Chí Phèo
Trong kho tàng văn học Việt Nam đã có không ít tác phẩm viết về sự tàn bạo và bất công đối với số phận của con người. Nếu trong thi phẩm “ Tự Tình II” của nhà thơ Hồ Xuân Hương là bóng dáng của một người chịu kiếp chồng chung, cuộc đời làm vợ lẻ nếm trải nhiều cô đơn và thiệt thòi.Thì dưới ngòi bút của nhà văn hiện thực Nam Cao, tác phẩm “Chí Phèo” như một vở kịch được dựng lên về số phận bi thảm của người nông dân nghèo, bị xã hội phong kiến thực dân tàn phá về tâm hồn, hủy diệt cả nhân tính, nhưng đồng thời tác phẩm vẫn đề cao và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người.
Có thể nói Chí Phèo là nhân vật thể hiện rõ nhất cái nhìn mới mẻ của nhà văn Nam Cao về người nông dân trước cách mạng tháng 8/1945. Mở đầu tác phẩm bằng tiếng chửi một cách bất ngờ, nhà văn Nam Cao đã giới thiệu nhân vật đầy ấn tượng, tiếng chửi của Chí Phèo không chỉ thể hiện tâm trạng bi phẫn ,cùng cực của Chí mà còn là một hình thức giao tiếp thể hiện khát khao đầy chua xót muốn được đối xử như một con người bình thường. Vốn là một đứa trẻ mồ côi không cha, không mẹ được người dân làng chuyền tay nhau nuôi lớn, lớn lên thì lại làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Sống trong hoàn cảnh bất hạnh, không được sự dạy dỗ, yêu thương của cha mẹ nhưng Chí Phèo vẫn có phẩm chất hiền lành, chất phác và một trái tim lương thiện,giàu lòng tự trọng vô cùng đáng quý. Lòng tự trong đó được thể hiện rõ trong trích đoạn” Hắn thấy nhục hơn là thích,huống hồ lại sợ.Quả thật ,từ khi biết rằng con vợ chủ sai hắn làm 1 việc không chính đáng,hắn vừa làm vừa run.Không làm không được;mọi việc trong nhà,quyền bà ba.Chứ hắn,hắn có lòng nào đâu” , bản tính thật thà, cốt cách cao quý là thế nhưng chỉ vì sự ghen tuông mù quáng của Bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào con đường tù ngục.
Bảy, tám năm sau, Chí Phèo ra tù, khác hẳn với con người hiền lành trước, giờ đây Chí Phèo xuất hiện với hình ảnh :cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, mặt thì đen mà rất cơng cơng đầy những nét lằn ngang, lằn dọc, hai mắt gườm gườm, ngực thì đầy nét chạm trổ, tính tình lại vô cùng du côn, triền miên trong cơn say, hết đập phá, chửi bới lại phá phách, rạch mặt ăn vạ ở khắp nơi. Qua sự miêu tả tài tình của nhà văn Nam Cao, ngòi bút đã lột tả được hình ảnh của sự biến đổi về nhân hình lẫn nhân tính của Chí Phèo nói riêng và kiếp người nông dân trước cách mạng tháng tám nói chung, nhà tù thực dân là đại diện điển hình cho sự tàn bạo, dồn ép con người vào bước đường cùng, khiến họ đánh mất chính mình, sa vào con đường tội lỗi không lối thoát. Nhưng nếu nhìn vào câu chuyện một cái bao quát, sự tha hóa của Chí Phèo có thật sự chỉ là lỗi của riêng sự ghen tuông, ích kỉ của Bá Kiến, hay do sự tàn bạo của nhà tù thực dân?.Không dừng lại bởi những nguyên nhân đó, Chí Phèo sau khi ra tù thì đã như bị vứt bên lề cuộc sống, người dân làng Vũ Đại không ai xem Chí là một con người để mà đối xử, họ chỉ nhìn Chí với ánh mắt đầy miệt thị của một con người mang tù tội, dơ bẩn rồi lại xa lánh. Nên đối với sự tha hóa của Chí Phèo là một sự biến đổi nhân tính vừa đáng thương vừa đáng trách. Nhưng xét cho cùng, Chí Phèo là một nhân vật đáng thương hơn,bởi vì cuộc đời Chí đã phải chịu nhiều bất công, oan ức, là một con người vốn có nhân cách tốt đẹp lại bị vu oan, đối xử tàn bạo, rồi lại tiếp tục sống trong chuỗi ngày miệt thị, xa lánh, chẳng ai coi Chí là con người dẫn đến sự tuyệt vọng rồi đánh mất chính mình, Chí Phèo là điển hình cho câu nói” hoàn cảnh biến đổi con người” sống trong hoàn cảnh bất hạnh đó khó có ai có thể giữ vẹn nhân cách của chính mình.
Trong tác phẩm nếu Chí Phèo đại diện cho sự tha hóa, thì Bá Kiến là nhân vật tiêu biểu cho giai cấp thống trị đầy mưu mô, thủ đoạn,nham hiểm,bản chất dâm ô, ghen tuông và xảo quyệt….khi Chí Phèo đến ăn vạ, xin tiền rồi lại đến để xin đi tù thì lại bị Bá Kiến dùng những lời ngon ngọt để Chí Phèo làm tay sai đòi nợ cho hắn, một lần nữa Bá Kiến lại đẩy Chí Phèo vào con đường bất lương, có thể nói nhân vật Bá Kiến là nguyên nhân chính của sự tha hóa tạo nên bi kịch của cuộc đời Chí Phèo.
Nếu nói ánh sáng là sức mạnh để xua tan màn đêm, thì đối với Chí Phèo , sự xuất hiện của Thị Nở chính là tia sáng của cuộc đời Chí. Thị Nở cũng là người dân của làng Vũ Đại, nổi tiếng với nhan sắc xấu đến mức ma chê, quỷ hờn, tính tình lại dở hơi, hay làm những chuyện khác người. Gặp gỡ Chí vào đêm trăng sáng, cạnh bờ sông khi Chí Phèo đang say rượu, hai người lỡ trót có một đêm " trăng" với nhau, từ đó đã xuất hiện 1 sự thay đổi lớn cho cuộc đời cả hai.Sau đêm ấy,Chí Phèo thức dậy,và bỗng nhiên Chí Phèo cảm nhận được những điều quen thuộc xung quanh cuộc sống mà Chí Phèo chưa bao giờ nhận thấy trước đây, bởi vì chỉ có thật sự hôm nay Chí Phèo mới thật sự tỉnh táo, không còn mơ màng trong men say và rồi Chí cảm thấy “đói”, cái “đói” ở đây phải chăng không phải đói cơm, hay đói rượu , mà chính là cái “đói” tình thương của một con người bất hạnh, cô đơn khi thật sự tỉnh táo?, ngay chính lúc này Chí Phèo cảm thấy buồn và cô độc hơn bao giờ hết.Ẩn trong nhân hình xấu xí là một trái tim biết yêu thương, chăm sóc, sự chăm sóc của Thị Nở được thể hiện rõ trong chi tiết bát cháo hành, đó không chỉ là một món ăn bình thường mà còn là hương vị của tình người và sự quan tâm trước nay chưa từng có vô cùng ý nghĩa đối với Chí Phèo bởi từ xưa đến nay những cái Chí Phèo có được điều nhờ cướp giựt hoặc ăn vạ chứ nào có ai cho không Chí bao giờ. Hương vị bát cháo hành của Thị Nở như một điều gì đó bám chặt sâu vào tâm trí của Chí Phèo, nó không chỉ khiến cho Chí Phèo cảm nhận vào khao khát được yêu thương mà còn khiến Chí phải nghĩ suy nhiều điều,Chí nghĩ xưa nay sống bằng nghề giật cướp và dọa nạt,nhưng lỡ may một ngày không còn sức nữa thì cuộc đời của Chí sẽ đi về đâu?Và rồi Chí Phèo khao khát được làm hòa với mọi người biết bao. Bát cháo hành của Cuộc gặp gỡ Thị Nở có ý nghĩa khá đặc biệt trong việc thể hiện phần nhân tính bị chìm khuất ,có lẽ trong cuộc đời Chí Phèo hắn không hề sợ ốm đau hay đói rét mà cái hắn sợ nhất chính là sự cô độc, tình thương với Chí Phèo là một điều vô cùng hiếm hoi,xa xỉ, nên sự săn sóc của Thị Nở đối với Chí Phèo là một điều vô cùng đáng trân trọng, sự yêu thương của Thị Nở đã thức tỉnh linh hồn của Chí, giúp Chí cảm nhận được âm vang cuộc sống, rồi Chí lại hồi tưởng về những ước mơ bình dị ngày xưa: chồng cày thuê, cuốc mướn, vợ dệt vải…. từ đó Chí Phèo khao khát, hi vọng về tương lai,Thị Nở là động lực để cho Chí thay đổi, muốn quay về trở thành con người lương thiện. Đó chính là cái nhìn chiều sâu nhân đạo của nhà văn Nam Cao.
Tưởng chừng như Chí đã thấy được ánh sáng của cuộc đời mình và quay trở về làm con người lương thiện, nhưng trớ trêu thay, bà cô già của Thị Nở lại ngăn cản tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của Chí bởi trong mắt của bà Chí chẳng khác gì một con thú đội lớp người, bà cô già của Thị Nở chính là đại diện cho định kiến của làng Vũ Đại nói riêng và xã hội nói chung dành cho Chí. Sự ngăn cản đó như là nước dập tắt ngon lửa hi vọng của Chí Phèo, khiến Chí Phèo vô cùng đau đớn và phẫn uất đến tuyệt vọng.
Khác với mục đích đến nhà Bá Kiến hai lần trước, ở lần thứ ba cũng như lần cuối cùng này Chí Phèo đến để đòi lương thiện,bởi Chí Phèo biết được Bá Kiến chính là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc đời bi kịch của bản thân, đòi lương thiện không được, trong tuyệt vọng đớn đau Chí Phèo đã dùng dao đâm chết Bá Kiến- một hành động lấy máu rửa thù của người nông dân khi thức tỉnh về quyền sống, cái chết của Bá Kiến là một kết cuộc chính đáng cho những con người xấu xa, bỉ ổi….Sau đó Chí Phèo cũng tự kết liễu cuộc đời mình, khác với cái chết Của Bá Kiến,cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa quay trở về làm người, nhưng đồng thời cũng là lối thoát cho cuộc đời của Chí, để cho Chí Phèo tự kết liễu đời mình chính là tình yêu của của nhà văn Nam Cao đối vợi nhân vật trong truyện của mình. Chí Phèo là nhân vật diển hình cho nghệ thuật và hội tụ một cách khái quát về những nổi khốn khổ của người nông dân trước cách mạng tháng 8, nhưng lại có những nét riêng độc đáo.
Nhà văn Nam Cao đã vô cùng thành công trong việc xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, mỗi nhân vật điều có những nét riêng vô cùng sinh động và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc xảo, ngôn ngữ giản dị, diễn đạt độc đáo. Cốt truyện trở nên vô cùng hấp dẫn với những tình tiết biến hóa giàu kịch tính và kết cấu truyện mới mẻ, chặt chẽ lại logic.
Tác Phẩm ‘’ Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao là một bài văn giàu giá trị nhân đạo, bài văn đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc, cho người đọc cảm nhận được những khoảng thời gian lắng động rồi căm phẫn đến xót thương, làng Vũ Đại trong tác phẩm chính là xã hội thu nhỏ của đất nước Viêt Nam đương thời, tố cáo xã hội dồn ép con người đến sự tha hóa, nhưng trong sự tha hóa ấy đã làm nổi bật khát khao về quyền sống và hạnh phúc của con người. Qua đó tác phẩm còn như là một thông điệp hãy biết cảm thông và bảo vệ cho quyền làm người của những con người lương thiện, để họ được sống và được hạnh phúc thay vì xa lánh, đẩy họ rời xa xã hội cũng như đến gần hơn với con đường sa ngã, bất lương.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top