Chấp niệm mình anh 1
Chấp niệm mình anh.
Chương 1. Trở về.
Huệ Châu quặn bụng đau từng cơn, mắt mờ nước có lẽ do đã khóc. Cảm giác buồn nôn lại đưa lên cổ họng, nó nôn khan vài lần thì cố gắng mở mắt ra. Mở mắt mà thấy mọi thứ quá mông lung không được rõ ràng. Còn chưa biết thế nào thì nghe được tiếng nói quen thuộc vẳng đến bên tai:
-Chị em mày ăn uống kiểu gì mà để con bé thành ra dạng kia? Mày không biết lòng không ăn sắn thì bị say và ngộ độc à?
Tiếng người đàn ông này là bố nó, hình như bố nó đang trách mắng ai vì để em út nằm bẹp một góc thế này. Tiếng người đàn ông đã ba mấy năm đi sâu vào xương tủy nó không thể nào nhầm lẫn được.
Huệ Châu một lần bị ngộ độc vì say sắn, buổi sáng năm học lớp sáu, nó và chị gái luộc sắn ăn đi học, giữa trưa thì ngộ độc và phải đưa đi truyền nước.
Lại mơ thấy kỷ niệm xưa cũ rồi. Huệ Châu nghĩ rồi nhắm mắt lại, bụng vẫn còn sôi sục sục. Lạ thay cảm giác đau bụng này rất thật.
Ngày nó bị ngộ độc sắn năm lớp sáu, nhà nó nghèo lắm, không có tiền mua ăn sáng như các bạn cùng trang lứa. Nó và chị gái thứ ba thường chỉ ăn cơm nguội hay nhịn đói đi học. Hôm trước chị gái nó đi chợ mua được ít sắn, luộc lên ăn, hôm sau còn lại thôi tiện ăn luôn đi học. Chị thì không sao, Huệ Châu chắc do còn bé sức đề kháng khi ấy yếu nên bị ngộ độc.
Tiếng bước chân bố nó đến gần.
-Có ăn được cơm không, uống cốc nước đường đi.
Bố nó cất tiếng.
Ngày ấy nhà nghèo thường không có dư đường ở nhà, vậy mà do nó bị ngộ độc nên bố nó đi xin của hàng xóm một ít về pha cho nó cốc nước đường, uống cho nhanh lại sức vì mất nước.
Huệ Châu vẫn không mở mắt, gần như nằm bất động trên giường.
Nó cũng rất nhớ bố.
Thấy nó không có phản ứng, tưởng rằng còn mệt nên bố nó để cốc nước bên đầu giường.
Huệ Châu thiu thiu ngủ chập chừng. Tiếng người lúc gần lúc xa, mùi hương của những năm nó còn nhỏ ở ngôi nhà cũ. Mùi khói than khi các nhà nấu bếp.
Tất cả chỉ còn là dĩ vãng. Chắc cũng gần hai mươi năm rồi.
Huệ Châu tỉnh, nhưng vẫn nhắm mắt nằm trên giường, miên man nghĩ về giấc mơ quá đỗi chân thật này.
Tiếng bước chân đến gần, khi này nó mở mắt hướng đầu sang tiếng bước chân vừa dừng lại ở cạnh giường nó. Huệ Châu trấn động tinh thần, nhìn thân hình mập mạp của chị thứ ba. Chị ấy của hai mươi năm trước đang là học sinh cấp ba, có thân hình mập mạp đi hết cả tuổi thanh xuân.
Huệ Châu nhớ ngày ấy nó chẳng ưa gì chị gái thứ ba cả, vì chị thường xuyên đánh mắng nó.
Tất cả là quá khứ, giờ nghĩ lại vẫn còn thổn thức.
-Cơm xong dọn ra rồi đấy, có ăn được không?
Chị Ngọc nói xong thì đứng nhìn nó chăm chú. Nó lắc lắc cái đầu như muốn khẳng định chỉ là nó đang mơ. Nhưng chị Ngọc lại hiểu lầm ý nó là nó không thể ăn cơm.
-Vậy uống cốc nước đường đi, bao giờ đỡ thì dậy ăn cơm. Cơm tao để dành cho.
Nói rồi chị ấy đi ra ngoài hiên nhà. Khi này nó có thể nhìn thấy được chiếu cơm chị ấy đã dọn sẵn. Bố nó cầm một chén rượu nhỏ đi đến vừa lúc ngồi xuống, nhìn sang Huệ Châu cũng không nói thêm gì mà ông bắt đầu nhâm nhi ăn cơm.
Bố nó có thói quen uống một cốc rượu nhỏ vào mỗi bữa ăn, nhâm nhi thức ăn với chén rượu, hết chén rượu thì bắt đầu ăn cơm rồi đứng dậy. Đến bây giờ đã bảy mấy tuổi vẫn còn thói quen này.
Giấc mơ tỉnh rồi thì lại mất. Huệ Châu vẫn cảm thấy không ổn trong người. Nhìn cạnh giường có cốc nước đường bố để sẵn, nó uống cạn rồi nằm lại giường ngủ thiếp đi một lúc nữa.
Bị tỉnh vì tiếng nói sang sảng của người phụ nữ bước từ cổng nhà vào. Huệ Châu mở mắt, đây chẳng phải tiếng của mẹ nó sao. Giọng của bà lúc nào cũng chua chát, lanh lảnh như thế. Bà không chua ngoa nhưng không phải người phụ nữ dịu dàng. Huệ Châu cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi sự "khô khan" của mẹ.
Hôm nay mơ luôn một combo gia đình, lòng nó thổn thức. Từ ngày lấy chồng xa, ít có cơ hội về thăm gia đình nên nó lúc nào cũng nhớ bố mẹ.
Mẹ nó dựng chiếc xe đạp cũ trước sân, thả xuống những chiếc làn giỏ treo trên xe xuống.
Khi Huệ Châu học cấp hai là mẹ nó đi chợ buôn rau quả, mùa nào thứ ấy buôn bán làm kinh tế cho gia đình. Nó thường xuyên giúp mẹ trông hàng mỗi khi không đi học hay ngày lễ tết mẹ bán nhiều đồ. Ngày ấy, người lớn nào nhìn nó cũng vừa thương vừa yêu, vì còn bé mà đã lăn lộn chợ đêm chợ sáng với mẹ. Nhiều khi còn giúp mẹ trèo cây hái quả bán.
Nó không khác một đứa con gái có nghị lực của đàn ông là mấy, dù là con út trong gia đình.
-Con Châu làm sao mà nằm bẹp không ăn cơm thế kia.
Mẹ nó không nhìn thêm lần hai mà vừa thu dọn vừa nói vọng vào.
Huệ Châu nằm trên giường nghe được đoạn hội thoại của mẹ và chị.
Những giọng nói quen thuộc này, tại thời điểm ấy nó đã từng căm ghét, nhưng từ ngày biết nhận thức và lấy chồng xa nhà, nó lại khao khát tham lam muốn nghe thêm nhiều nhất có thể.
-Châu bị say sắn.
Chị Ngọc nói.
-Sao mà say sắn? Lòng không ăn sắn à?
Không ai trả lời mẹ. Mẹ nó có lẽ đi lại phía bếp nên Huệ Châu không nghe rõ mẹ nói gì. Chắc lại làu bàu ca thán tại sao lại thành nông nỗi này.
Huệ Châu nhớ ngày bị say sắn năm lớp sáu ấy, nó được bố đưa đi truyền nước sau đó nhờ cậu em con ông chú ngày ấy chạy xe ôm chở về nhà.
Đoạn ký ức này là sau khi được đi truyền nước trở về.
Huệ Châu cảm thấy cơ thể khá hơn nên nó ngồi dậy, nhìn lại là chiếc giường cũ ngày xưa với chiếc chiếu đã sờn các góc. Nhìn qua là biết gia cảnh thế nào. Đôi dép lê để dưới giường nó không còn nhớ nổi trong ký ức nữa, vì nó là đôi dép rẻ tiền cũ nát từ rất rất lâu ngày ấy rồi. Nó còn nhớ cảm giác cứng ngắc ở bàn chân mỗi lần sỏ vào đôi dép này.
Bước xuống giường đi ra hiên nhà, ánh nắng chói chang nhưng không gay gắt bao phủ toàn bộ sân vườn. Khi ấy nhà nó còn chưa biết mái tôn là gì, có cây bưởi đào to trước nhà che nắng cho cả nhà thôi. Khi này chắc tầm tháng năm tháng sáu, trên cây bưởi đã lủng lẳng những quả xanh xanh nhỏ bằng quả chanh. Ngày ấy đây cũng là thứ đồ chơi tiện dụng của Huệ Châu và chúng bạn.
Bố và chị Ngọc đã ăn cơm xong, chị Ngọc chuẩn bị đi học buổi chiều, bố nó lên giường ngủ trưa, mẹ nó khi này mới bắt đầu ngồi vào mâm cơm. Nhìn lại hình ảnh quá đỗi chân thật của mẹ ở ngay trước mắt, Huệ Châu không khỏi bùi ngùi. Mẹ nó vất vả lam lũ cả tuổi thanh xuân lo toan cho gia đình, khi này bà ngồi ăn cơm mà đôi chân mày cũng không giãn ra được.
Thấy nó thẫn thờ nhìn, mẹ nó ngẩng lên không quá mặn mà:
-Rửa mặt mũi đi mà ăn tí cơm vào bụng.
Nó vẫn còn đờ đẫn, mẹ nó nhìn lắc lắc cái đầu, nó không hiểu ý tứ cho lắm.
Huệ Châu nhìn về phía nhà bếp, giếng nước và nhà tắm tồi tàn. Đây là hình ảnh của hai chục năm trước ủa nhà nó. Từng chi tiết sao lại chân thật đến vậy?
Ngồi xuống bên cạnh chậu nước có lẽ mẹ nó đã múc sẵn, trưa hè nhìn thấy nước trong mát thấy lòng cũng dịu đi nhiều phần.
Giây phút nó đưa tay vúc nước từ chậu lên mặt nó nhìn thấy hình ảnh phản chiếu trong chậu nước là một cô gái trẻ. Chắc tầm mười hai mười ba tuổi. Nghi ngờ thoáng qua đi, rửa mặt xong nó thấy sảng khoái hơn nhiều. Tính lấy khăn lau mặt mà nhìn lên dây phơi đồ có mấy chiếc khăn đã cũ lắm rồi, thậm chí có vài cái còn ngả màu rêu mốc. Thật tình thì nhiều năm trôi qua nó không còn nhớ rõ ràng được sự khó khăn của gia đình ngày ấy ở mức độ nào. Chỉ biết là nghèo, rất nghèo thôi.
Bước vào thềm nhà, ngồi xuống ăn một chút cơm với mẹ. Sau đó mẹ nó đứng lên lại làm việc gì không tên của bà.
Nó thu dọn mâm cơm, bê đến giếng để rửa. Nó cảm giác những thứ đang diễn ra này không phải mơ, mà như nó đang sống lại ngày học lớp sáu năm ấy.
Rửa bát xong, theo bản năng nó cũng không hiểu rõ, nó tự biết để bên cạnh bậc thềm phơi nắng cho khô mâm bát.
Một giấc mơ thật dài. Không biết nên vui hay buồn.
Ngày ấy Huệ Châu học lớp sáu là không phải học chiều. Nó đang ngây ngốc đứng dưới tán cây bưởi giữa nhà, để định hình. Nó bắt đầu có sự nghi ngờ, mọi thứ đang diễn ra không giống như mơ, vì mọi thứ rất có lập trình, như là rất tự nhiên diễn ra, không hề giống những giấc mơ thường chắp vá mọi khi.
Nhớ lại hình ảnh phản chiếu trong chậu nước, Huệ Châu có một ý nghĩ táo bạo thoáng qua, nó thấy bản thân run nhẹ không biết sợ hãi hay phấn khích.
Nó chạy vào nhà, nhìn xung quanh tìm kiếm chiếc gương.
Nhà nó có chiếc gương cũ để lại từ thời ông bà nội, bố nó cắt sửa từ tủ đựng đồ của ông, để lại chiếc gương sử dụng cho cả nhà, còn tủ đồ cũ thì bỏ đi. Bốn cạnh gương xuất hiện những đốm đen nhỏ nhỏ, đó là những chỗ giấy bạc phía sau gương rơi rụng bay đi. Nó còn nhớ như in chiếc gương theo nó cả tuổi thơ.
Bây giờ đang hiện ra trước mắt nó, nhưng điều làm nó chết lặng không phải là chiếc gương, mà là cô gái trẻ mười hai mười ba tuổi được phản chiếu trong gương kìa.
Đây chẳng phải là nó năm học lớp sáu lớp bảy hay sao, mà như vụ say sắn kia thì chính xác là lớp sáu.
Nó..... của năm lớp sáu chân chân thật thật đứng tại đây, trước gương này. Khuôn mặt này, nó thử bẹo một cái, đau...cảm giác đau ở má truyền đến, trong tim nó một trận sợ hãi bao trùm....nó nghĩ tới một khả năng vô lý khủng khiếp vô cùng.
Bỗng dưng cơn buồn nôn lại kéo đến, nó chạy nhanh ra giếng nước, mà chỉ nôn khan vài lần, nước mắt đầm đìa, bỗng dung nó thấy đầu ong ong khó tả thành lời.
Lẽ nào.... Nó sống lại.
Đôi chân bỗng nhiên như đeo đá, nó khó khăn bước từng bước tiến lại chiếc gương, vỗ vỗ thêm vài cái, xác minh chính xác là cảm giác thật, là nó đang tồn tại không phải giấc mơ.
Nghe tiếng gọi ngoài ngõ, nghi ngờ nó bước ra nhìn.
Cô gái mười hai mười ba tuổi khác gọi tên nó.
-Ra nhà Thủy chơi đi.
Đây chẳng phải Thùy Linh cô bạn thân gần nhà nó sao. Cũng là hình dáng của năm lớp sáu ấy.
Lẽ nào...nó thật sự sống lại???
Hết chương 1.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top