Chiến tranh biên giới phía bắc 1979

Bà Hoàng Thị Lịch, 72 tuổi, nhớ như in cái buổi sáng ngày 17-2-1979 trong miền núi Cao Bằng, khi bà cùng gia đình thức giấc với một cảm giác nghẹt thở do hoảng hốt.

Khi bình minh vừa ló dạng, Trung Quốc đã phát động các cuộc tấn công tại một loạt vị trí của các tỉnh cực bắc Việt Nam với một màn phô trương đáng kinh ngạc về cái gọi là "làn sóng biển người" và hỏa lực pháo binh.

Gia đình bà Lịch phải vội vã sơ tán từ ngôi làng ngỏ thuộc huyện Hòa An, cùng với mười mấy gia đình dân tộc Tày khác.

Bà nhớ lại: "Chúng tôi được thông báo là phải chạy xuôi hướng nam... Tôi có thể nghe được tiếng súng ầm ĩ. Tôi đã sợ phát cứng cả người trong một lúc lâu mà không biết chuyện gì để làm."

Gia đình bà Lịch đã chạy thoát an toàn.

Chỉ 18 ngày sau, cũng tại huyện Hòa An, theo tin tức thông báo thì quân Trung Quốc khi rút lui đã dùng dao rìu chém đến chết 43 người - hầu hết là phụ nữ và trẻ em.

Những hy vọng ngây thơ

Những cuộc tấn công của Trung Quốc đã nhắm vào lúc không chuẩn bị của người Việt Nam, bất chấp những tin đồn đại về một cuộc chiến được khởi xướng bởi nhà lãnh đạo khi đó của Trung Quốc Đặng Tiểu Bình được lan truyền đi mấy tháng trong phạm vi giới chính trị Việt Nam.

Một cựu viên chức ngoại giao hàng đầu tại tòa đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh, ông Dương Danh Dy, đã cảnh báo từ đầu năm 1978 rằng mối quan hệ song phương giữa Hà Nội và Bắc Kinh đang xấu đi từng ngày.

Vào tháng 7-1979, sau cái điều mà Bắc Kinh xem là hành động ngược đãi đối với người Hoa đang sinh sống tại Việt Nam, Trung Quốc đã ngưng những trợ giúp cho người láng giềng của mình, thúc đẩy Hà Nội ký kết một hiệp ước "hợp tác và hữu nghị" với Moscow ngay liền sau đó.

Cùng khoảng thời gian đó, Hà Nội tăng cường những nỗ lực của họ để lật đổ người đồng minh của Bắc Kinh, chế độ Mao-ít của Khmer Đỏ.

Cuộc xung đột đẫm máu giữa Việt Nam và Cambodia đã đánh dấu cuộc chiến tranh lần đầu tiên giữa hai quốc gia cộng sản.

Nhà lãnh đạo họ Đặng đã thề sẽ "dạy cho Việt Nam một bài học".

Ông Dương Danh Dy, ám chỉ tới một bản tin trên truyền hình của nhà lãnh đạo Trung Quốc (Đặng TB) vào tháng 12-1978, đã nhớ lại: "Tôi không bao giờ quên được vẻ mặt của ông ta khi ông ta mô tả Việt Nam như là một "tên cồn đồ".

Vào giai đoạn đó, tất cả chúng tôi đều nghĩ rằng 'thế là xong, một cuộc chiến tranh không thể nào tránh được nữa', ông Dy nói.

"Nhưng sâu thẳm bên trong chúng tôi vẫn hy vọng, có lẽ do ngây thơ, rằng kể từ khi Việt Nam và Trung Quốc trước đó rất gần gũi nhau và như thể anh em, họ [người Trung Quốc] sẽ không trở mặt đối với chúng tôi quá nhanh và quá mạnh mẻ như vậy."

Bị cô lập

Thay vào đó, Bắc Kinh đã huy động hàng trăm ngàn binh lính và quân tình nguyện vào một chiến dịch quân sự lớn nhất của họ kể từ cuộc Chiến tranh Triều Tiên.

Trong khi đó, Việt Nam đã bị rơi vào một tình thế khó khăn, phải đối phó với cuộc xung đột với người Cambodia và tái xây dựng lại một nền kinh tế gần như sụp đổ.

Vị cựu thứ trưởng bộ ngoại giao Việt Nam, ông ta đang tại chức khi cuộc chiến tranh biên giới bắt đầu, đã nói rằng thứ chủ nghĩa biệt lập của đất nước ông (trước đó) đã làm cho quốc gia dễ bị tổn hại.

"Chúng tôi đã quá lệ thuộc vào những bạn đồng minh ý thức hệ của chúng tôi, và vào thời đó người đồng minh duy nhất mà chúng tôi có là Liên Xô," ông Trần Quang Cơ nói.

"Là một nước nhỏ cận kề một nước lớn, chúng tôi cần phải có nhiều bạn hơn. Chúng tôi cần mở rộng các mối quan hệ của mình và đa dạng hóa các mối quan hệ của chúng tôi." [1]

"Cuộc chiến để dạy dỗ" của Trung Quốc đã kéo dài chỉ hơn hai tuần, với cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng.

Mặc dù còn phải bàn cãi, song những ước tính hiện đang cho thấy rằng có tới 60.000 người đã thiệt mạng của cả hai bên.

Cũng như những mất mát về sinh mạng, sự tin cậy và tình nghĩa anh em mà hai đảng cộng sản này từng tranh đấu để xây dựng trong suốt nửa thế kỷ trước đã phải chịu một cú đấm dữ dội.

Trong cuốn hồi ký Nhớ lại và Suy Nghĩ của mình, ông Trần Quang Cơ đã trích dẫn lời nói của nhà lãnh đạo vừa qua đời của Việt Nam ông Võ Văn Kiệt khi phát biểu vào năm 1991 - là năm mà hai nước nầy bình thường hóa quan hệ - rằng Trung Quốc "luôn luồn là một cái bẫy".

'Thỏa hiệp quá đáng'

Thái độ nghi ngờ lẫn nhau đã lay lắt qua nhiều năm, đôi lúc lại loé lên khi những cuộc tranh cãi giữa đôi bên diễn ra.

Việt Nam đã nhìn thấy những cuộc phản kháng đông đảo vào tháng 12-2007, khi được tin Trung Quốc loan báo những kế hoạch thiết lập một đơn vị hành chính để quản lý các quần đảo Trường Sa và hoàng Sa - những vùng lãnh thổ đã được tuyên bố quyền bởi Việt Nam.

Một cuộc biểu tình nhỏ hơn đã xảy ra khi ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh đến Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, những phản kháng như vậy là chuyện không thường xuyên.

Hà Nội đang cố gắng rất nhiều để không làm nguy hiểm những quan hệ nồng ấm với người láng giềng khổng lồ của họ. Cả Việt Nam và Trung Quốc dường như không muốn lặp lại những kinh nghiệm cay đắng của năm 1979.

Với tăng trưởng thương mại song phương nhanh chóng phát triển và một hiệp định biên giới trên đất liền được mong đợi sẽ sớm thông qua lần cuối sau 35 năm thương thảo, một số người cho rằng các mối quan hệ giữa hai quốc gia này hiện tốt đẹp chưa từng thấy.

Chính quyền Việt Nam bởi vận đang theo dõi chặt chẽ những gì mà các phương tiện truyền thông viết về các mối quan hệ Việt nam-Trung Quốc - đặc biệt là những vấn đề nhạy cảm như chủ quyền về biên giới và lãnh thổ.

"Trung Quốc đang ngày càng mạnh hơn nên Việt Nam cần học cách khôn ngoan hơn để làm sao cùng tồn tại được với họ," theo lời nhà ngoại giao cao cấp Lê Công Phụng.

Vào tuần trước, tờ báo Sài Gòn Tiếp Thị đã cho đang tải trên trang web của mình một bài báo của nhà báo nổi tiếng Huy Đức về cuộc chiến biên giới năm 1979. Bài báo đã bị gỡ xuống chỉ trong vòng có vài giờ [nhưng nó vẫn còn nguyên trên tờ báo giấy - Ba Sàm chú thích].

"Chúng tôi đã và đang thủy chung với lời hứa của chúng tôi là không đưa ra những sự kiện cũ vì lợi ích của mối quan hệ giữa hai nước," theo lời ông Dương Danh Dy, người giờ đây là một trong những chuyên gia hàng đầu của Việt Nam về Trung Quốc.

Lập trường chính thức của nhà nước đã và đang bị công chúng chỉ trích là quá nhu nhược và quá thỏa hiệp.

Các diễn đàn trên mạng Internet và những blog cá nhân tràn ngập những lời bình luận chống Trung Quốc khi ngày kỷ niệm cuộc chiến biên giới tới gần.

Trên tờ tạp chí Du Lịch, một bài tiểu luận gần đây vướt qua khỏi hệ thống kiểm duyện nhà nước, đã ca ngợi "lòng yêu nước trong sáng và tinh thần tự hào" của những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí minh.

Khi ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa này bùng cháy lên, câu hỏi là liệu nó có lan tỏa như ngọn lửa hay không sẽ phụ thuộc vào những chính sách của cả hai nhà nước đối với nhau.

[1] Các bạn suy nghĩ xem cán bộ ta luôn luôn gọi Mỹ là bọn xâm lược, đúng không? Rất nhiều bạn nghe vậy cứ nói theo y chang "đế quốc Mỹ là bọn xâm lược "... nhưng các bạn ấy không hề suy nghĩ điều ấy có đúng hay không. Các bạn đọc xem đoạn dưới đây rồi suy nghĩ để luyện tập tính phản biện của mình và viết comment trả lời xem sao

Canada dân số 33 triệu người, ở sát bên "đế quốc Mỹ xâm lược" có dân số là 320 triệu người. Như vậy Canada có dân số bằng 1/10 của Mỹ. Mexico có 106 triệu người ở sát nách với đế quốc Mỹ xâm lược, với dân số gần bằng 1/3 của Mỹ.

Nếu Mỹ là bọn chuyên đi xâm lược thì Mỹ sẽ chiếm đất đai, tài nguyên, dầu mỏ ...của 2 nước nầy cho gần gủi, đúng không? Vậy thì tại sao 50 năm qua, Mỹ không xâm lược chiếm đất đai của 2 nước nầy mà chạy qua VN làm gì cho xa xôi?

Thêm một cái cớ để cho Mỹ tìm cách gây hấn và xâm lược là nhân dân Mỹ bị mất 4 triệu việc làm bởi "chính sách thâm độc" của Canada và Mexico như sau: Thực tế 50-60 năm qua, Canada đưa ra chính sách chính phủ bảo hiểm sức khỏe cho toàn dân, các công ty không phải trả tiền bảo hiểm sức khỏe cho công nhân và gia đình. Biết vậy, nên 3 hãng xe hơi của Mỹ (Ford, GM, Chrysler, kế cả Toyota, Honda, Nissan, Mazda...) và hàng ngàn công ty Mỹ đã đóng cửa hãng ở Mỹ, cho công nhân Mỹ nghĩ việc, và gom đồ đạc máy móc chở qua Canada thuê nhân công Canada và trả lương ít hơn cở chừng 10%, đã vây lại không cần trả tiền bảo hiểm sức khỏe cho công nhân (lợi được khoảng $6000-7.500/1 người/ năm).

Mexico thì không bảo hiểm cho ai hết, đau ốm cứ vào nhà thương tư, không có tiền ráng chịu...hàng ngàn hãng xưởng của Mỹ dời qua Mexico và lấy đi của Mỹ khoảng 1,5- 2 triệu nhân công.

Nếu Mỹ là bọn xâm lược, thì tại sao không nhân cơ hội công nhân Mỹ bị mất việc làm và sẵn 2 nước nầy có nguồn tài nguyên rất nhiều...tại sao Mỹ không tìm cách lấn đường biên giới, dời cột mốc, và gây hấn chiếm 2 nước Canada và Mexico nầy cho gọng?

Điều quan trọng là chọn bạn mà chơi. Ai mà chơi với quĩ dữ thì bản thân của người ấy cũng là ma bùn chứ không tốt lành gì đâu.

Việt Nam có cái tài nguyên gì quí giá quá đến nổi Mỹ cần phải xâm lượt chiếm lấy miền Nam cho bằng được, nên trung bình Mỹ phải bỏ ra hơn 22 tỉ đô la / 1 năm (số tiền tổng cộng Mỹ đã bỏ ra trong chiến cuộc Việt Nam là 550-600 tỉ đô la theo thời giá ngày nay) và thiệt hại 58 ngàn người và hàng trăm ngàn người bị thương tật?

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top