ctsn 2

MỘT SỐ THƯƠNG TỔN CHÍNH TRONG CTSN

- Khối máu tụ ở khoang ngoài màng cứng cấp tính: Chủ yếu là do tổn thương động mạch màng não giữa; nạn nhân tỉnh táo hoàn toàn sau tai nạn nhưng mất hoặc giảm nhanh ý thức sau vài giờ; đồng tử một bên giãn (thường cùng với bên bị tổn thương); liệt nửa người (đối diện với bên bị tổn thương). Với loại tổn thương này, bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn sau mổ, nếu được càng sớm càng tốt

- Máu tụ dưới màng cứng: Khi khối máu tụ ở khoang dưới màng cứng, kết hợp với đụng dập nặng và tổ chức não phía dưới hình thành do rách tĩnh mạch bắc giữa vỏ não và màng cứng. Nạn nhân thường mất hoặc giảm tri giác ngay sau tai nạn. Đồng tử một bên giãn (cùng bên bị tổn thương) và có thể bị liệt nửa người (đối diện với bên bị tổn thương).

- Máu tụ trong não: Thường có các dấu hiệu như máu tụ dưới màng cứng. Đây là những loại tổn thương nặng. Tỷ lệ thần kinh và di chứng để lại rất cao.

- Vỡ nền sọ: Bệnh nhân bị thâm tím xung quang mắt (dấu hiệu đeo kính râm), bầm tím ngay sau tai (xương chũm), dịch não chảy qua tai hoặc qua mũi.

- Chấn động não: Mất ý thức thoáng qua vài phút ngay sau bị tai nạn, sau đó bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo.

- Lún sọ: Xương sọ bị vỡ, lõm xuống. Mảnh xương vỡ có thể bị đè vào hoặc đâm xuyên qua màng cứng hoặc tổ chức não nằm phía dưới.

CÁC RỐI LOẠN SAU CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

Chấn thương sọ não thường để lại di chứng nặng nề, trong đó có rối loạn tâm thần với các hội chứng chính: suy nhược, suy não, động kinh và giảm sút trí nhớ.

Hội chứng suy não sau chấn thương thường có biểu hiện rối loạn tâm thần và thần kinh rõ ràng hơn so với hội chứng suy nhược. Bệnh nhân có thể la hét, vật vã hoặc diễn lại tình huống chấn thương, tình huống chiến đấu (đối với thương binh). Các triệu chứng này thường gặp trong năm đầu của chấn thương, về sau thì mất hẳn.

Trạng thái mệt mỏi xảy ra thường xuyên và không mất đi sau nghỉ ngơi. Bệnh nhân giảm sút trí nhớ, khó nhớ các kiến thức mới, tư duy kém linh hoạt và nghèo nàn; cảm xúc thường biến đổi, không ổn định, dễ bùng nổ; không tự kiềm chế bản thân, dễ tấn công người khác, hay mâu thuẫn, kiện cáo... Ngược lại, có người ở trạng thái vô cảm như lờ đờ, chậm chạp, thiếu chủ động.

Suy não sau chấn thương sẽ nặng nề hơn khi gặp một số yếu tố không thuận lợi về cảm xúc, tinh thần, lao động quá mệt nhọc, bị bệnh nhiễm khuẩn, uống rượu...

Động kinh sau chấn thương chiếm tỷ lệ 4-5% các ca chấn thương sọ não; nếu là các vết thương chiến tranh thì tỷ lệ này tăng lên 30%. Động kinh có thể xuất hiện sau chấn thương rất sớm từ vài giờ, vài ngày hoặc có thể từ 6 tháng đến 1 năm, nhưng thường xuất hiện trong vòng 2 năm sau chấn thương (80%). Động kinh sau chấn thương thường là động kinh cục bộ; nếu là toàn thể thường cũng bắt đầu bằng cơn cục bộ. Cơn động kinh có thể bắt đầu bằng hiện tượng giống rối loạn phân ly; trong cơn, ý thức bệnh nhân không mất hoàn toàn, dễ có hành vi hung bạo, nguy hiểm, nhưng kết thúc bằng cơn co giật, mất ý thức.

Ở Việt Nam số người bị chấn thương sọ não do TNGT ngày càng gia tăng, nhất là ở những người điều khiển xe gắn máy. Nhà nước đã buộc phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy. Mọi người phải tôn trọng luật lệ giao thông, không phóng nhanh vượt ẩu, không uống rượu bia khi chạy xe, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông,... Có như vậy mới hạn chế được TNGT, chấn thương sọ não, bảo vệ được tính mạng của mình và người khác.

Trong hội chứng sa sút sau chấn thương, bệnh nhân mất trí nhớ toàn bộ, trí năng giảm sút rõ rệt, mất khả năng phê phán, lao động trí óc, chỉ còn có thể làm được một số công việc chân tay đơn giản không đòi hỏi kỹ thuật cao. Một số bệnh nhân khác tiến triển rất nặng, chỉ còn các hoạt động bản năng, hết khả năng tự phục vụ.

Ngoài ra, bệnh nhân sau chấn thương sọ não còn có thể gặp một số rối loạn: có triệu chứng giống tâm thần phân liệt, hội chứng Paranoid, có ý tưởng bị theo dõi hoặc ghen tuông; hoang tưởng; hay bị thay đổi nhân cách; một số còn có thể tự sát.

CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA

Theo các nhà nhà chuyên môn thì chấn thương sọ não gây ra những nguy cơ đáng sợ và nặng nề như: chảy máu bên trong hộp sọ, dập não, sưng phù não làm thể tích gia tăng trong khi hộp sọ không còn khả năng giãn nở, do đó rất dễ tử vong. Khi bị té ngã, phải nghĩ ngay đến chấn thương sọ não nếu thấy những dấu hiệu sau: da đầu sưng hoặc chảy máu, đau đầu nhiều hoặc ít, buồn nôn ói mửa, hôn mê hoặc không hôn mê. Cần đưa ngay bệnh nhân đến trung tâm cấp cứu gần nhất. Trong khi sơ cứu cần lưu ý đặt nạn nhân nằm nghiêng để đàm và máu dễ chảy ra ngoài, tránh tắc nghẽn đường hô hấp. Phải giữ cột sống thẳng cho đến khi tới bệnh viện, vì gập cột sống có thể làm bệnh nhân ngưng thở đột ngột. Khi da đầu chảy máu, không nên dùng bất cứ vật gì để băng ép, không gỡ vật gỉ ra khỏi vết thương trước khi đến bệnh viện. Chấn thương sọ não gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì vậy bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời, yếu tố thời gian là vô cùng quan trọng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: