Chương 52
Cũng buổi chiều hôm đó, bà mẹ Sông Hương biểu cô con gái cũng phải ngồi may cho xong chiếc áo dài theo đen cho người chú út. Toàn bộ chiếc áo đã được ráp lại hoàn hảo, Sông Hương chỉ còn phải luôn hai ống tay áo, luồn viên tà áo, luồn lai áo và kết nút nữa là người chú có thể mang về nhà mặc được.
Bị kim nhọn đâm vào ngón tay sáu lần, Sông Hương nhăn nhó với mẹ:
- Me! Răng con phải may áo dài cho chú? Thím mô? Răng thím không làm?
Bà mẹ Sông Hương dỗ dành con gái:
- Thím mới sanh con còn nhỏ quá, không thể ngồi lâu, đau lưng lắm. Chừ con rảnh thì con giúp chú thím một chút, ít ngày nữa chú cần mặc áo mới để lo công việc.
Cha Sông Hương nghe được câu phàn nàn của con gái. Thuơng em trai út, ông xếp cuốn sách lại, giọng gắt gỏng:
- Con gái con đứa chi mà lười nhác rứa? Đàn bà là phải công, ngôn, dung, hạnh. Công việc của đàn bà là vá may bếp núc, thu vén cửa nhà. Từ sáng tới chừ, thầy thấy con ngồi may chiếc áo cho chú út mà nhăn mặt nhăn mày hết mấy lần!
Bàn tay Sông Hương thoăn thoắt không ngừng, nhưng cô gái không chịu thua ông cha lạc hậu của mình. Cô nhắc lại những điều đã nghe Phan và Châu nói, hoặc chính cô mắt thấy trong thời đại tương lai qua chiếc gương thời gian:
- Phụ nữ không chỉ cắm mặt ở trong bếp mà còn phải xông xáo ra ngoài xã hội nữa chớ thầy.
Bà mẹ Sông Hương sợ ông chồng mình tức giận bèn nhắc nhở con gái:
- Con im đi. Con không được tranh cãi với thầy con.
Cha Sông Hương nhíu mày, nhìn cô con gái:
- "Phụ nữ"? Con học ở mô ra cái chữ "phụ nữ" rứa? Con nghe các bạn còn ở trường huyện nói phải không? Văn minh gớm hè...
Ông im lặng một chút rồi nói tiếp:
- Đàn bà chỉ là hạng chưn yếu tay mềm, làm chi được công việc lớn lao mà đòi xông xáo ra ngoài xã hội? Việc dân việc nước là dành cho đàn ông. Con thấy không? Bà vợ ông Tú xương chỉ "quanh năm buôn bán ở mom sông" chỉ để nuôi chồng ăn học thành tài đó thôi.
Sông Hương im lặng, cắm cúi vào từng đường kim mũi chỉ, nhưng cô gái cảm thấy buồn quá. Tại sao ở thời đại của cô, nữ giới không hề được coi trọng như nam giới? Chẳng lẽ nhiệm vụ của phụ nữ là "nuôi chồng"? Như me cô đó tề, bà phải quần quật từ sáng sớm tới tối mịt để thầy cô rảnh chân rảnh tay mà đi ngâm thơ uống rượu. Đàn ông như vậy có đáng được coi trọng hay không?
Sông Hương chợt hốt hoảng trước ý nghĩ quá táo bạo trong đầu mình. Cô gái sợ bà mẹ biết, sợ bà mẹ đọc được tư tưởng mình nên vội vàng quay đầu đi chỗ khác.
Ông cha Sông Hương thấy cô con gái rượu im lặng, tưởng đâu cô đang giận hờn, bèn xuống giọng chút xíu:
- Con là người có học, thầy biết con suy nghĩ văn minh hơn những người đàn bà khác, nhưng không có nghĩa là con phải làm theo đám da trắng mũi lõ tuyên truyền. Thầy cũng nghe nói ở xứ họ, đàn bà muốn làm chi cũng được. Nhưng ở xứ ta, điều nớ hoàn toàn không có.
Sông Hương gút chặt sợi chỉ, đưa sợi chỉ lên miệng và cắn đứt. Chiếc áo của người chú đã xong.
Cô gái đưa nó cho bà mẹ và thu dọn hết mọi thứ đang bày ra ở trước mặt. Cô đứng lên và nhắc lại câu mà Phan và Châu từng nói:
- Chính vì tư tưởng "trọng nam khinh nữ" mà nước Việt phải chịu đựng thời phong kiến thêm vài mươi năm nữa. Bởi vì trong xã hội này có rất nhiều phụ nữ tài năng xuất chúng, nhưng vua quan nhà Nguyễn không hề nhận ra!
Sông Hương bỏ đi lên gác xép trong lúc ông cha cô đứng bật dậy, sửng sốt gọi theo:
- Con nói năng chi rứa Sông Hương? Con nói chi mà vua quan nhà Nguyễn? Răng con phạm thượng rứa, Sông Hương?
Ông cha chán nản quăng cuốn sách xuống bàn.
Bà mẹ liếc xéo chồng:
- Ông thấy chưa? Đầu óc con gái chúng ta văn minh hơn ông. Nó không chịu được những tư tưởng
phong kiến của ông mô. Nếu ông cứ suốt ngày ngâm thơ uống rượu, ông sẽ không còn lẽ để cãi lại nó.
Ông cha thở dài, ngồi phịch xuống ghế. Không lẽ vợ ông nói đúng? Không lẽ con gái ông nói đúng?
Chà, đàn bà...
Không, phụ nữ thời nay ghê gớm thật!
Suốt buổi chiều, Phan và Châu phải sơn cho xong phần hàng rào mặt tiền của nhà nghỉ Thiên Nhiên. Hàng rào dài ngoằng với những thanh gỗ cao một mét hai, thanh này cách thanh kia một khoảng mười phân. Theo ông Đặng đề nghị, Phan sơn một màu, Châu son một màu. Châu "xí" sơn màu hồng nên Phan nhận sơn màu vàng. Ông Đặng nói, mình
làm dịch vụ du lịch, màu sắc tươi trẻ bắt mắt thì mới lôi cuốn được khách tới tham quan.
Lúc Kim Chi đạp xe tới chơi với Thùy, hai cậu trai đều biết.
Phan hất hàm về phía mái tóc đuôi ngựa đang phóng nhanh qua cổng, hỏi Châu:
- Thu Loan hả? Con nhỏ bị ngộ độc đồ ăn hôm trước hả?
Châu lắc đầu:
- Không. Kim Chi. Con nhỏ này xinh nhứt lớp của Thùy đó, nhưng học không giỏi lắm. Cuối năm nó chỉ được xếp loại Học sinh Trung bình.
Phan giơ bàn tay trái lên, búng cái tróc:
- À, nhớ rồi. Nhỏ Kim Chi của cậu. Có lần mình nghe Thùy nói như vậy. Người ta học không giỏi thì có làm sao? Trung bình thì có làm sao? Miễn xinh là được rồi.
Cái mặt Châu hơi nhăn nhăn:
- Công nhận là mình cũng thinh thích nó, nhưng học làng nhàng như vậy mấy đời mà thi đậu tốt nghiệp được? Sống ở vùng quê, con gái mà thi rớt thì chỉ có nước ở nhà "lống chầy" (*) thôi chứ biết làm gì? Quanh đây, có nhiều bà lên xe bông lúc mới mười tám, mười chín tuổi.
(*) lấy chồng
Phan bật cười khà khà:
- Cậu mà không nhanh tay thì em Kim Chi của cậu cũng đi theo con đường đó.
Châu làm mặt nghiêm:
- Kệ nó, nó muốn đi theo con đường nào cứ đi, mình không quan tâm.
Phan nhúng cây cọ vào lon sơn vàng, vừa cười hà hà vừa cố quét đều sơn lên trên thanh gỗ mỏng.
Tốc độ của cậu chậm hơn của Châu, nên có một khoảng ràng rào chỉ toàn những thanh gỗ màu hồng, chưa có màu vàng xen kẽ vô đó. Phan phải nhanh tay lên mới được, kẻo lại thua cậu ta một chầu gỏi đu đủ.
Khoảng nửa tiếng sau, hai cậu trai giật mình, ngưng tay sơn và cùng nhìn về hướng cánh cổng.
Tiếng guốc của dì Ngọc nện mạnh trên con đường trải sỏi nghe rào rạo. Vài con chim sẻ đi lững thững kiếm ăn gần đó vội bay vù lên cao. Chúng đảo cánh lượn một vòng rồi đậu xuống những nhánh tầm vông rung rinh trong nắng gió.
Châu chẳng buồn nhìn theo, cậu ta cúi xuống, bàn tay sơn thoăn thoắt và chép miệng nói:
- May là mẹ mình chẳng giống dì Ngọc một nét nào. Vậy mà mình cứ tưởng bà bán bánh mì trước cổng trường mình là kinh khiếp nhất - người bả cứ nung núc như một khoanh thịt ba rọi. Nhưng được cái bà nói năng ngọt ngào như củ khoai lang lùi tro.
"Con ăn gì đây? Patê chả hay giăm bông?", "Con ăn ổ ba ngàn hén?"
Phan phì cười trước giọng nhái nheo nhéo của Châu:
- Thì nghệ thuật buôn bán mà. Phải ngọt ngào với khách hàng chớ. Ăn nói như dì Ngọc chỉ có ma mới tới mua.
Châu lắc đầu:
- Hổng dám đâu. Loại ma như "bóng ma rừng" cũng sợ bả hết hồn.
Nhắc tới bóng ma rừng, Phan và Châu cùng im lặng, suy nghĩ tới cuộc phiêu lưu hồi hộp vừa qua.
Không biết giờ này người nghĩa quân tên Quyết Thắng đang làm gì? Anh ta vẫn còn nấn ná với ông Giảng hay đã khăn gói về quê? Sống giữa thời chiến tranh chống Pháp, những con người nhà quê chất phác sao tội nghiệp quá. Tư tưởng của họ rất mộc mạc, nhưng lý tưởng của họ thật cao đẹp...
Phan và Châu vẫn cắm củi vào công trình của mình, họ cố sức quét sơn cho thật đều. Họ định bụng chỉ quét một nước sơn cho khỏi hao, miễn nó đừng nham nhở quá là được rồi. Châu bắt đầu cảm thấy mỏi lưng. Cậu ta thả cây cọ vào lon sơn, đứng thẳng người lên và vặn vẹo thân mình sang bên trái rồi sang bên phải. Chợt cậu ta gọi Phan nho nhỏ:
- Ê, Kim Chi đạp xe chạy ra kìa. Ủa, sao mặt mũi quạu đeo dzậy? Bộ hai đứa nó lại giận nhau nữa rồi hả? Tụi này thiệt...
Đúng như nhận xét của Châu, cô nhỏ Kim Chi rất xinh. Vóc người cô nhon nhon, mái tóc suông cột đuôi ngựa phất phơ theo nhịp đạp xe. Cách ăn mặc của cô cũng một không kém, áo thun sát nách và quần jeans bó. Nhìn Kim Chi ai nói đó là con gái xã Phước Hòa chớ? Đâu khác gì so với mấy nhỏ trong lớp Chín cũ của Phan? Nhiều khi còn cao điểm hơn.
Nhưng chắc là Kim Chi với Thùy giận nhau thiệt rồi. Cái mặt cô nhỏ nặng chình chịch như cái bánh bò nhúng nước. Hai hàng lông mày chau lại chứng tỏ cô nhỏ đang bực tức ghê gớm. Kiểu này ai mà đúng láng cháng trước mặt, dám cô nhỏ bật ra tiếng chửi liền cho coi! Con gái thường là vậy đó!
Châu cầm chai nước suối đưa lên
miệng tu một hơi dài. Nước chảy ròng ròng xuống cái cổ đỏ từng
của cậu. Châu đưa cánh tay quẹt ngang cằm rồi nói:
- Làm nhanh đi Phan, tối nay tụi mình còn đi chơi nữa.
Phan ngạc nhiên:
- Ủa, sao hôm nay có cái vụ đi chơi tối vậy? Tức là mình qua bên Sông Hương chơi như mọi khi hả?
Châu cười mỉm chỉ với vẻ bí mật:
- Thôi khỏi, hôm nay nghỉ qua bên đó một bữa. Tụi mình đi chơi xa. Bốn đứa mình chở nhau đi hát karaoke ở trên Phú Giáo.
Phan càng kinh ngạc hơn:
- Đi hát karaoke? Cậu có bị nóng đầu không vậy Châu? Đúng sơn dưới nắng hơi bị lâu nên đầu cậu ẩm rồi hả?
Châu gạt bàn tay Phan định sờ lên trán cậu ra:
- Gì mà ấm đầu? Hôm nay sinh nhật mình mà, đi hát karaoke và ăn kem ba màu không được sao?
Phan khoái chí quá, la lên:
- Ối cha cha, hôm nay sinh nhật cậu thiệt hả? Vậy là cậu hơn mình khoảng ba tháng đó. Cuối tháng chín mới tới sinh nhật của mình. Hề hề, tối nay mình được hát karaoke, được ăn kem miễn phí. Đã quá ta ơi! Cậu Châu này sang thiệt!
Châu nhún vai, ra vẻ đó là chuyện nhỏ:
- Một năm mới có một lần, với lại mình đã chuẩn bị cho sinh nhật từ sau Tết lận. Mình cất dành toàn bộ tiền lì xì của mình, rồi tiền nhuận bút mỗi khi có hình đăng báo, rồi tiền khách tham quan "bo" cho nữa. Không nhiêu đầu, nhưng đủ để bốn đứa mình ăn chơi xả láng.
Phan cảm thấy hăng hái lên, bàn tay cậu quét sơn nhanh hơn:
- Vậy mình phải cố gắng thanh toán hết mười thanh gỗ tụt hậu này. Nếu không kịp nữa, chắc mình hẹn sang ngày mai quá.
Châu an ủi bạn:
- Đừng lo. Nếu cậu không kịp, ngày mai mình sẽ tiếp sức cậu.
Có tiếng sỏi kêu lạo xạo ở bên trong vườn, Châu và Phan ngước lên thấy Sông Hương và Thùy sóng vai nhau đi tới hai cậu trai. Thùy cầm một tô nhựa đựng trái cây, cô nói to:
- Hai anh làm xong chưa? Nghỉ một chút giải lao nè. Mẹ biểu em mang trái cây ra cho hai anh đó.
Phan vẫn sơn lia sơn lịa:
- Anh không nghỉ tay được đâu. Anh phải hoàn thành phần việc của mình trước khi đi hát karaoke với Châu.
Thùy đặt cái tô nhựa trên trụ chính của hàng rào:
- À, tối nay anh Châu mừng sinh nhật của ảnh đó mà . Cũng, chẳng quan trọng gì lắm đâu. Anh cứ nghỉ tay đi, sáng mai em phụ cho.
Thấy ai cũng đòi giúp đỡ mình, Phan bèn buông cây cọ rồi chùi tay vào cái khăn cũ nãy giờ được nằm phơi nắng trên cỏ. Cậu đi tới chỗ Châu, Sông Hương và Thúy đứng nói chuyện dưới bóng râm của cây bông sứ màu trắng.
Những bóng nắng tròn nhảy nhót quanh chân bốn bạn trẻ. Bông sứ trắng rụng ngổn ngang dưới đất. Mùi thơm bông sử dìu dịu và thoang thoảng.
Mỗi buổi sáng, chạy bộ cùng Châu tới đây, cứ "nghe" mùi bông sứ là Phan lại nhớ tới con đường biệt thự mà cậu thường đạp xe ngang mỗi ngày. Trong nhóm bạn của Phan, thằng Vĩnh Đạt mê tơi mùi bông hồng vì nhà nó có trồng mấy bụi hồng đỏ trên ban công. Thằng Nhựt Tân khoái mùi trà tàu, chắc có lẽ ông nội nó và ba nó thích uống trà tàu lúc sáng sớm. Thằng Hoàng Hải ghiền mùi sôcôla, nó nói mỗi ngày nó phải xơi một thanh sôcôla thì mới chịu được. Thằng Hồ Lê lúc nào cũng "thủ" chai dầu gió trong túi. Nó chịu mùi dầu gió mới kỳ. Còn Phan chỉ thích hít hà mùi bống sứ, cái mùi dễ thương chi lạ.
Thùy đưa cho Phan một trái táo Trung Quốc, vỏ hồng phơn phớt. Cô cắt ngang luồng tư tưởng của Phan bằng giọng nói ríu rít:
- Anh ăn thử trái này đi. Nó không bở và chua như loại mẹ mua ở chợ Phước Hòa mấy lần trước.
Phan cầm lấy, thổi thổi vào trái táo vài cái rối cắn "rốp" ngon lành. Cậu nhai miếng táo giòn rụm và nói với Thùy:
- Ừ, loại táo này ngon nè. Giòn và ngọt.
Sông Hương nhai nhỏ nhẹ và đưa trái táo lên ngắm nghía:
- Tui chưa hề được ăn trái mô như trái ni. Thức ăn sang trọng chỉ dành cho người Pháp mà thôi. Còn người Việt, quanh đi quẩn lại chỉ có chuối, thơm, đu đủ, cóc, ổi, mận... Tui nghe nói ở trong cung vua ăn uống sang trọng hơn. Người hoàng tộc được ăn tất cả những món ăn của người Pháp.
Rồi Sông Hương cầm trái lê đường Trung quốc màu vàng nhạt lên hỏi:
- Trái ni là trái chi?
Thùy ân cần trả lời:
- Trái lê đó. Người ta gọi nó là lê đường vì nó ngọt lịm như đường. Loại này thì giòn hết chỗ chê.
Chị ăn hết trái táo đi, rồi chị ăn thử trái lê coi.
Phan quay qua nhìn Châu:
- Châu, cậu nói chương trình ăn mừng sinh nhật của cậu cho mọi người nghe đi. Duyệt được không?
Châu thụi nhẹ lên vai Phan:
- Cậu này chảnh quá, được mời sinh nhật còn đòi duyệt chương trình của người ta nữa. Thì dzậy đó, ăn cơm tối som sớm một chút, tụi mình đi hát karaoke tới tám giờ, sau đó đi ăn kem ba màu tới chín giờ. Giờ đó Sông Hương đi ngủ là vừa rồi.
Không khuya lắm đâu, đừng lo.
Sông Hương lên tiếng thắc mắc:
- Nhưng mừng sinh nhật là cái chi rứa? Đi "hát ả đào" ở mô?
Ba anh em bật cười khi nghe cô gái hiểu lầm đi hát karaoke thành đi hát... ả đào. Châu có tài nhái giọng bèn giả giọng Bắc, bắt chước chơi một bài hát ả đào trên ti vi:
Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc... Tom chát tom tom chát...
Nợ tang bồng vay trả trả vay. Tom chát tom tom chát...
Chí làm trai nam bắc đông tây... Tom chat tom tom chát...
Cho phỉ sức vẫy vùng núi bốn bể. Tom chát tom tom chát...
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử... Tom chat tom tom chát...
Lưu thủ đan tâm chiếu hắn thanh...tom tom chát...
Phan và Thủy cười ngả cười nghiêng, Còn Sông Hương đang kinh ngạc, tròn mắt ra nhìn hết người này sang người kia:
- Cái chi rứa? Châu nói cái chi kỳ cục rứa? Răng mọi người cười rứa?
Thùy cố nín cười, giải thích để Sông Hương hiểu:
- Hát karaoke không phải là hát ả đào đâu. Tụi mình vô quán karaoke. Ở đó có một tivi rất to, trên màn hình có dòng chữ, có tiếng nhạc. Tụi mình sẽ coi dòng chữ đó mà hát theo điệu nhạc. Vui lắm. Hát xong được chấm điểm nữa. Ai có số điểm cao nhất
được chủ quan khuyến mãi một lon Coca.
Sông Hương thở dài:
- Tui vẫn chưa hiểu. Thôi để túi ni tụi mình tới cái quán nớ rồi tui quan sát coi nó ra răng. Còn "mừng sinh nhật" là chi? Tại sao phải mừng sinh nhật của Châu?
Chủ nhân buổi tiệc sinh nhật vội vàng trả lời:
- Sinh nhật là ngày sinh của mình. Mỗi năm, tới ngày sinh, người ta tổ chức tiệc sinh nhật để đánh
dấu người ta thêm được một tuổi lớn. Hoặc có thể họ chẳng đánh dấu gì hết, nó chỉ là cái cớ để họ họp mặt, ăn uống và vui chơi. Tối nay tụi mình cũng vậy, thằng Châu này chỉ mượn cớ ngày sinh nhật để mời Phan, Thùy và Sông Hương đi hát karaoke, và đi ăn kem với thằng Châu này thôi.
Thùy nhe răng cười hì hì:
- Ngu gì không đi, phải không chị Sông Hương?
Sông Hương vẫn còn chút gì bối rối. Cô hết nhìn Phan rồi nhìn Châu:
- Rứa là tụi mình dẫn nhau vô quán nước? Được không? Họ có cho phép con gái đi vô quán không?
Thùy làm bộ gần xỉu trước câu hỏi đó:
- Chời chời. Sao không được? Mình mà không vô, chủ quán khóc méo mặt luôn. Vì mình không vô nghĩa là họ không có doanh thu, không có lời.
Phan nói với Sông Hương:
- Phụ nữ thời mình được làm bất cứ điều gì họ muốn. Nam nữ bình quyền mà. Đừng hòng cấm họ làm cái này, cấm họ làm cái kia. Họ đã đoàn kết lại, trường kỳ đấu tranh, nhiều khi hy sinh cả tính mạng, để có được quyền tự chủ như một người đàn ông. Đôi khi tự chủ còn hơn một người đàn ông nữa.
Sông Hương bứt một lá bông sứ, buồn buồn nói:
- Các bạn nói thì tui nghe hay lắm, nhưng thầy tui mới rầy rà tui đó tề. Tuy ông không thuộc loại người "trọng nam khinh nữ", ông vẫn cho rằng đám đàn bà chủ yếu tay mềm, chẳng làm chi được, chỉ có một việc là làm lụng nuôi chồng mà thoi.
Châu nói to:
- Nếu phụ nữ là phái yếu, thì đàn ông là phái mạnh. Đúng không? Phái mạnh mà để phái yếu "nuôi ăn" cả đời à? Vậy coi sao được? Vậy thì đó chỉ là những kẻ trây lười và hèn nhát!
Thùy thỏ thẻ, giọng ngọt như mía lùi, giống hệt giọng các cô điện thoại viên trong đài 1080:
- Chị Sông Hương nghe em nói nè. Bây giờ nam và nữ bình đẳng với nhau rồi, ngang hàng với nhau rồi. Thậm chí trong tình yêu, phụ nữ chỉ lấy chồng là người mà họ yêu. Không hề có chuyện ép buộc, "chamẹ đặt đâu con ngồi đó" đâu nha. Có nhiều câu ca dao cho thấy sự chống đối những tục lệ cổ hũ và nặng tính phong kiến. Để coi... Khi xưa ai ép duyên bà? Bây giờ bà già, bà ép duyên tui? Ờ... em chỉ nhớ có dzậy thôi.
