Chien thuat bong da 7

CHIẾN THUẬT BÓNG ĐÁ 7 NGƯỜI

Bóng đá mini 7 người đòi hỏi sự kết dính các vị trí trên sân với nhau, công cùng công, thủ cùng thủ.Việc phân chia đội hình theo chiến thuật chỉ nhằm mục đích giúp từng người xác định rõ công việc mình phải làm.trong bóng đá 7 người, tấn công và phòng thủ là nhiệm vụ  chung

Khi đá đội hình 7 người ta nên làm cách nào đó để chiếm lĩnh được khu trung tuyến và cung cấp bóng lên cho tiền đạo duy nhất và tiền đạo này phải có khả năng thi đấu độc lập tốt. tiền vệ có khả năng thu hồi bóng.giữ nhịp trận đấu,phân phối bóng cho tiền vệ.đan bóng cho tiền đạo làm tường rồi tranh thủ sút xa. tiền đạo còn phải kiêm nhiệm vụ đánh chặn từ xa. biết cách tì đè người, đễ nhận bóng và vỗ lại cho tiền vệ trung tâm hoặc chuyền sang 2 cánh.Khả năng không chiến cần phải tập cho tốt để nhận bóng từ 2 tiền vệ cánh tạt vào.Nhưng quan trọng vẫn là tì đè và chạy chỗ thu hút hậu vệ.

I.SƠ ĐỒ CHIẾN THUẬT

I. Sơ đồ 2-3-1

- Đội hình này coi trọng trung tuyến và là tiền đề cho việc triển khai thế trận và áp đặt thế trận.

                                                          -------Thủ môn------

                                             ----  hậu vệ  ------------  hậu vệ  -----

                                                       ---------tiền vệ lùi-------

                             -----Tiền vệ tấn công  ----------   tiền vệ tấn công----

                                              ---------------tiền đạo----------

.

Ưu điểm của chiến thuật :

-Thứ nhất:    Hàng tiền vệ có 3 người, trong đó cầu thủ trung tâm đá phòng ngự. 2 tiền vệ còn lại tấn công 2 cánh. 1 tiền đạo cắm. Với cách bố trí này: nhiệm vụ dốc cánh sẽ do 2 tiền vệ đảm nhiệm, 2 hậu vệ cánh không mất sức dốc biên nhiều nên đảm bảo thể lực hơn rất nhiều. Với thể lực 2 hậu vệ cánh luôn sung mãn, được đánh chặn từ xa bởi tiền vệ phòng ngự nên phòng thủ tốt hơn việc giao hậu vệ dốc biên rồi đuối không về được.

- Thứ 2 :        Cầu thủ hay nhất sẽ đá vị trí tiền vệ trung tâm. Khi phòng thủ anh ta sẽ lùi về giữa 2 hậu vệ và trở thành trung vệ, anh ta sẽ đánh chặn các đợt tấn công ở khu vực trung tâm và phải chống bóng bổng tốt.Khi tấn công, anh ta là người giữ nhịp cho toàn đội, phân phối bóng cho 2 tiền vệ cánh, hoặc trực tiếp tấn công

          Trung phong: khác với bóng đá 11 người, ở đây trung phong còn phải kiêm nhiệm vụ đánh chặn từ xa (tương tự như tiền vệ phòng ngự), chứ không phải là 1 tiền đạo cắm thực thụ.Khi phòng thủ, trung phong lùi về vị trí của tiền vệ trung tâm (lúc này đã lùi về trung vệ), và đánh chặn các đợt tấn công ngay trung tâm, nhiệm vụ chủ yếu là bắt đội bạn phải chuyền bóng sang 2 cánh, chứ không phải là cướp bóng bằng mọi giá.Khi tấn công, (trung phong phải to con nha), biết cách tì đè người, đễ nhận bóng và vỗ lại cho tiền vệ trung tâm hoặc chuyền sang 2 cánh.Khả năng không chiến cần phải tập cho tốt để nhận bóng từ 2 tiền vệ cánh tạt vào.Nhưng quan trọng vẫn là tì đè và chạy chỗ thu hút hậu vệ.

          Hàng tiền vệ 3 người trong đó có 1 thủ lĩnh ở giữa, khiến việc phân phối bóng và giữ nhịp trận đấu tốt.Tiền vệ cánh, với vị trí xuất phát gần giữa sân nên tốc độ tấn công nhanh, 2 tiền vệ cánh: là những người có tốc độ cao, có sức bền tốt.Chủ yếu tập dốc bóng từ 2 cánh, khả năng chuyền bóng phải tốt, có 3 hướng chuyền chính:

+ phát bóng trực tiếp lên cánh cho trung phong kéo dãn hậu vệ ra cánh.

+ chuyền bóng xéo vào giữa cho tiền vệ trung tâm xử lý.

+ dẫn bóng xâm nhập và tạt vào chính diện cho trung phong xử lý, chuyền sệt hoặc chuyền bổng đánh đầu,...

quãng đường để tiền vệ đi cũng ngắn hơn vì thế đỡ mệt hơn rất nhiều. Hơn nữa tiền vệ dốc cánh luôn có hậu vệ cánh bọc lót ở dướii nên yên tâm hơn khi lỡ may mất bóng. Không như hậu vệ cánh mà mất bóng thì nguy hiểm vô cùng. Rõ ràng là các cầu thủ đỡ mệt hơn với sơ đồ này (do hậu vệ và tiền vệ chỉ chạy nửa sân và bọc lót cho nhau), phòng thủ an toàn hơn và tấn công nhanh hơn.

         2 hậu vệ :Chỉ cần chọn những người khỏe, đeo bám tốt vào vai trò hậu vệ, phá bóng ngay khi có cơ hội, tránh việc chuyền lòng vòng gây nguy hiểm..

- Thứ 3: Tấn công sẽ có 4 cầu thủ tham gia tấn công.Từ tiền vệ trung tâm có thể xẻ biên cho tiền vệ cánh rất dễ dàng do tiền vệ cánh luôn thường trực 2 bên. Hơn nữa do có tới 4 cầu thủ tham gia tấn công, phân công rõ ràng các cánh nên đội hình rất ổn định và phối hợp với nhau dễ dàng hơn. Sơ đồ này phân công rất rõ ai tấn công cánh trái, ai tấn công cánh phải, ai tấn công ở giữa.

Nhược điểm chính :

- Sơ đồ này đòi hỏi 1 nền tảng thể lực cực kỳ tốt của các cầu thủ, dù được bố trí đá theo vị trí, nhưng phải liên tục công thủ, đặc biệt là hàng tiền vệ.

 - Cầu thủ tiền vệ trung tâm là linh hồn của đội, - Hậu vệ phải đeo bám tốt, tuyệt đối không để bị qua người, nếu không là chết chắc vì vị trí trung tâm khó mà theo kịp do chỉ có 1 người và phải công thủ liên tục

II. Đội hình 3-2-1

 Đội hình cơ bản.

_ Coi trọng tính an toàn và là mô hình thiên về thủ nhưng vẫn đầy sự bủng nổ.

_ Được áp dụng khi cầu thủ tiền vệ trung tâm thu hồi bóng ko thật sự xuất sắc mà chỉ chuyên về phát động tấn công hoặc ngược lại trụ tốt nhưng phát động không tốt. Khi đó cần có thêm 1 cầu thủ nữa lùi về hỗ trợ, khi đó cầu thủ tiền đạo cần có khả năng xoay sở tốt hoặc làm tường tốt cho hàng tiền vệ băng lên.

III. Đội hình 3-1-2

_ Được áp dụng khi cầu thủ tiền vệ trung tâm đá tốt cả vai trò hỗ trợ phòng ngự và phát động tấn công. Khi đó có 2 tiền đạo, 1 tiền đạo chạy hút hậu vệ đội bạn hoặc làm tường cho tiền đạo còn lại.

Cả 2 đội hình này có 1 yêu cầu căn bản là 2 hậu vệ cánh phải lên xuống liên tục ---> cần dai sức:

Thòng phải cơ động và biết chỉ huy, gọi người vễ hỗ trợ nhưng ko nên kéo hậu vệ biên về quá sâu sẽ rất khó đá và làm hở sườn giữa tiền vệ trung tâm và hậu vệ cánh đó bị kéo về sâu.

KỸ CHIẾN THUẬT BÓNG ĐÁ

Trong bóng đá 7 người có 3 chiến thuật chính là : Vỗ , Dứ , Nhả

1 -Vỗ

Vậy "Vỗ" là gì ? Đây là 1 bài đánh trung lộ rất kinh điển trong 1 khoảng không gian chật hẹp, khi mà chúng ta không thể cầm bóng rê dắt. lúc đấy buộc chúng ta phải dùng kỹ thuật "vỗ"

Thực hiện: Cầu thủ cầm bóng ban bóng sệt, chuẩn xác cho cầu thủ đang đè mặt hậu vệ đối phương rồi nhanh chóng chạy chỗ, cầu thủ nhận bóng có thể ban ngay cho cầu thủ vừa chạy chỗ hoặc ban cho 1 cầu thủ khác ở vị trí trống trải hơn, dễ nhận bóng hơn. Ngay lập tức cầu thủ này thực hiện đường chuyền cho cầu thủ vừa chạy chỗ hoặc dẫn bóng tung cú dứt điểm từ xa ( vì người chạy chỗ và người đang cài mặt HV đã làm đối phương phải tập trung vào nên đây là cơ hội để có thể thoải mái sút xa )

Yêu cầu :

- Cầu thủ vỗ phải ban chuẩn xác, dễ đỡ đặc biệt vỗ xong phải lập tức chạy chỗ. Cầu thủ đè mặt phải có trụ tốt, có kỹ thuật cài người, nhả bóng tốt. Các cầu thủ từ tuyến 2 băng lên phải mạnh dạn dứt điểm hoặc phải quan sát thật nhanh để có thể chọc khe hoặc chuyền chính xác cho người chạy chỗ

2- Kỹ thuật " Dứ "

Dứ là giả vờ thực hiện 1 cú sút, khi đứng trước 1 cú sút, kể cả các hậu vệ bạo dạn nhất cũng có thói quen phòng thủ tự nhiên bằng cách giơ chân hoặc quay người hoặc đâm thật nhanh vào người đang cầm bóng. Đây là thời cơ để chúng ta loại bỏ cầu thủ này

Lợi điểm : Thoát khỏi sự đeo bám của đối phương, tạo ra được góc sút rộng hơn

Thực hiện : Đẩy bóng sệt nhẹ cách người khoảng 30-50cm và làm động tác sút bóng, khi HV đối phương có động tác phản ứng lập tức gí bóng thêm 1 nhịp thật nhanh làm đối thủ không kịp phản ứng. là kỹ năng biến tốc trong bóng đá, khi ta đi bóng đối thủ chắc chắn vận toàn sức đuổi theo, khi ta đứng lại chắc chắn đối thủ đứng lại, lúc này ta bất ngờ tăng tốc thật nhanh hoặc quặt bóng thì chắc chắn đối phương ko theo kịp hoặc bị "trôi".

3- Nhả

Kỹ thuật Nhả là 1 trong những kĩ thuật khó bao gồm tới 4 động tác kĩ thuật là: đỡ, che, cài, nhả

"Đỡ".

hầu hết cầu thủ đỡ bóng  thường dùng chân không thuận để đỡ bóng, còn chân thuận trụ vững vàng, tay cài chắc giúp họ có được tư thế thuận lợi để có thể xử lý ở tình huống tiếp theo

Thế nào là cách đỡ bóng hợp lý ?

Có 4 tình huống

1- là trong tư thế trống trải, có thể dứt điểm. Trong tình huống này chúng ta phải đỡ bóng sao cho có thể sút ngay lập tức và lưu ý nên liếc thật nhanh xem TM đối phương ở đâu. Nếu khoảng cách là gần và trong tư thế đối mặt thì nên dứt điểm ngay, còn nếu ở tư thế quay lưng thì tùy theo 1 trong 3 tình huống còn lại sau đây để xử lý

2 - là nếu cầu thủ gần nhất của đối thủ ở bên trái, bạn đỡ quả bóng sao cho sang bên phải như vậy đối thủ phải mất vài mét mới có thể đuổi kịp bạn, khi đó ta đã kịp chuyền bóng hoặc sút bóng rồi. Nguyên tắc của bóng đá sân 7 là đừng để đối phương chạm vào người mình cho dù không gian có nhỏ hẹp

3-Tương tự đối nếu quan sát thấy đối phương bên phải ta đỡ bóng sang trái và đối phương ở trước ta giật bóng sang phía sau.

Ngoài ra đây là cách chơi của hậu vệ biên :

Một là chuyền dài chéo góc, hai là dọc cánh. Phải hạn chế để thòng chuyền dài lên trên, thòng chỉ nên chuyền sệt lên.

IV.KỸ THUẬT PHÒNG NGỰ

 kĩ thuật phòng ngự khi hậu vệ đối mặt 1 đáu một với tiền đạo đối phương

khi bạn bị đặt trong tình thé các cầu thủ phòng ngự khác lên tham gia tấn công và ko kịp lui về hỗ trợ bạn, bạn phải một mình đối mặt với tiền đạo đối phương, bạn sẽ làm gì.Cái đầu tiên cần nói ở đây là bạn không được  lao thẳng về phía tiền đạo đối phương để cướp bóng, điều này sẽ giúp cho tiền đạo đối phương có thể dễ dàng đi bóng qua bạn hoặc thậm chí là ngã giả vờ, điều này sẽ rất bất lợi cho bạn.ĐIều mà bạn cần làm là bình tĩnh đứng chắn trước mặt cầu thủ đối phương và di chuyển lùi theo hượng phía sau của mình.Điều này sẽ khiến tiền đạo đối phương bối rối và sẽ buộc phải chuyển vì nếu cố gắng di bóng qua bạn thì bạn sẽ dễ dàng chặn dc.Trong một số trường hợp đặc biệt, tiền đạo đối phương sẽ có thể tung ra cú dứt điểm ngay.Nếu gặp phải tình huống này bạn phải chắc chắn là bạn đã khép tay vàođể tránh bóng bóng chạm tay, tiếp đó bạn phải chắc chắn một điều là bạn không che mắt thủ mônđể thủ môn có được tầm nhìn tốt nhất khi bắt bóng.

Một số kinh nghiệm

        Về dứt điểm sân 7, tôi sút băm bổ mãi chả vào. Về nhà suy ngẫm giải pháp, hóa ra chỉ cần đệm nhẹ vào góc hiểm, ăn bàn ngay. A e phải tư duy, bên phải đối mặt gôn thì đá góc nào tốt nhất, bên trái góc nào, xỉa má ngoài hay má trong, khi nào cần lốp bóng, tính trc thì vào sân mới làm đc, đừng để tình huống bất ngờ mới giải quyết.

        Tiền đạo thì ko bao giờ quay hẳn mặt vào gôn hay ngược lại với gôn. Kinh nghiệm là luôn đỡ bóng ở tình thế nghiêng người (nửa trước nửa sau). Như thế đỡ bóng cũng dễ mà 1 nhịp là sút đc. Quay hẳn về gôn thì khó đỡ bóng đằng sau. Quay hẳn ngược lại thì ít nhất 2 nhịp mới có thể dứt điểm, chưa nói hậu vệ ập vào còn ko sút nổi. Tiền vệ, tiền đạo phải luôn có “ suy nghĩ trái ngược với hậu vệ đối phương” từ đó hình thành những động tác để có thể dễ dàng qua người. Ví dụ như đang dẫn bóng có thể dừng chậm lại 1 chút, hv đội bạn cũng sẽ dừng theo vì nghĩ bạn sẽ ngoặt bóng hoặc chuyền bóng đi, lúc đó hãy tăng tốc theo hướng chạy ban đầu tạo bất ngờ khiến hv không phản ứng kịp sẽ bị trôi lại đằng sau.

          Đối với hậu vệ, sau nhiềm năm chinh chiến tôi đúng kết như sau, ai thiếu điểm nào thì tham khảo hoặc bổ sung thêm:

a. Đối mặt tiền đạo, hậu vệ phải hạ thấp trọng tâm, khuỳnh 2 đầu gối ...hơi hơi như kiểu xuống tấn. Tại sao phải vậy? Vì đối phương rất có thể chọn giải pháp rê qua mình, khi đó nó rê sang trái mình bật đầu gối bên phải là ập tới cản phá được, rê sang phải mình lại bật đầu gối trái. Nếu cứ đứng dựng như 2 que gậy thì lấy đâu ra sức bật tức thì mà phi theo. Điểm này lý giải tại sao ai non kinh nghiệm thường bị rê qua. Ko phải nó nhanh mà mình thủ thế sai.

b. Cự ly kèm đối phương (trong sân 7): Luôn luôn từ 1,5m - 2m. Tại sao lại ko thể gần hơn và xa hơn? Lao vào nhanh và gần quá, rất dễ bị rê qua, cái này khỏi nói ai cũng biết. Nhưng xa quá ko được lý do như sau: Các bạn thử liên tưởng tới môn cờ Tướng. Bên nào tiến tốt trước thì tốt đối diện bên kia ko tiến đc, như vậy bị đè thế, tiến là bị ăn ngay. Bóng đá cũng vậy. Nếu khoảng cách > 2m trong kèm người có bóng, bên nào nhanh chân phải ập vào trước tức khắc bên kia sẽ dừng lại mà ko dám tiến. Nếu cách 3m mà bạn ko ập vào tức thì đối phương sẽ ập thêm 1 - 1,5m nữa mới dừng, như vậy vị trí tiếp cận khung thành của họ gần hơn (nguy hiểm hơn). Kèm người ko bóng cũng vậy, khoảng cách >2m là khoảng cách ko an toàn, dễ bị lọt đối phương ko đuổi kịp. Nhiều người cứ nói kèm là kèm, chả có khái niệm kèm sát bao nhiêu. Tất nhiên khi giỏi rồi, dùng được chiến thuật mồi nhử nó lại khác. Bạn phải hiểu, ở sân chơi này, những ai cao thủ đều nắm các điều cơ bản mà tôi nói bên trên hết. Cho nên hậu vệ cứ thấy bạn kèm ai cách 1,5 - 2m họ sẽ lưỡng lự ko chuyền. >2m là chuyền ngay. Chiến thuật mồi nhử là giả vờ thả >2m nhưng thủ thế bật để cướp bóng sẵn, họ thấy thế chuyền là mình bất ngờ lao vào cắt ngang. Làm đc vậy phải có kỹ thuật tốt, nói tham khảo cho những ai làm cơ bản ngon rồi!

c. Không chiến:

Quan trọng là phải chọn được điểm rơi, và khi nhảy lên thì phải hơi rút cổ lại, để lúc đánh đầu thì bật cổ ra, như thế mới có lực. Và tối kỵ là đánh đầu nhắm tì tì mắt mũi, ai còn bị vậy thì chỉ có thua trong không chiến.

Tuy nhiên, ko phải lúc nào cũng chiếm đc lợi thế (vì nhiều nguyên nhân: Họ cao hơn, khỏe hơn, người chuyền chính xác đầu họ...) nên phải chơi tiểu xảo. Nếu ở gần mà biết ko chạm đầu được thì khi họ nhảy lên mình khẽ ẩn người, sau trước ngang đều được. Như thế họ có chạm bóng nhưng cũng ko đi đúng hướng (làm khéo có thể cứu cả 1 bàn thua). Nếu là người tính toán chặt chẽ, đôi khi 1 tình huống như vậy có thể chuyển bại thành thắng và ngược lại. Tại sao lại ko làm???

d. Hậu vệ thì phải biết xoạc bóng

Nếu ko có kỹ năng này thì mọi người phải tập ngay. Ko phải lúc nào cũng dùng nhưng phải tự đặt ra chỉ tiêu là nếu mình ko biết thì ko xứng là 1 hậu vệ đúng nghĩa. Khi xoạc thì xoạc 1 chân thôi, 2 chân là phạm luật (trong giải có thể ăn thẻ đỏ!).

II        Điều quan trọng nhất là phải giữ được bóng trong chân đội mình. Bên nào có bóng sẽ làm chủ được trận đấu. Cố gắng chiếm được khu trung tuyến, tiền đạo có thể lùi xuống 1 chút để ban bật với đồng đội nhằm giữ bóng trong chân đội mình Nếu bóng được đẩy ra biên thì có thể chọn 2 phương án là tấn công hoặc phòng thủ tức là có thể chuyền lên cho tuyến trên hoặc chuyền lại cho tuyến dưới. Càng giữ bóng được lâu sẽ càng làm cho đội bạn cảm thấy khó khăn và mệt mỏi trong tranh cướp bóng, từ đó sẽ để lộ ra các khoảng trống. Nên nhớ giữ bóng là cách phòng thủ tốt nhất, đối thủ không thể ghi bàn khi không có bóng.

        Tạo không gian “ rộng” và “ hẹp” : khi đang trong thế phải phòng thủ thì phải tạo không gian “ hẹp” tức là phải cố gắng gây áp lực, áp sát với cầu thủ đội bạn làm đội bạn không có khoảng trống để chuyền. Khi đội mình có bóng thì tạo không gian “ rộng” tức là phải kéo dãn đội hình ra bằng cách đẩy bóng ra 2 biên hoặc chuyền bóng về tuyến dưới.  Tạo khoảng trống cho đồng đội = cách chạy chỗ, hút cầu thủ đội bạn theo hướng khác, tạo điều kiện cho đồng đội tiếp tục dẫn bóng, chuyền bóng hoặc sút.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: