CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI

CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI

1 Định nghĩa:

Quản lý Nhà nước đối với đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước về đất đai; đó là các hoạt động trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất, trong việc phân phối lại vốn đất theo qui hoạch; trong việc kiểm tra giám sát quá trình sử dụng đất.

* Đặc điểm của quản lý Nhà nước về đất đai

- Xét về tính chất: Hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai mang tính vĩ mô (bao trùm lên tất cả và có tính chất tổ chức) nhằm khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả, nó khác với hoạt động quản lý của người sử dụng đất chỉ mang tính chất kỹ thuật, nghiệp vụ gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực của mình.

- Xét về số lượng: Hoạt động quản lý đất đai của Nhà nước rất phong phú, đa dạng bao gồm: Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân loại đất, lập bản đồ chính, quản lý các hoạt động sử dụng đất, thống kê, kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý và sử dụng đất; Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng đất, tổ chức thực hiện các văn bản đó....

Các hoạt động trên được qui về các hoạt động cơ bản sau:

Thứ nhất: Hoạt động nắm chắc tình hình đất đai

Thứ hai: Nhà nước thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất đai theo đúng qui hoạch và kế hoạch.

Thứ ba: Nhà nước phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý và sử dụng đất đai.

Các mặt hoạt động trên có mối quan hệ trong một chỉnh thể thống nhất đều nhằm mục đích bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu Nhà nước về đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

** Chế độ quản lý Nhà nước đối với đất đai là: Tổng hợp các qui phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý Nhà nước đối với đất đai.

2. Hệ thống các cơ quan quản lý đất đai

a. Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước

Quốc hội là người quyết định nhiều chính sách quan trọng trong sự phát triển của đất nước, là cơ quan thông qua các văn bản luật, quyết định các vấn đề chiến lược để phát triển đất nước, trong quản lý đất đai Quốc hội có thẩm quyền:

- Phê chuẩn các quy hoạch, chiến lược trong quản lý và sử dụng đất đai; thông qua, quyết định các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước; hoạch định các chính sách phát triển lâu dài trong quản lý và sử dụnh đất.

- Thực hiện quyền quyết định và giám sát tối cao với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra các quyết định quan trọng, ban hành pháp lệnh và các quy định khác để Chính phủ quyết định một cách cụ thể như quy định về thời hạn để Chính phủ cho thuê đất đối với các dự án có thời hạn cho thuê từ 50 năm đến 70 năm, quy đinh về hạn mức nhận quyêng sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân

Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương thông qua các nghị quyết, quyết nghị các vấn đề cụ thể; thực hiện chức năng giám sát đối với các cơ quan hành chính nhà nước trong quan lý đất đai; thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của uỷ ban nhân dân cùng cấp

b. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước

- Cơ quan có thẩm quyền chung: Gồm Chính phủ và UBND các cấp Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ đất đai trên phạm vi cả nước. UBND các cấp chịu trách nhiệm quản lý đất đai tại địa phương.

- Cơ quan quản lý chuyên môn về đất đai:

+ Bộ tài nguyên môi trường.

Là cơ quan thuộc Chính Phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các tài nguyên và môi trường. Từ năm 1979 đến 1994 cơ quan quản lý chuyên ngành về đất đai là Tổng cục quản lý ruộng đất; từ 1994 đến 2002 là Tổng cục địa chính; từ 2002 đến nay là Bộ Tài nguyên và môi trường

+ Sở tài nguyên môi trường.

Là cơ quan thuộc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có chức năng quản lý tài nguyên đất, các tài nguyên khác và môi trường; đo đạc bản đồ, đồng thời chịu sự lãnh đạo về măt chuyên môn của Bộ tài nguyên và môi trường

+ Phòng tài nguyên môi trường.

Là cơ quan thuộc uỷ ban nhân dân cấp huyện có chức năng quản lý tài nguyên đất, các tài nguyên khác và môi trường; đo đạc bản đồ, đồng thời chịu sự lãnh đạo về măt chuyên môn của Sở tài nguyên và môi trường

+ Cán bộ địa chính cấp xã.

Cán bộ địa chính xã là người giúp uỷ ban xã, phường, thị trấn trong công tác quản lý đất đai.Theo Luật đất đai 2003, cán bộ địa chính xã do uỷ ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm.

- Các tổ chức dịch vụ công trong quản lý và sử dụng đất.

Bên cạnh việc tổ chức, kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành về đất đai, lần đầu tiên Luật đất đai 2003 còn quy định về các tổ chức dịch vụ công trong quản lý và sử dụng đất nhằm cải cách căn bản thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.Các tổ chức đó bao gồm Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, tổ chức phát triển quỹ đất, tổ chức hoạt động tư vấn trong quản lý và sử dụng đất

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở tài nguyên và môi trường có các nhiệm vụ sau:

. Thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;

. Lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính gốc cung cấp bản sao hồ sơ địa chính gốc, bản sao hồ sơ biến động đất đai cho sở tài nguyên và môi trường, tiếp nhận kết quả biến động đất đai từ cơ quan quảnlý đất đai để chỉnh lý thống nhất về hồ sơ địa chính gốc;

.Xây dựng, cập nhật thông tin về đất đai;

. Cung cấp số liệu cho cơ quan thuế để xác định mức thu đối với các loại thuế, phí và lệ phí liên quan đến đất đai;

. Thực hiện dịch vụ trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, dịch vụ thông tin về đất đai;

. Thu phí và lệ phí từ đất đai liên quan đến việc đăng ký quyền sử dụng đất.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng tài nguyên và môi trường có nhiệm vụ sau:

. Đăng ký quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân;

. Thực hiện dịch vụ về trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, dịch vụ thông tin về đất đai;

. Thu các phí dịch vụ từ việc đăng ký quyền sử dụng đất.

+ Tổ chức phát triển quỹ đất

Theo Luật đất đai 2003, tổ chức phát triển quỹ đất là tổ chức do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập theo loại hình hoạt động sự nghiệp có thu hoặc doanh nghiệp công ích có chức năng phát triển quỹ đất, vạn động và xúc tiến đầu tư vào khu vực quy hoạch nhưng chưa có dự án đầu tư. Tổ chức này có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

. Thực hiện việc quản lý quỹ đất sau thu hồi theo quy định tại khoản 3 điều 41 Luật đất đai 2003.

. Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu vực có quy hoạch phải thu hồi đất mà người sử dụng đất có nhu cầu chuyển đi nơi khác trước khi nhà nước có quyết định thu hồi đất.

. Thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quyết định thu hồi đất củ uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

.Giới thiệu địa điểm đầu tư, vận động đầu tư theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

. Tổ chức việc đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất được nhà nước giao quản lý.

+ Tổ chức hoạt động dịch vụ trong quản lý và sử dụng đất

Tổ chức hoạt động dịch vụ trong quản lý và sử dụng đất là tổ chức sự nghiệp có thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật và được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai.

Hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đát đai bao gồm các lĩnh vực sau:

. Tư vấn về giá đất;

. Tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

. Dịch vụ đo đạc và bản đồ địa chính;

. Dịch vụ về thông tin đất đai.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #mrnguyen