Chinh phụ ngâm
Bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng gây lên những đau khổ khốn cùng cho con người " Chiến tranh là nỗi đau vón cục trong tâm hồn con người"( mai acốp xki) . Trong Chinh Phụ Ngâm Khúc tác giả không nói rõ đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa hay phi nghĩa chỉ biết khi người chinh phu lên đường ra trận thì cái bóng của chiến tranh trùm lên cuộc sống của cả người ra đi lẫn người ở lại. Không có cảnh chiến trường với những cuộc giao tranh đẫm máu. Chỉ có nỗi lòng người chinh phụ nhưng đó mới thực là chiến trường khốc liệt. Khi đã trở thành nạn nhân của chiến tranh chinh phu mới hiểu được bản chất của chiến tranh.
Trong quá khứ người chinh phụ nghĩ rằng chiến tranh là cơ hội để trồng làng thể hiện trí làm trai, đem về cái ấn phong hầu, cùng với bổng lộc, chức tước cho gia đình nàng. Suy nghĩ ấy đã khiến chính phụ nhìn chinh phu lúc lên đường với hình ảnh hào hùng, đẹp đẽ:
Áo chàng đỏ tựa ráng pha,
Ngựa nàng sắc trắng như là tuyệt in.
Nhưng khi đã thực sự xa cách chồng nàng mới cảm nhận được "mùi vị" của chiến tranh. Nàng dõi theo từng bước chân của chồng mà lo lắng. "Lòng thiết tựa bóng trăng theo dõi". Nếu như trong Truyện Kiều, Thúy Kiều "xẻ nửa" vầng trăng để: " Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường", thì ở đây chinh phụ đã giành chọn vầng trăng tâm tư để dõi bước theo chồng.
Trong trí tưởng tượng của nàng chiến trường không phải là những trận đánh Hào Hùng, không phải là bộ mặt ngời ngời dũng khí của chinh phu mà là một khung cảnh thê lương, quạnh quẽ, trên đó xuất hiện bộ mặt rầu rĩ của những chinh phu:
Nón kì quạnh quẽ trăng soi,
Bến phì gió thổi đìu hiu mấy gò.
Hồn tử sĩ gió ù ù thổi,
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi.
Sự tưởng tượng ấy đánh dấu một bước chuyển trong tâm hồn chinh phụ: Chiến tranh là sự đầy ải thân xác, là chết chóc, là sự hi sinh tính mạng của muôn người phục vụ cho một người. Nàng bật lên câu hỏi:
Trên trướng gấm thấu hay chăng nhẽ,
Mặt chinh phu ai vẽ cho nên?
Câu hỏi nhưng thực chất là lời vạch tội kẻ "Ngồi mát ăn bát vàng" là tiếng nói tố cáo chiến tranh.
Người chinh phụ cành nhận thức sâu sắc hơn về sự thực chiến tranh khi cuộc sống của nàng ngày một khốn khổ cả về vật chất lẫn tinh thần. Đó là những tháng ngày triền miên trong nhớ thương, đau khổ, vật lộn với chính mình để mà chờ đợi. Hàng loạt câu hỏi đầy day dứt đặt ra:
-Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai?
-Ngoài mây kia há kiếp chàng vay?
-Cớ sao cách trở nước non?
-Nỡ nào đôi lứa thiếu niên
Quan san để cách hàn huyên bao đành?
Câu trả lời chung là bởi tại chiến tranh. Qua bao trải nghiệm suy tư chinh phu hiểu rằng: Chiến tranh gây nên sự xác cách, chia lìa, cướp đi hạnh phúc của con người. Chinh phu không hẹn ngày trở về, còn chinh phụ thì chết mòn vì lo âu phiền muộn. Như vậy từ chỗ đồng tình với chiến tranh người chinh phụ đã có thái độ phủ định chiến tranh.
Phủ định chiến tranh cũng tức là chính phụ phủ định cái hạnh phúc do chiến tranh mang lại (công danh, chức tước, bổng lộc) theo quan niệm của giai cấp phong kiến. Thấm thía lỗi trống vắng, cô đơn, người chinh phụ nhận ra chỉ có hạnh phúc lứa đôi mới là điều đáng quý.
Nàng nhìn cảnh vật thiên nhiên mà lòng trào dâng khác vọng ái ân:
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.
Khát vọng về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi làm cho con người luôn ý thức về cuộc sống của mình, ý thức về tuổi xuân:
Nghĩ mệnh bạc tiếc niên hoa,
Gái tơ mấy chốc hóa ra nạ dòng.
Chinh phụ thấy cuộc sống của mình vô nghĩa khi không được kề cận bên chồng:
- Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai
- Vì chàng lệ thiết nhỏ đôi,
Vì chàng thân thiết lẻ loi mọi bề.
Nàng hối tiếc
Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu,
Thà khuyên chàng đừng chịu tức phong.
Chinh Phục ý thức rõ ràng rằng: hạnh phúc đức thực là cuộc sống yên ấm bên chồng trong từng khắc của hiện tại, của tình yêu tuổi trẻ. Nàng phủ nhận kiếp sau:
Đành muôn kiếp chữ tình là vậy
Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau
và nguyện cầu
Thiếp xin chàng nhớ bạc đầu,
Thiếp thì giữ mãi lấy màu trẻ trung.
Trong Cung Oán Ngâm Khúc (Nguyễn Gia Thiều) người cung nữ sau những tháng ngày mòn mỏi đợi chờ Quân Vương cũng đã nhận ra rằng: hạnh phúc không thể kiếm tìm lầu son gác tía mà nhiều khi nó ở chính những cảnh đời thường giản dị.
Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm,
Mùi hắc lê thanh đạm mà ngon.
Cùng nhau một giấc hoàng môn,
Lau nhau líu ríu cò con cũng tình.
(Nguyễn Gia Thiều)
Cung nữ cũng như chinh phụ đều phải qua những nếm trải khổ đau thì mới nhận ra được chân lý của hạnh phúc.
Để nhận thức đúng đắn hơn về những giá trị đích thực của cuộc sống là hạnh phúc lứa đôi thời tuổi trẻ, là hạnh phúc vợ chồng được gần kề yên ấm. Và nàng càng đau khổ hơn khi nhận ra đó là những giá trị đã thuộc về quá khứ một đi không trở lại.
Cơn lốc chiến tranh đã cuốn phăng cuộc sống yên bình "ba trăm năm" Vào quá khứ, trong phút chốc những "chàng tuổi trẻ" phải "xếp bút nghiêng theo việc đao cung", giã từ mái nhà yên ấm lao vào cuộc sống gian lao, "xông pha bãi gió trăng ngàn". Còn chinh phụ phải chịu phải cực nhọc với dáng lọ gia đình:
Mẹ già phơ phất mái sương,
Con thơ mang sữa vả đương phù trì.
...Ngọt bùi thiếp đỡ hiếu nam,
Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân.
Nàng phải gánh thêm chữ hiếu của con trai đối với cha mẹ, phải chịu trách nhiệm làm cha đối với con cái.
Trong muôn vàn nỗi khổ của con người, nỗi khổ về tinh thần tàn phá con người ta nhanh nhất. Chinh phụ không chỉ khổ cái khổ của mình, nàng còn khổ bởi nỗi khổ của chồng:
Màn mưa trướng tuyết xông pha,
Nghĩ thêm lạnh lẽo kẻ ra cõi ngoài.
Vì vậy trong hiện tại nỗi khổ người chinh phụ được nhân đôi.
Chinh Phụ Ngâm Khúc kết thúc bằng một cảnh tượng tươi sáng: chiến tranh chấm dứt, người chinh phu trở về trong vòng nguyệt quế chiến thắng. Những tháng ngày đau khổ của chinh phụ được bù đắp:
Nền huân tướng đai cân rạng vẻ,
Chữ đồng hưu bia để nghìn đồng.
Ơn trên tử ấm thê phong,
Hiển Vinh thiếp cũng được chung hương trời.
Thực chất đây chỉ là tương lai giả định vừa phi hiện thực vừa phi lịch sử. Phi hiện thực vì: Một cuộc chiến tranh mà cả người ra trận và người ở nhà đều bi quan. Hơn nữa, thực tế tin tức của chinh phu mỗi ngày mỗi vắng: "Gió xuân ngày một vắng tin". Không có một dấu hiệu khả quan rằng chiến tranh sẽ kết thúc, thì làm sao có được cảnh chiến thắng huy hoàng. Phi lịch sử vì: chế độ phong kiến Việt Nam ở thế kỷ 18 - 19 đang trên đà khủng hoảng, chỉ có sự đối phó vất vả với những mâu thuẫn nội bộ trong triều đình và phong trào nông dân khởi nghĩa trong nước. Đây là lúc xương máu của muôn người đổ xuống để củng cố ngôi vị cho nhà vua, chứ không phải đem lại những chức tước bổng lộc cho những chiến binh.
Bởi thế cảnh tương lai chinh phu trở về trong chiến thắng huy hoàng chỉ là ảo ảnh, nó đáp ứng về mặt tâm lý, đem đến cho chính phụ một chút hy vọng để vươn lên trong cuộc sống.
Vậy tương lai cuộc sống của chính phụ sẽ như thế nào khi thực tại đang một màu xám tối? Dù cố bám víu vào chút hi vọng mong manh về một ngày người chồng trở về nhưng trong thẳm sâu tâm thức, đã có lúc chinh phụ hình dung ra cái cục đẩy u ám. Hoặc chinh phu sẽ bỏ mạng nơi chiến trận:
Những người chinh chiến bấy lâu,
Nhẹ xem tính mạng như màu cỏ cây.
Và đó là cái chết thê thảm tội nghiệp:
Chinh phu tử sĩ mấy người
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn.
Hoặc chinh phu trở về nhưng là lúc chiến tranh đã vắt kiệt cùng sức lực của chàng, cái già hiện lên mái tóc:
Phận trai già ruổi chiến trường,
Chàng Siêu mái tóc điểm sương mới về.
Còn bản thân nàng cũng không cưỡng được quy luật nghiệt ngã của thời gian:
Nghĩ mệnh bạc tiến liên hoa,
Gái tơ mấy chốc mà ra nạ dòng.
Mà phúc lứa đôi luôn gắn liền với tuổi trẻ. Vì thế nỗi niềm hướng tới hạnh phúc của con người là một cuộc chống chọi không tưởng:
Thiếp xin chàng chớ bạc đầu,
Thiếp thì giữ mãi lấy màu trẻ trung.
Có thể nói từ thực tại đen tối mà hình dung ra thì tương lai chẳng có gì là sáng sủa vì:
Từ xưa bao kẻ chinh phu,
Đã ra đất chiến về du mấy người.
Buồn trông cảnh sắc bên trời,
Chạnh lòng lính thú nhớ nơi quê nhà
( Lý Bạch)
Người chinh phụ như kẻ hành khất trên con đường kiếm tìm hạnh phúc: hạnh phúc có hay không? kiếm tìm nơi nào? Trong quá khứ chinh phụ nhầm tưởng hạnh phúc là chức tước bổng lộc. Nhưng đến hiện tại chinh phụ nhận thức được hạnh phúc đích thực là cuộc sống vợ chồng, thì nó thuộc về quá khứ một đi không trở lại.
Đây là hiện thực chiến tranh được phản ánh qua đời sống nội tâm của người chinh phụ. Không phải là những suy nghĩ phiến diện, mà dòng tâm tư của nhân vật chịu sự chi phối sâu sắc của hoàn cảnh. Sự đối chiếu quá khứ, hiện tại và tương lai đã thể hiện quá trình diễn biến phức tạp trong nhận thức của người chinh phụ. Người phụ nữ quý tộc này từ chỗ đồng tình với chiến tranh, say sưa với công danh, bổng lộc do chiến tranh đem lại, nàng đã đi đến có thái độ chán ghét chiến tranh đề cao hạnh phúc lứa đôi vợ chồng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top