chien luoc3
Lời dẫn
Hiện nay khi đất nước ta đang chuyển sang một giai đoạn kinh tế mới hội nhập và phát triển ,việc Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO mở ra thời cơ và thách thức lớn cho nền kinh tế ,không riêng bất kỳ ngành nghề nào phải đối đầu với khó khăn mà đó là thực trạng chung của cả hệ thống kinh tế, trong môi trường hội nhập quốc tế mỗi ngành nghề muốn tồn tại và phát triển thì phải tự xác định cho mình một kế hoạch phát triển nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu và quy mô toàn xã hội,nằm trong hệ thống kinh tế Việt Nam ngành than cũng phải tự xác định cho mình một chiến lược phát triển lâu dài , bền vững và hiệu quả.
Để tìm hiểu về quá trình phát triển và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành than nhóm thực hiện xin đưa ra các nội dung trong bài thảo luận theo trình tự sau :
Phần I - Giới thiệu tổng quan về ngành công nghiệp khai thác than Việt Nam
Phần II - Xây dựng chiến lược cho ngành than Việt Nam trong 10 năm tới.
1. Mục tiêu của chiến lược.
2. Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Chiến lược kinh doanh.
Phần III - Triển khai thực hiện chiến lược
Phần IV - Kết luận
PHẦN I
Giới thiệu tổng quan về ngành công nghiệp
khai thác than Việt Nam
1. Giới thiệu chung về ngành than Việt Nam
Ngành công nghiệp than đã ra đời và trải qua quá trình phát triển hơn 160 năm. Tổng cộng đã khai thác được hơn 278 triệu tấn than sạch. Trong thời Pháp thuộc, từ năm 1883 đến tháng 3/1955 đã khai thác trên 50 triệu tấn than sạch, đào hàng trăm km đường lò, bóc và đổ thải hàng chục triệu m3 đất đá. Từ năm 1995 đến 2001 đã khai thác được gần 228 triệu tấn than sạch, đào 1041km đường lò; bóc và đổ thải 795 triệu m3 đất đá trên diện tích bãi thải hàng trăm ha ; sử dụng hàng triệu m3 gỗ chống lò, hàng trăm ngàn tấn thuốc nổ và hàng triệu tấn nhiên liệu các loại trong đó: riêng từ năm 1995 đến 2001 (khi Tổng công ty Than Việt Nam được thành lập) đã khai thác 73,4 triệu tấn than sạch (bằng 26,4% tổng sản lượng toàn ngành khai thác từ trước tới nay), đào 504,5 km đường lò; bóc và đổ thải 237,2 triệu m3 đất đá (đạt 48,5% tổng số đường lò và 29,8% tổng khối lượng đất đá của toàn ngành từ năm 1995 đến 2001).
Ngày 10/10/1994 Tổng cty Than Việt Nam ra đời theo quyết định số 563/TTg của thủ tướng chính phủ từ đó tạo cho ngành than cơ sở để đổi mới tư duy , đổi mới cách làm để phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, hàng năm ngành than khai thác mỗi năm trên13-14 triệu tấn than sạch, đào bình quân trên 100km đường lò, bóc và đổ thải trên 50 triệu m3 đất đá, sử dụng trên 160 ngàn m3 gỗ, khoảng 15 ngàn tấn thuốc nổ và hàng chục ngàn tấn nhiên liệu các loại.
Các cơ sở sản xuất than hiện có tập trung chủ yếu ở ven bờ Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long và số còn lại tập trung ở vùng rừng núi. Các khu dân cư của công nhân mỏ phần lớn ở gần các mỏ, các nhà máy sàng tuyển và các cơ sở phục vụ sản xuất than. Việc khai thác than ảnh hưởng rất lớn đến sông, suối, hồ chứa nước, biển (2 vịnh nói trên), rừng, các khu dân cư và một số thành, thị vùng mỏ.
2.Các công ty tham gia vào ngành công nghiệp khai thác than ở Việt Nam
Công ty CP than Cao Sơn - TKV
Công ty CP than Cọc Sáu - TKV
Công ty than Dương Huy - TKV
Công ty CP than Đèo Nai - TKV
Tổng công ty Đông Bắc
Công ty than Hà Lầm - TKV
Công ty Cp than Hà Tu - TKV
Công ty than Hạ Long - TKV
Công ty than Hòn Gai - TKV
Công ty than Khe Chàm - TKV
Tồng Cty khoáng sản - TKV
Công ty TNHH MTV than Mạo Khê - TKV
Công ty than Mông Dương - TKV
Công ty công nghiệp Mỏ Việt Bắc - TKV
Công ty CP than Núi Béo - TKV
Công ty than Quang Hanh - TKV
Công ty CP than Tây Nam Đá mài - TKV
Công ty Than Thống Nhất - TKV
Công ty Than Uông Bí - TKV
Công ty Than Vàng Danh - TKV
Công ty Xây dựng Mỏ - TKV
Văn phòng đại diện Cty than YUAN INTERNATIONAL CO.LTD tại Hà Nội.
Tổng Cty than Việt Nam
3. Các sản phẩm ngành
STT Loại than Cỡ hạt Phẩm cấp Ak % Wk % Wch % S % Qkc/kg
>cỡ < cỡ max Max TB TB Min
A Than cho nhu cầu ĐB 50 15 .
1. Than cục 2A 35-50 10 15 5.5 4 6.5 0.5 8000
2. Than cục 3A 35-50 10 15 5 4.5 6.5 0.5 8050
3. Than cục 4A 15-35 10 15 6 4.5 6.5 0.5 7950
4. Than cục 4A 6-18 10 15 6 4.5 6.5 0.5 7950
5. Than cục 5A 6-15 10 15 7 5 6.5 0.5 7950
6. Than cục 5A 0-15 5 15 7 5 6.5 0.5 7950
7. Than cám số 1 0-15 5 15 6 8 6.5 0.5 7950
8. Than cám số 2 0-15 5 15 10 8 6.5 0.5 7950
9. Than cám số 3 0-16 5 15 15 8 6.5 0.5 7800
10. Than cám số 4 0-15 5 15 26 8 6.5 0.5 6080
11 Than cám số 5 0-15 5 15 33 11.5 6.5 0.5 5480
12 Than cám số 6A 0-15 5 15 36 11.5 6.5 0.5 5240
13 Than cám số 6B 0-15 5 15 40 11.5 6.5 0.5 4900
B Than cho nhu cầu thường
1 Than cục số 2 50 10 18 5.5 4 6.6 0.5 8000
2 Than cục số 3 35-50 10 15 6 4.5 6.6 0.5 7950
3 Than cục số 4 15-35 10 15 6 5.5 6.6 0.5 7950
4 Than cục số 5 6-15 10 15 7 5.5 6.6 0.5 7850
4.Các số liệu nổi bật về khai thác và xuất khẩu than (tr tấn)
Năm Than nguyên khai Than tiêu thụ Than xuất khẩu
2001 14.6 13 4.2
2002 17.1 14.8 5.52
2003 20 18.8 6.5
2004 27.3 24.7 10.5
2005 34.9 30.2 14.7
2006 40.1 36.9 21.3
2007 41.3 41.1 31.8
2008 39.8 38.5 19.7
5. Tác động của ngành than tới sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam
Có thể thấy rằng trong thời điểm hiện nay khi Việt Nam đang nỗ lực hết mình trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước hướng tới mục tiêu trở thành một quốc gia phát triển thì sự phát triển của các ngành công nghiệp là rất quan trọng mà đứng đằng sau nó là sự có mặt của ngành năng lượng cái mà người ta coi là chất dinh dưỡng cho sự phát triển thì có thể thấy sự quan trọng của ngành than trong sự phát triển như thế nào .Cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế quốc tế và khu vực, tốc độ phát triển các ngành công nghiệp, các đơn vị sử dụng than trong và ngoài nước tăng mạnh đã và đang đặt ngành than Việt Nam trước những cơ hội và thách thức mới.ngoài việc cung cấp chất đốt cho ngành điện,giấy,xi măng.. thì ngành than có đóng góp đáng kể trong tổng doanh thu về xuất khẩu,tuy nhiên với tình trạng khai thác như hiện nay và việc sử dụng không hợp lý thì việc nhập khẩu than là việc không đáng ngạc nhiên,nhưng nó đặt ra cho những nhà quản lý rât nhiều vấn đề trong đó cái đáng quan tâm nhất là việc ảnh hưởng tới tốc độ phát triển chung của toàn xã hội.
Phần II
Xây dựng chiến lược cho ngành than Việt Nam
trong 10 năm tới.
1.Mục tiêu của chiến lược
Định hướng phát triển ngành than:
Than là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý, là nguồn năng lượng không tái tạo. Vì vậy, việc thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than phải tiết kiệm và hiệu quả.
Phát triển ngành than ổn định, đáp ứng nhu cầu về than cho nền kinh tế quốc dân; bảo đảm thị trường tiêu dùng than trong nước ổn định, có một phần hợp lý xuất khẩu để điều hòa về số lượng, chủng loại và tạo nguồn ngoại tệ.
Phát triển ngành than phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường, sinh thái trên các địa bàn vùng than, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh.
Không ngừng cải tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và đảm bảo an toàn trong khai thác than.
Quản trị tài nguyên than chặt chẽ.
Mục tiêu của chiến lược
Mục tiêu phát triển ngành than cần phải được xây dựng phù hợp với 3 nội dung kinh tế - xã hội - môi trường của phát triển bền vững như sau:
1) Về phát triển than:
Tăng cường tìm kiếm, thăm dò trữ lượng than trên cơ sở huy động tối đa mọi nguồn lực, nhằm đạt mức không những bù đắp được phần trữ lượng khai thác trong giai đoạn của Chiến lược để tăng sản lượng một cách bền vững cho cả các giai đoạn sau. Phấn đấu giảm tỉ lệ tổn thất than trong quá trình khai thác xuống còn bằng một nửa so với mức hiện nay.
Đẩy nhanh việc nghiên cứu, triển khai các dự án chế biến than theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, đặc biệt là hoá lỏng, khí hóa than nhằm nâng cao giá trị và giá trị sử dụng của than. Phấn đấu sau năm 2020, lĩnh vực chế biến than nói chung và hóa lỏng, khí hoá than nói riêng được phát triển rộng rãi, thay thế một phần xăng dầu, khí đốt và chiếm một tỉ lệ đáng kể trong giá trị gia tăng của ngành than.
2) Về phát triển hài hoà với cộng đồng:
Góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội các địa bàn vùng than.Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của CBCN trong Ngành. Phấn đấu mức tăng bình quân thu nhập hàng năm trong giai đoạn 2006 - 2015 đạt trên 10%/năm.
Tăng cường mở rộng dân chủ cơ sở trong các doanh nghiệp, thông qua đó phát huy tối đa trí tuệ và sự sáng tạo của cá nhân và tập thể người lao động nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp đổi mới, hiện đại hóa ngành than nói chung và các doanh nghiệp sản xuất than nói riêng.
Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề của đội ngũ cán bộ, công nhân ngành than đáp ứng yêu cầu đổi mới, hiện đại hóa của ngành trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
3) Về an toàn lao động và bảo vệ môi trường:
a. Về an toàn lao động: Kiên trì phấn đấu đạt mục tiêu "Tai nạn bằng không". Đổi mới nhận thức, tư duy cho phù hợp và đề ra các biện pháp đồng bộ cho việc đạt được mục tiêu đó.
b. Về môi trường: Để đảm bảo tính khả thi trong tình hình kinh tế - xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh than còn gặp nhiều khó khăn. Thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp với mục tiêu:
Đến năm 2010 chặn đứng đà suy thoái về môi trường ở vùng mỏ;
Đến năm 2015 cải thiện cơ bản các chỉ tiêu chính về môi trường tại các khu vực nhạy cảm;
Đến năm 2020 cải thiện cơ bản các chỉ tiêu chính về môi trường tại các khu vực khác;
Đến năm 2025 đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường tại các mỏ và vùng mỏ.
2. Phân tích ảnh hưởng môi trường kinh doanh tới sự phát triển ngành
2.1. Phân tích môi trường vĩ mô.
Môi trường vĩ mô là môi trường bên ngoài , các nhà chiến lược không thể kiểm soát được,nó ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh. Việc phân tích môi trường vĩ mô có thể giúp doanh nghiệp trả lời một phần câu hỏi : doanh nghiệp mình đang trực diện với những vấn đề gì?
* Nhân tố kinh tế :
Với sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ kéo theo một loạt những vấn đề ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới.Suy thoái kinh tế toàn cầu đang là một vấn đề nóng bỏng,đặc biệt trong ngành tài chính, đầu tư và xuất khẩu. ở nước ta nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi nền kinh tế thế giới, do đó chính phủ phải không ngừng có các biện pháp điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô đặt ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và ngành than nói riêng :
Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế :
Dự đoán năm 2009 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế việt nam là 6.5%
Có thể thấy rằng trong những năm gần đây Việt Nam đã có những bước đi dài trong sự nghiệp phát triển kinh tế, trở thành điểm đến hứa hẹn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy phải chịu chung tình trạng suy giảm của nền kinh tế thế giới nhưng với tiềm năng và thị trường tiêu thụ lớn nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu đáng khích lệ. điều đó mang lại cái nhìn lạc quan cho các nhà đầu tư,nó tạo ra cơ hội để thu hút vốn nước ngoài vào Việt Nam thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển .
Tình trạng suy giảm nền kinh tế toàn cầu hiện nay sẽ khiến tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam ước tính trong năm 2009 tăng 5 lần so với 2008. Dự kiến có khoảng 3 triệu công nhân thất nghiệp trong năm 2009. Điều này khiến nguồn nhân lực dư thừa.Các doanh nghiệp có cơ hội tuyển được người lao động có trình độ tay nghề cao và với giá rẻ. Đây chính là cơ hội đối với các doanh nghiệp.
Suy thoái nền kinh tế khiến cho nhu cầu về năng lượng giảm mạnh.. Đồng thời giá than và giá các loại khoáng sản giảm nhanh chóng,giá than trên thế giới đã giảm rất nhiều (hơn một nửa so với mức đỉnh trong năm 2008).Việc giảm giá than này có thể ảnh hưởng khá nhiều đến các doanh nghiệp trong ngành than do lợi nhuận những năm trước đây của các doanh nghiệp chủ yếu xuất phát từ nguồn xuất khẩu. Đây chính là mối đe dọa đối với các doanh nghiệp trong tập đoàn than.
Lãi suất : hiện nay chỉ còn 7%/năm 2009 ,đồng thời nhà nước có các gói hỗ trợ tài chính, kích cầu được thực hiện điều nhằm hỗ trợ nền kinh tế tạo điều kiện huy động vốn cho các doanh nghiệp có thể đầu tư vào các dự án. Đây chính là cơ hội đối với các doanh nghiệp khi muốn mở rộng quy mô và cải tiến sản xuất,nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành.
*Nhân tố chính trị - luật pháp
Sự bình ổn: Nước ta có một nền chính trị ổn định. Có duy nhất một đảng lãnh đạo: Đảng cộng sản Việt Nam. Hệ thống pháp luật đang dần được hoàn thiện,phản ánh được tâm tư,nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm trong việc đầu tư phát triển ngành. Đầu tư vào các dự án mới. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp.
Chính sách thuế: Điểm thuận lợi là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ còn 25% bắt đầu từ năm 2009, kích thích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư,đổi mới công nghệ.
Kể từ ngày 15/2/2009 Bộ tài chính quyết định thuế xuất khẩu các loại mặt hàng than giảm xuống chỉ còn 10% thay thế cho mức 20%. Việc này tạo điều kiện tích lũy,tái đầu tư cho ngành than. Đây được coi là biện pháp hỗ trợ cho DN trong bối cảnh xuất khẩu gặp khó khăn. Đây chính là cơ hội đối với các DN xuất khẩu than.
*Nhân tố công nghệ :
Đây là nhân tố có tác động lớn đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong ngành. Trên thực tế công nghệ, thiết bị khai thác và sàng tuyển than ở hầu hết các đơn vị đều rất lạc hậu, thậm chí quá cũ, tiêu tốn nhiều nguyên, nhiên, vật liệu và có lượng chất thải cao; đòi hỏi phải được đầu tư đổi mới không những để tăng năng suất, hiệu quả mà còn để giảm ô nhiễm môi trường; trong khi đó sản xuất than có hiệu quả thấp,mức độ tổn thất than còn cao và việc tận dụng các khoáng sản đồng hành còn ít. Điều đó vừa làm giảm hiệu quả khai thác tài nguyên, vừa làm tăng tác động môi trường,do đó
Đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ khai thác, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác hầm lò; tập trung vào việc cơ giới hoá hầm lò, chống lò và khấu than để giảm tổn thất tài nguyên, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện lao động và an toàn, vệ sinh công nghiệp. Đồng bộ và hiện đại hoá dây chuyền công nghệ sàng tuyển, chế biến, vận tải và hệ thống cảng rót than, giảm thiểu tác động môi trường, sinh thái.
Giá bán của than phụ thuộc vào chất lượng than thương phẩm. Muốn có chất lượng than tốt thì dây chuyền khai thác và chế biến than phải hiện đại.
Trên thế giới áp dụng công nghệ mới vào khai thác than hầm lò tạo hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và chất lượng than tốt. Đây là cơ hội đối với các doanh nghiệp để có thể tiếp cận với khoa học công nghệ mới cho quá trình sản xuất. Vì nếu sử dụng công nghệ cũ thì hiệu quả kinh tế thu được từ việc khai thác và bán nguyên liệu này không được cao.
* Nhân tố tự nhiên :
Khác với các ngành công nghiệp sản xuất khác, ngành công nghiệp khai thác bị ảnh hưởng và chịu tác động rất lớn bởi nhân tố tự nhiên ,bất kỳ một sự biến động nào của môi trường tự nhiên cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm than như: sự biến động về địa chất, quy hoạch khai thác vùng chưa ổn định.....
Địa hình và khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới việc khai thác than.Hàng năm do điều kiện khí hậu nước ta là nhiệt đới gió mùa,các mùa trong năm có sự khác biệt :mùa khô và mùa mưa,chất lượng cũng như sản lượng khai thác bị ảnh hưởng bởi thời tiết nên việc đối diện với mức tổn thất cao trong khai thác là không tránh khỏi nó làm ảnh hưởng tới doanh thu của ngành.Hệ số bóc quyết định đến giá thành của than. Thời tiết mưa nhiều sẽ làm quá trình khai thác than bị ảnh hưởng, dẽ gây sụt lở,tai nạn trong các mỏ khai thác.
Các mỏ than ngày càng xuống sâu , điều kiện khai thác ngày càng khó khăn,khối lượng công việc lớn làm cho giá thành của than tăng lên, đây trở thành thách thức đối với ngành.
Ô nhiễm môi trường: Việc khai thác than đã gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong khu vực mỏ và các vùng lân cận Môi trường vùng than bị suy thoái và ô nhiễm nặng, đặc biệt là ô nhiễm bụi, tiến ồn, nước thải mỏ, chất thải rắn và đất đai bị phá huỷ. Kết quả tính toán cho thấy chi phí thiệt hại môi trường do hoạt động khai thác than gây ra là rất lớn, bằng khoảng 5% tổng giá thành than.Trong quá trình sản xuất than thải ra nhiều chất thải: đất đá (mỗi năm trên 50 triệu m3), nước thải mỏ (hàng trăm triệu m3/năm), khí thải và các phế liệu, phế thải sản xuất khác, đồng thời chiếm và phá huỷ nhiều diện tích đất (hàng trăm ngàn ha), rừng đầu nguồn bị chặt phá nhiều → lũ quét,ảnh hưởng tới quá trình khai thác than.Theo ước tính ngành than phải bỏ ra một chi phí khá lớn cho việc sử lý môi trường ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngành do đó tạo ra thách thức lớn cho sự phát triển.
* Nhân tố toàn cầu .
Gia nhập tổ chức WTO đem lại nhiều cơ hội và thách thức cho các DN trong ngành than.
Sự phát triển của ngành cũng chịu ảnh hưởng bởi suy thoái nền kinh tế toàn cầu.
Việc nhập khẩu than ngày một khó hơn do nhu cầu sử dụng than trên thế giới tăng và giá cả cũng ngày một cao. Các điều khoản đàm phán mua than ngày càng khó khăn và bất lợi cho người mua; đồng thời, các nhà cung cấp luôn từ chối bán than dài hạn trong khi đó việc xuất khẩu nguyên liệu thô với giá rẻ.
* Nhân tố về văn hoá xã hội
Với hơn 86 triệu dân nhu cầu sử dụng năng lượng của người dân ngày càng nâng lên,thêm vào đó với mức sống đang dần được cải thiện việc người dân chuyển từ sử dụng than sang sử dụng các loại sản phẩm như gas. điện...đặt ra cho ngành than mục tiêu mới về việc tạo ra các sản phẩm hữu hiệu phục vụ cho tât cả những khách hàng tiêu dùng sản phẩm của mình.
=> Các tác động của môi trường vĩ mô đặt ra cho ngành than rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết để tiến tới trở thành một ngành công nghiệp phát triển động bộ và tập trung.
2.2. Phân tích môi trường ngành
* Các đặc tính kinh tế của ngành :
Do đặc điểm riêng của ngành than là ngành sản xuất đặc biệt, nó khai thác tài nguyên không tái tạo được của quốc gia phục vụ cho sự phát triển chung của toàn xã hội vì thế ngành công nghiệp khai thác than có định hướng phát triển theo kinh tế thị trường nhưng chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước
* Khách hàng : Khách hàng quan hệ với doanh nghiệp thông qua tác động cung cầu , qua lại lẫn nhau. Đây là lực lượng tạo ra khả năng mặc cả của người mua. Họ có thể gây sức ép về giá cho các doanh nghiệp.
Khách hàng lớn nhất của ngành than hiện nay là Trung Quốc và Nhật Bản
Khách hàng nội địa:Các công ty nhiệt điện, giấy, xi măng, phân bón...Trên thị trường nội địa, ngành điện là khách hàng tiêu thụ than lớn nhất (trung bình 17% tổng cầu) Với tiềm năng hạn chế về thuỷ điện và nguồn khí đốt tại Việt Nam, vai trò của nhiệt điện chạy bằng than sẽ ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu tiêu thụ than ngày càng lớn. Ngoài ra, các ngành tiêu thụ than khác như xi măng, giấy, hoá chất... cũng đang có tốc độ tăng trưởng cao. Điều này hứa hẹn sức cầu 'khổng lồ' về than trong thập kỷ tới, tạo ra cơ hội lớn cho ngành khi muốn tăng năng suất lao động.
Quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống trong nước để tháo dỡ một số khó khăn trong khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy giảm.
* Các sản phẩm thay thế.
Giá dầu trên thế giới liên tục giảm do cuộc khủng hoảng kinh tế.Theo dự đoán giá dầu có thể giảm trong năm 2009 nếu như việc cắt giảm sản lượng dầu không được thực hiện và nền kinh tế không khởi sắc. Việc giá dầu giảm làm chuyển hướng việc sử dụng than sang dầu. Đây là một nguy cơ đối với các doanh nghiệp. Tạo lên sức ép giảm giá than và giảm việc tiêu dùng than.
Ga,Khí hóa lỏng ngày càng được sử dụng nhiều.
Sử dụng năng lượng mặt trời, sức gió tạo ra nguồn năng lượng mới, sạch.
2.3 Phân tích nội bộ ngành
* yếu tố nguồn nhân lực :
Người lao động: Ngành sử dụng nhiều lao động thủ công ..
Cán bộ quản lý: năng lực quản lý của các doanh nghiệp trong ngành còn chưa hiệu quả,tình trạng thất thoát than còn diễn biến phức tạp
Do đo vấn đề đặt ra là phải nâng cao trình độ quản lý của các cán bộ trong ngành.
* yếu tố sản xuất kỹ thuật
Công nghệ, thiết bị khai thác và sàng tuyển than ở hầu hết các đơn vị đều rất lạc hậu, thậm chí quá cũ, tiêu tốn nhiều nguyên, nhiên, vật liệu và có lượng chất thải cao, đòi hỏi phải được đầu tư đổi mới không những để tăng năng suất, hiệu quả mà còn để giảm ô nhiễm môi trường; trong khi đó sản xuất than có hiệu quả thấp.
Với thực trạng các mỏ than ngày càng sâu yêu cầu về công nghệ đòi hỏi ngày càng cao trong khi các doanh nghiệp than chưa trang bị đủ điều kiện cần thiết để khai thác. Đây là điểm yếu của ngành cần phải khắc phục
* Yếu tố về tài chính
Do sự hỗ trợ của nhà nước và đặc trưng của ngành mà khả năng huy động vốn lớn : vốn tự có, vốn ưu đãi, vốn vay nước ngoài, vốn đầu tư do các tập đoàn trong nước ....một số khoản t ền mà ngành than vay để đầu tư đã được Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định chuyển t ừ vốn vay sang vốn ngân sách cấp từ đó tạo cơ hội về vốn rất lớn cho ngành.
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
yếu tố bên ngoài chủ yếu Mức độ quan trọng Phân loại số điểm quan trọng
1. Chính sách của chính phủ 0.15 4 0.6
2.Gia nhập WTO 0.1 2 0.2
3.Vị trí địa lý 0.1 2 0.2
4.Nền kinh tế ổn định 0.05 2 0.1
5.Trữ lượng than lớn 0.2 2 0.4
6. Khoa học công nghệ ngày càng hiện đại. 0.2 2 0.4
7.Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên 0.05 2 0.1
8.Nhu cầu về năng lượng 0.1 4 0.4
9.Tỉ lệ lãi suất 0.05 2 0.1
Tổng 1 2.5
=> Theo kết quả đánh giá : với tổng điểm bằng 2.5 ngành có nhiều cơ hội đồng thời có rất nhiều mối đe dọa tiềm ẩn,các mối đe dọa nhiều hơn. Cho thấy khả năng phản ứng cuả ngành than chỉ dừng ở mức trung bình đối với các cơ hội và đe doạ từ môi trường bên ngoài.
Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của ngành (IFE)
Yếu tố bên trong chủ yếu Mức độ quan trọng Phân loại số điểm quan trọng
1.Sức mạnh tài chính 0.1 2 0.2
2.Chất lượng sản phẩm 0.3 1 0.3
3.Trình độ lao động 0.05 2 0.1
4.Tổ chức quản lý 0.05 2 0.1
5.Sản phẩm mang tính độc quyền 0.05 4 0.2
6. Khách hàng của ngành 0.1 3 0.3
7.Công nghệ khai thác 0.25 2 0.5
8.Khả năng thu hút vốn 0.1 4 0.4
Tổng 1 2.1
=> theo kết quả phân tích cho thấy ngành than chỉ dừng ở mức trung bình về chiến lược ngành tổng quát.Do đó bên cạnh việc phát huy những thế mạnh,ngành cần phải có hướn khắc phục những mặt yếu có ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động kinh doanh của ngành : Chất lượng sản phẩm,công nghệ khai thác...
Từ việc phân tích trên có thể thấy ngành than với những đặc điểm phát triển của mình đã đặt ngnàh đứng trước những cơ hội và thách thức đó là :
*Cơ hội về :
- Thu hút vốn
- sử dụng nguồn lao động có trình độ giá rẻ
- Mở rộng quy mô ,cải tiến sản xuất , nâng cao năng lực cạnh tranh,tiếp cận khoa học công nghệ mới
- Phát triển trong một môi trường chính trị bình ổn
- Được khuyến khích phát triển bởi chính sách thuế ưu đãi
* Nguy cơ và thách thức
- sự suy giảm nền kinh tế làm giá than ngày càng giảm
- Điều kiện khai thác ngày càng gặp nhiều khó khăn , phức tạp
- Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải tốn rất nhiều chi phí sử lý
.........
=> Dựa vào các điều kiện phát triển của ngàn than và khả năng tăng trưởng trong tương lai có thể thấy rằng ngành công nghiệp khai thác than hiện nay có tính hấp dẫn cao,thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
3. Phân tích chiến lược kinh doanh
Xây dựng mô hình chiến lược dựa trên ma trận SWOT
SWOT S :Các điểm mạnh
- Sử dụng, khai thác nguồn lao động phổ thông với giá rẻ.
-khả năng huy đông vốn lớn.
- sản phẩm mang tính độc quyền W:Các điểm yếu
- công nghệ khai thác chưa theo kịp công nghệ khai thác tiên tiến của thế giới => tổn thất than còn nhiều
- do đặc thù ngành,việc khai thác,xuất khẩu hoặc bán phụ thuộc vào đơn vị chủ quản là TKV( giá,số lượng..)
- Chất lượng sản phẩm chưa tốt (Chủ yếu bán và xuất khẩu sản phẩm thô )
- Việc khai thác làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.
- Tổ chức quản lý chưa hiệu qủa
O :Các cơ hội
- Nhu cầu sử dụng than ngày càng tăng
- chưa có sản phẩm thay thế hoàn hảo
- có các chính sách ưu đãi của nhà nước
- Vốn đầu tư cho tìm kiếm,thăm dò,xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng tăng
-Tiềm năng về trữ lượng than lớn.
- SO:
- Kết hợp khả năng huy động vốn với trữ lượng than lớn để phục vụ cho nhu cầu sử dụng than ngày càng tăng
(Chiến lược : phát triển sản phẩm ) WO:
- Sử dụng cơ hội vốn đầu tư cho tìm kiếm, thăm dò, xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng cao và chính sách của nhà nước để khắc phục điểm yếu về công nghệ,chất lượng than và việc khai thác than còn ảnh hưởng nhiều đến môi trường.
(Chiến lược về công nghệ )
T :Các đe dọa
- Than là nguồn tài nguyên không tái sinh.
- điều kiện khai thác mỏ ngày càng gặp khó khăn(địa hình, thời tiết..)
- tình trạng buôn lậu còn diễn ra phức tạp => tổn thất lớn cho ngành
-yêu cầu chất lượng than ngày càng cao.
ST:
- sử dụng điểm mạnh là khai thác nguồn lao động phổ thông với giá rẻ và sức mạnh huy động vốn để khắc phục điều kiện khai thác mỏ ngày càng gặp khó khăn và yêu cầu chất lượng than ngày càng cao.
( CL phát triển sản phẩm) WT:
- Do đặc thù ngành,việc khai thác,xuất khẩu hoặc bán phụ thuộc vào đơn vị chủ quản là TKV( giá,số lượng..) với việc Than là nguồn tài nguyên không tái sinh sử dụng
(chiến lược sản xuất)
- Do tổ chức quản lý chưa hiệu qủa và tình trạng buôn lậu còn diễn ra phức tạp ( chiến lược nhân sự )
4.Chiến lược phát triển
Với những chiến lược cụ thể đã đề ra sẽ giúp ngành than Việt Nam trở thành ngành công nghiệp phát triển ,có sức cạnh tranh cao ,có trình độ công nghệ tiên tiến so với khu vực ở tất cả các khâu thăm dò , khai thác ,sàng tuyển, chế biến sử dụng than, đủ khả năng đáp ứng về cơ bản nhu cầu trong nước và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia
5. Điều kiện thực hiện chiến lược
- Cần có khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại trong các khâu thăm dò , khai thác chế biến, sáng tuyển , vận chuyển và phân phối. đồng bộ hoá sản xuất.
- Cần phải thu hút nguồn vốn đầu tư lớn.
- Nâng cao công tác quản lý trong doanh nghiệp, quản lý chặt chẽ nhằm giảm tiêu hao nguyên nhiên vật liệu và tổn thất than trong quá trình khai thác cũng như sử dụng.
-Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kĩ thuật cao.
Phần III
Các giải pháp thực hiện chiến lược
Để có thể thực hiện tốt chiến lược cần phải có sự phối hợp thực hiện của tất cả các cấp bộ ngành có liên quan và nội bộ ngành than
* Về mục tiêu hàng năm :
Sản lượng sản xuất than thương phẩm:Sản lượng sản xuất than đá thương phẩm với mức dự kiến sau :
Đến năm 2010 là 23 - 24 triệu tấn.
Đến năm 2015 là 26 - 27 triệu tấn.
Đến năm 2020 là 29 - 30 triệu tấn.
Sản lượng than thương phẩm có thể được điều chỉnh để phù hợp nhu cầu thị trường trong từng giai đoạn, kể cả việc nhập khẩu than trên cơ sở cân đối hiệu quả chung của nền kinh tế.
* Về các chính sách chung phục vụ tổ chức th ực hi ện chiến lược :
* Về tổ chức :
Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá các công ty sản xuất than tiến hình thành thị trường than theo hướng đa dạng hoá sở hữu và phương thức sản xuất kinh doanh than
*về tài chính:
Đẩy mạnh huy động vốn từ các thành phần kinh tết trong và ngoài nước,khuyến khích các doanh nghiệp ngành than huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán ,vay thương mại để đầu tư phát triển các dj án ngành than
Tận dụng vốn ngân sách và các nguồn vốn ưu đãi để sử dụng cho công tác điều tra tìm kiếm cơ bản nguồn tài nguyên than và lập Quy hoạch phát triển ngành than
Hỗ trợ doanh nghiẹp ngành than được vay vốn tín dụng nhà nước,của quỹ bảo vệ môi trường và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án.
* Về đầu tư :
Đẩy mạnh tiến độ đầu tư các công trình mỏ than thông qua việc đa dạng hoá các hình thức đầu tư để phát huy tối đa mọi nguồn lực nâng cao hiệu quả đầu tư
Khuyến khích mở rộng đầu tư phát triển các dự án thăm dò khai thác than .
*Về phát triển nguồn nhân lực
Tập trung đào tạo ,nâng cao trình đọ của đọi ngũ cán bộ ,công nhân kỹ thuật hiện có , đào tạo bổ sung những khâu còn thiếu,còn yếu xây dựng lực lượng cán bộ công nhân ngành than mạnh cả về chất về lượng để có thể làm chủ thiết bị công nghệ tiên tiến.
Có những chính sách ưu đãi ,khuyến khích thu hút lao động có chuyên môn kỹ thuật cao vào làm việc trong ngành than.
* Về khoa học công nghệ :
Phát huy nội lực kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế về nghiên cứu hoa học , ứng dụng công nghệ tiên tiến trong thăm dò , khai thác ,vận chuyển, chế biến và sử dụng than.Nghiên cứu tiếp thu,chuyển giao công nghệ tiên tiến trên thế giới để không ngừng nâng cao công tác an toàn , giảm tổn thất than và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Đẩy mạnh và ứng dụng công nghệ thông tn trong quản trị tài nguyên than ,quản trị môi trường, quản lý kỹ thuật an toàn và điều hành sản xuất theo hướng hiẹn đại . ứng dụng công nghệ điều khiển tự động hoá trong một số dây chuyền công nghệ ,công tác kiểm soát an toàn và môi trường mỏ.
Tập trung nghiên cứu các giải pháp công nghệ hợp lý để khai thác có hiệu quả các vỉa, các vùng than có điều kiện địa chất phức tạp.nghiên cứu giải pháp ổn định bờ mỏ vận tải , thoát nước cho các mỏ lộ thiên . Triển khai nghiên cứu ứng dụng công nghệ than sạch công nghệ sử dụng than cục , cám chất lượng cao và than chất lượng thấp.
Phần IV
Kết Luận
Thông qua việc phân tích môi trường kinh doanh,giúp ngành than Việt Nam có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn quan trọng trong kế hoạch phát triển ngành trong 10 năm tới của ngành cũng như cách giải quyết vấn đề còn tồn đọng mà ngành đang gặp phải. Từ đó xác định được hướng đầu tư trong tương lai, phát triển ngành theo sự chỉ đạo của chính phủ đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, ổn định kinh tế.
Qua việc tìm hiểu và phân tích môi trương kinh doanh và đặt ra chiến lược sẽ giúp ngành than sẽ thấy được các cơ hội-nguy cơ,các điểm mạnh -điểm yếu để đưa ra chiến lược phù hợp cho sự phát triển của ngành : dùng những điểm mạnh để hạn chế các nguy cơ bên ngoài, đồng thời tận dụng các cơ hội bên ngoài để khắc phục các điểm yếu của mình.
Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu , nghiên cứu chắc chắn vẫn còn những thiếu sót.rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn để nhóm hoàn thiện hơn bài thảo luận .
Xin chân thanh cảm ơn !
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top