Phân tích Nghịch lý trong Chiếc thuyền ngoài xa 1
Nguyễn Minh Châu là nhà văn với phong cách sáng tác giàu tính biểu tượng trong nền văn học Việt Nam. Những tác phẩm của ông luôn khiến người đọc phải trằn trọc, suy nghĩ rất nhiều. Truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" là một câu chuyện giàu sức gợi cảm như thế.Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tạo nên những tình huống truyện khá độc đáo, tạo cho người đọc sự suy nghĩ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống và đặt ra một vấn đề hết sức quan trọng của xã hội là khi nhìn cuộc sống chúng ta phải có cái nhìn đa chiều, chúng ta mới hiểu cuộc sống sâu sắc hơn.
Một tình huống truyện khá độc đáo mà Nguyễn Minh Châu đã tạo ra trong truyện ngắn này đó là khi người đàn bà được Đẩu (Bao Công của cái chuyện ven biển này) mời đến huyện để khuyên người đàn bà li hôn với chồng. Sau khi thấy các biện pháp giáo dục, răn đe người chồng không có kết quả, chánh án Đẩu đã khuyên chị ta nên li hôn để khỏi bị hành hạ, ngược đãi. Lúc đầu, người đàn bà sợ sệt, lúng túng, cách xưng hô nhún nhường, giọng điệu van xin khẩn khiết "Con lạy quý tòa... quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được , đừng bắt con bỏ nó..." . Rõ rang. Đó là lời van xin bất thường, đầy nghịch lí, khiến cả Đẩu và Phùng ngạc nhiên. Người đàn bà tự tin, chỉ lộ sự sắc sảo vừa đủ để thuật lại câu chuyện đẫm nước mắt của đời mình và những lí do khiến chị ta không thể bỏ chồng, bằng một cách xưng hô mộc mạc , thân tình.
Thời thiếu nữ, bà là một cô gái kém nhan sắc, lại "rỗ mặt sau một bận lên đậu mùa". Vì không ai lấy, bà "lỡ có mang với một anh con trai hàng chài đến mua bả về đau lưới", rồi thành vợ chồng. Cuộc mưu sinh trên biển bấp bênh, rồi "đẻ nhiều , thuyền lại chật"... Cái đói nghèo vây bủa, có khi biển động hàng tháng "cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối". cuộc sống bế tắc đã biến chồng bà thành kẻ thô bạo, vũ phu, xem việc đánh vợ là phương cách để giải tỏa nỗi đau "Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh". Và cứ thế, "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng". Những trận đòn dã man cứ trút xuống người bà.
Thật nghịch lí , dù bị đầy đọa về thể xác , chịu nhiều dằn vặt về tinh thân nhưng bà vẫn cương quyết không chịu bỏ chồng. Là bởi, "đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được", lời nói ấy của bà bộc lộ rõ được sự yêu thương dành cho con của mình. Niềm vui của bà là "ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no". Bà hiểu được nỗi vất vã của "các người làm ăn lam lũ khó nhọc". Với bà, người đàn ông chính là trụ cột không thể thiếu trong gia đình hàng chài "để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sapwss con nhà nào cũng trên dưới chục đứa" . Điều đó cũng có nghĩa là , để được yêu thương con cái, bà sẵn sàng chịu đựng tất cả. Cái cách hi sinh quên mình vì con của người đàn bà khiến ra phải xúc động.
Một lí do nữa liên quan đến lão chồng. Nếu Đẩu và Phùng nhìn lão như một thủ phạm gây ra bi kịch gia đình thì bà lại nhìn chồng với ánh mắt vị tha, thấu hiểu và độ lượng. Với bà, bản chất của chồn là "hiền lành, cục tính nhưng không bao giời đánh đập vợ", chẳng qua vì nghèo khổ quá mới thành độc ác. Vậy là , theo cách nói của bà, lão là nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh, cần phải được cảm thông chia sẻ. Và trong tận cùng đau khổ, bà vẫn chắt chiu được những khoảnh khắc hạnh phúc, đó là lúc "vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ", và "vui nhất alf lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no..." những giây phút này không nhiều nhưng giúp bà thêm nghị lực để tiếp tục sống.
Lời giãi bày của người đàn bà hàng chài đã làm sáng tỏ những nghịch trong cuộc sống, giúp Đaadur hiểu ra nhiều điều. Phùng cũng vậy, anh nhận ra tấm lòng thương con bao la của người mẹ mà với tư cách một nghệ sĩ suốt đười đi tìm cái đẹp, anh hiểu rằng "nghệ thuật chỉ đẹp và có ý nghĩa khi nó gắn với cuộc đời và vì cuộc đời"
Câu chuyện giúp Đẩu , Phùng và cả người đọc chúng ta hiểu rằng: Không thể nhìn sự vật, hiện tượng trong cuộc sống một cách đơn giản, dễ dãi. Nếu nhìn đơn giản, chỉ cần yêu cầu người đàn bà bỏ chồng là xong. Nếu nhìn thấu suốt vấn đề sẽ thấy suy nghĩ và cách xử sự của người đàn bà hàng chài là không thể khác được.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top