Chiến tranh tiền tệ p2

Chiến tranh tiền tệ (phần 2)

Cuộc chiến tranh tiền tệ” đề cập đến một cuộc chiến khốc liệt, không khoan nhượng và dai dẳng giữa một nhóm nhỏ các ông trùm tài chính – đứng đầu là gia tộc Rothschild - với các thể chế tài chính kinh tế của nhiều quốc gia. Đó là một cuộc chiến mà đồng tiền là súng đạn và mức sát thương thật là ghê gớm.  Nhóm tài phiệt ngân hàng này đã tạo ra một cơ chế kiểm soát nguồn cung ứng tiền tệ xuyên quốc gia, thực hiện các chính sách bơm tiền vào các nền kinh tế đang tăng trưởng để rồi chích nổ quả bong bóng kinh tế để thu lợi. Nguồn tài sản họ thu được có thể là dầu khí, bất động sản, nền công nghiệp quốc phòng, đất nông nghiệp...Tất cả có thể được quy đổi thành vàng hay tiền mặt tùy theo vận trù của họ. Kết quả là sau mỗi lần “xén lông cừu”, các nhà tài phiệt này lại giàu có hơn, uy lực càng ngày càng được củng cố hơn trên thì trường tài chính quốc tế."

Th.S Đinh Thế Hiển

Giám đốc Viện nghiên cứu tin học & Kinh tế ứng dụng 

CHIẾN DỊCH THỨ NHẤT CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ:

NGÂN HÀNG ĐẦU TIÊN CỦA HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ (1791-1811):

Tôi tin chắc rằng, sự đe dọa của tổ chức ngân hàng đối với tự do của chúng ta còn nghiêm trọng hơn uy lực quân sự của kẻ thù. Họ đã tạo ra một tầng lớp quý tộc rủng rỉnh tiền bạc và coi thường chính phủ. Quyền phát hành tiền tệ phải được đoạt lại từ tay ngân hàng, nó phải thuộc về những người chủ thực sự của nó – nhân dân. [12]

Thomas Jefferson1802

Alexander Hamilton là một nhân vật có tầm ảnh hưởng quan trọng trong mối quan hệ mật thiết với dòng họ Rothschild. Sinh ra ở quần đảo Tây Ấn Độ thuộc Anh, Hamilton đến Mỹ với tên tuổi, danh tính và nơi xuất thân được dấu kín, sau đó kết hôn cùng cô con gái của một gia đình giàu có ở New York. Và theo những biên lai chuyển khoản còn lưu trữ ở bảo tàng Anh quốc, chúng ta có thể thấy rằng, Hamilton đã từng tiếp nhận sự trợ giúp của dòng họ Rothschild. [13]

Năm 1789, Hamilton đã được Tổng thống Washington bổ nhiệm làm Bộ trưởng thứ nhất Bộ tài chính, và chịu trách nhiệm về hệ thống ngân hàng trung ương của Mỹ. Năm 1790, đối mặt với những khó khăn kinh tế và khủng hoảng nợ nần sau cuộc chiến tranh độc lập, ông ta kiên quyết đề nghị quốc hội thành lập một ngân hàng trung ương tư nhân kiểu như ngân hàng Anh để phụ trách hoàn toàn việc phát hành tiền tệ. Lập luận của ông ta là: với trụ sở đặt tại Philadelphia, Ngân hàng trung ương tư nhân sẽ cho xây dựng chi nhánh của mình tại các nơi, tiền và nguồn thuế của Chính phủ cần phải đặt trong hệ thống của ngân hàng này, ngân hàng này phục trách việc phát hành tiền tệ quốc gia để thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế, cho vay và thu lợi nhuận từ Chính phủ  Mỹ. Giá trị cổ phần của ngân hàng này là 10 triệu đô-la Mỹ, trong đó tư nhân nắm giữ 80% cổ phần, 20% còn lại thuộc về Chính phủ  Mỹ. Cổ đông bầu ra 20 người trong số 25 người của hội đồng quản trị, 5 người còn lại do Chính phủ bổ nhiệm.

Hamilton đại diện cho lợi ích của giai cấp thống trị tinh anh Hoa Kỳ. Ông ta từng chỉ ra rằng, “mọi xã hội đều phân chia thành đa số và thiểu số. Thiểu số xuất thân từ các gia đình danh gia vọng tộc, còn đa số chính là dân đen. Trước những rối loạn và biến động, nhóm đa số thường rất ít khả năng đưa ra được sự phán đoán và quyết định chính xác.”

Mà Jefferson thì đại diện cho lợi ích của nhân dân, đối với quan điểm của Hamilton, câu trả lời của ông là, “chúng tôi cho rằng chân lý sau đây là không cần phải chứng minh: Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể tước đoạt được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”

Liên quan đến vấn đề chế độ ngân hàng trung ương tư nhân, cả hai bên đều chĩa mũi nhọn công kích vào nhau.

Hamilton cho rằng, “nếu như không đem lợi ích và của cải của những cá nhân có tiền trong xã hội tập hợp lại với nhau thì xã hội này không thể thành công”.[14] “Công trái quốc gia, nếu không phải là quá nhiều, thì cũng phải là hạnh phúc của quốc gia chúng ta.”[15]

Jefferson phản pháo rằng, “Sự đe dọa của một tổ chức ngân hàng đối với tự do của chúng ta còn nghiêm trọng hơn uy lực quân sự của kẻ thù”.[16] “Chúng ta vĩnh viễn không thể chấp nhận việc cho phép giai cấp cầm quyền tăng thêm nợ trên đầu trên cổ của nhân dân.”[17]

Tháng 12 năm 1791, khi phương án của Hamilton được giao cho quốc hội thảo luận, ngay lập tức đã dẫn đến sự tranh luận gay gắt chưa từng có. Cuối cùng, thượng nghị viện đã thông qua phương án này với đa số phiếu ủng hộ, và cũng vượt qua ải hạ nghị viện với số phiếu 39/20. Lúc này, tổng thống Washington đang trong tình trạng phải xử lý khủng hoảng nợ nghiêm trọng và đã bị đẩy vào thế phân vân cực độ. Ông đã hỏi ý kiến Jefferson và Madison - Bộ trưởng ngoại giao của Hoa Kỳ thời đó. Những người này đã chỉ rõ ràng rằng, đề án này xung đột với hiến pháp. Hiến pháp trao quyền cho quốc hội phát hành tiền tệ, nhưng quốc hội không được quyền phát hành tiền tệ cho bất cứ ngân hàng tư nhân nào. Hiển nhiên, những phân tích này đã tác động sâu sắc đến tổng thống, thậm chí ông ta đã quyết tâm phủ nhận pháp lệnh này đến cùng.

Sau khi biết được tin tức này, Hamilton tập tức thuyết phục Washington, những sổ sách số liệu của Hamilton ở cương vị Bộ trưởng tài chính tỏ ra càng có sức thuyết phục nhiều hơn: nếu không thành lập ngân hàng trung ương để nhận sự đầu tư của nước ngoài đổ vào thì Chính phủ  sẽ sụp đổ rất nhanh. Cuối cùng, những nguy cơ trước mắt đã áp đảo những suy nghĩ lâu dài cho tương lai. Ngày 25 tháng 2 năm 1792, Tổng thống Washington đã đặt bút ký trao quyền thành lập ngân hàng trung ương thứ nhất của Mỹ với thời gian hiệu lực trong 20 năm.[18]

Các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế cuối cùng đã giành được thắng lợi quan trọng. Đến năm 1811, tư bản ngoại quốc đã chiếm được 7 triệu trong tổng số 10 triệu cổ phần gốc, Ngân hàng Anh và Nathan Rothschild trở thành cổ đông chủ yếu của ngân hàng trung ương Mỹ – Ngân hàng thứ nhất của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (The First Bank of the United States)[19]

Hamilton cuối cùng trở nên vô cùng giàu có. Ngân thàng thứ nhất sau này cùng với công ty Manhattan New York do Alan Bow thành lập đã trở thành Ngân hàng thứ nhất của phố Wall. Năm 1955, nó đã được sáp nhập với Ngân hàng Chase của Rockefeller và trở thành Ngân hàng Chase Manhattan Bank.

Chính phủ tỏ rõ khát vọng cực độ đối với tiền tài, phù hợp với mong đợi của ngân hàng trung ương tư nhân – ngân hàng đang nóng lòng trông chờ chính phủ vay nợ. Chỉ trong vòng năm năm ngắn ngủi kể từ khi ngân hàng trung ương thành lập (1791 – 1796), số nợ vay của chính phủ Mỹ đã tăng thêm 8,2 triệu USD.

Năm 1798, Jefferson đã nói một cách đầy hối tiếc rằng: “Tôi thật sự hy vọng chúng ta có thể sửa chữa, chỉnh sửa thêm cho bản hiến pháp, loại bỏ quyền vay nợ của Chính phủ”.[20]

Sau khi trúng cử tổng thống khóa thứ ba (1801 – 1809), Tổng thống Jefferson đã nỗ lực không ngừng hòng phế bỏ Ngân hàng thứ nhất của Mỹ, và đến khi hoạt động của ngân hàng sắp mãn hạn vào năm 1811 thì sự đấu sức giữa đôi bên đã đến mức cực điểm. Hạ nghị viện đã phủ quyết đề án kéo dài thời hạn kinh doanh của ngân hàng với 65 phiếu thuận và 64 phiếu chống, còn thượng nghị viện thì ở thế giằng co 17/17. Lần này, phó tổng thống đã phá vỡ thế bế tắc bằng một phiếu phủ quyết quan trọng và một quyết định được thông qua ngày 3 tháng 3 năm 1811, theo đó, Ngân hàng thứ nhất của Mỹ phải đóng cửa.[21]

Lúc này, Nathan Rothschild đang trấn giữ ở London, khi hay tin đã nổi trận lôi đình. Ông ta nói một cách đe dọa rằng: “Hoặc là ngân hàng (Ngân hàng thứ nhất Mỹ) được quyền kéo dài thời hạn kinh doanh, hoặc là nước Mỹ sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến tranh tai họa nhất.” Nhưng đáp lại lời thách thức ấy của Nathan, Chính phủ Mỹ vẫn không hề đưa ra bất cứ hành động nào, Nathan lập tức đáp trả: “Hãy dạy cho những người Mỹ vô lý này một bài học, hãy đưa chúng trở về thời kỳ thuộc địa.”

Kết quả là mấy tháng sau, cuộc chiến tranh năm 1812 giữa Anh và Mỹ đã nổ ra. Cuộc chiến đã kéo dài suốt ba năm, mục đích của Rothschild là hết sức rõ ràng. Họ phải đánh cho đến khi những khoản nợ của Chính phủ Mỹ chất cao như núi, và chính phủ Mỹ rốt cuộc không thể không đầu hàng, phải nhượng bộ để cho họ được tiếp tục chi phối ngân hàng trung ương mới thôi. Kết quả là khoản nợ của Chính phủ Mỹ đã tăng vọt từ 45 triệu đô-la lên đến 127 triệu đô-la, để rồi cuối cùng, vào năm 1815, Chính phủ Mỹ cũng đã phải chịu khuất phục. Ngày 5 tháng 12 năm 1815, tổng thống Madison đã đề xuất thành lập ngân hàng trung ương thứ hai, kết quả là Ngân hàng thứ hai của nước Mỹ (The Bank of the United States) đã được khai sinh vào năm 1816 (1816 – 1832).  

SỰ TRỞ LẠI CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ (1816 – 1832)

Sự chi phối của các cơ cấu ngân hàng đối với ý thức nhân dân tất yếu sẽ bị phá vỡ, nếu không thì sự chi phối này sẽ phá vỡ đất nước chúng ta.[22

                            Thư của Jefferson gửi cho Munroe (Tổng thống thứ 5 của hoa Kỳ) năm 1815

 Ngân hàng thứ hai của Mỹ được cấp phép kinh doanh từ những năm 20 với tổng số vốn cổ phần lên đến 35 triệu đô-la Mỹ, trong đó 80% vốn do tư nhân chiếm giữ, 20% vốn còn lại thuộc về Chính phủ[23]. Và cũng giống như ngân hàng thứ nhất, Rothschild cũng nắm chắc quyền lực của ngân hàng thứ hai.

Năm 1828, Andrew Jackson tham gia tranh cử tổng thống. Trong một lần phát biểu trước các ngân hàng, ông đã không ngần ngại mà nói rằng:

             “Các ngài là một lũ rắn độc. Tôi muốn quét sạch các ngài, nhân danh Chúa, nhất định tôi sẽ quét  sạch các ngài. Nếu như người dân biết được tiền tệ và hệ thống ngân hàng của chúng tôi không minh bạch như thế nào, thì ngay trước sáng ngày mai sẽ nổ ra cuộc cách mạng.” 

Khi được bầu làm tổng thống năm 1828, Andrew Jackson quyết tâm phế bỏ Ngân hàng thứ hai. Ông chỉ ra rằng: “nếu hiến pháp trao quyền cho Quốc hội phát hành tiền tệ, vậy thì hãy để cho Quốc hội thực thi quyền của mình, chứ không phải là để quốc hội trao quyền đó cho bất cứ cá nhân hay công ty nào.” Trong tổng số 11.000 nhân viên đang làm việc cho Chính phủ liên bang, ông đã cho sa thải hơn 2000 nhân viên có liên quan đến ngân hàng.

Năm 1832, Jackson tham gia tranh cử nhiệm kỳ thứ hai. Nếu ông thắng cử, thì thời gian hoạt động của ngân hàng thứ hai sẽ kết thúc trong nhiệm kỳ tiếp theo của ông vào năm 1836. Mọi người đều biết cảm tưởng của tổng thống đối với ngân hàng thứ hai, và để tránh tình trạng “đêm dài lắm mộng”, ngân hàng đã nghĩ cách để có được giấy phép kinh doanh đặc biệt kéo dài thêm 20 năm nữa trước khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử. Đồng thời với việc này, các ngân hàng cũng đã không tiếc chi ra khoản tiền 3 triệu đô-la để ủng hộ cho quỹ tranh cử của Henry Clay - đối thủ của Tổng thống Jackson, trong khi khẩu hiệu tranh cử của Jackson là “Có Jackson thì không có ngân hàng”. Cuối cùng, Jackson đã giành thắng lợi với số phiếu áp đảo.

Đề án kéo dài thời hạn giấy phép kinh doanh ngân hàng đã được thông qua tại thượng nghị viện với số phiếu 28/20, và vượt qua cửa hạ nghị viện với số phiếu 167/85[24]. Ỷ vào sự hậu thuẫn của đế quốc tài chính Rothschild hùng mạnh ở châu Âu, Biddle - chủ tịch ngân hàng thứ hai - chẳng coi Tổng thống ra gì. Trong khi thiên hạ bàn tán xôn xao rằng đề án kéo dài thời hạn kinh doanh của ngân hàng sẽ bị Jackson phủ quyết, Biddle đã lên giọng tuyên bố “Nếu ông ta phủ quyết đề án, thì tôi sẽ phủ quyết ông ta.”

Rốt cục, Jackson đã phủ quyết không chút do dự đối với đề án kéo dài thời hạn kinh doanh của ngân hàng thứ hai. Ông còn lệnh cho Bộ trưởng tài chính lập tức yêu cầu các cơ quan dự trữ của Chính phủ rút ngay các khoản tiền tiết kiệm từ tài khoản của ngân hàng thứ hai, chuyền vào các tài khoản của ngân hàng ở các bang. Ngày 8 tháng 1 năm 1835, Tổng thống Jackson đã trả xong khoản nợ cuối cùng của đất nước, đây là lần duy nhất trong lịch sử nước Mỹ, Chính phủ đã giảm khoản nợ quốc gia xuống mức 0, đồng thời còn tạo ra một khoản thặng dư trị giá 35 triệu đô-la Mỹ. Các nhà sử học đánh giá thành tựu vĩ đại này rằng “đây là vinh dự sán lạn nhất của tổng tống, cũng là sự cống hiến quan trọng nhất mà ông đã làm cho đất nước này.” Tờ Boston Post đã xem việc này giống như sự kiện Chúa đuổi người cho vay tiền ra khỏi thánh đường vậy.  

“NGÂN HÀNG MUỐN GIẾT CHẾT TÔI, NHƯNG TÔI SẼ GIẾT CHẾT NGÂN HÀNG” 

Ngày 30 tháng 1 năm 1835, Tổng thống Andrew Jackson đến Capital Hill tham dự tang lễ của một nghị sĩ quốc hội. Richard Laurence -  một tay thợ sơn thất nghiệp đến từ Anh - đã lẻn theo Tổng thống Andrew Jackson, trong túi áo khoác của anh ta dấu sẵn hai khẩu súng đã nạp đầy đạn. Khi Tổng thống tiến vào phòng nghi thức tang lễ, Lawrence vẫn còn cách Tổng thống một khoảng khá xa. Hắn nhẫn nại chờ thời cơ tốt hơn để hành động. Sau khi nghi thức kết thúc, hắn nấp vào giữa hai hàng cột, nơi mà hắn biết chắc chắn tổng thống phải đi qua. Vừa đúng lúc Tổng thống bước đến, hắn từ phía sau cột xông ra, bóp cò súng bắn thẳng vào Tổng thống trong khoảng cách chưa đầy hai mét. Nhưng rất may đạn bị lép, nên Laurence đã không thể hạ sát được Tổng thống. Khi đó, mọi người xung quanh đều hết sức hoảng hốt. Nhưng vị tổng thống 67 tuổi này vẫn tỏ ra bình tĩnh đối mặt với tên sát thủ, và theo bản năng, ông đưa cây gậy của mình lên để tự vệ. Liền đó, tên sát thủ lại tiếp tục móc khẩu súng thứ hai ra và bóp cò, nhưng đạn vẫn bị lép. Đây là tổng thống đầu tiên của Mỹ bị ám sát, và thật may mắn là ông đã thoát chết. Thông thường, tỉ lệ cả hai khẩu súng đều lép đạn chỉ là 1/125000 mà thôi.

Tên sát nhân 32 tuổi này tự xưng là người thừa kế hợp pháp của quốc vương Anh, và hắn cho rằng, tổng thống Mỹ đã giết chết cha hắn, lại còn cự tuyệt để hắn có được một khoản tiền lớn. Sau đó, tại tòa án, chỉ sau năm phút thẩm tra, tòa đã phán quyết là tên sát nhân này mắc bệnh tâm thần, nên không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hắn.

Từ đó về sau, bệnh tâm thần trở thành cái cớ thích hợp nhất để chạy tội của các sát thủ.

Ngày 8 tháng 1 năm 1835, Tổng thống Jackson đã trả xong khoản nợ cuối cùng của đất nước. Cuối tháng Giêng, tức là ngày 30 tháng 1, vụ ám sát xảy ra. Liên quan đến tên hung thủ Richard Laurence, Griffin đã viết trong sách của ông rằng: “Tên sát thủ này hoặc là bị bệnh tâm thần thật, hoặc là giả bệnh để hòng thoát khỏi sự trừng trị nghiêm minh của pháp luật. Sau này, hắn đã khua môi múa mép nói với người khác rằng hắn có mối quan hệ mật thiết với những người có quyền thế ở châu Âu, và hắn đã được hứa là nếu có bị bắt thì sẽ được bảo vệ.” [21]

Ngày 8 tháng 6 năm 1845, Tổng thống Jackson qua đời. Trên bia mộ của ông chỉ có một câu nói duy nhất, “Ta đã giết được ngân hàng.”

Ngân hàng Trung ương Mỹ lại một lần nữa bị vô hiệu hóa, dẫn đến sự trả đũa nghiêm khắc của phía Anh, nước Anh lập tức đình chỉ các khoản cho vay đối với nước Mỹ, trong đó có chiêu tận thu lượng cung ứng tiền vàng của nước Mỹ. Nền tài chính của nước Anh khi đó dưới sự vận hành và thao tác của Rothschild, đã có được lượng lưu thông tiền vàng với quy mô lớn nhất. Thông qua các khoản tiền cho vay và sự vận hành của ngân hàng trung ương Mỹ, nó đã khống chế hoàn toàn việc cung ứng tiền tệ của Mỹ.

Sau khi đơn xin kéo dài thời hạn của ngân hàng thứ hai nước Mỹ bị Tổng thống phủ quyết, chủ tịch ngân hàng thứ hai đã khởi động việc “phủ quyết” đối với Tổng thống. Ngân hàng thứ hai tuyên bố lập tức thu hồi các khoản đã cho vay, đình chỉ tất cả các khoản vay mới. Các ngân hàng chủ yếu ở châu Âu do dòng họ Rothschild thao túng cũng đồng thời khống chế vòng quay lưu chuyển tiền tệ của nước Mỹ, đẩy nước Mỹ rơi vào tình thế sụt giảm lượng lưu thông tiền tệ “do con người gây ra” một cách nghiêm trọng, cuối cùng dẫn đến “cuộc khủng hoảng năm 1837”, kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng trong suốt hơn 5 năm, sức phá hoại của nó lớn chưa từng thấy, gây nên thời kỳ điêu tàn của nền kinh tế Mỹ kéo dài mãi đến năm 1929.

“Cuộc khủng hoảng năm 1857” tiếp sau “cuộc khủng khoảng năm 1837”, rồi cuộc khủng hoảng năm 1907 một lần nữa đã xác nhận câu nói của Rothschild: “Chỉ cần có thể khống chế việc phát hành tiền tệ của một quốc gia thì ta không cần phải quan tâm rằng ai đã đặt ra pháp luật.” 

CHIẾN TUYẾN MỚI: “HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ĐỘC LẬP” 

Năm 1837, Martin P. Bran - người kế nhiệm được Tổng thống Jackson ủng hộ - tiếp quản Nhà trắng. Thách thức lớn nhất của ông là làm thế nào để khắc phục nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng do ngân hàng quốc tế thắt chặt nguồn cung ứng tiền. Sách lược tiên phong của ông là xây dựng “hệ thống tài chính độc lập” (Independent Treasury System), rút toàn bộ tiền tệ do Bộ tài chính kiểm soát khỏi hệ thống ngân hàng tư nhân, rồi gửi vào trong hệ thống của mình ở Bộ tài chính. Các nhà sử học gọi hành động này là “cuộc ly hôn giữa tài chính và ngân hàng”.

Khởi nguồn của “hệ thống tài chính độc lập” là khi Tổng thống Jackson phủ quyết việc kéo dài thời hạn kinh doanh của ngân hàng thứ hai của Mỹ, đồng thời ra lệnh rút toàn bộ các khoản tiền của Chính phủ khỏi hệ thống ngân hàng này, chuyển đến gửi ở ngân hàng của các bang. Ai ngờ, tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Các nhà ngân hàng dùng tiền của Chính phủ làm dự trữ, sau đó phát hành tín dụng với số lượng lớn để đầu cơ. Đây là một nguyên nhân khác dẫn đến “cuộc khủng hoảng năm 1837”. Nguồn tiền của chính phủ do Martin P. Bran đề xuất phải làm sao được giải phóng khỏi hệ thống tài chính nhằm bảo vệ tiền vốn của Chính phủ đồng thời cân nhắc khả năng ngân hàng dùng tiền thuế của người dân để phát hành tín dụng với số lượng lớn tạo nên sự mất cân bằng trong nền kinh tế. Một đặc điểm khác của “hệ thống tài chính độc lập” là tất cả các khoản tiền nhập vào hệ thống tài chính cần phải được thể hiện dưới dạng vàng bạc, như vậy Chính phủ đã có được một điểm tựa để điều tiết khống chế đối với lượng cung ứng tiền vàng của quốc gia nhằm khống chế cuộc xung đột giữa ngân hàng châu Âu đối với việc phát hành tiền tệ của nước Mỹ. Cách suy nghĩ này có thể nói là một diệu kế nếu nhìn từ góc độ lâu dài, nhưng nếu xét về ngắn hạn thì lại có thể châm ngòi nổ cho quả bom rủi ro tín dụng của rất nhiều các ngân hàng, chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa trong cuộc xung đột với Ngân hàng thứ hai của Mỹ, khủng hoảng sẽ xảy ra đến mức không thể khống chế được.

Trong quá trình này, Henry Clay là một nhân vật hết sức quan trọng. Ông là người kế thừa quan trọng tư tưởng Ngân hàng trung ương tư hữu của Hamilton, và là nhân vật được mến mộ của các nhà tài phiệt ngân hàng. Ông là người có tài ăn nói, lối suy nghĩ chặt chẽ, và có sức lôi cuốn. Ông đã tụ hội được bên mình một nhóm các nghị sĩ ủng hộ ngân hàng và được các ngân hàng ủng hộ. Ông đã thành lập đảng Whig (tiền thân của đảng tự do Anh) – một đảng kiên quyết phản đối chính sách ngân hàng của Tổng thống Jackson đã dồn sức vào việc khôi phục lại chế độ ngân hàng trung ương tư hữu.

Trong cuộc bầu tổng thống năm 1840, đảng Whig đã đề cử vị anh hùng chiến tranh William Henry Harrison, và do trong suy nghĩ của người dân có sự thay đổi về nguy cơ kinh tế, nên Harrison đã dành thắng lợi và trở thành Tổng thống thứ 9 của nước Mỹ một cách thuận lợi.

Với vai trò thủ lĩnh của đảng Whig, Henry Clay đã nhiều lần “chỉ đạo” Harrison phải điều hành nền chính trị như thế nào. Sau khi Harrison trở thành Tổng thống, mâu thuẫn giữa hai người ngày càng trở nên gay gắt. Henry Clay đã triệu kiến “tổng thống sắp nhậm chức” đến nhà mình ở Lexington. Vì nghĩ đến đại cuộc nên Harrison đã nhẫn nhịn đến nhà Henry Clay, nhưng vì vấn đề ngân hàng quốc gia, chế độ tài chính độc lập và nhiều vấn đề khác nữa mà hai người đã gây gổ với nhau. Nguyên nhân là vì Henry Clay cho rằng có thể lấy thân phận “thái thượng hoàng” của mình để ra lệnh, dù chưa được sự đồng ý của Harrison nhưng ông ta đã cho người chấp bút viết bài diễn văn nhậm chức thay tổng thống và đã bị Harrison từ chối, Harrison còn đích thân viết một vài diễn văn nhậm chức dài hơn 8000 từ. Văn kiện tóm lược lại đường lối tư tưởng trị nước của Harrison đã phản bác lại luận điệu ngân hàng trung ương tư nhân và phế bỏ đường lối chính sách tài chính độc lập do Henry Clay chủ trương, từ đó tạo nên một đòn đau thấu xương đối với lợi ích của ngân hàng.[26]

Ngày 4 tháng 3 năm 1841 là một ngày rét mướt, Tổng thống Harrison đã phát biểu bài diễn văn nhậm chức của mình trong gió rét, và rốt cuộc đã bị cảm lạnh. Đối với Tổng thống Harrison, người một đời xông pha nơi trận mạc thì chuyện này cũng chẳng có gì lớn lao, nào ngờ bệnh tình của ông lại ngày càng trở nên trầm trọng khác thường, và đến ngày 4 tháng 4 thì từ trần. Tổng thống Harrison vừa mới lên nhậm chức và đang chuẩn bị triển khai rất nhiều dự định lớn lao thì bỗng nhiên “đột tử”. Việc một vị tổng thống vẫn còn minh mẫn hoạt bát tháng trước lại đột ngột từ trần tháng sau, dù thế nào thì đó cũng là một việc hết sức đáng ngờ. Có một số nhà sử học cho rằng tổng thống băng hà là do bị đầu độc, có thể thời gian hạ độc là vào ngày 30 tháng 3, và sau 6 ngày thì tổng thống Harrison từ trần.

Cuộc đấu tranh xung quanh chuyện ngân hàng trung ương tư hữu và hệ thống tài chính độc lập càng trở nên căng thẳng hơn vì cái chết của tổng thống Harrison. Trong năm 1841, Đảng Whig do Henry Clay chủ trì đã hai lần đề xuất phải khôi phục lại ngân hàng trung ương tư hữu và phế bỏ chế độ tài chính độc lập, kết quả cả hai lần đều bị người kế nhiệm của tổng thống Harrison là phó tổng thống John Tyler phủ quyết. Henry Clay tức giận và xấu hổ đã ra lệnh khai trừ John Tyler ra khỏi đảng Whig, kết quả là tổng thống John Tyler “may mắn” trở thành vị tổng thống “mồ côi” bị khai trừ ra khỏi đảng duy nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Đến năm 1849, một nhân vật khác của đảng Whig là Zachary Taylor sau khi trúng cử tổng thống, đã khôi phục lại hy vọng của ngân hàng trung ương. Việc xây dựng một ngân hàng trung ương tư nhân theo mô hình của ngân hàng Anh là mơ ước cao nhất của các ngân hàng, và nó có nghĩa rằng, cuối cùng thì ngân hàng cũng quyết định được số phận của quốc gia và nhân dân. Nhìn vào vết xe đổ trước đó của tổng thống Harrison, Taylor luôn tỏ ra hững hờ đối với vấn đề ngân hàng trung ương hết sức quan trọng này, nhưng đồng thời ông cũng không cam tâm trở thành con rối trong tay Henry Clay. Nhà sử học Michael Holt đã cho rằng, Tổng thống Tayler đã từng ngầm bày tỏ như thế này “Chủ ý xây dựng ngân hàng trung ương đã được định đoạt, và đó không phải là vấn đề cần được tôi xem xét trong nhiệm kỳ của mình.”[27] Kết quả là, “cái đã được định đoạt” ở đây không phải là sự chú ý của ngân hàng trung ương mà nhắm vào bản thân tổng thống Taylor.  

Ngày 4 tháng 7 năm 1850, Tổng thống Taylor tham dự lễ quốc khánh được cử hành trước đài tưởng niệm Washington. Thời tiết hôm đó hết sức oi nồng, Taylor đã uống một chút sữa đá, và ăn thêm mấy quả anh đào, kết quả là ông bị đau bụng. Đến ngày 9 tháng 7 thì vị tổng thống khôi ngô vạm vỡ này cũng ra đi một cách thần bí.

Sự kiện đột tử thần bí vì những căn bệnh chẳng đâu vào đâu của cả hai vị tổng thống có xuất thân từ quân nhân này đương nhiên đã gây xôn xao dư luận. Còn giới sử học thì tranh luận về đề tài này trong hàng thế kỷ. Năm 1991, sau khi được sự đồng ý của người nhà Tổng thống Taylor, thi thể của ông đã được khai quật lên, người ta lấy mẫu móng tay và tóc của Tổng thống đi xét nghiệm. Kết quả cho thấy, ông chết vì bị đầu độc. Đương nhiên cơ quan điều tra đã nhanh chóng lấp liếm rằng lượng đầu độc rất nhỏ không đủ để gây chết người, sau đó vội vàng kết thúc vụ điều tra. Cho đến ngày nay, chẳng ai biết được tại sao cơ thể tổng thống lại có những thứ độc tố này. 

NGÂN HÀNG QUỐC TẾ RA TAY TẠO NÊN CUỘC “KHỦNG HOẢNG NĂM 1857” 

Do Ngân hàng thứ hai của Mỹ đóng cửa năm 1836 nên các ông chủ ngân hàng quốc tế đã đột ngột ra tay rút sạch toàn bộ lượng tiền tệ kim loại đang lưu thông ở nước Mỹ, tạo nên khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng liên tục trong 5 năm ở quốc gia này. Mặc dù vào năm 1841, đại diện của các chủ ngân hàng quốc tế đã từng hai lần thử khôi phục lại hệ thống ngân hàng trung ương tư nhân, nhưng cả hai lần đều thất bại, mối quan hệ giữa hai bên rơi vào trạng thái đóng băng, tình trạng siết chặt tiền tệ của Mỹ kéo dài mãi đến năm 1848 mới bắt đầu được giải tỏa.

Nguyên nhân khiến cho tình hình chuyển biến tích cực tất nhiên không phải do các ông chủ ngân hàng quốc tế quá từ bi, mà là do vào năm 1848, nước Mỹ đã phát hiện mỏ vàng rất lớn: mỏ vàng San Francisco.

Lượng cung ứng vàng của Mỹ liên tục trong 9 năm kể từ năm 1848 đã tăng vọt chưa từng thấy, chỉ riêng California đã sản xuất ra một lượng tiền vàng trị giá đến 5 tỉ đô-la Mỹ. Năm 1851 ở Úc cũng phát hiện được một mỏ vàng có trữ lượng lớn, lượng cung ứng vàng trong phạm vi thế giới từ 144 triệu siling của năm 1851 tăng vọt lên 376 triệu siling trong năm 1861. Và lưu lượng tiền thuộc kim nội địa của Mỹ từ 83 triệu đô-la trong năm 1840 tăng vọt lên 253 triệu đô-la trong năm 1860. [28]

Việc phát hiện những mỏ vàng lớn ở Mỹ và Úc đã phá vỡ sự khống chế tuyệt đối của các nhà tài chính châu Âu đối với lượng cung ứng vàng thế giới. Chính phủ Mỹ thở phào nhẹ nhõm vì đã thoát được cảnh phải bị siết chặt tiền tệ. Việc cung ứng tiền tệ với chất lượng tốt và số lượng nhiều đã làm tăng niềm tin cho thị trường, các ngân hàng bắt đầu bành trướng hoạt động tín dụng trên quy mô lớn. Cơ sở quan trọng nhất trong tài sản của nước Mỹ là rất nhiều ngành công nghiệp quan trọng của Mỹ như công nghiệp, khoáng sản, giao thông, cơ giới đều được khôi phục nhanh chóng trong giai đoạn hoàng kim này.

Thấy việc khống chế tài chính tỏ ra không còn hiệu quả, các ông chủ ngân hàng quốc tế sớm đã có đối sách mới. Đó chính là chính sách không chế tài chính, phân hóa chính trị.

Trước khi cuộc khủng hoảng kết thúc, các ông chủ ngân hàng đã bắt đầu ra tay thu mua của cải quý giá của dân chúng với giá rẻ mạt. Đến năm 1853, khi nền kinh tế Mỹ phất như diều gặp gió thì tư bản nước ngoài, đặc biệt là tư bản Anh đã sở hữu 46% trong tổng số công trái liên bang, 58% tổng công trái các bang, 26% tổng công trái ngành đường sắt Mỹ[29]. Như vậy, một khi chế độ ngân hàng trung ương được yên vị thì nền kinh tế Mỹ cũng sẽ bị các ông chủ ngân hàng khống chế giống như các quốc gia châu Âu khác.

Các ông chủ ngân hàng quốc tế mở rộng hoạt động tín dụng, khiến nền kinh tế phát triển với tốc độ như bơm bong bóng để người dân và các doanh nghiệp khác ra sức tạo ra của cải, sau đó đạp gấp phanh tín dụng, khiến cho hầu hết các doanh nghiệp và người dân mất máu mà phá sản, còn các ngân hàng lại được một phen bội thu. Quả nhiên, trong khi thấy mùa thu hoạch đã đến, các ông chủ ngân hàng quốc tế và các đại diện của họ ở Mỹ đã quơ tay siết chặt tín dụng, gây nên cuộc khủng hoảng năm 1857. Nhưng điều vượt ra ngoài dự liệu của họ là, thực lực của nền kinh tế Mỹ lúc này đã không còn như 20 năm trước nữa, cuộc khủng hoảng năm 1857 không thể làm chấn thương trầm trọng nền kinh tế Mỹ một lần nữa, mà nó chỉ kéo dài trong một năm thì nước Mỹ đã dập tắt được khủng hoảng.

Khi thấy thực lực của nước Mỹ ngày càng mạnh, tài chính ngày càng khó bị khống chế, các ông chủ ngân hàng quốc tế đặt ra nhiệm vụ trọng tâm cho mình: kích động nội chiến và chia cắt nước Mỹ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: