Chỉ Tay Lên Trời

Chỉ Tay Lên Trời

Lên xe khách.

 Nội đã khuất.

 Tôi đuổi theo những thứ vô tình, vô hình bằng một chuyến xe chở theo cả nén hương lạnh lẽo vì chưa cháy... Chỉ mình tôi với bộ đồ đen được là lượt và cái cà vạt cũng đen mượt với vẻ hào nhoáng và lịch lãm… Tôi muốn nhanh được nhìn thấy khuôn mặt nội và đôi tay gầy biết bao lần chỉ lên trời… Tôi muốn mình mặc một bộ vải xô đi đưa tang Nội, nhưng thời gian… Ngày và đêm dài vô tận. Mặt trời hâm nóng những mái nhà, hâm nóng cả những linh hồn được chôn cất, cháy, đêm lạnh mưa mùa xuân khiến thứ ánh sáng xanh lang thang trong nghĩa địa hiện rõ rồi dập dờn, chấp chới như trẻ con chạy nhảy… Ông nội tôi cũng đi ra đồng, yên nghỉ và có lẽ cũng đang dần hóa về với tuổi thơ, chạy nhảy như thế rồi bé chắt lại, đầu thai vào một thể xác bé bỏng vô tình vô tội, vô tính và không còn nhìn trời theo cách cũ…

Bà Thu khóc, trong cái ô tô to đùng này thì không có cái mảnh dẻ nào tốt hơn bộ đồ được chỉn chu của ông chồng. Phấn son.

-Trời ơi dơ..!

Ông Phước kéo áo rồi kêu. Mắt ông cũng đang chớp chớp nhiều lần.

Không phải bỗng chốc hai vợ chồng ông như vậy. Nghe tin cái, cô Thủy nói là cô về đến quê rồi. Cô là em thứ hai, còn bà Thu là cả nhưng là con nhặt về lúc mười tuổi, sau khi người anh cả bị chết  hồi bốn tuổi, mất xác lạ lùng, quanh quẩn trước cửa nhà mà chết. Cô gọi cho vợ chồng bà tin bố ốm nặng e là không qua khỏi. Còn mấy mụ em dâu thì cứ nằng nặc đòi ông ở nhà vì họ nghĩ ông chỉ bị ốm nhẹ, chỉ vài ngúp canh gà là khỏe lại.

Lúc cô Thủy mới về. Cô Bình, vợ chú Tư đang ngồi gặm gắm mấy miếng cánh gà, sai thằng Dương “mày bưng bát canh cho ông đi rồi về rửa bát”. Thấy cô Thủy về thì niềm nở lắm, thế nhưng chẳng mời cơm lấy nửa lời. Bê mâm cơn xuống bếp, đặt chềnh ềnh giữa nhà để bắt thằng Dương rửa. Cô Thủy biết tin bố ốm thì bưng bát canh gà nhạt đi sang căn nhà cũ kế bên, nơi ông Hợi ở. Thấy bố nằm liệt giường thì tức khắc bát canh nguội ngắt rơi xuống đất, vỡ tan và canh gà ngấm dần vào đất hết. Cô Thủy chạy vào thành giường, nhẹ đỡ bố dậy rồi mắt ngấn lệ, miệng lí nhí hỏi “bố ốm lâu chưa?” Ông Hợi chậm chãi và ngắt quãng “cho tao ra sân!” sau khi cô Thủy cố dìu ông ra sân thì ông ngẩng mặt lên, tay phải chỉ lên trời. Vành tai ông rung rung, cựa cựa, chẳng nói được câu nào.

Ấy là lúc già cả, ốm yếu. Xưa nay ai mà không biết ông Hợi Lợn chỉ tay như vậy và chửi đời một cách cay nghiệt.

Mẹ chạy sang nhà thím Tám với nhà thím Sim, cả ba ồn ào chạy ra sân, chửi bới bá Thủy rồi dìu ông vào nhà. Bá Thủy thì gọi điện, lát sau có một bác xe ôm đến. Bá định đưa ông vào bệnh viện, nơi cách nhà tôi những 38km.

-Anh có về không, cái bà chị Thủy nhà anh nó đòi đưa ông đi đây này.

-sao thế?

-Ông cảm nhẹ, thế mà cái con đó nó đòi đưa ông đi. Anh về đây mà xem.

-cảm nhẹ thì để ông ở nhà được rồi. Cảm nặng thì đưa ông đi bệnh viện đấy. Anh còn làm nốt tháng trên này. Sao lúc nào cũng nói chị như thế, em điên à? Chẳng nhẽ anh lại tát cho một phát.

