chi tiết dạng hộp

47) Trình bày những yêu cầu kỹ thuật chủ yếu ,vật liệu và phôi khi gia công chi tiết dạng hộp

Yêu cầu kỹ thuật của chi tiết dạng hộp:

+ Độ không phẳng và độ không song song của các bề mặt chính trong khoảng 0,05 - 0,1mm trên toàn bộ chiều dài. Độ nhám bề mặt của chúng từ Ra = 5 - 1,25

+ Các lỗ có độ chính xác cấp 1 - 3 và độ nhám bề mặt Ra = 2,5 - 0,63 đôi khi cần đạt 0,32 - 0,16, sai số hình dáng của các lỗ là 0,5 - 0,7 dung sai đường kính lỗ.

+ Dung sai khoảng cách tâm của các lỗ phụ thuộc vào chức năng làm việc của bản thân các lỗ đó

+ Dung sai độ không đồng tâm giữa các lỗ bằng 1/2 dung sai đường kính lỗ nhỏ nhất.

Độ không vuông góc giữa mặt đầu và tâm lỗ trong khoảng 0,01 - 0,05 mm trên 100 mm bán kính.

Vật liệu và phương pháp chế tạo phôi

Vật liệu để chế tạo các chi tiết hộp thường dùng là gang xám, thộp đúc, hợp kim nhôm và những thép tấm để hàn.

Tùy theo điều kiện làm việc, số lượng hộp và vật liệu mà phôi được chế tạo bằng các phương pháp khác nhau. Phổ biến nhất là phôi gang đúc, phôi thép đúc, phôi hợp kim nhôm đúc, trong một số trường hợp người ta dùng phôi dập, phôi hàn.

* Phôi đúc bao gồm cả phôi gang, thép hoặc hợp kim nhôm là những loại phôi phổ biến nhất để chế tạo các chi tiết dạng hộp. Thường dùng các phương pháp đúc sau để chế tạo phôi đúc:

- Đúc gang trong khuôn cát, mẫu gỗ, làm khuôn bằng tay. Phương pháp này cho độ chính xác thấp, lượng dư gia công cắt gọt lớn, năng suất thấp, đòi hỏi trình độ công nhân cao. Phương pháp này thích hợp đối với dạng sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ.

- Đúc gang trong khuôn cát, mẫu kim loại, làm khuôn bằng máy. Phương pháp này cho độ chính xác cao, lượng dư gia công cắt gọt nhỏ. Phương pháp này thích hợp đối với dạng sản xuất hàng loạt và hàng khối.

- Đúc trong khuôn vỏ mỏng thì chi tiết đúc ra đạt độ chính xác 0,3 _ 0,6 mm, tính chất cơ học tốt. Phương pháp này dùng trong hàng loạt lớn và hàng khối nhưng thường chỉ dùng để đúc các chi tiết hộp cỡ nhỏ.

- Đúc áp lực có thể tạo nên các chi tiết hộp cỡ nhỏ có hình thù phức tạp.

ở những chỗ gấp khúc của hộp cần phải có góc lượn, các hốc bên trong cần được làm sạch, các mặt canh và đáy cần sạch và phẳng. Vật đúc ra không được có vết lứt, rỗ và các khuyết tật khác

Các chi tiết hộp đúc ra thường nguội không đều, gõy ra biến dạng nhiệt và ứng suất dư. Cho nên cần cú biện pháp khử ứng suất dư trước khi gia công cắt gọt.

* Phôi hàn được chế tạo từ thộp tấm rồi hàn lại thành hộp. Loại này được dùng trong sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ và sẽ rút ngắn được thời gian chuẩn bị phôi, đạt hiệu quả kinh tế cao (so với phôi đúc). Phôi hàn cú 2 kiểu:

- Kiểu thô: Hàn các tấm thộp lại thành hộp rồi mới gia công.

- Kiểu tinh: hàn các tấm thép đó đã được gia công sơ bộ các bề mặt cần thiết thành hộp, sau đó mới gia công tinh lại

Sử dụng phôi hàn sẽ rút ngắn được thời gian chuẩn bị phôi, đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên dùng phôi hàn thường gặp khó khăn khi khử ứng suất dư

Phôi dập được dùng với các chi tiết hộp nhỏ có hình thù không phức tạp ở dạng sản xuất loạt lớn và hàng khối. Đối với thép có thể dập nóng còn đối với kim loại màu có thể dập nguội. Phương pháp này tạo được cơ tính tốt và đạt năng suất cao

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #tới