Châu tiếp tục nhồi thêm tư tưởng mới vào óc Sông Hương:
- Nếu cha bạn còn nhắc lại đề tài này nữa, bạn hãy nói với cha bạn điều này. Ngày nay phụ nữ hoạt động xã hội không kém gì đàn ông. Họ cũng làm chính trị như ai. Cựu thủ tướng nước Anh là "bà đầm thép" Thatcher đó. Tổng thống Philippines cũng là một phụ nữ, bà Arroyo. Còn Tổng thống Sri Lanka là bà Chandrika Kumaratunga. Ở nước mình, hiện nay Phó Chủ tịch nước cũng là một phụ nữ.
Thùy kết luận một câu:
- Vậy tối nay chị cứ đàng hoàng đi vô quán nước với em, không có gì ngại ngùng hết. Chị cứ lầm nhẩm trong bụng câu này: "Mình là con người của thế kỷ hăm mốt, mình có quyền làm bất cứ điều gì mình thích". Nhớ nổi câu đó không?
Sông Hương nghe lời Thùy, lẩm nhẩm:
- Mình là con người của thế kỷ hăm mốt, mình có quyền làm bất cứ điều gì mình thích.
Phan và Châu cùng vỗ tay với vẻ kịch tính y hệt nghệ sĩ Thành Lộc:
- Hay lắm. Hay lắm.
Châu thêm một câu cuối cùng:
- Như vậy mới đáng mặt nữ nhi chớ. Vậy nhớ tối này nghe Sông Hương? Bạn ăn cơm sớm hén, qua đây chơi lúc sáu giờ hén? Tụi mình sẽ đi chơi tới chín giờ về. Bạn nhớ xin phép cha mẹ bạn đi, kẻo bị ăn chổi lông gà đó.
Nghe Châu hăm dọa Sông Hương sẽ bị "ăn chổi lông gà", mọi người túc cười quá, bèn cười lên thiệt to. Châu suýt bị mắc nghẹn vì con cười này.
Phan ăn xong trái lê đường, chùi tay vô cái khăn cũ rồi cáo lỗi mọi người để sơn tiếp vài thanh gỗ Hai cô gái bưng cái tổ nhựa còn lại đúng một trái táo hồng đi vô trong nhà. Sông Hương hỏi Thùy một câu mà nãy giờ Cô không dám hỏi:
- Túi ni, đi tới quán đông người, tụi mình ăn mặc cái chi?
Thùy khoát tay:
- Ở đó người ta bận tùm lum. Có lẽ tối nay tụi mình bận áo thun quần jeans cho gọn. Lát nữa vô nhà, em sẽ lấy cho chị một cái quần jeans thun màu nâu, bận với áo thun màu cà phê sữa hợp lắm.
Chỉ mấy phút sau, Thùy từ trong phòng riêng đem ra cho Sông Huơng cái áo thun cà phê sữa với cái quần jeans thun nâu. Bà Phương xách một giỏ đồ hộp, tình cờ đi ngang, thấy vậy mỉm cười:
- Chuẩn bị đi ăn sinh nhật Châu tối nay hả?
Hai cô gái cùng "dạ". Bà Phương dặn dò tiếp trước khi rẽ vô trong bếp:
- Lát nữa Thùy lo dọn cơm sớm nghe con?
Thùy nhanh nhảu:
- Mẹ đừng lo. Tắm xong là con dọn cơm liền.
Sau đó, Thùy tiễn Sông Hương lên gác xép rồi cô xuống đi tắm trước khi hai anh trai cô vào dành cuối cùng phòng tắm. Gia đình có tới hai phòng tắm lận, nhưng ông Phan và ông Châu khoái dành phòng tắm bên trong vì nó có bông sen nước lạnh lẫn bông sen nước nóng. Còn phòng tắm bên ngoài chỉ có bông sen nước lạnh mà thôi. Thùy tin rằng Phan sẽ nhường cho Châu vào phòng tắm bên trong. Chớ sao nữa, hôm nay sinh nhật của người ta mà. Hôm nay người ta làm "chủ xị", chắc người ta sắp bị hao tốn cả trăm ngàn chớ không ít hơn đầu nghe!
Thùy mỉm cười một mình khi nghĩ tới số tiền lì xì dành dụm của Châu sắp tiêu tan thành mây khói.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top