Chấp niệm mình anh 3

Chấp niệm mình anh.
Chương 3. Cuộc sống mới.

Giật mình tỉnh giấc.
Một giấc mơ thật dài, chưa bao giờ Huệ Châu mơ một giấc mơ có trình tự như thế. Có chút tiếc nuối. Nó mở mắt ra chuẩn bị dậy đi làm như hàng ngày.
Mắt nhắm mắt mở quay sang phải, tính ôm đứa con trai ban ngày nghịch ngợm nhưng khi ngủ thì như thiên thần của nó. Đập vào mắt nó không phải là khuôn mặt con trai mà là khuôn mặt mập ú của...của...của chị Ngọc. Cánh tay đã đưa sang giờ không kịp dừng lại, nó đặt tay ngang người chị Ngọc xong lại vội vàng nhấc lên luôn.
Không phải mơ sao?
Hóa ra thật sự nó xuyên không sống lại sao?
Theo đồng hồ sinh học nhiều năm qua thì Huệ Châu dậy vào 7 giờ rưỡi sáng hàng ngày để lo cho con đi học còn mình đi làm. Mà nếu như nó đang ở Việt Nam thì giờ mới là 5 giờ rưỡi.
Nhìn xung quanh một cách hoảng hốt. Tấm màn ngủ, chỉ ở Việt Nam mới sử dụng.
Bên ngoài cửa sổ mới bắt đầu hé sáng, vì là ngày hè nên 5 giờ sáng là cũng bắt đầu có thể nhìn thấy ánh mặt trời đang dần ló rạng.
Vậy đây là hiện thực sao?
Căn nhà cũ này. Chị Ngọc nằm ngủ bên cạnh một cách chân thật rõ ràng. Giây phút này nó vừa ngủ một giấc dậy mà không phải "hiện thực" ở Hàn Quốc mà là hiện thực nó sống lại ngày còn bé tại Việt Nam.
Phải làm sao để có thể tiêu hóa cho được hiện thực mà trước nay nó chỉ biết đến qua phim và truyện tiểu thuyết.
Không thể nào.
Nhưng người sống, khung cảnh này.
Nó vò đầu bứt tai ngồi dậy, sợ làm ảnh hưởng đến chị Ngọc còn trên giường nó vén màn bước xuống. Cùng lúc thấy mẹ nó cũng dậy. Bà dậy để chuẩn bị việc đi chợ của bà, chuẩn bị cho một ngày bươn trải vất vả như bao ngày bà vẫn trải qua.
-Gớm. Hôm nay dậy sớm thế?
Mẹ nó sửng sốt nhìn thấy nó ngồi dậy. Chắc có lẽ vào thời điểm này của "kiếp trước" thì nó chưa từng dậy sớm trước bố mẹ bao giờ.
Một phần là còn quá bàng hoàng, hai là nó còn lúng túng chưa biết mở cửa làm sao nó ngồi im cạnh mép giường.
Nó sống qua từng ấy năm với ngôi nhà mới. Lại xa nhà nhiều năm sau khi lấy chồng nó cũng không còn nhớ cách mở cửa của ngôi nhà cũ này.
Mẹ nó mở cửa xong thì bước ra rửa mặt đánh răng, một lúc sau thì bố nó cũng dậy và tiếp theo là chị Ngọc.
Khi này mẹ nó đi chợ buôn bán, bố nó thì làm xây dựng thuê cho người ta. Khi có công trình thì người ta sẽ gọi bố nó đi làm, khi không có công trình bố nó sẽ ở nhà phụ mẹ được việc gì thì phụ hoặc sửa đồ ở nhà. Bố của Huệ Châu có nhiều tài lẻ được mọi người biết.
Nhưng xã hội khi ấy hay bây giờ, cũng có ai "cần" trân trọng những người nghèo đâu. Nhà nó chưa bao giờ được "công nhận". Nhà nó khi này lo cơm từng bữa, có khi còn phải đi vay mượn cho cuộc sống mưu sinh khó khăn.
Huệ Châu nhớ ra hôm nay là thứ sáu, vậy thì phải đến trường một buổi nữa.
Đến trường...
Tâm trạng ngổn ngang nhưng rồi nó vẫn mò mẫm đánh răng rửa mặt. Cũng không có tâm trạng ăn sáng. Nó cố gắng để tìm quần áo của mình mặc vào và chuẩn bị đi học.
-Hôm nay đi học về thì qua chú Lâm lấy đồ về làm. Mai kia là cuối tuần hai chị em mày có thể làm được.
Bố nó đã đi làm, mẹ nó trước khi dắt xe đi chợ bà nói.
Nó còn chưa thẩm thấu được khi này bà đang nói "lấy đồ làm" là nói về cái gì.
Bố mẹ Huệ Châu luôn bận công việc làm kinh tế cho gia đình cũng không có nhiều thời gian dành cho con cái, nên việc học hành ăn uống của chị em nó thường chẳng quan tâm. Tự các anh chị em lo cho nhau.
Mặc quần áo xong, tiến đến lấy chiếc cặp cũ rích đeo vào vai sau khi đã kiểm tra một lần kỹ lưỡng. Dù sao thì cũng sống qua "một đời" nó cũng quen với việc cẩn thận hơn chứ không như nó và chúng bạn "bây giờ" đang mười hai tuổi.
Bước ra khỏi nhà, cảm giấc lâng lâng khó tả đi trên con đường mà hiện tại trong trí nhớ của Huệ Châu là không còn nữa.
Huệ Châu thấy nhớ con trai.
Thực ra thì nhiều năm qua nó cũng đã quen với cuộc sống tại Hàn Quốc, và bên cạnh chồng cùng đứa con trai lém lỉnh. Giờ đột nhiên "mất đi" thứ đã thuộc về mình, nó không nghĩ đây thực sự là "điều tốt".
Bước ra đến đường cái, con đường khi này còn lởm chởm cũ nát, con đường chính gần như duy nhất chạy dọc làng dẫn đến ngôi trường cấp 1, cấp 2 của xã.
Trên con đường sáng nay, cũng như "bao buổi sáng" khác, người đi làm thì đi làm, người đi học thì đi học, hô hức, náo nức, hò hét nhau trên đường, mà Huệ Châu thì chỉ biết lầm lũi đi thẳng đến trường.
Đến trường thì đúng là khung cảnh trong ký ức nó còn sót lại, ngôi trường vừa được xây mới chứ không phải là những căn phòng "học nhờ" nhà chùa như ngày cấp 1 chúng nó phải trải qua.
Việc xác định lớp học? Dễ thôi. Cứ thấy hội bạn chạy vào lớp nào thì theo lớp đó là chính xác tới được lớp học. Nghĩ rồi nó đi theo những bóng dáng quen thuộc chạy qua chạy lại hớt hải chơi đùa để vào lớp.
Nó còn nhớ nó ngồi ở bàn đầu tiên của lớp, vì khi ấy thầy cô nói rằng Huệ Châu "nói nhiều" trong lớp nên cho ngồi ở bàn đầu để bớt nói chuyện riêng.
Ngồi vào chỗ, để cặp sách vào ngăn bàn thì tiếng chuông vào lớp. Tất cả chạy ra ngoài, nó nhớ ra là đi điểm danh sáng, nên vội vàng đi theo.
Thùy Linh cũng vội vàng chạy sau nó, còn hét "nhanh lên".
Thấy mọi người nhốn nháo xếp hàng, nó cũng bước đến đứng vào vị trí. Sau đó tiếng thầy phụ trách hô phía trên từng lớp đến điểm danh thông báo.
Khi này tất cả còn khá bé để có thể "nhận ra" tâm trạng khác lạ của bạn bè mình, nên không ai phát hiện thấy Huệ Châu không còn "nhốn nháo" như ngày thường.
Từng lớp từng lớp thông báo xong thì được thầy phụ trách cho vào lớp. Đến lượt lớp Huệ Châu.
Hai hàng trái phải được lớp trưởng- Tuấn cho lần lượt vào lớp. Khi hàng của Huệ Châu bước vào, nó ngước nhìn hàng bên cạnh và ngay tầm mắt đập vào là khuôn mặt Hải Phong.
Hải Phong đưa ánh mắt lơ đãng, có lẽ quét qua người nó, có lẽ không rồi lại nói chuyện phiếm với Việt Hồng đứng trên.
Cảm giác khi ánh mắt Hải Phong vô lực nhìn qua khiến tim Huệ Châu như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực.
Dù đã qua nhiều năm nhưng mỗi lần đối diện với người đàn ông này, nó không thể giữ cho mình đủ bình tĩnh.
Vì phải "làm quen" lại với việc học đã trôi đi nhiều năm, cả ngày học Huệ Châu đặc biệt "ngoan". Và vì nó cũng không còn hứng thú nói những câu chuyện vô nghĩa trẻ con nữa.
Từ ngày bé nó đã bị chê là già trước tuổi, giờ sống lại thêm một lần, có lẽ càng "được" nói như vậy hơn.
Giờ ra chơi Huệ Châu cũng chỉ ngồi tại chỗ nhìn chúng bạn chơi đùa, Thùy Linh có gọi vài lần nhưng nó từ chối ra nhập, bạn bè nghĩ rằng chắc do hôm qua ngộ độc sắn nên còn mệt, vì vậy cũng không gọi nhiều lần mà tự đi chơi.
Cả ngày nó thấy Hải Phong đi qua đi lại qua vài lần, nó cũng chỉ dám nhìn vào sách trên bàn không ngẩng đầu đối diện.
Buổi học thứ sáu trôi qua khá êm đẹp. Hết giờ Huệ Châu đeo cặp về thì luôn đồng hành cùng nó trên đoạn đường về nhà là Thùy Linh, và thường có thêm Việt Hồng, vì nhà ba đứa cùng một xóm, cùng chung một con đường về.
Huệ Châu cũng chỉ đáp trả vô thức những câu chuyện Thùy Linh nói, rất nhanh đã về đến nhà.
Chị Ngọc đã nấu xong cơm, chờ mọi người về ăn.
Thấy nó về đến, chị Ngọc cất tiếng:
-Tao đi lấy đồ về rồi, ngồi làm chút đi đợi bố mẹ về ăn cơm.
Huệ Châu để cặp sách vào bàn học thì nhìn thấy bên cạnh là nhiều túi giấy lớn nhỏ, màu sắc đủ loại.
Bỗng đầu nó ting một tiếng. Huệ Châu mới nhớ ra "việc làm" mà mẹ nó nói sáng nay là đây. Dán giấy, sắp giấy cho cửa hàng bán đồ vàng vã, đồ cúng.
Mẹ Huệ Châu đi chợ buôn bán, nghe được người ta nói quán nhà chú Lâm cần người làm thêm dán giấy cho cửa hàng nên mẹ nó đến hỏi lấy đồ về làm. Nhà chú Lâm ở xã làm và giao hàng giấy vàng mã đồ cúng. Nhà chú còn giao cho mấy xã lân cận nữa nên việc lúc nào cũng đều. Lại từ năm trước vợ chú mất đi nên công việc khá bận, bởi vậy chú nhờ người ngoài làm thêm để kịp lượng hàng giao cho các quán.
Huệ Châu thay quần áo mặc nhà, rửa tay rồi ngồi xuống bỏ đồ ra làm. Nó chỉ còn nhớ mang máng, nhưng cũng may là việc dán và sắp xếp giấy không khó nên nó không gặp trở ngại. Chỉ có điều đã nhiều năm không sờ tới, giờ tay chân có chút lóng ngóng chưa quen.
Làm được ít hàng thì bố mẹ nó về tới, cả nhà ăn cơm. Những bữa cơm thật sự "nghèo nàn" nhưng mà nó lại ăn ngon lành, vì khi lấy chống sống tại Hàn Quốc, nó chỉ nhớ những bữa ăn rau mắm nghèo khổ này thôi.
Cơm nước xong chị Ngọc chuẩn bị đi học, nó và mẹ ngồi dán giấy, bố nó nghỉ trưa một chút rồi đi làm chiều. Cũng còn may lúc này bố nó vẫn có việc đều, mùa đông thì việc ít hơn.
Ngồi làm cùng mẹ, Huệ Châu không nói chuyện gì. Mẹ nó thì thuộc tuýp người khô khan nên cũng chẳng để ý việc nó có nói chuyện hay không. Thi thoảng bà sẽ nói vài câu chuyện bà gặp lúc đi chợ sáng, hoặc hỏi nó mấy câu có lệ và nó trả lời bâng quơ.
Khi này chưa có mấy nhà có tủ lạnh đựng đồ ăn, nên đồ ăn cả ngày thường được mua và nấu luôn vào buổi sáng.
Cả buổi chiều Huệ Châu chìm trong suy nghĩ của riêng mình. Nó nhớ con trai.
Thường thì buổi tối thứ sáu bạn bè nó rủ nhau đi chơi, vì cuối tuần không phải đi học nên không cần học bài ngay.
Nhưng giờ nó chẳng hứng thú mấy với những trò "con nít". Nên nó không chủ động rủ ai đi chơi cả, cũng không cố gắng xin phép để được đi chơi như ngày trước.
Việc làm thêm thì cứ rảnh là làm, nên cơm tối tắm rửa xong mẹ nó thường vẫn làm nếu có hàng. Nó hôm nay không đi chơi, cũng ngồi làm với mẹ, có lẽ mẹ nó bất ngờ trước sự "ngoan ngoãn" có nó, nhưng bà cũng lười để ý.
Ngày thứ hai sau khi "trở lại" nằm trên giường trước khi ngủ, Huệ Châu vẫn không thể tin nổi sự thật đang diễn ra bên cạnh mình bây giờ.
Đúng là chẳng biết nên làm gì. Thôi đành cứ "diễn" theo sự việc xoay vần.
Nếu thực sự số phận cho nó sống lại lần nữa, nó sẽ phải làm gì? Thay đổi cuộc đời theo ý muốn, hay lại cứ theo tự nhiên những lựa chọn mà nó đã chọn, đã làm ở kiếp trước?
Rồi lại nhớ con trai, nghĩ về đứa con dù không được sinh ra từ tình yêu nhưng được Huệ Châu yêu thương bằng cả tình yêu của người mẹ.
Hết thảy mọi việc chưa được sắp xếp, nó dần thiếp đi trên chiếc giường cũ, bên cạnh là thân hình mập mạp của chị Ngọc.

Còn tiếp.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top