CHÁY NỔ BẮT BUỘC

4. Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

Bảo hiểm cháy, nổ từ chỗ là loại hình bảo hiển tự nguyện, hiện nay bảo hiểm cháy nổ là loại hình bảo hiểm bắt buộc theo nghị định số 130/2006/NĐ-CP và quyết định số 28/2007/QĐ-BTC. Nội dung của loại hình bảo hiểm này như sau:

* Đối tượng bảo hiểm

Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc gồm: nhà, công trình kiến trúc và các trang thiết bị kèm theo; máy móc thiết bị; các loại hàng hoá, vật tư, tài sản khác mà giá trị của nó tính được thành tiền của các tổ chức, cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ. Cụ thể là các nhà máy, kho tàng, trung tâm thư­ơng mại, chợ, nhà ở, khách sạn, sản phẩm, vật tư, hàng để trong kho (trừ những loại được bảo hiểm trong các loại hình bảo hiểm tài sản khác như­ là phương tiện giao thông, công trình xây dựng đang trong quá trình thi công…)

Danh mục các cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ theo quy định của pháp luật hiện hành được liệt kê trong phụ lục 1 quyết định số 35/2003/NĐ-CP
ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ (Phụ lục 4 trong bài giảng này)

* Phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm

- Rủi ro được bảo hiểm

Rủi ro được bảo hiểm bao gồm một số rủi ro nh­ư cháy, nổ, sét đánh và một số rủi ro khác tùy thuộc vào nhu cầu của bên mua bảo hiểm.

Cháy: là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng do nổ hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác.

Nổ: là phản ứng hoá học gây ra việc giải phóng khí và năng lượng đột ngột với  khối lượng lớn đồng thời phát ra âm thanh và ảnh hưởng vật lý đến các vật xung quanh. Nhưng loại trừ

+ Tài sản bị phá huỷ do nồi hơi, thùng đun nước bằng hơi đốt, bình chứa, máy móc hoặc thiết bị mà áp suất bên trong tạo ra hoàn toàn do hơi nước tạo ra bị nổ (chứ không phải bắt cháy từ nguồn nổ) nếu nồi hơi và những máy móc thiết bị thuộc sở hữu hay điều khiển của bên mua bảo hiểm.

+ Bình chứa, máy móc thiết bị hoặc chất liệu bên trong các dụng cụ đó bị hư hại hay phá huỷ do nổ các chất liệu đó (điểm loại trừ này không áp dụng cho trường hợp bảo hiểm cháy, nổ xăng dầu).

- Rủi ro loại trừ:

Doanh nghiệp bảo hiểm không có nghĩa vụ bồi thường nếu thiệt hại do một trong những nguyên nhân sau đây gây ra:

- Động đất, núi lửa phun hay những biến động khác của thiên nhiên.

-Tài sản tự lên men hoặc tự toả nhiệt.

- Tài sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt.

- Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ.

- Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ.

- Thiệt hại xảy ra đối với máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện do chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện hay rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh.

- Những thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của người được bảo hiểm nhằm mục đích đòi bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bảo hiểm.

- Những thiệt hại do cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ.

- Hàng hoá nhận uỷ thác hay ký gửi trừ khi những hàng hoá đó được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm và người được bảo hiểm trả thêm phí bảo hiểm theo quy định.

- Tiền, kim loại quý, đá quý, chứng khoán, thư bảo lãnh, tài liệu, bản thảo, sổ sách kinh doanh, tài liệu lưu trữ trong máy tính điện tử, bản mẫu, văn bằng, khuôn mẫu, bản vẽ, tài liệu thiết kế, trừ khi những hạng mục này được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm.

- Chất nổ, trừ khi được xác nhận là được bảo hiểm trong giấy chứng nhận bảo hiểm.

- Những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất, được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải hoặc thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải, trừ phần thiệt hại vượt quá trách nhiệm bồi thường theo đơn bảo hiểm hàng hải.

- Những thiệt hại do cháy, nổ gây ra cho bên thứ ba.

- Những thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.

- Những thiệt hại do những biến cố về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội gây ra.

- Những trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật hoặc do các bên thỏa thuận.

Đối với những trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm nêu trên, nếu bên mua bảo hiểm có nhu cầu bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm thì các bên vẫn có thể giao kết hợp đồng bảo hiểm bổ sung cho những sự kiện đó.

* Số tiền bảo hiểm

Những tài sản muốn được bảo hiểm cháy thì phải tính được giá trị bằng tiền của tài sản đó được ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm.

Số tiền bảo hiểm là khoản tiền thỏa thuận ghi trong hợp đồng bảo hiểm được thoả thuận căn cứ trên giá trị thực tế (giá thị trường) của tài sản được bảo hiểm vào thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm. Đối với vật tư­, hàng hoá trong kho hoặc trong cửa hàng có thể xác định số tiền bảo hiểm căn cứ vào giá trị bình quân vật tư­ hàng hoá trong kho hoặc tính theo giá trị tối đa của vật tư­, hàng hoá có mặt trong thời gian bảo hiểm.

Giá trị bình quân là số tiền được bên mua bảo hiểm ước tính và thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về giá trị trung bình của tài sản trong thời hạn bảo hiểm

Giá trị tối đa là số tiền được bên mua bảo hiểm ước tính và thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm gía trị tối đa của tài sản có thể đạt và một thời điểm nào đó trong thời hạn bảo hiểm. Tuỳ theo thoả thuận, đầu mỗi tháng hoặc quý bên mua bảo hiểm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm giá trị tối đa của tài sản được bảo hiểm của tháng hoặc quý trước đó.

Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thoả thuận

* Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc = số tiền bảo hiểm x tỷ lệ phí

Tỷ lệ phí bảo hiểm xác định căn cứ vào từng loại tài sản có tính đến các yếu tố nh­ư ngành nghề kinh doanh chính của người được bảo hiểm khi sử dụng tài sản được bảo hiểm vào kinh doanh; vị trí địa lý của tài sản; độ bền vững và kết cấu nhà xưởng, vật kiến trúc; yếu tố sử dụng điện; trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy; …

Phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo Biểu phí (PHỤ LỤC 5) ban hành kèm theo Quyết định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ là mức phí bảo hiểm được tính trên cơ sở 1 năm. Trường hợp thời gian bảo hiểm khác 1 năm, phí bảo hiểm được tính tương ứng theo tỷ lệ của thời hạn bảo hiểm.

Đối với số tiền bảo hiểm được xác định theo giá trị trung bình thì phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị trung bình đó.

Đối với số tiền bảo hiểm được xác định theo giá trị tối đa thì phí bảo hiểm được tính toán cụ thể như sau:

+ Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị tối đa theo thông báo của bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được thu trước 75% số phí bảo hiểm tính trên cơ sở giá trị tối đa này.

+ Cuối thời hạn bảo hiểm, căn cứ các giá trị tối đa được thông báo, doanh nghiệp bảo hiểm tính giá trị tài sản tối đa bình quân của cả thời hạn bảo hiểm và tính lại phí bảo hiểm trên cơ sở giá trị tối đa bình quân này. Nếu phí bảo hiểm được tính lại nhiều hơn phí bảo hiểm đã nộp thì bên mua bảo hiểm phải trả thêm cho doanh nghiệp bảo hiểm số phí bảo hiểm còn thiếu. Nếu số phí bảo hiểm được tính lại này thấp hơn số phí bảo hiểm đã nộp thì doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn trả số chênh lệch cho bên mua bảo hiểm. Tuy nhiên, số phí bảo hiểm chính thức phải nộp không được thấp hơn 2/3 số phí bảo hiểm đã nộp.

+ Nếu trong thời hạn bảo hiểm đã có tổn thất được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường và số tiền bồi thường vượt quá giá trị tối đa bình quân tính đến thời điểm xảy ra tổn thất thì số tiền đã bồi thường được coi là số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm được tính trên cơ sở số tiền bảo hiểm này.

Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm xuất trình sổ sách kế toán để kiểm tra các số liệu đã được thông báo.

Phí bảo hiểm được điều chỉnh theo yếu tố tăng, giảm rủi ro; mức miễn thường và tỷ lệ tổn thất trong quá khứ.

·      Ví dụ: nhà máy công nghiệp được bảo hiểm với số tiền bảo hiểm = 50.000.000 $. Tỷ lệ phí bảo hiểm cơ bản áp dụng cho công trình này là 0,6%; điều chỉnh phí theo yếu tố tăng phí do nhà máy có sử dụng lò sấy trong một công đoạn sản xuất là 10%; giảm phí theo các phương tiện phòng cháy chữa cháy là 5%. Để xác định tỷ lệ phí bảo hiểm áp dụng cho công trình trên người ta tiến hành điều chỉnh tỷ lệ phí theo các b­ước sau:

     - Điều chỉnh theo yếu tố tăng phí = 0,6% x (1 + 10%) = 0,66%

     - Điều chỉnh giảm phí theo phương tiện PCCC = 0,66% x (1 - 5%) = 0,627%

                       -> Phí bảo hiểm  = 0,627% x 50.000.000 $= 313.500 $

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: