởng đến người nuôi chim & những người trong gia đình, một số người bị dị ứng như suyễn, nổi mề đay, ngứa cùng người khi tiếp xúc với rận mạt. Vì vậy, toilavu khuyên các bạn nên diệt trừ tận gốc bằng phương pháp trên ngay khi phát hiện ra rận mạt & thường xuyên phòng trừ rận mạt bằng phương pháp trên.
Phòng & trị bệnh hô hấp cho chim cảnh bằng Tỏi
(Toilavu viết theo yêu cầu của chichchoelua.com - chichchoethan.com)
Các loài chim nuôi cảnh nói chung và đặc biệt là chích chòe lửa, chích chòe than vào thời điểm giao mùa và mùa lạnh thường bị các bệnh về hô hấp như: Ho, Chảy nước mũi, ... toilavu thật sự ngạc nhiên khi nhiều nghệ nhân hầu như không biết rằng ngay trong nhà mình có vị thuốc phòng & trị hữu hiệu các bệnh về hô hấp cho chim cảnh là Tỏi.
Chú ý:
- Khi chim có biểu hiện bệnh, tách ra khỏi đàn trong khoảng cách xa nhất có thể, tránh tiếp xúc nhiều, khi tiếp xúc nên đeo khẩu trang y tế.
- Trùm kín áo lồng trong suốt thời gian chim bị bệnh, không tắm nước, tắm nắng nếu có thể nhưng không quá 15 phút. Vệ sinh lồng mỗi 2 ngày.
- Các bệnh liên quan đến Virus cúm gia cầm, sẽ phải điều trị bằng thuốc đặc trị theo hướng dẫn của Thú y.
- Cẩn thận với một số cá thể chim quá nhạy cảm với mùi sẽ không uống nước, cách xử lý là dùng nước trà nóng thay cho nước sôi khi hãm tỏi.
- Dùng thuốc khánh sinh không đúng sẽ không khỏi bệnh & có thể gây chết chim nếu dùng quá liều lượng.
Triệu chứng:
Khi bắt đầu mùa lạnh, chim sẽ có biểu hiện xù lông để chống lạnh, những con chim có hệ miễn dịch kém, sức khỏe kém ngay lập tức bị bệnh các bệnh về hô hấp với triệu chứng như: Thở khò khè, có tiếng rít khi thở, vươn cổ ra thở, ho, viêm kết mạc, chảy nước mắt, chảy nước mũi, đứng ủ rũ trên cầu... không điều trị kịp thời sẽ thành bệnh hô hấp mãn tính hoặc nặng quá sẽ ra đi vĩnh viễn. Ngoài ra bệnh còn có thể lây lan sang những chú chim khác, thậm chí lây sang cả người nếu là nhiễm Virus như Cúm gia cầm
Nguyên nhân: Bệnh do Virus, bệnh do vi khuẩn (dịch tả,...), bệnh cúm, bệnh do nấm, viêm thanh - khí - phế quản truyền nhiễm, sổ mũi truyền nhiễm.
Cách sử dụng tỏi chữa trị bệnh hô hấp của Toilavu: Điều trị tốt với các bệnh: Do nấm, nhiễm khuẩn, viêm thanh - khí - phế quản truyền nhiễm, sổ mũi truyền nhiễm, viêm phổi.
- Bạn lấy 2 tép tỏi bằng nửa đầu ngón út, nếu tép nào lớn bằng đầu ngón út thì chỉ cần dùng 1 tép là đủ. Sau khi lột sạch vỏ, bạn bỏ vào chén rồi dùng chày giã thật nhiễn tỏi ra
- Lấy cái cóng mà bạn đang dùng đựng nước cho chim uống ra khỏi lồng, rửa thật sạch, rồi lấy nước sôi đang nóng, tráng qua cóng cả trong & ngoài, tiếp theo bạn lường 2/3 cóng nước, rồi đỏ vào chén tỏi đã giã nhiễn, dùng đũa khuấy đều. Với một số cá thể chim quá nhạy cảm với mùi sẽ không uống nước, cách xử lý là dùng nước trà nóng thay cho nước sôi khi hãm tỏi.
- Sau đó bạn chờ đến khi nào nước nguội hẳn, gạn phần nước trong phía trên vào cóng nước và gắn cóng vào lồng cho chim uống tự nhiên, phần bã tỏi còn lại, bạn đổ đều ra bố lồng, rồi chùm kín lồng lại, bạn làm liên tục khoảng 3 đến 5 ngày, đa số chim bị bệnh hô hấp không do virus cúm gia cầm sẽ được trị khỏi, cho dù chim đã khỏi ngay từ ngày đầu, bạn cũng nên dùng thêm ít nhất là 3 ngày nữa cho chim khỏe hẳn. Sau 2 ngày điều trị bằng tỏi, chim không có dấu hiệu giảm bệnh, bạn nên trao đổi biểu hiện bệnh với thú y để dùng thuốc đặc trị.
- Làm lại nước tỏi mới sau 2 ngày, đồng thời thay bố lồng & vệ sinh lồng sạch sẽ mỗi 2 ngày.
Dùng tỏi phòng bệnh hô hấp ở chim cảnh của Toilavu: Vào thời điểm giao mùa, mùa mưa, mùa lạnh, toilavu thường giã nhiễn tỏi, rồi bỏ vào lồng cho tất cả các con chim trong nhà, mỗi lồng khoảng 1 tép tỏi cỡ nửa ngón tay út. Bỏ một lần duy nhất 2 ngày để phòng bệnh.
Hy vọng các chú chim của bạn hợp với cách phòng & trị của bệnh hô hấp bằng tỏi của Toilavu. Chúc các chú chim của bạn không bị bệnh hô hấp & khỏe mạnhChăm Họa Mi mùa thay lông
Tháng Ba 10th, 2011 | Add a Comment
Hoạ mi nuôi trong lồng con thay lông sớm, con thay muộn, con thay sớm thường thì từ tháng 7 âm là bắt đầu thay, con muộn thì cuối năm.
Họa mi thuộc (thuần) thì thay lông sớm và ổnh định hơn họa mi mộc (bổi). Viết về cách chăm chim Họa mi thay lông thì đã có rất nhiều sách đề cập đến ví dụ như sách của Việt Chương, nay tôi chỉ dám mạo muội trình bày cách chăm chim HM thay lông theo kinh nghiệm nuôi hiện tại của bản thân (tôi cũng học hỏi của nhiều người khác thôi):
* Dấu hiệu nhận biết chim sắp thay lông: HM sắp thay lông thì lông bắt đầu xác, quăn và nhiều con còn có cảm giác như lông cháy, khi duỗi cánh thì các lông cánh có pha màu lá chuối khô, khi đó chúng ta cần phải chăm chim cẩn thận hơn (có người thì lại ngược lại - khi chim thay lông xong mới chăm tốt, làm như thế con chim sẽ lâu nổi và thay lông sẽ lâu và không đều).
* Về thức ăn thường thì các bạn nuôi HM hót bằng cám cò trứng hoặc ngô trứng, ta chỉ cần cho chim ăn cám theo tỷ lệ 3-4 lòng đỏ trứng gà/1lạng cám cò (hoặc ngô), lấy thêm lòng trắng hay không và bao nhiêu thì tuỳ các bạn nhưng đừng lấy tất nhé. Tăng cường mồi tươi châu chấu hay dế, tăng cường ở đây tôi chỉ lưu ý là thường xuyên và đều thôi.
* Nuôi chim HM bạn nên tập cho con chim của mình ăn mồi tươi, nếu con nào không ăn thì hôm nào rảnh rỗi bạn tháo cóng đựng cám ra và cho vào lồng ít mồi tươi, nó sẽ phải ăn thôi, nhớ lắp lại cóng đựng cám nhé. Không nên cho chim HM ăn sâu qui vì chim sẽ bị bó lông và lông khi thay sẽ bị quăn. Về lồng trại ta nên phủ áo lồng vào một chút, để chim chỗ tĩnh và mát, có độ ẩm càng tốt, tối cho đi ngủ sớm và phủ kín áo lồng. Cho chim tắm thường xuyên nhưng đừng dọn lồng nhiều (1 tuần trở lên hẵng dọn), tôi thấy cách này khá hay, chim thay lông rất nhanh nhưng cách này hơi khó cho các bạn nhà không được rộng vì hơi mùi một tý.
Nếu có điều kiện các bạn cho chim tắm buổi chiều làm sao để chim trước khi phủ áo lồng cho đi ngủ chim chưa khô hẳn lông, nhiều người cho là cách này làm chim yếu nhưng tôi lại nghĩ là chim HM thân nhiệt cao nên kô ảnh hưởng mấy đâu, làm như vậy chim HM tuột lông rất mau (KN từ chim nhà luôn). Chim HM thương thay lông theo trình tự từ lông đầu, lông cánh, lông người, lông đuôi và lông âu cánh, sau mỗi một đợt trút lông chim nuôi lông măng ra hẳn rồi trút tiếp đợt mới.
Nuôi HM tôi thường cho chim ăn thêm lạc sống, ngày 1-2 hạt cũng được ăn lạc giúp cho chim có đường ruột tốt và sắc lông mượt mà. HM khi đã có bộ lông mới hoàn chỉnh vẫn cần khoảng 1 tháng để lông mới ráo hẳn, lúc này chim bắt đầu sung và hót nhiều, nên cho chim tắm nắng. Các bạn vẫn nên chăm tốt nhé, chúc chú chim HM của các bạn có một bộ lông mới hoàn hảo và độ sung nhé.
Thuần dưỡng chim hoạ mi bổi theo cách của Toilavu
Chim bổi (từ dùng trong miền Nam) hay chịm mộc (từ dùng ngoài miền Bắc) không phải chim mới bẫy được phải vào cám (tập cho chim ăn cám), chim họa mi bổi khi vào đến các tiệm bán chim ở Hà Nội, Sài Gòn hầu như đã nhiều tháng lồng, thậm chí trên 1 tuổi lồng (bổi lỡ, mộc lỡ). Vì nhốt lồng hộp lâu nên bản năng ra lồng tròn kém lại phải thuần lại mà thôi.
Những điều cần chú ý:
- Chim không ăn uống hoặc ăn uống ít sẽ chết sớm hoặc rất lâu chơi được & dể hỏng chim: Đa số chim bổi bán ngoài tiệm đã biết ăn cám, chỉ khi chim bị quá hoảng loạn mới không ăn uống dẫn đến chết vì vậy phải chùm kín áo lồng, để vào nơi yên tĩnh
- Chim ăn vào bị đi ngoài lâu ngày sẽ hỏng chim, cần chữa trị ngay khi bị đi ngoài bằng thuốc tây hoặc thuốc thú y. Nguyên nhân chủ yếu của việc chim đi ngoài là do quá trình vận chuyển & thay đổi môi trường sống. Ngoài ra còn có nguyên nhân là lây bệnh từ các con chim khác khi ở tiệm chim. Nhân tố gây bệnh đi ỉa thường là do cơ thể chim suy yếu, hệ miễn dịch giảm, khiến vi trùng Coli có cơ hội phát triển, các loại thuốc trị Coli đều có thể trị được bệnh trong khoảng 3 ngày
- Chim bị hoảng loạn sẽ hỏng chim không thể chơi được: Chim khi vận chuyển về đến cửa hàng bán chim bị thay đổi môi trường sống, bị các loài chim khác làm hoảng sợ, bị người nuôi chim khi lựa chim tiếp cận.
- Nơi treo hoặc để lồng: Phải là nơi yên tĩnh nhất trong nhà, không gần bóng đèn dưới 2 met, không ở trong nhà bếp, không có gió lùa, không có mùi hoặc hơi xăng, dầu, khói, hương, nhang, hoá chất.... Cần chú ý đến: kiến, chuột, mèo, chó & con người tiếp cận lồng chim, tránh xa các tiếng ồn như loa nhạc, tiếng nổ máy xe, máy giặt, máy lạnh, mô tơ nước,...
- Vì lý do bắt buộc phải chuyển chỗ treo chim: Ví dụ: Người nhà phản đối nơi treo chim, tiếng động mới xuất hiện gần lồng chim như máy giặt mới mua chỉ có thể kê ở góc chỗ lồng đang treo, thì phải chuyển lồng qua nơi yên tĩnh khác ngay lập tức và lập lại như tuần thứ nhất bên dưới.
- Tắm chim: Lồng tắm phải để vào chỗ yên tĩnh nhất có thể như góc sân, góc nhà, nhà tắm, toilet. Đổ nước vào khay từ 1,5cm đến không quá 2cm. Lồng tắm phải trùm kín 4 mặt (,mặt sau, hai bên hông & nóc lồng), chỉ chừa phía cửa cho chim sang lồng, phía cửa lồng tắm phải hướng về nơi không có màu sắc sáng bóng như tôn, nhựa, kiếng & vật lay động như bóng người xe qua lại, cây cối hay quần áo lay động. Khi sang lồng phải cẩn thận, vì chim bổi còn hoảng nên rất dễ chui ra qua khe hở giữa 2 lồng. Thao tác sang lồng phải làm thật nhẹ nhàng. Trước hết mở sẵn cửa lồng tắm, sau đó cho chim sang lồng tắm bằng cách nhẹ nhàng áp 2 cửa lồng, rồi nhẹ nhàng & từ từ hé áo lồng nuôi phía cửa, tiếp tục từ từ kéo cửa lồng nuôi. Nếu chim nhảy loạn không qua lồng tắm thì phải chờ chim bớt hoảng mới tìm cách cho qua lồng tắm, toilavu thường dùng tay vỗ nhẹ vào lồng phía đối diện với cửa lồng (vỗ vào lưng lồng), chim nghe động sẽ tìm cách tránh và sẽ tìm được đường qua lồng tắm, đừng vỗ quá mạnh sẽ làm chim nhảy loạn xạ sẽ khó sang lồng. Khi chim đã sang lồng tắm, ngay lập tức đóng cửa lồng nuôi, rồi đóng cửa lồng tắm cận thận rồi mới nhất lồng nuôi ra chỗ khác để vệ sinh lồng. Phải làm vệ sinh lồng ở xa khu vực lồng tắm, tốt nhất là không để chim nhìn thấy thấp thoáng bóng người & tiếng động. Khi vệ sinh lồng xong, chờ khoảng 15 phút nếu chim không tắm thì cho chim sang lồng nuôi trở lại. Không ép chim tắm vì bất kỳ lý do gì.
Bước chuẩn bị: Trước khi mua hoặc chuyển chim bổi về:
- Cám cò 28A: Nửa ký
- Cám gạo trứng: 2 lạng gạo tấm rang + 1 lòng đỏ trứng gà hoặc vịt
- Trộn gạo tấm đã vào trứng chung với cám cò theo tỷ lệ 1:1. Dùng máy xay sinh tố hoặc máy xay cà phê xay vỡ nhỏ nhưng không quá nhiễm để chim ăn dễ tiêu hoá và ít vãi ra ngoài cóng
- 4 cóng: 2 cóng nước, 1 cóng cám, 1 cóng dự phòng để bỏ sâu tươi.
- Lồng nuôi chim phải có áo lồng chùm kín, đặc biệt không được lọt ánh sáng trên phía trên nóc lồng, cầu cho hoạ mi đứng nên có đường kính cỡ 1,5cm. Cho vào lồng 2 cóng nước. Một cóng cám, đổ cám đã làm ở bước trên vào khoảng 2/3 cóng.
- Lồng tắm + vải che lồng tắm.
- Mồi tươi: Dế hoặc cào cào hoặc sâu tươi
- Nơi treo lồng: Xem cách chọn nơi treo lồng ở phần trên
Tuần thứ nhất: Tiêu chí của thời gian này là chim phải sống khoẻ
- Ngay khi đem chim về nhà, chùm kín áo lồng treo vào nơi đã chuẩn bị sẵn ở bước trên
- Mồi tươi: Cho ăn dế hoặc cào cào vào buổi sáng, buổi trưa & buổi chiều. Quan sát nếu không ăn cào cào, dế và cũng không ăn cám thì khả năng chim sống rất thấp, ngay lập tức phải tìm mua cho được sâu tươi, rồi bỏ sâu cóng đã chuẩn bị sẵn lồng. Mục đích lúc này là chim phải ăn để sống nên loại thức ăn nào chim chịu ăn là được. Mồi tươi cho ăn mỗi lần khoảng 5 con, cào cào hay dế nên lựa con non chưa có cánh, khi cắt chân dế & cào cào, phải để lại 2 chân trước để cào cào và dế còn ngọ ngoạy sẽ dễ dàng kích thích chim ăn. Nếu dư mồi tươi thì giảm bớt sao cho không để dư mồi trong lồng, quan sát xem chim có ăn cám không, nếu không ăn cám thì tăng lượng mồi tươi sao cho chim ăn không dư là được.
- Thay nước mỗi ngày bằng cách mở áo lồng phía cóng nước sao cho vừa đủ để thay nước, thay nước bằng cách dùng bình hút hết nước bẩn ra, sau đó bơm nước sạch vào và hút ra lại một lần nữa rồi mới bơm nước sạch vào
- Nếu muốn vệ sinh lồng & cho chim tắm: Xem phần tắm chim ở phần trên.
Tuần thứ hai: Tiêu chí của thời gian này là chim phải dần thích ứng với môi trường sống mới
- Vẫn thay nước mỗi ngày theo cách trên
- Mỗi buổi sáng mở hé áo lồng ra ở chỗ ngay cóng cám, khoảng rộng ngang chỉ 4 hoặc 5 khe nan, khoảng rộng cao là giữa 2 vanh lồng có cóng cám. Hướng phần hé mở ra phía có người qua lại hoặc có ánh sáng và phải là hướng khi bạn tiếp cận lồng chim, bạn sẽ tiến đến lồng chim chính diện từ hướng đó.
- Cho cám khoảng ¼ cóng (cho lượng cám sao cho chim ăn tối đa 2 ngày là hết sạch cám), lương cào cào hoặc dế lúc này sẽ cho ăn mỗi lần tối đa 5 con & tối đa 3 lần, khi cho ăn bỏ vào cóng, do đã biết lượng mồi tươi chim ăn vừa đủ ở tuần đầu, nên tuần 2 sẽ không thể dư mồi tươi trong cóng cám và lượng cám cũng không quá nhiều & chỉ 2 ngày là hết cám nên sẽ không bị hỏng cám gây bệnh cho chim.
- Khoảng 5g chiều phải phủ kín áo lồng lại.
- Vệ sinh lồng & cho chim tắm như bước trên & đừng bao giờ ép chim tắm.
- Phải dời lồng đến chỗ khác: Làm lại từ bước Chọn nơi treo lồng & lập lại mọi việc như tuần thứ nhất.
Tuần thứ ba trở đi: Tiêu chí của thời gian này là chim phải thích ứng tốt với môi trường sống hiện tại
Chăm sóc như tuần thứ hai, chỉ mở lớn hơn áo lồng "khi và chỉ khi" chim không quá hoảng loạn khi thấy bóng người từ xa và phải đứng im khi không có bóng người. Khi mở dần áo lồng, bạn nên mở theo 2 bên của cầu đậu, không mở theo hướng 2 bên cửa như thường thấy ở những lồng chim đã thuần, việc tránh được bệnh ngoái ngửa & lộn mèo. Không có con chim nào không tắm, cũng như không có con chim nào không hót, vì vậy toilavu khuyên bạn không nên ép chim tắm, sẽ là lợi bất cập hại, một khi chim đã sợ tắm thì còn tệ hại hơi nhiều. Bạn cứ kiên nhẫn, một ngày nào đó nó sẽ tắm & sẽ hót nếu bạn có đủ kiên nhẫn. Quá trình mở thêm áo lồng phải kiên nhẫn, tránh tuyệt đối việc làm chim hoảng sợ. Khi mở thêm áo lồng chim, nên mở khi người nuôi chim có ở nhà, để quan sát thái độ của chim & phòng tránh các tác nhân như người tiếp cận gần, chó mèo, hay các hoạt động của người như đùa giỡn, nhảy múa, quét dọn,... gần lồng chim, khi gặp trường hợp này, ngay lập tức chùm kín áo lồng lại. Nếu phải di dời lồng chim đến nơi khác, toilavu khuyên bạn nên làm lại bước Chọn nơi treo lồng & lập lại mọi việc như tuần thứ nhất. Thông thường sau một thời gian nuôi, chim hoạ mi bổi sẽ hồi phục sức khoẻ & quen dần với môi trường sống mới, biểu hiện đầu tiên đó là sẽ tắm, sau đó sẽ hót nhỏ trong lồng, rồi dần dần hót lớn theo thời gian & sức khoẻ cũng như sự thích ứng môi trường sống của nó.
Một này nào đó chú chim hoạ mi của bạn bắt đầu hót gió, rồi hót một vài tiếng lớn (hót sổng) nhưng không buông hết giọng mà thường hét lên rồi tắt ngang, lúc này bạn nên tìm mượn một con mái thuộc từ người chơi trong vùng, hoặc ra tiệm đặt tiền thuê 1 con mái thuộc về khoảng 3 ngày, nơi bán chim cho bạn thường sẽ chiều lòng khách cho bạn thuê hoặc mượn chim mái.
Cách dụng mái: Khi đã mượn được hoạ mi mái, bạn phải tuyệt đối không cho trống thấy mặt quá 2 phút mỗi lần & không quá 3 lần mỗi ngày. Ngày đầu đem mái về, bạn để con mái ở xa khoảng 5m, lâu lâu con mái sẽ xuỳ & con trống của bạn sẽ bị tiếng gọi tình thôi thúc, nó sẽ hót đáp trả lời con mái, và một khi say mê, nó sẽ quên sợ và hót lớn, sổ giọng, thái độ sẽ hưng phấn và giảm mọi nỗi sợ hãi đi nhiều, ngày thứ hai, bạn cho mái đến gần hơn chút, khoảng 2 đến 3 mét, lúc đó con trống sẽ hưng phần hơn, sẽ bị con mái kích thích hơn, sẽ hót nhiều hơn. Ngày thứ ba, bạn để con mái thật gần lồng mỗi lần khoảng 15 phút, sau đó lại đem ra xa khoản 3 hay 5 mét, sự kích thích sẽ lên đến đỉnh điểm, con trống của bạn sẽ hung hăn & sẽ hót để thể hiện bản lĩnh của nó. Sau đó bạn trả con mái cho người ta, con trống sẽ hót tìm mái và sẽ quen với việc hót mà không sợ nữa.
Khi bạn muốn chuyển ra treo trước nhà để thưởng thức giọng hót mỗi sáng, bạn nên lập lại như tuần thứ 2, nghĩa là phải từng bước để con chim làm quen với chỗ mới, để chim không bị hoảng, và tốt nhất nên kèm theo con mái. Thời gian treo ra bên ngoài không quá 2 tiếng mỗi ngày & bạn nên chuyển chim vào trong nhà để phòng trộm & các tác nhân làm chết chim như mèo, chuột,... hoặc các tác nhân làm chim bị hoảng sợ.
Nếu bạn chơi hoạ mi chọi, khi chim đã bung được nửa áo lồng, bạn nên thay đổi một chút là không mở áo lồng dọc từ trên xuống, mà mở theo hình V ngược, mở hướng ra hai bên cửa, khi cho ăn mồi tươi thì cho ăn tại cửa lồng, việc này tập cho con chim không ngại khi xuống cửa & tập cho nó bản năng giữ lãnh thổ là nguồn thực phẩm của nó, khi có chim lạ đến gần cửa, nó sẽ ra oai để giữ lãnh địa là vùng cửa lồng & thái độ hiếu chiến sẽ rất cao. Việc bắt đầu cho hoạ mi chiến làm quen với bàn chiến & cửa công, toilavu sẽ viết vào phần sau. Toilavu mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn để tài liệu được chỉnh sửa lại tốt hơn cho các bạn mới chơi hoạ mi tham khảo.
Tổng hợp 300 câu thành ngữ về Họa Mi
Tháng Tư 28th, 2011 | Add a Comment
Câu 1: Tại sao nói: "Họa mi không mở miệng, Thần tiên khó ra tay"
Điều này có nghĩa là rất khó để xác định họa mi trống-mái, cách duy nhất là nghe họa mi hót-xùy, nếu không nghe thì Thần tiên cũng rất khó để phân biệt họa mi trống-mái nói chi là người bình thường. Mặc dù nhiều người không đồng ý với nhận định trên, nhưng không thể phủ nhận cách phân biệt bằng nghe hót-xùy là chính xác nhất.
Câu 2: Tại sao nói: "Lưng gà, ức vịt, đánh chết không lui"
Điều này có nghĩa là Họa mi có ngực giống như ngực vịt: Phẳng, rộng, vững chắc và có lưng giống như lưng gà: hơi cong, hay còn gọi là lưng tôm. Thực tế chứng minh rằng kết luận trên là chính xác. Do đó, khi lựa chọn họa mi, ngoài yếu tố nhanh nhẹn cũng cần chú ý chọn con chim có ngực nở, lưng cong.
Câu 3: Tại sao nói: Tại sao nói: "Đôi mắt thể hiện sự gan lì, bộ lông thể hiện cách chơi"
Điều này có nghĩa là đối với hoạ mi chiến, quan trọng nhất chính là đôi mắt. Hoạ mi có cặp mắt đẹp thì thường hiếu chiến hơn hoạ mi có cặp mắt xấu. Quan trọng tiếp theo là bộ lông đối với hoạ mi chiến. Cho dù không phải là hoạ mi chiến thì cũng nên chọn con có bộ lông đẹp. Hoạ mi có bộ lông đẹp thì dễ chọi hơn con có bộ lông xấu. Đây là kết luận chính xác. Để biết thêm thế nào là cặp mắt đẹp hay không đẹp và bộ lông đẹp hay không đẹp, yêu cầu chung là gì? xin xem phần II, trong mục hỏi đáp liên quan.
Câu 4: Tại sao nói " Xem My nhất định phải xem dáng "
Khi chọn họa my và nuôi nhất định phải xem dáng của nó, đừng nên mua những con không có dáng, thế. Những con như thế không nên nuôi. Như vậy dáng và thế của họa my là như thế nào ? Dáng và thế của họa my như sau :
(1):Thân hình tốt, các bộ phận phải tương xứng với nhau
(2): Lông vũ phải tinh khiết, không có tạp lông, ...
(3): Đầu bằng, mỏ thẳng và sắc, mắt thường xuyên mở, họa kỹ và thẳng, mắt nhỏ nhưng sáng, lông đuôi thẳng và nhiều, chân bò, móng mèo, không bị gãy móng ...vv
Câu 5: Tại sao nói:"Anh hùng xuống núi vững vàng, Tiểu nhân xuống núi vấp quàng phải dây"
Điều này có nghĩa là, một con chim họa mi hay, khi di chuyển trong lồng sẽ lên xuống theo một quy luật nhất định, với dáng vẻ bình tĩnh, thận trọng, vững vàng, không nhảy hỗn loạn trong lồng. Ngược lại một con chim hoạ mi kém, sẽ nhảy vội vàng, chân đứng không vững, ngước ngoái cổ. Quan sát tốt nhất là khi chim lâm chiến. Kết luận này là chính xác, nhưng chỉ đúng với chim đã thuần, không thể áp dụng với hoạ mi bổi (hoạ mi mộc)
Câu 7: Tại sao nói :" Đầu như tre cắt, mỏ như đinh, thân tựa hồ lô, đuôi như tiễn ".
Câu này ám chỉ 1 em họa my thân hình tốt , hoặc có thể coi là 1 em họa my tiêu chuẩn phải có 4 đặc điểm sau :
Phần đầu như dao cắt tre thành hình vát
Mỏ gần giống chiếc đinh nhọn và thẳng.
Thân dưới thì tròn giống như quả hồ lô
Đuôi giống như đuôi tiễn,.
Câu 8: Chọn mi đá: Thứ nhất chọn mắt, thứ nhì chọn móng, đùi, thứ 3 chọn lông vũ, thứ tư đến đuôi.
Câu khẩu quyết này có nghĩa là, chọn mi biết đá hay không, đá tốt hay không thì ưu tiên chú ý 4 bộ phận nêu trên có phát triển tốt hay không, trật tự ưu tiên như sau: mắt - móng + chân đến bộ lông và cuối cùng là đuôi chim. kết luận này là chính xác, khi chọn họa mi thì cần chú ý các bộ phận như trên. tổng quát như sau:
Mắt: mí mắt họa mi phải dày, khít, mắt, đặc biệt là lòng đen phải nhỏ, trong như giọt nước, nền mắt phải đậm, nhiều hạt cát, thô, nhẫn cầu phải phồng lên.
Chân + đùi, chân họa mi phải thô, ngắn, khô và nổi gân, móng mèo và không bị sút móng, mắt móng, lòng bàn chân rộng, ngón chân không bị cong, méo lệch.
Bộ lông: bộ lông phải thuần, khô, thô, tốt nhất chọ chim có bộ lông ánh xanh hoặc ánh nâu, không lẫn lộn.
Đuôi chim: đuôi chim phải thẳng, không dài không ngắn, trọng lượng cũng vừa phải, không nặng cũng ko nhẹ, lớp lông bảo vệ bên trên và bên dưới phải nhiều, nói chung là phải hài hòa.
Câu 9: vì sao nói "Họa mi - mắt lồi, điêu mắt híp".
Câu khẩu quyết này có nghĩa là: mắt của họa mi càng lồi (phồng) càng tốt, mắt (nhãn cầu)phồng lên mới tốt. mắt lỏm vào trong và không nổi phồng là ko tốt.
Điêu: chim điêu hay còn gọi là sẻ đầu vàng, cụ thể sẻ đầu vàng là chim gì thì các bác coi cái cờ líp sau sẽ rõ, mình cũng chả biết là chim gì. Chim điêu thì chọn con mắt khép lại, hai mí sít lại gần nhau mới tốt.
Câu 10: Lông vàng 2 mùa, lông xanh 3 mùa, già rừng 4 mùa thành tướng quân.
Câu thành ngữ đúc kết kinh nghiệm nuôi chim này có nghĩa là: họa mi lông vàng là tương đối dễ thuần dưỡng, nuôi sau 2 mùa là có thể mang đi đá đấm được rồi; loại lông màu xanh thì khó thuần hơn một tí so với loại lông vàng. Thông thường phải nuôi sau 3 mùa (thay 3 lần lông) mới mang đi đánh đâm được. Còn loại già rừng thì thông thường phải thay lông lồng 4 lần,tức là nuôi 3-4 năm trở lên mới cho đi làm đấu sĩ được. Do mi già rừng thông thường có thể chất rất tốt, sau khi thuần dưỡng 3-4 năm đem đi đá luôn chiếm ưu thế về thể lực và kinh nghiệm chiến đấu nên phẩn thắng là rất nhiều, dễ trở thành tướng quân bách thắng. Vô số những kết quả thực tiễn đã chứng minh câu khẩu quyết này là cực kỳ chính xác. Do đó họa mi mà mang đi đấu đá sớm là điều hoàn toàn ko tốt. Vì nó chưa được rèn luyện đến trình độ nhất định đã bị đá thua, thậm chí có những trận bị đối phương quật cho nhừ tử. Sau này khi lên xới sẽ bị bệnh sợ đấu. do đó câu đúc kết kinh nghiệm của người nuôi chim là thế này. Chim tơ 2 mùa lông, chim già 3 mùa lông mới mở miệng hót thuần, sau một năm nữa mới mang đi đấu đá mới tốt.
Câu 11: Tại sao nói " Đáy mắt màng trắng, càng đánh càng hăng"
Khẩu quyết này ý nói: chim ăn khỏe, đáy mắt có màu trắng xám. Tính chiến đấu thường mãnh liệt, càng chiến càng khỏe, càng đánh càng có lực, không dễ dàng chịu lùi bước. Đây là kết luận chính xác. Đáy mắt có màng trắng, hay thường được người ta gọi là họa mi "Bạch sa nhãn - mắt màu trắng cát" hoặc "bạch nhãn thủy - Mắt trắng trong như nước". Các loại họa mi "nhãn thủy" khác khó có thể coi là loại họa mi "đáy mắt trắng"được. Ngoài ra cần giải thích rõ hàm ý câu "càng đánh càng hăng": có thể nói loại họa mi này trong một giai đoạn nào trong vòng đời càng đánh càng hay nhưng sau dăm ba năm, do các nguyên nhân tuổi già sức yếu, sức chiến đấu sẽ giảm sút. Đây cũng là quy luật phát triển chung của của vạn vật.
Câu 12: Tại sau nói " Mỏ vàng, chân vàng, càng hót càng hăng"
Ý nghĩa: Họa mi mỏ vàng chân vàng là loại vừa hót vừa chọi được, là loại hiếm có khó tìm. Mỏ vàng ở đây chỉ màu vàng sáp ong - trong màu vàng có tô điểm hồng; Chân vàng ở đẩy chỉ màu vàng gân bò. Ngoài ra, đối với loại họa mì này, thân pháp, ánh mắt phải nhanh nhẹn, lông phải mượt , nuôi dưỡng phải có phương pháp, nếu không sẽ không được như ý.
Câu 13. Tại sao nói: "Thập nghênh cửu đả" bản dịch của temuchin
Ý nói họa mi đầu ngẩng là họa mi tốt, 10 con như vậy thì 9 con có thể chọi hoặc thích chọi. Người nuôi chim không ai xem thường loại họa mi "đầu ngẩng".
Người đời viết ra như vậy, tất có đạo lý trong đó, tuy sự thực chưa chắc được như vậy, nhưng khi chọn mua họa mi, không cần lãng phí thời gian nghe người ta nói luyên thuyên làm gì, chỉ hỏi mua loại họa mi "đầu ngẩng" sẽ thấy thái độ họ thay đổi, nhất định họ sẽ đòi cao hơn mới chịu bán.
Nếu họa mi "đầu ngẩng" có thể do đang bị bệnh. Tuy nhiên loại họa mi "đầu ngẩng" thực sự thì khả năng chiến chọi do đó nếu chọn họa mi chọi nên chọn loại này.
Bản bổ sung của HuangYue
"Theo ý kiến của người viết (tác giả) thì nhận định này có điểm đúng, nhưng thực tế thì không phải hoàn toàn như vậy, cho nên khi chọn mua chim bạn không nên nghe người ta huyên thuyên này nọ cho là con mi bị "nghênh đầu" ở đây phải nói là bị "ngước" thì cho rằng đó là một con họa mi tốt. ở đây có một sự tương phản, vì thông thường thì người ta không thích con mi bị "ngước", do đó mi bị ngước hay không cũng là một điều kiện quan trọng để chọn họa mi, nếu bị ngước thì không chọn. vì nó ảnh hưởng nghiêm trong đến việc thưởng thức, và cũng là một loại bệnh thưởng thức. Tất nhiên những con mi hay nghênh đầu thì thường giỏi về đấu chọi, chỉ nuôi với mục đích đấu chọi thì vẫn có thể chọn lựa loại mi này."
Câu 16: Vì sao nói "Trâu dài, ngựa ngắn, họa mi tròn".
Câu khẩu quyết này có nghĩa rằng (và cũng được thực tiễn chứng minh). trâu bò (loại đi cày kéo) thì thân dài là tốt, ngựa (ngựa đua) lấy thân ngắn là tốt, họa mi thì chọn thân tròn là tốt. thông thường mà nói, họa mi thân tròn thông thường dễ nuôi dưỡng, tính tỉnh ít thay đổi. nhưng vì thể lực của loại họa mi này so với loại thân dài thì kém hơn một tí, cho nên họa mi thân tròn nuôi làm họa mi hót thì vô cùng lí tưởng, làm họa mi đá cũng được nhưng ko thuộc loại tốt nhất.
Câu28. Tại sao nói "Họa mi như quả bóng bơm hơi"
Họa mi hót hay chọi hay, không phải là đặc tính lâu dài không bao giờ thay đổi. Giống như quả bóng bơm hơi, có thể căng xẹp thất thường nếu không được chăm chút, quản lý cẩn thận, hoặc thức ăn không hợp khẩu vị.
Câu 29. Tại sao nói " chim non thích ăn thức ăn thơm, chim già thích ăn thức anh tanh"
Họa mi non và già có khẩu vị khác nhau. Chim non thì chủ yếu thích ăn thức ăn thơm; chim già chủ yếu thích ăn thức ăn tanh.
Kết luận này được tổng kết từ kinh nghiệm nuôi họa mi trong nhà trong một thời gian dài - có căn cứ, do đó là một kết luận chính xác. Nhưng tại sao chim non thích ăn thức ăn thơm, chim già lại thức ăn tanh? Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến sự khác nhau giữa mức độ phát triển của bộ máy tiêu hóa.
Câu 30: Vì sao nói "ở rừng bao lâu, về nhà nuôi dưỡng bấy lâu".
Câu này có ý nghĩa là: thông thường phần lớn các trường hợp nuôi họa mi thì họa mi sống ở rừng bao lâu sau khi bẫy về cho vào lồng nuôi cũng phải cần ngần ấy thời gian thì con chim mới dạn người và phát tính, nếu không sẽ chưa dạn người hoặc phát tính. kinh nghiệm này hoàn toàn không sai, cũng có thể nói trừ một vài trường hợp cá biệt ra thì phần lớn các trường hợp nuôi mi bổi đều như vậy cả. họa mi tơ ở rừng 1 năm thì thời gian nuôi lồng cũng khoảng 1 năm mới dạn. bổi già rừng 3 năm thì thời gian cũng cần khoảng 3 năm nuôi lồng với dạn, mới phát tính. cho nên người nuôi chim không được có tính gấp gáp, ham nhanh, vì mình có gấp cũng không được. nguyên chủ yếu vẫn là chưa đến thời điểm, tới lúc nó sẽ tự nhiên đến thôi.
Câu 31: Vì sao nói "ba ngày không tắm, chim tốt thành chim xấu".
Ý nghĩa của câu khẩu quyết này là nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho chim họa mi tắm. Chim họa mi rất thích tắm, con con chim họa mi tốt nếu nhiều ngày không cho nó tắm, có thể sẽ biến thành một con chim xấu, điều này là đúng, đồng thời cũng là để nhắc nhở người nuôi chim phải thường xuyên cho chim tắm, không thì con chim sẽ càng ngày càng xấu. Bạn nên xem xét tình hình thời tiết rồi điều chỉnh cho hợp lý,
Thông thường mà nói, những ngày nắng nóng như mùa hè hoặc mùa thu thì nên tắm cho chim mỗi lần hằng ngày, những ngày thời tiết lạnh thì cách ngày tắm một lần hoặc cách 2 ngày tắm chim 1 lần, nếu trời có nắng thì nên cho tắm, thời tiết trở lạnh thì ko cho tắm. nhưng họa mi thích tắm thì cứ cho tắm, họa mi không thích thì thôi. nói chung nguyên tắc cơ bản là thường xuyên cho họa mi tắm nếu không rất dễ sinh bệnh.
Câu 32: vì sao nói: "họa mi có mào không sao cả, phát tính lên rồi đánh trận lớn".
Câu khẩu quyết này có nghĩa là, họa mi có mào (dựng lông đầu) không phải là không tốt, là bởi vì nó chưa phát tính đấy thôi, khi nó có sự sợ hãi trong lòng thì nó hay dựng lông đầu lên; đây là loại họa mi có cá tính hoặc nỗi sợ hãi lớn, bạn cứ từ từ nuôi cho thật tốt, dạn người rồi, phát tính lên rồi thì có thể đi đấu những trận lớn.kết luận này là chính xác. nhưng trên thực tế thì cứ 10 người hết 9 người rất ghét loại họa mi dựng lông đầu (có mào). khi nó gặp những con họa mi đang căng lửa thì nó hay dựng lông đầu lên giống như dầu chóp mào vậy. cái này cũng là hiện tượng thường gặp thôi.
Do đó chúng ta cần đối xử, chăm sóc tốt nó, khiến cho nó nhanh phát tính, nhanh dạn thì tự nhiên sẽ không dựng lông đầu lên nữa.
Câu 34: họa mi chưa đánh đã sợ, nhất dịnh là do hót thua.
Hiện tượng này là chỉ một số chú chim họa mi khi chưa cho đá đã có hiện tượng sợ sệt đối phương. thông thường là do nhiều chim họa mi cùng hót, mà chú chim này hót ko bằng cho nên sinh bệnh tự thua. cách duy nhất cho trường hợp này là bạn phải tách riêng chú chim ấy ra xa, chăm sóc lại, chú ý lại chế độ dinh dương để chú ấy lấy lại lửa chứ ko còn cách nào khác.
Câu 37: nguồn gốc của từ "họa mi" - vẽ mi mắt.
"Họa mi" là một danh từ tượng hình, tương truyền cái tên này là do tuyệt sắc giai nhân Tây Thi thời Chiến Quốc dặt cho, ở đây có một câu chuyện truyền kỳ về cái tên này. Thời Xuân Thu, sau khi nước Ngô bị diệt vong, Phạm Lãi và Tây Thi do lo sợ Việt Vương Câu Tiễn sát hại công thần nên thay tên đổi họ ẩn cư trong núi Lãi thuộc huyện Đức Thanh (Hồ Bắc - Trung Quốc). Mỗi buổi sáng sớm và hoàng hôn, người đẹp Tây Thi đều ra ngồi trên chiếc cầu đá gần nhà lấy nước suối làm gương để vẽ mi mắt (họa mi) làm đẹp. một hôm có một đôi chim màu vàng nâu bay đến đậu bên người đẹp không ngừng hót múa. Thấy Tây Thi càng vẽ mi càng đẹp thì đôi chim cũng dùng mỏ vuốt ve lông vũ cho nhau, bất chợt bọn chúng cũng "vẽ" nên thành mi mắt. Phạm Lãi thấy làm kỳ lạ mới hỏi Tây Thi "chim này gọi là gì mà sao vừa đẹp lại vừa hót hay". Tây Thi bèn trả lời "chàng xem, bọn chúng đều có cặp mi rất đẹp, giống như người ta vẽ phấn lên vậy, bất kể chúng là loại chim gì, chúng ta cứ hãy gọi chúng là "họa mi " đi ". Từ đó cái tên họa mi được truyền từ đời này xang đời khác và được truyền đến ngày hôm nay.
Câu 40. Tập tính của họa mi như thế nào?
Họa mi sống ở vùng cận nhiệt đới, cả năm chỉ quanh quẩn trong một khu vực nhất định, hay sống trong các bụi rậm ở vùng đồi núi, ít khi thấy bay đi đâu xa, tổ thường làm ở bụi cây thấp. Đa phần họa mi kiếm ăn đơn độc, rất ít khi kết thành bầy. Thức ăn chủ yếu là côn trùng. Sau "Lập thu", côn trùng ít dần, có thể ăn một số loại quả, hoặc lá cây.
Họa mi là loài thông minh, nhút nhát, thích ẩn nấp. Trưởng thành họa mi trống hay đánh nhau tranh giành địa bàn - chiếm núi làm vua, tập tính này rất điển hình, thường hót thánh thót âm thanh trầm bổng biến đổi đa dạng.
Họa mi thị lực không được tốt lắm., nhưng thính giác rất phát triển, nhất nhạy cảm với âm thanh, tiếng động, phản ứng rất nhanh. Thấy động là lượn, chui vào ổ, hoặc té rất khẩn trương chẳng giống như các loại chim khác.
Họa mi thích sạch sẽ, vệ sinh. Một năm 4 mùa, hầu như ngày nào cũng tắm táp. Do đó, Nơi nào mà không có rừng và nước là nơi đó sẽ không có họa mi. Họa mi mỗi năm sinh sản 2 lần. Con mái mỗi lần đẻ 4, 5 trứng. Mùa sinh sản vào mùa xuân và hè.
Câu 110. Tuyển chọn họa mi cần chú ý những điểm gì?
Tuyển chọn họa mi cần chú ý rất nhiều điểm, chủ yếu như:
Chú ý chim mộc hay chim thuần. Nói chung, chim cần đổi chủ là chim thuần, chim chưa ai nuôi là chim mộc.
Chú ý tuổi lồng của chim. Nói chung, tuổi lồng tầm 2 đến 3 năm là tốt nhất. Chim 2 năm tuổi lồng vẫn chưa thuần lắm, chim 4, 5 năm thì đã hơi già mất rồi. Nếu như chim hót và chọi sẽ có gì xuất sắc. Do đó nên chọn chim có tuổi lồng ít một chút về chăm sóc bồi dưỡng mới có tiền đồ tốt.
Chú ý xem chim có ngẩng đầu hay không ngẩng đầu, Họa mi ngẩng đầu tuy không ảnh hưởng đến khẳng năng hót và chọi, nhưng ảnh hưởng đến mĩ quan thưởng thức chim, Đại đa số không thích loại ngẩng đầu.
Chú ý chim có cụt móng hay không. Một con họa mi hay nhưng mất đi 2 móng, thì giá trị giảm sút rất nhiều. Thường họa mi mất móng rồi thì giá trị chẳng còn bao nhiêu nữa.
Chú ý xem giọng có khê khàn gì không. Họa mi chủ ý có 2 yêu cầu chính: một là hót, 2 là chọi. Giọng khê khàn làm giảm nhiều giá trị của họa mi, tật này khó chữa khỏi được. Ngoài ra cần chú ý xem chim có hay tắm hay không, đuôi nát hay không, xệ cánh hay không, xù đầu hay không
Câu 146. Cho họa mi tắm táp thế nào?
Họa mi là loại chim không có tuyến mồ hôi, đồng thời lại là loại chim thích sạch sẽ, vệ sinh, do đó, trừ những ngày mùa đông rất lạnh ra các mùa khác ngày ngày đều phải tắm cho chim. Tắm táp nhiều họa mi sẽ không bị bệnh, không tắm táp hoặc tắm táp không tốt họa mi sẽ sinh bệnh. Khi tắm táp cho họa mi cần chú ý các vấn đề sau:
Mức nước nông sâu cho chim tắm vừa phải. Nói tóm lại, nước tắm cho họa mi không được quá ít (nông), cũng không được quá nhiều (sâu). Nói chung, mực nước cho vào lồng tầm 1 thốn (các bác tra google xem 1 thốn là bao nhiêu cm) là ok. Mực nước nông thì không đủ cho chim tắm, chim đầm mình không ngập được nhiều lông; mực nước sâu thì không tốt cho họa mi đầm mình đồng thời dễ làm nước bắn tung tóe gây ướt cám.
Thời gian tắm cho chim cũng phải chuẩn xác, có quy luật. Có con thích tắm vào trưa, có con thích tắm vào chiều. Nắm được quy luật của chim rồi thì có thể tắm cho chim vào thời gian nó ưa thích. Nếu như vậy, việc tắm táp sẽ tốt, chim rất thích tắm táp còn không thì chim không thích tắm hoặc tắm không được tốt.
Tắm xong trong một thời gian nhất định, không được tắm lâu trong nước. Đặc biệt là những ngày đông lạnh, nếu cho chim tắm quá lâu chim có thể bị cảm lạnh. Nhưng làm thế nào để biết được chim đã tắm xong hay chưa? Vấn đề này cũng có quy luật của nó, họa mi khi tắm xong có 2 biểu hiện:
o Không rỉa lông nữa, mà nhảy nhót trong lồng
o Nghe chim khác hót thì hót theo
Nếu như chim chưa tắm xong, chim còn rũ cánh rỉa lông... dừng lại một chút rồi lại nhảy vào chậu tắm.
Chim tắm xong, nên treo ở nơi thông thoáng hướng có ánh nắng mặt trời một chút. Để chim hong lông cánh cho khô, Nhưng sau đó phải đem chim treo vào nơi quy định ngay, đặc biệt lưu ý vào mùa Đông xuân.
Câu 147: Khi chim thay lông vì sao giảm cho chim tắm:
Chim họa mi vốn rất thích tắm, khi thay lông cũng vậy, nhưng khi họa mi thay lông, thì trên thân họa mi sẽ mọc lên rất nhiều lông ống có máu. thói quen của chim là sau khi tắm xong sẽ lấy mỏ gắp lông, mổ lông cho sạch, như vậy rất dễ làm hư các lông ống (bên trong có máu)sắp mọc. ngoài ra do lông ống không cần có nhiều nước, cho nên khi thay lông thì nên cho họa mi tắm táp vừa phải thôi, cứ 2-3 ngày mới cho tắm một lần, hạn chế ngày nào cũng tắm. Cũng có thể nói rằng trong khi họa mi thay lông mà ngày nào cũng cho tắm là không có lợi với việc thay lông của chim. người nuôi chim phải biết điều này.
Câu 148: Vì sao trước khi cho chim đấu thì không nên cho chim tắm:
Họa mi cũng giống như người. Sau khi tắm táp sạch sẽ thì rất thoải mái, nhưng bạn nên biết sau khi tắm xong thì thấy buồn ngủ, mệt mỏi (mất lửa), việc này ảnh hưởng nghiêm trong đến hiệu quả đấu đá của con chim, cho nên những người có kinh nghiêm không bao giờ cho chim tắm trong ngày mà con chim đi thi đấu, đặc biệt là trước lúc đấu, nguyên nhân ko nên cho chim tắm trước khi đem đấu đá là nằm ở đây.
Câu 149: Vì sao sau khi họa mi mới đấu xong thì không nên lập tức cho ăn côn trùng?
Mọi người đều biết, khi họa mi đấu thì không phải là hoạt động thông thường, nó phải dùng tất cả sức lực để chiến đấu, cho nên khi mơddaaaaus đá xong thì thể lực giảm sút, ko còn sức để thở nữa, trong tình trạng đó nếu ngay lập tức cho chim ăn côn trùng thì sẽ phát sinh hiện tượng con chim muốn ăn nhưng nuốt ko trôi, như vậy là không tốt, có khi con chim vì nuốt ko trôi côn trùng mà chắn mất khí quản sẽ gây chết chim, cho nên những người có kinh nghiệm nuôi chim, thì sau khi cho con chim đấu đá xong phải cho nó nghỉ ngơi một tí để lấy sức đã, sau khi nó cất tiếng hót lại thì mới cho ăn.
Câu 152: Vì sao cần thường xuyên cho họa mi ăn côn trùng.
Mọi người đều biết họa mi là loại chim ăn tạp các loại côn trùng. chúng không chỉ thích ăn các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, dế, nhền nhện, mà trong phần lớn thời gian cuộc đời ngoài chốn hoang dã, thì thức ăn chủ yếu của họa mi là các loại côn trùng, sau khi bị nhốt vào lồng thì cơ hội ăn côn trùng của họa mi phần lớn bị giảm đi đáng kể. nhưng nhằm để điều chỉnh cơ cấu dinh dưỡng của họa mi, tăng cường các loại dinh đưỡng dể cho con chim phát triển bình thường, duy trì sự phát tính và tính bền bỉ của con chim, thì người nuôi phải chú ý thường xuyên cho chim ăn các loại côn trùng. ngoài ra nhằm để tăng cường sự tiếp xúc giữa chủ và chim, thì chúng ta nên nên tăng cường thời lượng tiếp xúc chim bằng cách cầm côn trùng cho chim ăn, để giảm sự sợ hãi của con chim, biện pháp này là một biện pháp rất có hiệu quả. Nuôi họa mi mà không cho chúng ăn côn trùng trong 1 khoảng thời gian dài là đại kỵ.
Câu 202. Nguyên nhân tại sao họa mi không tăm?
Nói chung, họa mi là loài rất thích tắm, họa mi mà không tắm, đương nhiên cũng là chuyện thường thấy, nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu gồm các nguyên nhân sau:
Cảm mạo sợ lạnh mà không tắm
Sơn nước mà không tắm
Thời điểm tắm không thích hợp
Bị thương ở đâu đó nên sợ đau mà không tắm
Thay đổi môi trường hoặc bồn tắm nên không tắm
Thích tắm ở nơi nước chảy chứ không thích tắm ở nước tĩnh
Thích tắm nước nông chứ không thích tắm nước sâu
Thích tắm ngoài trời chứ không thích tắm trong nhà
Thích cách ngày tắm lần chứ không thích ngày nào cũng tắm
Do bị bệnh "Than" mà không tắm
Câu 203. Họa mi không tắm thì làm thế nào?
Họa mi không tắm không chỉ gây đau đầu, mà trong thời gian dài, nhất định sẽ sinh bệnh, đặc biệt là bệnh "Than", phải làm sao đây, biện pháp chủ yếu vẫn là tìm ra nguyên nhân, "theo triệu chứng mà bốc thuốc":
Với nguyên nhân cảm mạo, mắc bệnh "Than" bị thương, hay sợ lạnh, sợ đau mà tạm thời không tắm cho họa mi. Trước tiên có thể điều trị bệnh cho khỏi sau đó sẽ giải quyết được vấn đề chim tắm. Nói tóm lại, bệnh khỏi rồi thì chim sẽ lại tắm.
Nếu nguyên nhân chim sợ nước và sợ tắm, thì thứ nhất phun tí nước cho chim tắm, dần dần chim sẽ quen với nước, thứ 2 có thể dùng tắm trong đó có để cành cây có lá, sau đó lại bỏ lồng chim vào bồn dần dần chim sẽ quen và không sợ nước và chịu tắm.
Với nguyên nhân thời gian tắm không thích hợp hoặc chim không thích ngày nào cũng tắm, nếu không thích tắm ở nước tích, nước sâu mà trong nhà, thì ban đầu tạo điều kiện thuận theo chim dần dần ta thay đổi dần được thói quen của nó.
"dụ tắm": để con họa mi không chịu tắm ở một bên và để 2 con họa mi tắm cho nó xem để nó học hỏi.
"Dùng nước tưới", để lồng có bồn tắm cho chim vào, phía trên ta để vòi hoa sen và vặn nước từ từ cho chim tắm.
Câu 204. Họa mi "hỗn tính" phải làm thế nào?
Gọi là "hỗn tính" nói một cách ngắn gọn, là họa mi phát tính bất thường, chủ yếu do không bệnh mà chết, chết một cách nhanh chóng - vừa mới đây còn nhảy hót trong lồng, thoáng chớp mắt cái đã chầu giời rồi.
Để trị họa mi "hỗn tính" biện pháp hữu hiệu duy nhất là cho nước, động tác phải nhanh chóng, càng nhanh càng tốt, chậm trễ là hỏng việc.
Thao tác cụ thể: phát hiện họa mi bị "hỗn tính", phải nhanh chóng mang nước lại, phun nước lên lên người chim. Nếu huuwx hiệu, thì chim sẽ sống lại luôn. Nếu không hữu hiệu thì chim không có cách nào cứu nữa. Đây là kinh nghiệm thực tiễn của nhiều người
Câu 205. Cách phối liệu thành phần thức ăn cho họa mi?
Nguyên liệu tươi như: thịt bò, thịt gà, gan lợn, thịt cá chép, cá tươi....giã nhỏ sau đó sấy khô ròn. Chú ý không cần thiết phải thành bột.
Nguyên liệu khô như: ngô, hoàng đậu (đậu vàng) dùng lồi sao không vẩy vẩy thêm tí nước.
Nguyên liệu sau khi sao khô, nghiền càng nhỏ càng tốt. Sau đó ta tạo hạt cám chim
Chú ý đề phòng xương cá có thể gây thương tích cho họng chim. Chế tác thịt cá cần chú ý dùng lưới lọc bỏ xương.
Câu 206: Tỉ lệ các thành phần trong thức ăn của họa mi như thế nào???
Về tổng thể thì thành phần và cách phối hợp các thành phần trong thức ăn nuôi họa mi rất đa dạng, ngoài việc sử dụng các loại nguyên vật liệu rất đa dạng và khác nhau ra thì phương pháp chế biến phối ghép cũng khác nhau, trong đó chia thành 4 loại hỗn hợp chính: loại đơn giản, loại vừa, loại nặng đô và loại đặc biệt. ở đây giới thiệu 1 loại hỗn hợp thức ăn là loại vừa, các loại đơn giản và nặng đô hơn thì các bạn cứ thêm bớt tành phần cho phù hợp trên cơ sở công thức vừa này:
Công thức vừa: các loại kê (gạo): chiếm 70%, cám gạo 10%, đậu tương 10%, bột cá 5% (tốt nhất là loại thịt cá vùng sát mang cá), thịt bột 5%(tốt nhất là thịt bò hoặc thịt gà), nếu có gan heo, bột tôm, bột sâu quy, châu chấu thì cho một ít cũng được, nhưng lượng vừa phải thôi, không nên cho nhiều. nếu nguyên liệu chính sử dụng bột bắp dạng hạt nhỏ thì có thể giảm phần cám gạo xuống, nếu nguyên liệu chính mà dùng gạo ta, hoặc gạo nếp, thì không nên giảm thành phần của cám, bởi vì cám giúpcon chim tiêu hóa tốt hơn. nếu trong thành phần thức ăn có cho thêm ít bột đậu phụng hoặc mè thì có thể giảm bót thành phần của đậu tương xuống một lượng vừa phải.
Câu 207. Thức ăn cho họa mi gồm những chủng loại nào?
Họa mi là loại chim ăn tạp, chúng thích ăn rất nhiều loại. Với họa mi nuôi trong lồng mà nói, các loại thức ăn chúng ta cho họa mi có thể phân thành 4 loại sau:
Thức ăn cơ bản
Thức ăn dinh dưỡng
Thức ăn bổ sung
Thức ăn đặc biệt
4 loại thức ăn này tác dụng không giống nhau. Ngoại trừ loại thức ăn cơ bản, các loại còn lại không có chức năng thay thế cho nhau. Nhưng có loại có thể sử dụng thường xuyên, có loại không nên dùng thường xuyên mà phải chọn thời điểm sử dụng. Loại thức ăn đặc biệt là loại phải chọn thời điểm sử dụng thích hợp. Cho nên vấn đề này phải xem xét cho rõ ràng để sử dụng.
Câu 208. Thức ăn cơ bản của Họa mi là gì?
Sở dĩ gọi là thức ăn cơ bản của họa mi đó là bở vì đây là loại thức ăn chính không thể thiếu của họa mi. Nói cách khác, họa mi dưỡng tốt hay kém, thì loại thực ăn cơ bản này đóng vai trò chủ đạo. Thức ăn cơ bản của họa mi gồm các loại sau:
Cám gạo tẻ trứng (hoặc nếp)
Cám hạt kê trứng
Cám ngô trứng
Cám cho gà con + trứng
Cám hỗn hợp trứng gà. Dùng tổng hợp của 3 hoặc tất cả các loại cám trên trộn vào chế thành món cám trứng cho chim ăn.
Câu 300: Tại sao cần bảo vệ chim Họa Mi và môi trường sống tự nhiên của nó bằng các quy định của luật pháp?
Căn cứ tình hình hiện tại và về lâu dài, việc bảo vệ chim họa mi và môi trường sống của nó cần có giải pháp thiết thực và cấp bách bằng các quy định của pháp luật, để chim họa mi có thể tồn tại và phát triển. Hiện nay ở nhiều vùng, họa mi đang bị săn bắt cạn kiệt từ những người đi bẫy để phục vụ người chơi họa mi, người buôn bán, xuất khẩu họa mi. Vì vậy cần trồng cây để tạo môi trường sống cho nó phát triển và có các biện pháp bảo vệ họa mi hữu hiệu bằng pháp luật, để điều chỉnh hành vi của những người liên quan, nhằm bảo vệ họa mi và môi trường sống của nó.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top