Chương 60
Ông Trầm - cha Sông Hương - nâng tách trà bốc khói lên ngang miệng, thổi sơ sơ vài hơi và hớp một ngụm nhỏ. Ông “khà” nhẹ rồi lắc đầu, nói với ông Tú Quyền:
- Có khi tui rất muốn tin, nhưng cái đầu bướng bỉnh ni bắt buộc tui không được tin. Tụi hắn chỉ là những đứa trẻ bằng tuổi con mình, răng mình phải nghe lời tụi hắn chi cho khổ rứa? Nhưng ngẫm nghĩ đi ngẫm nghĩ lại thì tụi hắn nói đúng, tui cũng giống như “con ếch ngồi đáy giếng”. Bà Marie Curie không phải là đàn bà chắc? Bà Trưng, bà Triệu, bà Lê Chân, bà Huyện Thanh Quan, bà Hồ Xuân Hương... không phải là đàn bà chắc?
Ông Tú Quyền đứng săm soi những giò lan mập mạp đang đâm ra vài chồi hoa mạnh mẽ. Ông nâng nhẹ một chồi có màu vàng cam, ngắm nghía và chậm rãi trả lời ông Trầm:
- Thì họ là đàn bà, tôi đâu có phản đối điều đó. Nhưng anh phải xem xét cho kỹ, bọn mình đang sống trong một xã hội phong kiến, một xã hội mà người đàn bà không được quyền lên tiếng, không hễ có một chỗ đứng trong quan trường. Làm sao anh lật đổ được một tư tưởng có từ hàng nghìn năm nay?
Ông Trầm không nói gì, lẳng lặng nâng tách trà nóng lên, hớp thêm một ngụm nhỏ nữa. Chợt ông Tú Quyên “À” lên một tiếng rồi bỏ dở việc xem lan, đi thẳng tới bàn trà và ngồi xuống cái ghế trước mặt ông Trầm:
- Anh có nghe chuyện một mụ đàn bà nào đó tổ chức sòng “bầu cua tôm cá” ngay trong nhà của tay chế biến mủ của đồn điền cao su không?
Ông Trầm ngước lên nhìn, giọng ngạc nhiên:
- Không. Tưi không nghe nói chi cả.
Ông Tú Quyền tủm tỉm cười:
- Khá khen cho mụ đàn bà! Thân nữ nhỉ mà dám mở một sòng cờ bạc “bầu cua tôm cá". Nó làm tôi nhớ tới những chầu tổ tôm ở ngoài bắc, nhưng dân chơi tổ tôm chỉ toàn là nam giới, cấm có thấy một mụ đàn bả nào ngồi vào chầu!
Ông Trầm vẫn chưa hết ngạc nhiên:
- Rứa à? Mụ ta người ở mô mà dám tới đây mở sòng “bầu cua tôm cá”? Tay thầy cai ở làng tui ghét cờ bạc ghê gớm lắm. Ông ta biết ở nhà mô có cờ bạc là đem lính tới vây bắt liên. Rồi răng nữa?
Ông Tú Quyền vẫn còn mỉm cười:
- Mụ ta chơi gian lận, gom hết kỳ lương mới lãnh của mười mấy phu đồn điền. Rồi bất chợt một tiên nương xuất hiện. Tiên nương đặt tiền xuống và chơi đâu thắng đó. Tiên nương còn ra hiệu cho đám phu đồn điền đặt tiền theo minh. Đám phu đồn điền thắng đậm. Cuối cùng mụ đàn bà gian lận không còn một xu trong túi!
Ông Trầm khẽ cười theo:
- Hay thật. Cứ như là chuyện đời xưa.
Ông Tú Quyền cao giọng:
- Không, chuyện đời nay rõ ràng, vì tiên nương may mắn đó chính là con bé Mừng ở nhà anh chứ ai! Có mấy thằng phu thường tới quán nhà anh mua hàng, chúng nó nhận ra con bé Mừng nhà anh đấy.
Ông Trầm đặt vội tách trà xuống dĩa, nghe “cách” một cái. Ông trợn mắt lên và tỏ ra không thể nào tin được những lời nói của người bạn già của minh:
- Anh Tú, anh nói chuyện chi rứa? O Mừng nhà tui? Hắn tới sòng bạc, hắn thắng lớn và hắn đem về cho tui hai bụm tiền xu? A trời!
Rồi ông vỗ vỗ lên trán như đã hiểu ra:
- Rứa mà từ túi qua tới chừ hắn không chịu nói. Đây nì. Chuyện là ri ni.
Ông Trầm từ tốn kể lại cho ông Tú Quyền nghe toàn bộ mọi việc, từ lúc o Mừng và con bé Thùy phát hiện một tên trộm lén vào nhà, hai cô gái đã dũng cảm vọt chạy ra ngoài để rượt theo kẻ trộm đó. Khoảng một canh giờ sau, o Mừng về nhà và đưa cho bà vợ ông hai bụm tiên xu kêu xủng xoẻng. Nhưng tuyệt nhiên o Mừng không nói số tiên này ở đâu ra, làm vợ chồng ông cứ đinh ninh đây là tiên o Mừng lấy lại từ tay kẻ trộm.
Ông Trảm lắc đầu:
- Đàn bà thời nay khác xưa rất nhiều. Họ xông xáo, họ mạnh mẽ, và rồi đây họ sẽ không cúi mặt cun cút làm tôi làm mọi cho đám đàn ông bọn mình nữa mô.
Ông Tú Quyền tán thành:
- Anh nói đúng. Nhưng cái gì cũng phải từ từ cho phù hợp với mọi quy luật. Sự thay đổi cùng vậy. Ngày mai thì chưa chắc đâu, nhưng vài năm nữa thì có thể đấy.
Chợt hai ông bạn già ngồi im, bất động như đá, đỏng tai nghe. Hình như có tiếng phèng la, có tiếng mõ khua, có tiếng người la hét í ới. Hình như có nhà ai đang bị cháy.
Ông Tú Quyền và ông Trầm đứng bật dậy, cả hai cùng nói một lượt:
- Cháy nhà rồi!
Hai ông vội vàng bước ra ngoài cổng nhà ông Tú Quyền và nhìn thấy ngay một đám khói đen thui đang bốc thẳng lên trời. Dăm bảy người đàn ông đang chạy lịch bịch thẳng về hướng đó. Ông Tú Quyền với ông Trầm nhanh tay vén vạt áo dài, nhét vào lưng quân và vội vã chạy theo đám người trên kia.
Ngôi nhà đang bị cháy là nhà của một đôi vợ chồng cùng làm phu đồn điền. Giờ này chắc họ không có nhà. Cái chái bếp bốc lửa dữ dội, khói đen cuồn cuộn như muốn nuốt hết không khí chung quanh. Hơi nóng tỏa ra, tới nỗi khi ông Tú Quyền và ông Trầm bước lại gần, đứng cách đó vài mét mà mô hôi tươm ra dầm dề.
Một người đàn ông nói to:
- Tụi mình hè nhau múc nước đưới giếng lên! .. Tạt vô đám cháy đi bà con ơi!
Một người đàn ông khác giọng cũng to không kém:
- Còn gì nữa mà cứu? Chái bếp cháy hết rồi, lửa sắp lan lên nhà trên rồi!
Mọi người đứng bàn tán với nhau. Chọt, một phụ nữ khoảng ba mươi tuổi từ ngôi nhà gần đó ào ào chạy tới, miệng chị ta la hét thất thanh:
- Còn hai đứa nhỏ ở trong nhải Cứu hai đứa nhỏ ra! Cứu hai đứa nhỏ ra!
Đám đàn ông ngần ngại nhìn ngôi nhà sắp bị bà Hỏa nuốt chửng. Cũng có một hai người nhớm tới, nhưng rồi họ vội vàng bước thụt lui.
Người phụ nữ sốt ruột quá, chị ta lao tới, bất chấp làn hơi nóng dữ đội bao quanh mình. Giọng chị như muốn khóc:
- Đàn ông đàn ang mấy người chỉ là một lũ vô tích sự ! Thấy đứa nhỏ sắp chết cháy mà không cứu! Để chuyện đó con đàn bà này làm cho!
Nói rồi chị ta xông tới ngôi nhà hừng hực lửa, đạp mạnh vào cánh cửa tre cho nó bung ra. Rất may là cái chõng của đứa nhỏ kê ngay sát cánh cửa ra vào nên chị ta chồm người xuống, bưng đứa nhỏ một tuổi còn say ngủ lên, và ào chạy ra ngoài. Hành động của chị ta nhanh hơn cả một cải chớp mắt. Bởi vì chỉ sau một cái chớp mắt thôi, ông Trầm đã thấy người đàn bà chạy vào trong nhà và chạy ra với đứa trẻ trên tay. Đám đàn ông vội vàng xúm lại, đỡ lấy đứa bé.
Nhưng người đàn bà rướn người định quay trở lại, giọng khản đặc vì khói:
- Còn một đứa nữa! Còn thằng anh bốn tuổi nữa!
Lần này thì đám đàn ông níu chị ta lại, không cho chị ta làm liều nữa, vì lửa đã ngốn hết hai phần ngôi nhà rồi. Tro lửa bay tơi tả bốn hướng. Hơi nóng đã tỏa ra tới mức độ không ai chịu nối. Chị ta giãy giụa dưới những cánh tay mạnh mẽ của đám đàn ông:
- Tui phải cứu thằng anh nó! Thằng anh mới bốn tuổi!
Trong lúc đám đàn ông cố gắng níu kéo người phụ nữ, thi tiếng ai đó trong số khán giả đang đứng xem la lên rất to:
- Thằng anh nó hả? Thằng Cu Tí phải không? Nó kia kia! Nó đứng nơi bụi chuối nhà ông Sửu kia!
Tất cả mọi người, kể cả chị phụ nữ dũng cảm nọ đồng loạt quay đầu nhìn về hướng bụi chuối um tùm nhà ông Sửu. Có một thẳng nhỏ khoảng ba bốn tuổi đang đứng khóc tỉ tỉ, mặt mũi nó lem nhem bởi nước mắt và tro bếp.
Chị phụ nữ ré lên sung sướng:
- AI Đúng là thẳng Cu Tí rồi! Cảm ơn trời phật! Nó còn sống!
Chị ta a thần phù chạy tới chỗ thằng nhỏ và vác nó lên vai. Rồi cảm động quá, nước mắt chị ta cũng trào ra, giàn giụa trên mặt. Chị ta vác thẳng nó về nhà mình, theo sau chị ta là một phụ nữ khác ẳm đứa nhỏ một tuổi còn ngủ trên tay. Thêm vài người hàng xóm khác lục tục đi theo...
Ông Tú Quyền và ông Trầm quay trở về với ấm nước trả nguội lạnh và những giò lan mập mạp treo lủng lắng trên giản. Ông Tú Quyền phá tan không khí im lặng giữa hai người từ nãy tới giờ:
- Ấy chết, nước nguội hết rồi, để tôi đi nấu ấm khác.
Ông Trầm đặt tay lên nắp ấm để cản lại:
- Thôi, tui uống bấy nhiêu tách trà đủ rồi. Anh cứ ngắm lan đi. Có mấy giò lan trên tê sắp nở hoa rồi tế.
Ông Tú Quyền thở dài, hai tay xoa xoa vào nhau:
- Anh đang suy nghĩ chuyện xảy ra lúc nãy phải không?
Ông Trắm thú nhận:
- Phải. Tui cứ nghĩ mãi câu “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” của người xưa truyền lại. Câu nói ni, nếu đem vô hoàn cảnh vụ cháy nhà vừa rồi, thì trật ất hết. Hoàn toàn trật lất! Mười gã đàn ông không bằng một chị đàn bà. Mười gã đàn ông đứng run sợ nhìn lửa cháy trong khi chị đàn bà xông vô lửa, cứu được đứa nhỏ đem ra ngoài! Ôi chao ôi, răng mà nhục nhã cho đám đàn ông rứa!
Ông Tú Quyền im lặng, không biết nói sao hết.
Mà ông còn nói được câu gì để binh vực cho phe nam giới nữa. Sự thật rảnh rành ra đó. Ông đã nhìn thấy tận mắt một mụ đàn bà tay yếu chân mềm dám làm điều mà đám đàn ông không dám làm.
Ông Tú Quyền rờ tay lên ấm trả nguội, nói bâng quơ:
- Quan niệm của người xưa không phải lúc nào củng đúng. Đàn bà thi đàn bà. Họ cũng có những cái để giới mày râu chúng ta theo đó mà học hỏi. Phải không anh Trầm thân mến của tôi?
Ông Trầm nghĩ ngợi giây lát rồi gật đầu:
- Phải. Tui cũng định nói với anh câu nớ. Trong xã hội văn minh, đặc biệt là ở các xứ phương Tây, người ta coi trọng đàn bà... Không, coi trọng phụ nữ ghê lắm. Cho nên người ta thường gọi người phương Tây là “dân nịnh đầm.”
Ông Tú Quyền có vẻ thích thú:
- Vậy à? Vậy thì anh biết được chuyện gì, anh cứ kể cho tôi nghe đi. Tôi sẵn sàng cùng anh đàm đạo suốt cả buổi chiều nay.
Trong bữa cơm trưa, gia đình Sông Hương ngồi vây quanh bàn ăn, mạnh ai nấy gắp thức ăn và nhỏ nhẹ lùa cơm vô miệng. Bình thường cha Sông Hương cấm không cho ai nói chuyện trong bữa cơm, ông biểu, muốn nói lúc nào cứ nói, nhưng giờ ăn thì phải im lặng bữa ăn mang một không khí nghiêm trang như trong triều đình.
Suốt mười làm năm qua, chưa một ai dám vi phạm nội quy này.
Nhưng hôm nay ông cha có vẻ bứt rứt không yên. Không chỉ bà mẹ nhận ra điều đó, mà chị Mừng và Sông Hương cũng để ý thấy như vậy. Cứ gắp xong dăm ba đũa, ông lại thừ người suy nghi một chút. Thỉnh thoảng, ông giơ bàn tay cảm đũa lên như muốn nói câu gì. Rồi ông hạ đũa xuống và miễn cưỡng nhai tiếp.
Xong hết một chén cơm, theo thói quen, ông đưa chén cho chị Mừng bới thêm. Chị Mừng vội vàng chìa hai tay ra đón cái chén không của ông. Nhưng đột nhiên ông rụt chén lại và đứng lên một cách cương quyết:
- Thôi khỏi. Kể từ hôm ni, tau sẽ tự bới cơm lấy.
Ông đi vòng qua bên kia bàn, cảm vá, xúc một vá cơm đầu cho vô chén. Sau đó ông trở về chỗ ngồi
Và nét mặt ông có vẻ thư thái hơn lúc nãy.
Nhưng chị Mừng thi không thư thái. Quá lo âu, chị quên mất lệnh cấm, giọng run run hỏi cha Sông Hương:
- Thầy giận con phải không? Thầy giận chi xin thầy cứ nói, nhưng thầy cứ để con được phép hầu hạ cơm nước cho thầy.
Hình như cha Sông Hương cũng quên mất nội quy mà mình ban ra suốt mười lăm năm nay, ông khế khả nói bằng cái giọng trầm trầm quen thuộc:
- Thầy không giận mi, vì mi có làm chỉ cho thầy giận mô? Trái lại nữa là đằng khác. Thầy sống trong gia đình mình, ngôi nhà có ba phụ nữ và cả ba người thay nhau hầu hạ thầy. Trong lúc nớ, thầy không làm được một công việc chi có ích, suốt ngày chỉ đi rong gặp gỡ bạn bè. Hết bàn trà, sang tiệc rượu, cuối cùng lại giành nhau ngâm thơ hàng canh giờ liền. Thầy là một kẻ vô tích sự.
Sông Hương thảng thốt kêu lên:
- Thầy!
Nhưng trong đầu cô gái lại nghĩ: Răng hôm nay thầy nói đúng rứa?
Bà mẹ vẫn im lặng. Hình như bà mẹ cũng đang thầm nghĩ như con gái.
Ông sửa lại đôi đũa lại cho ngay ngắn, nói tiếp:
- Mới khi nãy, bên làng ông Tú Quyền có một đám cháy nhà. Hai vợ chồng cùng đi làm phu đồn điền. Hai đứa con ở nhà, gởi hàng xóm ngó chừng giùm. Thằng anh bốn tuổi vọc lửa trong bếp, gây ra cháy nhà, hoả+g quá chạy trốn. Còn thằng em mới một tuổi đang say ngủ, không biết chi hết. Chộ cháy nhà, đám đản ông trong làng kéo tới khoảng mười mấy người, trong đó có thầy và ông Tú Quyền. Nhưng cháy to quá, không ai dám bước lại gần. Rứa mà có một mụ đàn bà... một phụ nữ... nhà ở gần đó, chị ta lao vô trong lửa, bồng được đứa bé ra ngoài.
Bà mẹ kín đáo đưa tay lên xoa xoa ngực và lầm rầm cảm ơn trời phật. Ông cha ngưng một chút rồi tiếp tục:
- Té ra, một chục anh đàn ông không bằng một chị đàn bà... Sông Hương nì?
Cô gái e đè ngước mắt nhìn lên:
- Dạ.
- Thầy đồng ý với con, phụ nữ có thể làm được mọi việc của người đàn ông, thậm chí họ cỏ thể làm nhiều việc còn lớn lao hơn nửa. Chuyện xảy ra túi qua và sáng ni đã thay đổi tư tưởng của thầy. Kể từ nay thầy sẽ coi trọng người phụ nữ hơn.
Sông Hương nhoẽn miệng cười với cha.
Những nếp nhăn trên khuôn mặt bà mẹ cũng giãn đi rất nhiều. Ông cha gật gù:
- Thầy đã tin những lời ca ngợi mà các bạn trai của con dành cho phụ nữ. Thầy tin lắm rồi. Giờ đây, hình ảnh người phụ nữ trong mắt thấy rất đáng được trân trọng. Thầy nói rứa, con chịu chưa?
Và nụ cười tươi của Sông Hương thay cho câu trả lời thuyết phục nhất.
N.T.B.N (Hết tập 6 )
––––––––––––––––––––––––––––––
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top