Nói rồi bố tôi tắt điện thoại một cách bực bội. Ngoài sân, thím Sim với thím Tám đã lôi được bá Thủy ra bờ ao trước nhà. Ông xe ôm không nhịn được những hình ảnh với cách cư xử như vậy, tát cho mỗi người một phát rồi chở bá Thủy đi. Vừa đi, bá vừa chửi “những cái tình đọng lại nội ao rồi cũng cạn, nhô xương thằng anh cả cái nhà này lên. Ao đục, ốp cái ao vào mái nhà mà ở…”

Cũng có khi vì cái linh thiêng nơi đáy ao nông ấy mà cái gia đình lớn này gặp bao tai ương. Điều xúc phạm thần tiên của ông chỉ làm mọi điều thêm căng thẳng và trầm trọng. Chẳng thờ, chẳng thiêng. Chẳng kiêng, chẳng lành. Con trai sống trong mảnh đất này cũng lần lượt về với đất hết. Còn lại heo hắt cái chiếu đơn phải phơi lưng với nắng trời mà làm lụng cả ngày. Bản tính ác độc lâu năm tăng thêm từng cấp như mèo mả lâu dần thành tinh. Không đi xa nhà là chết.

Lúc thì cãi nhau, lúc thì hùa vào đả kích ông. Ví như hôm nay đó, lôi cả thành viên trong gia đình ra ao, nếu không có sự can thiệp chắc là mọi chuyện đã đi xa lắm rồi.

Bác hai về, đi ô tô to lắm, cái xe mầu trắng chạy êm du vào ngõ, dừng ở bờ ao rồi hai bác chạy vào. Bác Thu chạy lao vào nhà ông nội, mặt khóc thản thiết, bác Phước thì cũng hớt hải, nhưng nhìn ra vẫn thầy cái vẻ điềm đạm nào đó, khó hiểu.

Mẹ tôi đi vắng, hai thím chạy ùa ra, vừa chạy vừa chửi.

-Con Thu đâu rồi? con mụ Thu đâu rồi, vợ chồng chúng mày còn vẫn vác cái xác mặt dày về đây cơ à.

Đó là thím Tám hỏi. Thím Sim chạy ra đến cửa bếp, tay cầm cây đũa cả, tay chỉ trỏ mà hỏi:

-Vợ chồng nhà mày chẳng có cái phận sự cóc gì mà về đây vơ vào. Cái mặt thớt mặt mẹt còn có cái ích cái lời, cái mặt chúng mày thì về được cái gì… Làm được cái gì, cái loại mặt cóc…

Hai bác im lặng, hàng xóm kéo đến nghe dần một đông. Bác Phước cõng ông đi ra đến cửa thì thím Tám lao vào tát bác, bác tránh được. Bác Thu nắm chặt tay thím Tám thì thím Sim bên kia lao vào túm tóc bác Phước.

-Mày không mang ngay bố tao vào nhà, tao giết.

Bá Thu quay sang kéo tay thím Sim ra thì thím Tám lại được dịp túm tóc bác Thu, Bốn người cứ giằng co nhau cho đến bờ ao thì hai thím lôi cả mớ tóc bá Thu, chẳng kịp níu kéo, cả ba cũng ngã tỏm xuống ao. Chẳng còn chửi bới điên đảo, thay vào đó là vùng vẫy, túm tóc nhau dưới ao sâu. Thế lại may, chết thì chắc cả ba không chết đuối được. Còn cả làng quây vào xem nữa. Không ai can, họ chẳng thèm động vào để rồi rách việc ra. Cứ đứng mà xem thôi. Có cụ Thảng thì nhẹ giọng khuyên.

-Chúng mày cũng già hết với nhau rồi, cũng sống vì con vì cái chứ sống cho riêng ai.

-Nhưng mà không chịu được…

Thím Sim hét lên, điên. Tôi thực chưa biết đến cái gia đình nào lại hoang đường, điên loạn như cái gia đình này.

Bác Phước đặt ông ngồi ngay ngắn trong ô tô thì chạy lại bờ ao. Cúi xuống, nắm tay vợ mình, lôi lên bờ.

-Em có sao không?

Mấy thìm kéo áo bá Thu, cúc đứt hết, hở cả áo con ra, tóc rối bù, ướt nhoét.

Mấy thím bới tay, túm mấy ngọng cỏ rồi cũng trèo được lên bờ. Nhăn mặt mà kéo áo. Túm tóc và đấm, tát, chửi rủa.

Hàng xóm láng giềng  đứng nghe, xem… Đám thanh niên quay phim nãy giờ.

Thím Sim chạy vào nhà, lôi con dao bầu ra. Mắt nhìn dại dại rồi thì chửi.

-Chúng mày cứ đợi đó. Tao giết!...

Thím Tám đứng thở hổn hển. Vẻ béo đến 80 cân ấy chẳng được cái nước mẹ gì.

Dân làng đổ dồn những ánh mắt vào người đàn bà cầm con dao bầu. Thủ thế né tránh…. Đám thanh niên hét toáng lên, chạy tứ phía, loạn. Mấy anh thanh niên còn hốt, chẳng dám làm gì, bình thường còn không muốn động huống chi một người gần như điên dại kia.

Chạy được năm bảy bước, ra đến bờ ao thì ngã vật ra, lộn xuống ao, rồi lồm cồm bò lên bờ. Gào thét, cái giọng đã khàn và lạc đi.

-Đừng có kéo tao…

Nghe xong cái, dân làng chạy không còn một ai. Ô tô thì đã đi được một quãng, còi tuýt tuýt trước khi rẽ qua những quãng ngoặt gấp, nhỏ. Đủng đỉnh đi thôi, chẳng vội.

Giờ tôi mới ngó thấy bé Hương nhà thím Sim đang khóc ré lên, chắc là khóc nãy giờ. Cái Thắm con dì Tám cứ kêu ị ị như cấm khẩu. Bệnh cũ tái phát.

 Mấy con chó nhà bên thì chẳng con nào sủa. Nghe đâu xa, chứ chuyện ma đầy mạng truyền thông. Phần có thật, phần không có thật. Xung quanh cuộc sống thiếu gì.

Mãi chiều, cô Bình mới đi chợ về, thấy nhà vắng ngắt thì hỏi chuyện. Nghe xong cũng điên điên một thoáng rồi nằm liệt ra giường. Thằng Dương lúc lúc lại được gọi đến để sai bảo. Bưng nước, bưng cháo, canh… Mọi chuyện cũng có vẻ yên ắng cho đến nhập nhoạng tối.

Dương đứng gần bờ ao, lưng ngả ra phía sau. Cách vài phút chân lại rê rê đi như có ai kéo. Cô Bình gọi mãi không thưa, Cứ ấm ứ trong họng. Phút chốc lại rê rê cái chân gần ao hơn.

Đâu phải lần đầu. Đó là cái danh của làng rồi. Mãi cho tới bờ ao thì Dương mới “ơi” lên một tiếng rồi chạy về nhà.

Từ ngày ông đi, ma quỉ hoành hành nhiều hơn. Cái Thắm bỗng dưng cấm khẩu như ngày trước. Chẳng rõ lí do. Thường thì ông Hợi chỉ cần xoa đầu là nó lại nói được. Mỗi ngày xoa xoa một chút đến hết vụ lúa là nó bình thường.

Tự dưng ông lại đi.

Nguyên nhân rõ ràng là ông Hợi đi khỏi mảnh đất này, mọi thứ không như trước.

Lần này, con quỷ nước, có vẻ như còn quỷ nước mạnh hơn. Dẫn thằng Dương ra mép nước, Cố kéo nó xuống, nhưng mẹ nó lại gọi được nó lại.

Ba nàng dâu không chống lại được với cả dòng tộc đầy linh khí ở mảnh đất này. Cô Bình nhìn lên trời, lặng người đi. Cô không muốn thấy cảnh này nữa. Cô muốn “tán tứ ngay cái linh khí  trời này đi, nhưng không đươc. Tán người đi vậy…”

-Ông mày chết rồi, máy có đi viếng thì cắp đít đi, tao không cản.

Nói xong, nước mắt thằng Dương cứ thế tuôn ra, nó lớn rồi, cũng mười sáu tuổi rồi chứ ít đâu. Nghe tin ông nội mất. Hơn nữa, cái giọng tỉnh khô của mẹ làm cậu chạnh lòng.

Cô Bình lại dặn.

-Mày đi xe khách xuống Hà x rồi mua vé máy bay vào đó, tao bảo cái Tư đưa mày đi. Nó từng đi, cũng biết nhà rồi.

-Mẹ không đi há?

-Tao đi làm gì, đi thì cái nhà này ai chăm.

-Thế còn em Thắm nữa ạ, mẹ?

-Để đó tao chữa. Ông mày chết rồi còn đâu mà chữa. Điều gì làm được thì cứ phải làm thôi. Chuyện đã đến nước này rồi. Mày đi rồi đừng có về đây nữa.

Thế là thằng Dương khoác ba lô đi…

Điều nó nhìn thấy trước mắt không giống như những gì mẹ nó nói.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #hoang#khang