Chương 36
Tại nhà nghỉ Thiên Nhiên...
Trong đoàn khách du lịch mới đến có một vị khách đặt biệt: đó là một em bé mới thôi nôi. Em bé chưa biết đứng, chỉ mới bò bò trên sàn nên mẹ em bé cứ ẵm trên tay suốt.
Mẹ em bé là một phụ nữ trẻ đẹp, khoảng hăm tám. Chị rầu rĩ tâm sự với Thùy:
- Bé Bi còn nhỏ quá, chị đâu có muốm ẵm nó đi chơi. Tại bà nội mới về nước, bà đòi đi du lịch và đòi anh chị ẵm bé Bi theo cho bằng được. Chớ đi như vầy cực quá. Suốt ngày chỉ giữ bé Bi thì tham quan cái nỗi gì?
Thùy đề nghị:
- Không sao. Khi nào chị bận hoặc chỉ muốn đi tham quan với đoàn thì cứ đưa bé Bi đây. Em tình nguyện giữ cho.
Mẹ em bé sáng mắt lên:
- Thiệt hả? Ờ, em ráng giúp chị đi, rồi chị sẽ thù lao thêm cho em.
Thùy mỉm cười:
- Em phục vụ miễn phí thôi, nhưng nếu chị muốn "bo" thì em không từ chối. Mẹ em bé như trút được gánh nặng. Chị trao bé Bi cho Thùy và hớn hở đi nhanh lên lầu, chuẩn bị quần áo đi tham quan cùng với mọi người.
Châu nhái giọng Thùy:
- Nếu chị muốn "bo" thì em không từ chối.
Phan cười ha hà làm Thùy cũng cười theo:
- Chớ sao? Làm như có một mình anh biết kiếm tiền xài vặt chắc?
Nói xong, Thùy ăm em bé đi thẳng ra ngoài sân trước. Từ lúc nhận trách nhiệm giữ bé Bi, bất đắc dĩ Thùy phải làm lơ cô bạn ở bên kia chiếc gương gian. Thùy không còn thời gian rảnh rỗi để xếp con thú bằng giấy cho Sông Hương nữa. Hầu như mẹ em bé giao phó cho Thùy giữ nó suốt hai ngày qua. Chị ta rất "sung" đi chơi - có lẽ vì muốn bù lại những tháng ngày ru rú trong nhà chăm con mọn.
Được một cái, bé Bị rất ngoan và dễ thương. Nó ít khóc nhè. Ăn no bụng là đòi ra ngoài sân trước chơi, đòi ngồi xích đu tiên, đòi ngồi trên xe Jeep. Lúc nào buồn ngủ thì cụp mắt xuống, ê a trong miệng một hồi và ngủ thiếp đi. Tuy mang tiếng bận bịu giữ em bé, Thùy cảm thấy không cực khổ lắm. Cô nghĩ, sáng mai họ lên đường rồi, khỏe re thôi. Trong túi mình rủng rỉnh có thêm chút tiền xài vặt, cho anh Châu sáng mắt ra.
Trong hai ngày qua, Phan và Châu vẫn thay Thùy xếp những con thú nhỏ bằng giấy cho Sông Hương. Họ rủ Thùy qua bên kia chiếc gương mấy lần, lần nào cô cũng từ chối vì bận giữ em bé. Còn buổi tối? Sau khi bé Bi được trả về cho mẹ nó? Thùy mệt đừ người tới nỗi cô không muốn đi đâu! Thùy nói với hai anh trai:
- Sáng mai đoàn khách này đi rồi, em sẽ rảnh rang hơn và muốn đi đâu cũng được. Nói thiệt với hai anh nghe, ẵm em bé mới hai ngày mà em sợ con nít quá!
Tội nghiệp Thùy. Đúng là dịch vụ ngoài giờ, nên khách hàng là thượng đế!
Trong hai ngày qua, Thùy hoàn toàn "lạc hậu" với tin thời sự mới nhất. Kể cả Phan và Châu, hai cậu cũng không biết gì hết. Chẳng ai ngờ rằng họ sắp bị hại bởi một cậu trai sống cách họ tới một trăm năm.
Từ khi biết con gái bà Huế có ba người bạn là học sinh trường huyện, trong lòng Hiếu nảy sinh mối ác cảm ngấm ngầm. Cậu ta ganh tị thì đúng hơn. Gia cảnh cậu ta khá giả, tía má đủ sức cho cậu ta lên trường huyện vậy mà cậu ta vẫn lẹt đẹt ngôi trường trong làng. Ngó lên không bằng ai, ngó xuống ai cùng hơn mình. Nếu Hiếu cũng được đi học trường huyện thì cậu ta sẽ là "vua xếp đồ chơi giấy" ở làng này.
Bên cạnh đó, Hiếu còn một cục tức khác nổi đầy trong bụng. Cậu ta tức anh ách vào buổi sáng cậu ta bị ba người lạ chặn đường và hăm dọa. Bọn nó là ai mà dám ăn hiếp thằng Hiếu con ông Mười Tân chứ? Hừ, bọn nó có ba đứa, nhìn mặt thì cũng trạc tuổi cậu ta thôi, nhưng điều bộ phách lối quá. Bọn nó là con nhà giàu phải không? Bọn nó là học sinh trường huyện phải không? Trường huyện thì trường huyện, tưởng muốn ăn hiếp ai cũng được hả?
Thốt nhiên Hiếu liên tưởng ba người bạn của con gái bà Huế với ba kẻ lạ mặt xuất hiện bất ngờ trong làng cậu ta. Hai trai một gái. Đúng rồi. Chắc chắn bọn nó chỉ là một thôi.
Nhưng tại sao bọn nó cương quyết đòi lại con cò giấy màu đỏ? Trong khi bà Huế phân phát khơi khơi mờ có giấy cho biết bao nhiêu người dân ở làng bên đó? Đã cho đi một trăm con cò, sao lại muốn đòi lại một con cò? Tại sao? Tại vì họ có một điều gì đó mời ám, một điều gì đó mà họ không muốn người dân ở làng thằng Hiếu biết chứ sao!
Thằng Hiếu vỗ đùi một cái "bép":
- Bọn mày cứ tưởng thằng Hiếu này ngu si lắm. Rồi thằng Hiếu này sẽ cho bọn mày thấy trí thông minh của nó. Giấy đẹp của bọn mày là giấy ăn cắp. Và chắc chắn bọn mày ăn cắp của người Pháp. Thằng Hiếu này đi gặp mã tà ngay.
Nói là làm, thằng Hiếu xỏ chân vô đôi dép cao su, nhanh nhẹn bước ra đường.
Cậu ta xăm xăm đi về phía đồn mã tà ở đầu làng.
Ông Mười Tân có đứa cháu ruột tên Bính, đi lính mã tà được vài năm nay. Bình thuộc loại người "thượng đội, hạ đạp" cho nên không mấy ai ưa anh ta. Chỗ nào dễ ăn thì Bính chạy tới trước, chỗ nào gian khó thì Bính rụt lại đằng sau. Gặp dân đen là Bính quát tháo cho đã cuống họng, gặp người có chức có tước là Bính chắp tay "dạ dạ" luôn miệng, hàm răng muốn rớt xuống đất.
Lúc Hiếu tới đồn mã tà, cậu ta thấy người anh họ của mình đang ngồi ngáp ruồi.
Trong một ngày yên tĩnh như ngày hôm đó, công việc chủ yếu của đám lính mã tà địa phương là "ngủ gật". Ngủ sao thì ngủ, miễn có một con mắt mở ra là được. Do đó, một con mắt của Bính mở ra nhằm lúc Hiếu thò đầu vào.
Hiếu hí hửng:
- Anh Bính!
Bính hả miệng ngáp, mở luôn con mắt thứ hai ra:
- Gì đó mậy?
Hiếu nhìn quanh:
- Ủa, anh trực có một mình hả? Đồn lính gì mà vắng hoe?
Bính ậm ừ trong miệng:
- Bộ quởn (*) lắm hay sao mà mày tới đây chơi dzậy? Có chuyện gì khẩn cấp hông?
(*) Rảnh rỗi
Hiếu lại gần người anh họ:
- Anh Bính, tui có một nghi vấn muốn nhờ anh điều tra. Vụ này mà anh làm được, mấy ông quan Tây thăng chức cho anh liền.
Nghe nói tới hai chữ "thăng chức", cặp mắt Bính sáng rỡ lên. Hai năm nay đi lính mã tà, Bính cứ mang chức "bét gièm cùi bắp" hoài. Nhục nhã ghê gớm. Họ hàng gặp mặt Bính là thay nhau hỏi thăm, chừng nào mày được lên làm thầy cai, thầy đội? Kỳ này mà được lên chức, Bính sẽ kêu tía má anh ta thui nguyên con bê, để đãi đằng bà con lối xóm, để nở mặt nở mày giữa đám họ hàng.
Bình lắc lắc cái đầu cho tỉnh ngủ:
- Đâu? Nghi vấn gi? Nói nghe coi?
Hiếu hạ giọng cho câu chuyện có vẻ quan trọng hơn :
- Mấy hôm nay anh có biết vụ quán mụ Huế tặng cho mỗi khách hàng một con có giấy không?
- Biết.
Hiếu nheo nheo con mắt:
- Mà anh đã thấy mặt mũi con cò giấy đó chưa?
- Thấy rồi. Đủ màu sắc hết ráo. Xanh, đỏ, vàng, tím. Ở nhà tao cũng có vài con. Thằng Giáp treo toòng teng quanh phòng ngoài.
Hiếu hỏi gặng:
- Anh có để ý tới tờ giấy dùng để xếp con có không? Loại giấy cực tốt. Rất bóng. Rất đẹp. Và anh có nghĩ rằng đó là giấy ăn cắp không?
Bính sửng sốt:
- Giấy ăn cắp hả? Ờ hén. Đúng rồi. Giấy bóng đẹp lắm.
Rồi Bính gật gù ra vẻ hiểu rõ vấn đề:
- Thì ra con mụ Huế ăn cắp giấy má của quan Tây. Nhưng mày có nghi vấn gì thì mày cứ nói hết ra cho tao nghe đi.
Hiếu bắt đầu kể cho Bính nghe từng chi tiết một. Cậu ta không giấu chuyện cậu ta lẻn vô quán mụ Huế ăn cắp một con có giấy màu đỏ vì gà nhà còn không nỡ đá nhau, huống gì anh em một dòng họ. Hiếu nhấn mạnh tới sự xuất hiện của ba thiếu niên trẻ, học sinh trường huyện, và đặt nghi vấn rằng họ đã ăn cắp giấy màu của người Pháp để học môn thủ công, và sau đó đem cho đứa con gái mụ Huế.
Hiếu kết luận:
- Việc sắp tới là việc của anh. Anh phải tìm cách truy cho ra ba đứa nó, bắt tụi nó thú nhận sự thực là đã ăn cắp. Ngay sau đó chức thầy đội sẽ lọt vào tay anh.
Bính hùng hùng hổ hổ:
- Để đó tao. Đó là việc của tao. Sau này, nếu tao được thăng chức, đó cũng nhờ công lao của mày. Còn bây giờ mày về đi, đừng để ai biết mày tới đây
nghen.
Đợi Hiếu đi khuất, Bính quay vô phòng trong, kêu người lính mã tà thứ hai đang ngủ:
- E, tía thằng Tèo, dậy đi cha!
Tía thằng Tèo bật ngay dậy:
- Hả? Điểm danh hả? Kiểm tra đồn hả? Sếp Tây tới hả?
Bính đội nón lên đầu, cắp theo cái mã tấu bên hông:
- Chẳng có ai tới kiểm tra hết, nhưng tao muốn đi tuần một vòng quanh làng. Mày ở nhà lo canh chừng đồn đó.
Nói xong, Bính te te đi thẳng với bộ điều quan trọng ra phết. Tía thằng Tèo nhìn theo, lầm bầm chửi:
- Thằng quỷ, làm như nó là cha mình. Mắc mớ gì mà hôm nay siêng năng dữ vậy? Đòi đi tuần một mình. Hừ, mọi ngày thiên lôi có giáng xuống nó cũng chưa muốn xách đít đi. Bính lội bộ thêm một quãng đường nữa là qua tới làng bên kia. Anh ta khệnh khạng bước vào quán mẹ Sông Hương, tay lăm lăm cái mã tấu sáng ngời.
Lúc đó, hai mẹ con đang đứng sau cái bàn nước, nói chuyện linh tinh với nhau. Thấy có người vào quán, hai mẹ con cùng ngước lên.
Nhìn vẻ đằng đằng sát khí trên bộ mặt bặm trợn của Bính, Sông Hương giật mình, bước lui và núp sau lưng mẹ cô. Bà mẹ cố giữ vẻ bình tĩnh, nói bằng giọng run run:
- Chào quan. Quan muốn mua chi?
Bính đặt mạnh cây mã tấu xuống bàn nghe một cái "rầm", lấy giọng uy quyền:
- Mụ già kia, tạo không mua gì hết. Tao chỉ muốn mày trả lời vài câu hỏi của tao mà thôi. Và trả lời cho thiệt. Ăn gian nói dối thì chết đó con!
Mẹ Sông Hương xanh mặt Thôi rồi! Kiểu ni là có liên quan tới "hội kín" rồi! Bà đã dặn dò chồng nhiều lần, có đi chơi đông đi chơi tây thì cũng phải về nhà ngủ. Đừng ngủ lang nhà bạn nhà bè mà thiên hạ nghi mình tham gia "hội kín". Coi chừng có ngày ở tù mọt gông! Chừ quan mã tà lặn lội tới đây hạch sách, rứa là đúng chuyện ni rồi!
Bà mẹ líu lưỡi, lấp ba lấp bấp trả lời:
- Dạ, dạ, thưa quan. Quan cứ hỏi... tui biết cái chi thì tui trả lời cái đó. Tui không dám nói dối mô.
Bình chỉ vào mấy con thú bằng giấy treo đầy quán, trên những sợi dây thép:
- Có người chỉ điểm cho tao biết, loại giấy mà mày dùng để xếp con cò và con rái cá, là giấy ăn cắp của người Pháp. Có ba đứa nhóc đã ăn cắp giấy tốt của quan Tây, để cung cấp cho đứa con gái của mày. Ba đứa nhóc đó đâu? Hai đứa con trai, một đứa con gái! Lôi đầu bọn nó tới đây cho tao!
Hú hồn hú vía! Không phải chuyện "hội kín"! Bà mẹ Sông Hương liếc nhìn cô con gái của bà:
- Người mô ác nhân ác đúc mà vu oan cho tui ăn cấp giấy của quan Tây rứa? Tui mua giấy ni ở chợ huyện rành rành. Còn bạn bè của con gái tui hả? Hắn có nhiều bạn lắm, tui không nhớ hết mặt mũi đứa mô ra đứa mô!
Bính đấm mạnh xuống mặt bàn:
- Mày tưởng mày ngon lắm hả? Nhiều bạn quá nhớ không hết hả? Chỉ có ba đứa nhỏ, hai trai một gái mà không nhớ nổi hả? Tao sẽ có cách làm cho mày nhớ!
Bà mẹ Sông Hương chắp tay van xin:
- Quan ơi, nói thiệt quan thương, tui buôn bán đầu tắt mặt túi, khổ sở nhọc nhằn,nhưng tui là con người lương thiện. Tui không tham lam, không ăn cắp. Xin quan xét lại cho tui được nhờ.
Bính điên tiết lên, anh ta vung cây mã tấu, gạt mạnh mớ đồ tạp hóa trên ngăn kệ cho nó rớt xuống đất. Tiếng đổ bể loảng xoảng làm Sông Hương giật mình, dúm đó sau lưng bà mẹ.
Bính quát to:
- Đừng lấp liếm với tao! Tao biết hết rồi! Ngày mai, nếu mày và con gái mày không giao nộp ba đứa nhóc ăn cắp giấy cho tao thì cả nhà mày sẽ bị đeo gông đeo cùm mà ngôi nhà đá! Mày nghe rõ chưa? Hạn chót của tạo là ngày mai đó!
Bính hùng hổ xả mã tấu vào mép bàn một nhát, mảnh gỗ hình tam giác văng ra ngoài, rớt xuống gần bậc thềm đất.
Bà mẹ Sông Hương rùng mình:
- Thưa quan... tui có biết chi mô...
Nhưng Bình đã quay lưng và khệnh khạng bước ra ngoài. Cây mã tấu trên tay anh ta vung loang loáng lam lũ con nít hiếu kỳ ré lên, bỏ chạy tán loạn.
Đám người lớn tò mò đứng nhìn vô trong, thì thào bàn tán dăm ba câu và rồi cũng tản đi hết. Phía trước nhà Sông Hương chợt vắng tanh vắng ngắt.
Bà mẹ rầu rĩ hỏi Sông Hương:
- Chừ làm răng đây con? Bạn của con, tụi hắn có ăn cắp giấy má chi của quan Tây không?
Sông Hương mím môi với vẻ giận dữ:
- Tây với u.Trong thời của họ làm chi mà còn Tây với u?
Bà mẹ ngạc nhiên:
- Con nói chi? Thời của họ là thời mô ?
Sông Hương chớp chớp mắt, cô nói lảng đi:
- Ba người bạn của con rất tốt, và nhà họ cũng rất giàu. Không đợi mô họ đi ăn cắp đồ của ai, me ơi.
Vẻ mặt bà mẹ đau khổ:
- Thì me biết rồi... nhưng ngày mai thằng lính mã tà hắn tới, hắn không thấy ba người bạn của con đây, dám hắn còng đầu me con mình đem nhốt vô nhà đá lắm. Nếu các bạn còn là người ngay thẳng, con cứ biểu tại hắn tới đây cho thằng lính mã tà gặp mặt. Sông Hương lặng thinh suy nghĩ, cuối cùng cô gật đầu:
- Thôi mẹ đừng lo. Để con nhắn tin cho ba người bạn của con biết. Họ rất tốt. Con chắc chắn họ sẽ tới giúp mình.
Bà mẹ Sông Hương vẫn chưa yên bụng. Bà thở dài một tiếng to rồi quay về phía chị Mừng đang đứng lấp ló nơi cửa phòng trong:
- Mừng ơi, mi ra đây, dọn dẹp sạch sẽ ở ngoài ni hỉ. Cái chi bể rồi thì gom lại, bỏ hết thùng rác. Cái chi còn nguyên thì xếp lại lên trên kệ.
- Dạ.
Chị Mừng cầm chổi đi ra. Chị nhỏ nhẹ hỏi:
- Có chuyện chi rứa, thưa cô?
Bà mẹ Sông Hương thở dài:
- Không dưng thằng lính mã tà tới vu cáo cái nhà ni hè nhau đi ăn cắp đồ của Tây. Thiệt là... họa vô đơn chí. Ông cha hắn lại đi chơi mất biệt mấy ngày này. Trăng gió, gió trăng. Tau hỏi mi, cứ thơ thơ thẩn thẩn có té ra được hột gạo mô không?
Chị Mừng nói đỡ cho cha Sông Hương:
- Tính thầy rứa rồi, nói năng chi được cô ơi.
Bà mẹ cũng lúi húi ngồi bên cạnh chị để giúp đỡ, để thì thào kể chuyện lại cho chị nghe. Sông Hương nhẹ nhàng bước chân lên gác xép mà lòng cô thì nặng trĩu như treo cả ngàn cân. Thiệt sự cô không muốn Phan, Châu và Thùy bị liên lụy trong vụ này. Nhưng nếu họ không xuất hiện để nói chuyện với thằng lính mã tà, sự việc tồi tệ rồi sẽ xảy ra cho
gia đình cô.
Và Sông Hương xăm xăm đi thẳng tới chỗ chiếc gương thời gian...
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top