Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của Doanh nghiệp
<P class=MsoNormal><B><I>Câu III/4: Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của Doanh nghiệp</I></B></P>
<P class=MsoNormal><B>1. Chi phí sản xuất kinh doanh </B></P>
<P class=MsoNormal>- Thực hiện các mục tiêu của kinh doanh, DN phải bỏ ra những chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất kinh doanh của DN là biểu bằng tiền của các yếu tố phục vụ cho quá trình sản xuất và kinh doanh của DN trong một thời kỳ nhất định. </P>
<P class=MsoNormal>- Chi phí mà DN bỏ ra bao gồm chi phí cho việc sản xuất sản phẩm, chi phí tổ chức tiêu thụ sản phẩm và những khoản tiền thuế gián thu nộp cho nhà nước theo luật thuế quy định (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụđặc biệt, thuế xuất nhập khẩu ...). Tuy nhiên, các DN thuộc các ngành kinh tế kỹ thuật khác nhau thì nội dung cơ cấu chi phí sẽ không giống nhau. Điều quan trọng đối với tất cả các DN là phải luôn quan tâm đến tiết kiệm chi phí vì nếu chi phí không hợp lý, không đúng với thực tế của nó đều gây ra những trở ngại trong quản lý và đều giảm lợi nhuận của DN. </P>
<P class=MsoNormal>- Vấn đề đặt ra cho các DN là phải kiểm soát được chi phí sản xuất kinh doanh, đảm bảo tiết kiệm chi phí. Muốn tiết kiệm chi phí, DN phải tính toán trước mọi chi phí sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch, phải xây dựng được ý thức thường xuyên tiết kiệm để đạt được mục tiêu kinh doanh mà DN đề ra. Cần phân biệt rõ các loại chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh để tăng cường công tác kiểm tra giám sát đối với từng loại chi phí đó. </P>
<P class=MsoNormal><B>2. Giá thành sản phẩm của Doanh nghiệp</B></P>
<P class=MsoNormal>- Giá thành sản phẩm của một DN biểu hiện chi phí cá biệt của DN để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giữa chi phí sản xuất sản phẩm và giá thành sản phẩm có sự giống nhau và khác nhau. Chi phí sản xuất hợp thành giá thành sản phẩm nhưng không phải toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ đều được tính vào giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm chỉ biểu hiện lượng chi phí để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm hay một khối lượng sản phẩm.Còn chi phí sản xuất và tiêu thụ thể hiện số chi phí mà DN đã bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ trong một thời kỳ nhất định. </P>
<P class=MsoNormal>- Trong kinh doanh, DN phải dự kiến giá thành sản phẩm và đề ra các biện pháp thực hiện dự kiến đó, hay nói cách khác, DN phải tiến hành xây dựng kế hoạch giá thành. Trong công tác quản lý các hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu giá thành giữ vai trò quan trọng và được thể hiện trên các mặt sau: </P>
<P class=MsoNormal> + Giá thành là thước đo mức chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của DN, là căn cứđể xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh. </P>
<P class=MsoNormal> + Giá thành là một công cụ quan trọng của DN để kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả các biện pháp tổ chức, kỹ thuật.</P>
<P class=MsoNormal>- Do đó, trong quá trình kinh doanh các DN đều quan tâm đến việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Việc hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa to lớn: là một trong những nhân tố tạo điều kiện thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm, trực tiếp tăng lợi nhuận của DN, tạo điều kiện cho DN mở rộng quy mô sản xuất... Từ đó DN phải tìm mọi biện pháp để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm như: áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất; tổ chức và sử dụng con người một cách hợp lý nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm của DN, tổ chức quản lý tốt sản xuất kinh doanh và quản lý TC. Nhờ vào việc bố trí hợp lý các khâu sản xuất có thể hạn chế sự lãng phí nguyên liệu, giảm thấp tỷ lệ sản phẩm hỏng; tổ chức sử dụng hợp lý đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu tránh được những tổn thất trong sản xuất... Việc giảm chi phí sản xuất góp phần tích cực đến hạ giá thành sản phẩm của DN. </P>
<P class=MsoNormal><B>Câu IV/1: Đối tượng, công cụ của thị trường TC</B></P>
<P class=MsoNormal>- Thị trường TC thể hiện rất nhạy cảm mọi hoạt động của các thị trường hàng hoá và dịch vụ. Nó được ví như là thị trường phái sinh từ nền kinh tế thực, nó đo lường và phản ảnh hiệu quả kinh doanh và hiện trạng của nền kinh tế thực. Thị trường TC ra đời đã làm đa dạng hoá và phức tạp hoá mọi hoạt động TC. </P>
<P class=MsoNormal>- Thị trường TC không chỉ chịu ảnh hưởng của nền kinh tế mà nó còn gây ra nhiều tác động đến sự phát triển của nền kinh tế. Vì thế, nó có vai trò nhất định đối với sự vận hành kinh tế và trở thành công cụ đắc lực giúp nhà nước quản lý có hiệu quả nền kinh tế. </P>
<P class=MsoNormal>- Trong cơ chế thị trường, hoạt động kinh tế không chỉ bao gồm các mối quan hệ cung cầu về hàng hoá mà còn xuất hiện quan hệ cung cầu về tiền tệ. Quan hệ này xuất hiện tất yếu dẫn đến nhu cầu vận động nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, chủ yếu diễn ra trên thị trường TC. Thuật ngữ "thị trường TC" được sử dụng để phân biệt thị trường mua bán, giao dịch các loại chứng khoán (tài sản TC)với các thị trường khác (thị trường hàng hoá, thị trường sức lao động,...). </P>
<P class=MsoNormal>- Nếu "thị trường hàng hoá hữu hình" mua bán các loại sản vật cụ thể, nhìn thấy được, sờ được (lúa, gạo, cafê,...), thì thị trường TC là nơi mua bán các loại hàng hoá theo đúng tên gọi đặc trưng của nó: đó là TC. Đây là loại tài sản vô hình với giá trị của nó không liên quan gì đến đặc tính và vật thể của hàng hoá đó, giá trị của nó dựa vào trái quyền hợp phát trên một lợi ích tương lai nào đó. </P>
<P class=MsoNormal>- Hàng hoá của thị trường TC là những loại hình thay thế tiền mặt. Để có nó, người ta đem tiền mặt đi đổi bằng các hình thức như: mua, ký gửi, cho vay,... Sở dĩ người ta làm như vậy là vì nó tạo ra lãi suất mà tiền mặt không làm được. Khi thị trường TC phát triển, người ta dễ dàng đem chuyển đổi những loại hàng hoá đó trở thành tiền mặt. Xã hội ngày càng phát triển thì người ta càng thích cất giữ những loại hàng hoá thay cho tiền mặt bởi lẽ nó cũng là tiền nhưng lại sinh lãi trong mỗi ngày. </P>
<P class=MsoNormal>- Như vậy, ta có thể rút ra được khái niệm về thị trường TC: Thị trường TC là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các tài sản TC.</P>
<P class=MsoNormal><I> + Đối tượng của thị trường TC:</I> là những nguồn cung cầu về vốn trong xã hội của các chủ thể kinh tế như Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các định chế TC trung gian và công chúng </P>
<P class=MsoNormal> + <I>Công cụ của thị trường TC</I>: đây là nguồn sống cho hoạt động của thị trường, bao gồm: công trái nhà nước, chứng khoán do doanh nghiệp phát hành, trái phiếu công ty, trái phiếu của các định chế TC trung gian và các loại giấy tờ có giá khác: séc, kỳ phiếu,... </P>
<P class=MsoNormal> + <I>Chủ thể của thị trường TC</I>: đây là những pháp nhần và thể nhân đại diện cho những nguồn cung và cầu về vốn tham gia trên thị trường TC. </P>
<P class=MsoNormal> </P>
<P class=MsoNormal> </P>
<P class=MsoNormal> </P>
<P class=MsoNormal> </P>
<P class=MsoNormal> </P>
<P class=MsoNormal> </P>
<P class=MsoNormal> </P>
<P class=MsoNormal> </P>
<P class=MsoNormal> </P>
<P class=MsoNormal> </P>
<P class=MsoNormal> </P>
<P class=MsoNormal> </P>
<P class=MsoNormal> </P>
<P class=MsoNormal> </P>
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top