chg7 ppkt
• KHÁI NIỆM, CÁC LOẠI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN
Phương pháp kiểm toán là các biện pháp, cách thức và thủ pháp được vận dụng trong công tác kiểm toán nhằm đạt được mục đích kiểm toán đã đặt ra.
=> Thực chất phương pháp kiểm toán là việc vận dụng các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ cụ thể vào công tác kiểm toán nhằm đạt được mục tiêu kiểm toán đã đặt ra.
Đứng trên góc độ quá trình ghi chép xử lý, kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để phản ánh vào BCTC, người ta chia ra hai loại phương pháp kiểm toán; đó là phương pháp kiểm toán cơ bản (thử nghiệm cơ bản) và phương pháp kiểm toán tuân thủ (thử nghiệm kiểm soát).
• TRÌNH TỰ ỨNG DỤNG
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN
Bước1: Dựa vào mối quan hệ lôgíc của các khoản mục trên BCTC để KTV lựa chọn các bộ phận, khoản mục trọng yếu
Bước 2: Dựa trên cơ sở đề tài đã lựa chọn KTV đưa ra các giả thiết về các sai phạm có thể xảy ra và lựa chọn giả thiết có khả năng xảy ra nhiều nhất
Bước 3: Trên cơ sở giả thiết đã lựa chọn ở bước 2, KTV tiến hành thu thập các bằng chứng để chứng minh cho giả thiết.
Bước 4: KTV tiến hành phân tích đánh giá các bằng chứng để có kết luận phủ định hay khẳng định giả thiết đúng
Bước 5: KTV rút ra nhận xét trong BCKT trên cơ sở các giả thiết đã được chứng minh
7.1.2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN CƠ BẢN
• Khái niệm: Phương pháp kiểm toán cơbản là phương pháp được thiết kế, sửdụng đểthu thập bằng chứng kiểm toán có liên quan đến sốliệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp.
• Đặc trưng : Mọi thử nghiệm, phân tích, đánh giá của KTV đều dựa vào sốliệu, thông tin, trong BCTC và do hệ thống kế toán cung cấp. Phương pháp này còn được gọi là các bước kiểm nghiệm dựa vào sốliệu.
• Điều kiện vận dụng: Đây là phương pháp được vận dụng cho mọi cuộc kiểm toán, tuy nhiên, phạm vi và mức độ vận dụng tùy thuộc vào tính hiệu quả của HTKSNB của doanh nghiệp
• NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP
KIỂM TOÁN CƠ BẢN
• PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT
• Khái niệm:: Phân tích đánh giá tổng quát là việc xem xét số liệu trên BCTC thông qua mối quan hệ và những tỉ lệ giữa các chỉ tiêu trên BCTC
• Tác dụng: Phương pháp này giúp KTV khai thác bằng chứng kiểm toán nhanh chóng thông qua việc xác định những sai lệch về thông tin, những tính chất bất bình thường trên BCTC => giúp KTV xác định mục tiêu, phạm vi, qui mô, khối lượng công việc cần kiểm toán, từ đó có thể đi sâu nghiên cứu, kiểm toán những vấn đề mà KTV cho là cần thiết. (Tác dụng đối với cả quy trình kiểm toán)
• Kỹ thuật phân tích:
- Phân tích xu hướng (phân tích ngang)
- Phân tích tỷ suất (phân tích dọc)
- Tỷ suất khả năng thanh toán
- Tỷ suất khả năng sinh lời
- Tỷ suất cấu trúc tài chính
• PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA
CHI TIẾT NGHIỆP VỤ VÀ SỐ DƯ
• Khái niệm: Phương pháp kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản là kỹ thuật kiểm tra chi tiết việc (quá trình) ghi chép, hạch toán từng nghiệp vụ kinh tế từ chứng từ vào sổ kế toán có liên quan cũng như kiểm tra việc tính toán, tổng hợp và chuyển thành số dư các tài khoản.
• Kỹ thuật kiểm tra:
- Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ
- Kiểm tra chi tiết số dư
· Kết luận:
- Việc thử nghiệm chi tiết số dư tài khoản kết hợp với thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ phát sinh nhằm phát hiện được những gian lận sai sót trong quá trình ghi chép, xử lý số liệu. Đồng thời nó khẳng định và tăng thêm độ tin cậy của những bằng chứng mà KTV thu thập được để từ đó có thể mở rộng hay thu hẹp qui mô mẫu kiểm toán cần thử nghiệm. Qua đó xác định được mức thoả mãn để đưa ra kết luận phù hợp.
- Việc thử nghiệm chi tiết số dư tài khoản không phải được tiến hành toàn bộ, mà nó được tiến hành trên cơ sở sự lựa chọn của KTV tuỳ thuộc vào mức độ sai sót trọng yếu của các tài khoản lựa chọn và mức độ rủi ro kiểm soát cao hay thấp ở những lĩnh vực và bộ phận thử nghiệm.
- Thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản là phương pháp kiểm toán ra đời sớm nhất, mất nhiều thời gian, công sức, chi phí. Tuy nhiên nó đem lại bằng chứng kiểm toán có giá trị và sức thuyết phục cao nhất.
• PHƯƠNG PHÁP
KIỂM TOÁN TUÂN THỦ
• KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG VÀ ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG
• Khái niệm: Phương pháp kiểm toán tuân thủ là các thủ tục, kỹ thuật kiểm toán được thiết kế và sử dụng để thu thập các bằng chứng kiểm toán có liên quan đến tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) doanh nghiệp.
• Đặc trưng : Đặc trưng của phương pháp này là mọi thử nghiệm phân tích, đánh giá và kiểm tra đều dựa vào qui chế KSNB doanh nghiệp. Qui chế KSNB doanh nghiệp chỉ có hiệu lực và hiệu quả khi toàn bộ hệ thống KSNB doanh nghiệp là mạnh, là hiệu quả.
• Điều kiện vận dụng
- Khách hàng kiểm toán là khách hàng truyền thống và hệ thống KSNB doanh nghiệp phải mạnh, hiệu quả.
- Đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp luôn tỏ ra trung thực, đáng tin cậy.
- Qua kiểm toán nhiều năm, KTV không phát hiện các dấu vết về sai phạm nghiêm trọng.
• NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP
KIỂM TOÁN TUÂN THỦ
• KỸ THUẬT ĐIỀU TRA HỆ THỐNG
• Khái niệm:Kỹ thuật điều tra hệ thống là việc kiểm tra chi tiết một loạt các nghiệp vụ cùng loại ghi chép từ đầu đến cuối của 1 hệ thống để xem xét, đánh giá các bước kiểm soát áp dụng trong hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán.
• Tác dụng:Việc thử nghiệm về hệ thống này cho phép KTV đánh giá lại mức độ RRKS và thiết kế phương pháp kiểm toán tuân thủ mà cụ thể là các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát và qua đó điều chỉnh cả các thử nghiệm cơ bản.
• KỸ THUẬT KIỂM TRA CHI TIẾT VỀ KIỂM SOÁT (Thử nghiệm chi tiết về kiểm soát)
• Khái niệm:Thử nghiệm chi tiết về kiểm soát là các thử nghiệm được tiến hành để thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của các quy chế KSNB và các bước kiểm soát được tiến hành làm cơ sở cho việc thiết kế phương pháp kiểm toán cơ bản – tức các thử nghiệm về số liệu
• Tác dụng:Việc tiến hành các thử nghiệm kiểm soát đểthu thập các bằng chứng đánh giá mức độtự tuân thủ các chính sách và thủ tục KSNB đã được vạch ra.
• LÝ DO CẦN PHẢI KIỂM TOÁN TRÊN CƠ SỞ CHỌN MẪU
• KTV không thể tìm kiếm một sự chắc chắn, chính xác tuyệt đối của số học.
• Cho dù kiểm toán toàn bộ thì KTV vẫn không thể phát hiện hết các sai phạm
• Xét về mặt kinh tế, nếu kiểm toán toàn diện sẽ không hiệu quả vì mất quá nhiều công sức, chi phí và thời gian.
• Bằng chứng mà KTV thu được trên mẫu kiểm toán không phải là duy nhất mà nó còn được bổ sung từ các nguồn khác nhau trong quá trình kiểm toán.
• Xét về tính kịp thời của thông tin, đặc biệt là kiểm toán nội bộ, khi tiến hành kiểm toán trên cơ sở mẫu kiểm toán sẽ đáp ứng được yêu cầu kinh doanh kịp thời phục vụ việc quản lý, điều hành sản xuất của chủ doanh nghiệp.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top