Chiều tối

 Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà CM, 1 vị lãnh tụ vô cùng kính yêu của dân tộc VN mà còn là 1 nhà thơ, nhà văn lớn. "NKTT" là 1 tác phẩm nổi tiếng của HCM. Trong đó "Chiều tối" là bài thơ 31 trong 134 bài thơ trong tập "NKTT", bài thơ được làm trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây sang Thiên Bảo. Thông qua việc miểu tả bức tranh thiên nhiên con người vào buổi chiều tối, tác phẩm đã cho thấy tình yêu thiên nhiên con người và ý chí vượt lên mọi hoàn cảnh khắc nghiệt. Trong đó hai câu thơ đầu miêu tả bức tranh thiên nhiên núi rừng vào lúc chiều muộn:

"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;"

 Tập thơ "NKTT" ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt: sau 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, năm 1941 Bác trở về nước. Năm 1942 Người sang TQ để tiếp tục con đường cách mạng  của mình. Song Người bị chính  quyền Tưởng Giới Thạch nghi là Hán giang nên bắt giam 13 tháng, qua 18 nhà tù ở tình Quảng Tây. Tuy bị đầy ải vô cùng cực khổ song Người vẫn làm thơ để trang chải nỗi lòng mình. Chiều tối cũng ra đời trong hoàn cản như vậy.

 Bức tranh thiên nhiên núi rừng vào lúc chiều tối trước hết được miêu tả qua những nét vẽ gợi cảm: 1 cánh chim mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ, 1 áng mây lẻ lôi chầm chậm trôi ngang qua trời. Cả hai câu thơ đều không có một chữ "chiều", song không ai không nhận ra sắc thái của buổi chiều tà  qua 2 hình ảnh ước lệ vổnất quen thuộc trong thơ ca phương Đông. Nó khiến ta liên tưởng đến những vần thơ hay cũng viết về cảnh chiều tà:

"Chim hôm thoi thót về rừng" (ND)

"Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều xa" (TG)

Bút pháp chấm phá và lấy động tả tĩnh cũng được vận dụng rất sáng tạo trong hai câu thơ: 1 cánh chim nhẹ bay, 1 áng mây nhẹ trôi cũng đủ gợi lên một không gian tĩnh lặng, mênh mông của  trời chiều. Tất cả  khiến bức tranh thiên nhiên núi rừng lúc chiều tối mang một vẻ đẹp cổ điển đày chất thơ.

 Hình ảnh thiên nhiên phần  nào phản ánh được tâm trạng của con người.  Đó là một tâm trạng buồn và mệt mỏi sau một ngày bị áp giải từ nhà lao này sang nhà lao khác. Song đó còn là tình yêu và niềm say mê vẻ đẹp thiên nhiên đất trời của một tâm hồn thơ tự do dẫu thân thể bị giam cầm. Chính những cảm xúc ấy đã khiến cho câu thơ mang vẻ đẹp cổ điển này có tính hiện đại.

 Ở hai câu thơ cuối cũng với những nét vẽ bình dị, cổ điển mà hiện đại, người đọc không chỉ được chiêm ngưỡng bức tranh về cuộc sống con người nơi xóm núi mà còn thấu hiểu tình yêu thiên nhiên cuộc sống, tinh thần lạc quan CM của nhà thơ HCM:

"Cô em xóm núi say ngô tối,

Xay hết, lo than đã rực hồng."

 Như vậy hai câu thơ đầu của bài thơ đã miêu tả bức tranh thiên nhiên núi rừng vào lúc chiều tối với vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại. Thông qua đó hiện lên bức chân dung tự hoạ về tác giả Hồ Chí Minh - một nhà thơ chiến sĩ, một tâm hồn yêu thiên nhiên cuộc sống, một phong thái ung dung tự tại, một niềm lạc quan cách mạng vượt lên mọi hoàn cảnh khắc nghiệt chốn lao tù. Tất cả những giá trị đó đã góp phần đem lại sức sống cho toàn bài thơ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: