Chien luoc gia

Chiến lược một giá: Trong cùng các điều kiện cơ bản và cùng một khối lượng hàng, mức giá là như nhau đối với tất cả các khách hàng.

      - Ưu điểm: cho phép doanh nghiệp có thể đảm bảo được thu nhập, duy trì uy tín, định giá và quản lý giá khá dễ dàng.

      - Nhược điểm: của chiến lược này là có thể dẫn đến tình trạng cứng nhắc về giá, kém linh hoạt.

- Chiến lược giá linh hoạt: Đưa ra cho khách hàng khác nhau các mức giá khác nhau trong cùng các điều kiện cơ bản và cùng khối lượng.

      - Ưu điểm là người bán được phép tự quyết định mức giá cụ thể trong khung giá “trần-sàn” nên có khả năng hỗ trợ tốt hơn cho việc bán hàng.

      - Nhược điểm của chiến lược này là quản lý giá trở nên khó khăn, tạo tâm lý không hài lòng với một số khách hàng.                                                                                                                                           Chiến lược “hớt váng”

      Dựa vào yếu tố thời cơ để đưa ra mức giá cao tối đa cho sản phẩm mới ngay từ khi tung sản phẩm ra thị trường nhằm thu được lợi nhuận cao.

      Chiến lược này áp dụng khi: SP có năng lực cạnh tranh áp đảo (sản phẩm hoàn toàn mới, có kết cấu phức tạp, kỹ thuật sản xuất cao, doanh nghiệp khống chế được bằng phát minh sáng chế) hoặc doanh nghiệp giữ vị trí độc quyền trên thị trường.

    - Đây là một trong các chiến lược cơ bản mà các công ty hàng đầu trên thế giới hay áp dụng như công ty GSK, Roche, BMS,... nhằm thu được lợi nhuận cao.

      - Những sản phẩm áp dụng chiến lược này là những thuốc mới có những đặc tính nổi trội so với các đối thủ cạnh tranh. Gía của những thuốc này có giá rất cao hơn nhiều lần so với những thuốc cùng loại.

*Ưu điểm: Thu được lợi nhuận cao, tạo tâm lý đối với BS là thuốc có chất lượng cao.

*Nhược điểm: Sản phẩm chỉ chiếm được thị phần nhất định ở những bệnh nhân có mức sống cao.                                                                                                                                                                                                                                                                             VDCông ty GSK

      - Công ty GSK đã áp dụng chiến lược giá hớt váng đối với sản phẩm Fortum 1g trong thời gian đầu xâm nhập thị trường 180.000đ/1lọ nhằm thu được lợi nhuận cao và đối tượng khách hàng mà công ty hướng tới là những người có thu nhập cao ở các thành phố lớn, sau đó công ty đã giảm giá nhiều lần để tăng thị phần của sản phẩm. Hiện tại là giá 92.000đ/lọ, vẫn là giá cao nhất trong các biệt dược có hoạt chất ceftazidime                                               - Chiến lược ngự trị: Gía cả giảm xuống cùng với chi phí. Chiến lược này chỉ áp dụng được khi doanh nghiệp đứng ở vị trí tấn công đối với các doanh nghiệp cạnh tranh.

      Nhằm mục đích làm cho các doanh nghiệp khác khó nhảy vào thị trường và loại bỏ các đối thủ yếu.

- Chiến lược giá “ xâm nhập”: Định giá thấp, trong thời gian dài để có thể bán được hàng hoá với khối lượng lớn.

      Chiến lược này thường được sử dụng cho các sản phẩm cải tiến.                     - Định giá thấp trong thời gian dài để có thể bán được hàng hoá với khối lượng lớn

      - Để thâm nhập vào thị trường nhanh các công ty đặt giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng có mức thu nhập thấp.

      - Các thuốc áp dụng chiến lược này là các thuốc thường là các kháng sinh thông thường được sử dụng rộng rãi như: Amoxycilin, Ampicilin, các cephalosphorin thế hệ 1 như cephalexin, cephadroxyl... các kháng sinh Marcrolid thế hệ thấp như Erythromycin, clathromycin do các kháng sinh này được sử dụng lâu đời, hết thời gian bảo hộ độc quyền, đã được thị trường chấp nhận, thậm chí người dân đã quen sử dụng.                                           - Các công ty áp dụng chiến lược này là các công ty nhỏ không có khả năng nghiên cứu, song có lợi thế về giá thành rẻ, phù hợp với thị trường bình dân. Một số công ty áp dụng chiến lược này do họ muốn sản phẩm của mình thâm nhập vào thị trường, họ chấp nhận không có lãi, thậm chí lỗ trong thời gian đầu.                                                                                                                        – Ưu điểm - Chi phí dành cho Marketing thấp.

                  - Có khả năng bán với số lượng lớn.

                  - Thời gian thâm nhập vào thị trường nhanh.

                  - Thị trường được ổn định thời gian kdoanh kéo dài.

Nhược điểm: Buộc phải có hệ thống phân phối tốt, phân phối tới vùng sâu, vùng xa.

VDChiến lược giá xâm nhập mặt hàng Cefadur của Cipla                                                              Nhu cầu về sản phẩm có hoạt chất Cephadroxyl dạng gói cho trẻ em là rất lớn

            - Trên thị trường có một số sản phẩm  Oracefal (BMS); Biodroxyl (Biochemie); OpeDroxyl (OPV) bán rộng rãi với các nhà thuốc giá rất cao, công ty Cipla đã đưa sản phẩm của mình vào thị trường đặt với giá thấp hơn, đồng thời kết hợp với các chương trình khuyến mại cho hầu hết các nhà thuốc và các phòng mạch và chỉ trong vòng thời gian rất ngắn Cefadur đã thâm nhập vào thị trường và được khách hàng chấp nhận.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: