chg4-c3:nội dung bảo dg,q/lí kênh tưới tiêu

Câu 3: Trình bày nội dung bảo dưỡng quản lí đường kênh tưới tiêu

1.Hệ thống kênh tưới

Đặc điểm của hệ thống kênh tưới:

- Hoạt động gần như quanh năm.

-Lưu lượng dẫn thường xuyên thay đổi phụ thuộc vào thời kỳ sinh trưởng của các loại cây trồng.

- Dễ xảy ra hiện tượng bồi lắng trong kênh.

- Dễ mất ổn định, sạt lở.

Các điểm cần lưu ý trong công tác quản lý bảo dưỡng hệ thống kênh tưới:

a) Đảm bảo duy trì các tham số hoạt động của đường kênh theo

năng lực thiết kế

- Giữ cho độ dốc và mặt cắt kênh phù hợp với yêu cầu thiết kế, thoả mãn yêu cầu dẫn nước và tháo nước.

- Bảo vệ bờ kênh tránh lún, vỡ mái, trượt mái.

- Có biện pháp ngăn ngừa bồi lắng xói lở đường kênh.

- Cấm tự lấy đất ở chân bờ kênh, cuốc xẻ bờ kênh để lấy nước, cây trồng ở bờ kênh phải được bảo vệ.

b) Phòng  chống bồi lắng  các đường kênh Xây dựng bể lắng cát :Bố trí trước các công trình chuyển tiếp như xi phông, cầu máng hoặc các cống lấy nước đầu mối.

-Nâng cao năng lực chuyển phù sa: Phù sa chứa nhiều dinh dưỡng

có lợi cho cây trồng. Điều chỉnh lưu tốc trong kênh để phù sa được chuyển tới mặt ruộng.

c) Phòng chống xói lở đường kênh

Các biện pháp xử lý, gia cố lòng kênh bị xói lở

-Sử dụng rọ đá,

-Sử dụng các bó cành cây, rơm,

-Đá có đệm cát

-Tấm bê tông,

d) Ngăn ngừa hiện tượng vỡ kênh dẫn nước

Nguyên nhân:

-Các hang động xuyên qua bờ kênh không phát hiện và xử lý kịp thời, rò rỉ nước quá nhiều

-Do xử lý những chỗ đường kênh bị đào xẻ không tốt, đầm nện không chặt.

-Do đóng mở cống đột ngột làm cho mực nước trong kênh biến đổi nhanh hay dâng cao quá.

Biện pháp ngăn ngừa:

-Chấp hành các quy chế về quản lý dùng nước, không tự ý đóng mở cống lấy nước, cấm cuốc xẻ bờ kênh.

-Với kênh lớn đắp nổi cần phải thiết kế đường tràn tháo nước.

e) Phòng  chống thấm  đường kênh

Biện pháp Quản lý

+ Thực hiện dùng nước có kế hoạch, nâng cao độ chính xác của việc lập và thực hiện kế hoạch dùng nước.

+ Hoàn chỉnh, tu bổ và quản lý tốt các công trình lấy nước, công trình đo nước, công trình chống tổn thất, tiến lên hiện đại hoá trong vấn đề phân phối nước và đo nước.

+ Tiến hành tổ chức tưới luân phiên một cách hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lấy nước và giảm tổn thất nước.

+ Cải tiến kỹ thuật tưới, dùng các phương pháp tưới hiện đại để hạn chế tổn thất nước.

+ Sử dụng công thức tưới hợp lý để hạn chế tổn thất.

Biện pháp Công trình

+ Biện pháp phòng thấm trên đường kênh.

+ Biện pháp chống rò rỉ và ngấm ngang từ ruộng vào kênh tiêu hay từ ruộng cao xuống ruộng thấp.

 Biện pháp chống thấm đứng ở mặt ruộng, đặc biệt là ở ruộng lúa

f) Phòng tránh sử cố khi sử dụng đường kênh mới

Các kênh mới thường xảy ra các hiện tượng lún, dò rỉ, vỡ bờ.

•Thử nước:

-Chia đoạn thử nước : tuỳ theo đoạn kênh lớn hay nhỏ mà định chiều dài thích hợp (thường từ 400 ¸ 500m).

-Thử toàn tuyến: Đưa nước vào từ từ, cứ 20cm thì giữ mực nước ở đó một thời gian, sau đó lại tiếp tục đưa nước vào đợt khác

g) Chế độ vận tài thủy đường kênh

Kênh có thiết kế công trình vận tải thuỷ mới cho phép vận tải thuỷ trên kênh. Việc giao thông nội bộ trong hệ thống hoặc trên một đoạn kênh do công ty QL quy định.

h) Vận tải trên bờ kênh

Phối hợp với các cơ quan giao thông để quy định rõ trọng tải, loại xe, tốc độ các loại xe được đi lại và niêm yết dọc đường kênh tại các vị trí thích hợp.

i)Chế độ quan trắc

Quan trắc bồi lắng, xói lở, sạt bờ kênh:

Quan trắc nứt nẻ bờ kênh

Quan trắc thẩm lậu và rò rỉ:

2. Hệ thống kênh tiêu

v Đặc điểm:- Làm việc theo vụ mùa, lưu lượng lớn - đặc biệt với những trận mưa lớn.

- Kênh thường xuyên bị sạt lở mái.

Lòng kênh trong mùa khô thường bị cỏ mọc làm giảm khả năng chuyển nước của kênh.

v Nguyên nhân gây  hỏng

- Chất lượng TK và thi công, không đảm bảo yêu cầu thực tế.

- Chất lượng quản lý không tốt: không theo đúng các quy chế quản lý, kiểm tra tu sửa thiếu kịp thời.

- Thiên tai gây nên, chủ yếu là do mưa lũ đột xuất quá lớn làm kênh không đủ khả năng chuyển nước, do lũ gây phá hoại.

v Biện pháp xử 

- Chống sạt lở lòng và bờ kênh: Tìm biện pháp gia cố bằng vật liệu địa phương như bó cành cây, đá hộc...

- Chống cỏ mọc trong lòng kênh, thường xuyên dọn cỏ lòng kênh bằng thủ công hoặc cơ giới hoặc dùng các chất hoá học.

Sau mùa lũ phải tiến hành nạo vét lòng kênh để khôi phục lại mặt cắt thiết kế.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: