Chương1:


Nhật Hà ! Em còn bao thư không, cho chị xin một cái. 

- Hả ! - Dứt mắt khỏi bài tập Anh văn, Nhật Hà nhìn Tịnh Nghi ngơ ngác - Lại xin bao thơ nữa hả Chị viết thư cho ai mà nhiều vậy? Mới một tuần đã ngốn của em hết năm cáo bao thư rồi. 

- Ờ... thì... - Chựng lại một giây khó nói, Tịnh Nghi trợn mắt nạt ngang - Viết cho ai thì kệ tao , còn không thì nói? 

- Còn... 

Cho tay vào cặp táp tìm bì thư, lòng Nhật Hà bỗng dậy lên một nghi ngờ: Lẽ nào... chị Tịnh Nghi có bồ rồi. Mà bồ chị Ở đâu? Xa lắm sao phải gởi thư? 

Cả tuần nay , đúng là chị Nghi có cái gì lạ lắm. Chiều nào cũng không chịu ăn cơm, lo trang điểm , thay đồ đẹp rồi biến mất tiêu đến tối mịt mới mò về. Mà... lần nào về cũng mua qua về cho mình và mẹ. Khi thì mấy chiếc bán phlan, khi thì vài miếng rau câu, khi thì chơi sang lại mua cả xúp bóng cua mang về nữa. Chị Tịnh Nghi làm gì có tiền như vậy được. Chà, nguy rồi ! Phải nói ngay với mẹ chuyện này. 

- Có chưa? Mày làm gì mà lâu quá vậy? 

Giọng Tịnh Nghi hối hả bên tai. Nhật Hà ngẩng đầu lên , chưa vội đưa ngay phong bì vừa tìm được: 

- Chị gởi thư cho ai vậy? Nói em nghe với? 

- Không phải chuyện của mày , lo học đi nhóc con. 

Giật mạnh phong bì khỏi tay Nhật Hà, Tịnh Nghi tung chân sáo chạy đi ngay đến bên góc nah', giang sơn nhỏ của riêng mình. Cô ngồi xuống, lôi từ dưới gầm giường ra một chiếc hộp con rồi hí hoáy lo trang điểm. 

Bài kiểm tra sáng mai vẫn chưa thuộc chữ nào, nhưng Nhật Hà không thèm quan tâm đến chúng. Hai mươi tuổi, cậy đã đủ trí khôn nhận định. Thái độ của chị chẳng bình thường một chút nào. Nhưng... liệu có nên kể với mẹ không? Lòng Nhật Hà nặng nỗi lọ Mẹ đang bệnh nặng, chẳng giải quyết được gì, chỉ làm mẹ bận tâm thêm. 

Không nói với mẹ thì làm sao bây giờ? - Nhật Hà vẽ một vòng trên giấy. Bỏ mặc chị ư? - Mà chị có chuyện gì thế nhỉ? 

Lòng đầy ắp mối tơ vò, nhưng thật sự Hà biết mình sẽ không dám vặn hỏi chị đâu vì... chị sẽ chẳng bao giờ nói , chị sẽ trừng mắt, sẽ nạt ngang rồi bỏ đi một nước. Vì cậu sợ... một nỗi sợ hãi pha lẫn niềm kính trọng thương yêu. Bốn năm rồi... từ ngày mẹ bị tai biến mạch máu não phải nằm yên một chỗ, tất cả mọi việc trong nhà , đều do một tay chị quán xuyến chăm lo tươm tất. 

Mọi chi phí trong nhà, từ cái ăn, cái mặc, từ thuốc men đến sách vở , học phí của cậu đều đổ lên vai chị. Vất vả, cực nhọc lắm, làm quần quật từ sáng đến chiều, vậy mà chị không nửa lời than thở. Trái lại, chị cười nói suốt ngày, líu lo như chim sáo. Nhiều lúc thấy chị cực nhọc quá , Nhật Hà chỉ muốn nghỉ học phụ chị một tay lo cho mẹ. Nhưng lần nào cũng vậy, nghe cậu nhắc đến chuyện này là Tịnh Nghi lập tức cau mày nhăn mặt , mắng cho một trận: 

- Không được nghỉ học đâu nhé, dù chỉ trong ý nghĩ thôi , chị cũng cấm. Gì thì gì... em cũng phải học xong đại học. Chị đã dở dang rồi , bây giờ chỉ còn hy vọng ở mình em. 

Nắm tay chị, Nhật Hà rưng rưng nước mắt. Hơn ai hết. Cậu hiểu rõ tâm nguyện lớn nhấ t đời chị Tịnh Nghị Chị rất muốn trở thành bác sĩ chữa bệnh cho người, bởi tấm lòng chị đầy nhân hậu. Nhưng... hoàn cảnh bó buộc chị phải xa mái trường yêu dấu với hai năm học còn dang dở. 

Nhật Hà thì không thích ngành Y lắm, cậu thích trở thành nhà kinh tế hơn. Nhưng thương chị, cậu nguyện lòng sẽ trở thành một bác sĩ thật tà, thật giỏi, nên năm nào cậu cũng được bầu chọn là học sinh xuất sắc. 

- Nhưng... chị Ơi... - Cuối cùng không thể cải lời của chị, Nhật Hà đành ôm lấy tay chị b'ui ngùi - Chị là con gái, suốt ngày cứ đẩy xe đi giao hàng như vậy, em thật đau lòng quá. Chị có hai năm học Y , sao không tìm một chân hộ tá bác sĩ cho nhẹ nhàng hơn. 

- Làm hộ tá lương chẳng bao nhiêu. Với lại... - Nhún vai, chị cười hì hì - Đi giao hàng vui hơn, tiếp xúc được nhiều người, biết đâu... có ngày chị kiếm được một ông chồng xịn. 

Tính chị ngang lắm ,có cãi cũng bằng thừa. Nhật Hà đành phải cười theo chị: 

- Nhưng... chị cũng nên quan tâm đến mình một chút. Đội nón, đeo bao tay, đeo khẩu trang vào , đen thùi lùi như ông Táo thế kia , chẳng ma nào dám để ý chị đâu. 

- Hổng dám đâu cưng. - Tịnh Nghi trề dài môi - Nhìn kỹ chị chú mày một lần nữa coi. Đen nhưng người ta đen duyên đấy, có khối người muốn đen như vậy không được đó. 

Nói xong, chị bỏ chạy ngay đến bên góc nhà, tìm chiếc hộp con. 

Xì ! Nói là đen duyên, là đẹp lắm , là khối kẻ mơ, vậy mà... chị lại vội thoa kem lên đầy mặt, dầy một lớp trắng toát như tô tường vậy. 

Mỹ phẩm chị xài toàn hàng nội , rẻ tiền và cũ kỹ lắm. Một lần , lén lấy chiếc hộp con của chị ra xem, lòng Nhật Hà quặn thắt khi nhìn cây son của chị bị cụt đầu gần hết , lại không có nắp. Sinh nhật chị năm đó, Nhật Hà đã bán đi chiếc quần jean đẹp nhất - quà tết của chị - để mua tặng chị một cây son thật đẹp. 

Và tuy bị chị mắng thật lâu , nhưng Nhật Hà không cảm thấy buồn vì cậu biết chị thích cây son ấy lắm. Mấy ngày liền, chị cứ tô nó lên môi và bảo màu son này đẹp quá, hệt như màu môi tự nhiên. 

Chị Tịnh Nghi đẹp lắm. Nhật Hà không cần thiên vị, khen lấy lòng của chị đâu. Chị có một nét đẹp rất khác người. Hoang sơ đầy ấn tượng, bướng bỉnh và gai góc nhưng cũng không kém phần kiêu kỳ , gợi cảm. Son phấn không làm chị đẹp lên thêm được chút nào, nhưng chị không biết vậy , tối ngày cu8 chăm chú lo xài mỹ phẩm. Mẹ bảo tại tính chị như vậy , không bỏ được đâu. Thì ra... hồi thôi nôi, chị bắt cục xôi và cây lược. Hèn gì , bây giờ chị ham ăn và xí xọn quá trời. 

Tịnh Nghi trang điểm xong , đang tươi tỉnh đẩy chiếc xe đạp ra. Chị diện dẹp như tiên vậy. Chiếc đầm jean hàng siđda mua không quá mười ngàn, vậy mà mặc vào người chị lại trông snag quá, hệt như hàng hiệu mua trong shop vậy. 

- Ở nah' coi chừng mẹ. Một lát chị về sẽ mua quà cho. 

Ta đến cổng, Tịnh Nghi còn quay đầu dặn. Nhật Hà dạ to một tiếng phục tùng, trong lúc mắt sáng long lanh nhìn ranh mãnh. Đừng hòng, đêm nay cậu nhất định phải khám phá xem chị đi đâu mới được. 

Tịnh Nghi ra khỏi nhà chưa được hai phút , Nhật Hà vội bám theo bằng chiếc xe cuộc cà tàng của chị mua cho năm ngoái. Chị kia raồi ! May mà mặc đầm không tiện chạy nhanh, chứ nếu không thì... việc theo dõi chẳng dễ dàng thuận lợi vậy đâu , bởi chị lên xe là vọt , là phóng còn nhanh hơn con trai nữa. 

Qua mấy khúc quẹo, Tịnh Nghi bỗng dừng chân trước một nhà hàng sang trọng. Chị làm tiếp viên ở đây ư? Tim Nhật Hà đập mạnh. Đến gần hơn chút nữa, cậu bỗng thở phào ra một hơi dài nhẹ nhõm. Ồ ! Không phải vậy , chị Tịnh Nghi đi ăm đám cưới thôi. 

Thì ra, chị xin phong bì để đựng tiền mừng cho cô dâu chú rể. Mình... đúng là quá lo xa. 

Không còn nghi ngờ gì , Nhật Hà vui vẻ quay đầu xe, đạp vội về nhà. Nhưng... được một đoạn ngắn, lòng cậu lại dậy lên nỗi nghi ngờ khác. Bạn chị Nghi sao giàu có sang trọng quá... và tại sao họ lại rủ nhau cùng lấy vợ, lấy chồng cùng một thời điểm như vậy nhỉ? Một tuần dự liền sáu cái đám cưới cùn g một lúc... cũng đáng ngờ lắm chứ? 

Một tuần dự sáu cái đám cưới, tại sao ư? Nhật Hà không tài nào biết được đâu. 

Tịnh Nghi khẽ mỉm cười, cho một con tôm vào miệng nhai rau ráu. Cũng như cô dâu chú rể và toàn bộ thực khách đến dự kia , không thể nào ngờ nổi , cô chính là vị khách chẳng được mời. 

Thật đấy , xin đừng vội tròn đôi mắt lên quá ngạc nhiên như vậy. Chuyện không có gì ầm ĩ. Tất cả được bắt đầu từ đầu tuần trước. Thọat tiên là lời xúi bẩy của bà bếp trưởng, khi cô vô tình buột miệng: 

- Bác làm món tôm rang me này trông hấp dẫn quá. Cả đời cháu, mẹ cháu và em cháu không biết bao giờ mới được nếm thử các món ngon đến dường này. 

- Có gì khó đâu... - Vẫn đều tay trên chiếc bếp ch ay đùng đùng, bà bếp trưởng nói tỉnh bơ - Chỉ cần cháu thay một bộ đồ cho lịch sự. Chiều chiều , đến đây giả làm người đi đám cưới là tha hồ được ăn rồi. 

- Giả đi đám cưới? - Mắt Tịnh Nghi ngơ ngác - Nhưng... cháu làm gì... có tiền bỏ bao thơ... mừng cô dâu chú rể... Bác cũng biết lương cháu đâu có bao nhiêu. 

- Ai bảo mày đi tiền, con ngốc... 

Múc những con tôm vàng ươm ra dĩa , bà bếp trưởng quay lại nhìn Tịnh Nghi trìu mến. Trước cô đã có nhiều người đến đây giao han'g, nhưng bà chưa thấy mến ai bằng cô cả. Cô bé thật thà... tốt bụng, lại chẳng biết tham lam. Mấy lần bà cố ý tính lộn tiền, cô vẫn đem trả
lại và không tham một đồng. Vui vẻ hoà đồng chẳng hề khó nhọc, dù mưa dù nắng, bao giờ cô cũng giao hàng đúng hạn, không trễ một ngày. 

- Không đi tiền ư? 

Tịnh Nghi vẫn chưa hiểu. Bà gật đầu giải thích: 

- Không. Mày chỉ cần một cái bao thư trắng, bỏ vào thùng cho hợp lệ thôi. Khách hàng mấy trăm người , không ai phát hiện ra đâu , hoặc nghĩ mày đi thế người thân thôi. Mà dù có thắc mắc, người ta cũng lịch sự không dám đến hỏi mày đâu. 

- Nhưng... - Tịnh Nghi cắn cắn ngón tay - Như vậy là ăn lường gạt. Một món ăn hơn trăm ngàn, cháu đi ăn không , lỗ người ta tội nghiệp. 

- Cái con thật thà chưa. - Không chỉ bà bếp trưởng, mà khu bếp cùng dậy tiếng cười - Mày không đi , người ta cũng bỏ thôi. 

Đ am cưới bây giờ ế lắm , hiếm khi người ta đi đủ , hôm nào mà không bị dư mấy ban' liền. Mày chỉ đi ăn của phần khách vắng mặt thôi. Đừng áy náy, mày không ăn người ta cũng bỏ cho heo nó ăn thôi. 

- Bỏ cho heo ăn? Trời ơi! Sao uổng vậy? 

Tịnh Nghi kêu trời tiếc rẻ... Rồi tối hôm đó, theo lời bà bếp trưởng , cô đến dự đám cưới bằng cái phong bì không. Lần đầu nên cô run lắm, mắt cứ len lén ngó trước ngó sau , sợ bị người ta phát hiện ra. Nhưng thật là may mắn, không ai phát hiện ra sự dối trá này. Đích thân cô dâu đưa cô đến bàn ăn, còn thân mật hỏi han này nọ. 

Ngồi ăn mà lương tâm Tịnh Nghi ray rứt quá, cô biết mình sai, mình đang làm một việc bôi nhọ nhân cách của mình, nhưng lại không sao cưỡng được cái miệng đang hau háu đòi ăn. Bác bếp trưởng nêm nếm vừa ăn quá , trong đời Tịnh Nghi chưa bao giờ được ăn những món ngon như thế. 

Chương 2 

Bà bếp trưởng nói không sai. Đêm đó, thực khách vắng những bốn bà, cô dâu chú rể buồn thiu, phải đi nài nỉ đám tiêp vie6n và các anh nhạc công ăn hộ, điều đó phần nào làm lương tâm Tịnh Nghi nhẹ nhàng hơn. 

Thọat tiên, Tịnh Nghi chỉ định đi một lần, ăn thử cho biết rồi thôi không đi nữa. Nhưng ngày ngày đến giao hàng cho bà bếp trưởng, nhìn những món ăn vàng ươm, bắt mắt, cùng mùi vị thơm ngon xộc vào mũi, cô lại không cưỡng lại được tính thích ăn ngon của mình, rồi lại nghĩ đến mẹ, đến em ở nhà chưa từng được nếm những m'ui vị ấy bao giờ, cô lại trở vào nhà hàng làm một thực khách không mời. 

-Bây giờ là đến phần giúp vui cuả thực khách dan'h cho cô dâu chú rể. Xin mời quý vị bước lên sân khấu hát tặng mừng cho cô dâu chú rể được bền duyên cầm sắc. 

Lời người dẫn chương trình chợt vang lên, cắt ngang dòng suy tưởng của Tịnh Nghị Ngẩng đầu lên, cô nhẹ mỉm một nụ cười. Nơi này, ngoài cô ra, không ai biết việc mời thực khách lên giúp vui là một mánh lới giảm chi phí của nhà hàng. Họ cứ tưởng mình đang được mời giúp vui, mà không hay việc mình lên hát đã tiết kiệm giùm nhà hàng một số tiền khá lớn để trả cho ca sĩ. Họ chỉ ời hai ba ca sĩ đến giúp vui tượng trưng thôi. Thời gian còn lại, họ cố mời bạn bè cô dâu chú rể lên giúp vui cho chương trình thêm phần màu sa+ c. Hôm nào không có ai lên hát, thì người hướng dẫn chương trình nhanh nhạy sẽ cho ban nhạc hoà tấu những bản nhạc vui tươi để khỏa lấp. 

- Không ai lên ư? 

Giọng người MC vang lên , vẻ thất vọng. Đợi thêm vài phút , Tịnh Nghi mới đứng lên: 

- Có... Tôi xin hát tặng cô dâu chú rể bài "Giống như... tôi ". Xin chúc hai bạn trăm năm hạnh phúc. 

Lại bài này ! Lại cô gái này ! Đám nhạc công đưa mắt nhìn nhau ngơ ngác. Họ đã nhận ra Tịnh Nghi là vị khách quen thuộc của nhà hàng. Lần nào đến đâu , cô cũng mặc chiếc đầm này và... tệ hại nhất là... luôn hát cái bài không hợp với không khí cưới hỏi một chút nào cả. Nhưng... chẳng dám làm "thượng đế " buồn lòng , ban nhạc đành trỗi lên khúc dạo đầu trong nhiều tiếng vỗ tay ủng hộ tinh thần của thực khách. 

Không hay bằng ca sĩ, nhưng Tịnh Nghi hát cũng chẳng đến nỗi tồi. Chất giọng trầm ấm , dễ nghe được ban nhạc cao tay nghề nhiệt tình đệm cho sẽ dễ dàng chinh phục lòng khán giả , nếu nội dung bài hát đừng quá buồn, đừng phản lại ý nghĩa của buổi lễ thành hôn như vậy. 

"Vừa nghe rằng chàng có người yêu Một người yêu mới, một người thay thế tôi Và nghe hai người đang hạnh phúc Cặp kè sát bên nhau... 

Giống như tôi lúc đầu... " 

Trời ơi! Mặt chú rể tái xanh , mặt cô dâu tím ngắt, cả thực khách cũng ngây người ra nín lặng. Cô gái này... liệu có phải là người yêu cũ của chú rể không? Sao lại than thân trách phận giữa ngày vui của người ta như vậy? 

Không hay bài hát của mình đã làm chấn động đến mọi người, Tịnh Nghi cứ vô tư hát. 

Chỉ mỗi bài này là cô thuộc đầy đủ, trọn vẹn nhấ t. Số là... cạnh nhà cô có một gã thất tình, tối ngày sáng đêm gã cứ mở hoài bài này, cô nghe riết đâm thuộc lòng lúc nào không biết. 

Hát xong bài hát, Tịnh Nghi tươi tỉnh trở về bàn. Ít ra thì cô cũng không đến lăn lận đám cưới. Bài hát vừa rồi cũng đáng gía một bữa ăn lắm chứ! 

Ăn xong một bụng no, Tịnh Nghi chưa vội về ngaỵ Bắt chướt một số thực khách, cô bước đến bên tháp Champagne bưng một ly lên uống thử. Cay quá! Vội nhăn mặt phun ngay lớp rượu ra , mắt Tịnh Nghi trông thấy vỏ một chai rượu rất đẹp bỏ lăn lóc dưới chân. Chà! Ngộ quá... Tịnh Nghi xoay nhẹ chiếc vỏ chai, thầm nghĩ: " Cái này đem về trang trí trên bàn chắc là trông hay lắm. Lượm một cái đem về vậy "/ Nghĩ xong , Tịnh Nghi tự nhiên mở bóp cho cái vỏ chai rượu vào. Chưa kịp gài khóa, bất chợt cô giật nảy người khi nghe một giọng đàn ông ồm ồm vang lớn sau lưng: 

- Cô kia ! Dám cả gan ăn cắp đồ của nhà hàng à? 

- Không có... - Tịnh Nghi quay đầu lại chối nhanh - Tôi chỉ nhặt cái vỏ chai rượu thôi. Nếu ông không cho thì tôi trả lại vậy. 

Nói xong , cô mở bóp lấy cái vỏ chai ra trả. Nhưng gã tiếp viên chẳng bằng lòng: 

- Tôi nghi ngờ ngoài cái vỏ chai ra, cô còn ăn cắp rất nhiều đồ quý giá của nhà hàng nữa. Nếu không muốn bị mọi người chú ý cô hãy mau theo tôi lên phòng giám đốc. 

Những đôi mắt hiếu kỳ bắt đầu hướng về phía Tịnh Nghị Sợ mọi người tập trung lại sẽ phát hiện ra chuyện mình ăn lận đám cưới, cô vội gật đầu: 

- Gặp giám đốc thì gặp chứ gì. Bộ anh tưởng tôi sợ lắm à? 

Nói xong, hất mớ tóc bồng xõa trên vai, tay vẫn cầm cái vỏ chai rượu ngoại, Tịnh Nghi nghinh ngang bước theo chân gã tiếp viên. 

- Xin mời... Đdến phòng giám đốc , gã tiếp viên bỗng chìa tay - Gíam đốc của chúng tôi đang chờ cô trong ấy. 

Nói rồi , gã bước đi ngaỵ Tịnh Nghi gọi giật gã tiếp viên lại: 

- Khoan đã ! Anh tên gì? Tôi còn phải biết để phản ảnh lên giám đốc thái độ xúc phạm khách hàng của anh nữa chứ. 

- Tôi tên Hùng. 

Gã tiếp viên chẳng có vẻ gì sợ hãi. Tịnh Nghi như vẫn chưa tin, cô nhìn kỹ một lần nữa bào bảng tên trên áo hắn , rồi mới đẩy cửa ph'ong giám đốc bước vào. 

- Ai thế? Vào phòng sao không gõ cửa? Không biết phép lịch sự là gì à? 

Một gã thanh niên trẻ rất đẹp trai ngồi sau chiếc bàn bằng gỗ đỏ nghe tiếng động, cau có ngẫng đầu lên. 

- Xin lỗi... tôi quên mất... - Biết mình hơi khiếm nhã, Tịnh Nghi cúi đầu lễ phép - Xin lỗi, ông có phải là giám đốc ở đây không? 

Không có câu trả lời, chỉ có đôi mắt trừng trừng nhìn về phía Tịnh Nghi không chớp. Gã làm gì thế nhỉ? Tịnh Nghi nghe chột dạ. Bản năng con gái khiến cô co hai tay lên che ngực, lùi vội về sau một bước đề ph'ong. 

Như không buồn quan tâm đến thái độ của cô , gã rời khỏi ghết , chậm rãi bước quanh người cô dò xé t. 

Gã điên rồi, Tịnh Nghi nghe sợ hãi. Không kịp suy nghĩ , cô vội quay lưng bỏ chạy ngaỵ Nhưng... một bàn tay cứng như gọng kềm đã nhanh chóng chụp mạnh bàn tay cô, kéo lại. 

Đdứng im đó ! Ăn cắp rồi muốn bỏ chạy à? Không dễ đâu. 

Giọng gã không to, nhưng đầy uy lực khiến Tn nghe sống lưng mình ớn lạnh. Nhẹ rút tay mình lại, cô cất giọng run run: 

- Tôi không ăn cắp. 

- Không ăn cắp, thế cái gì trên tay cô đó? 

Gã quắc mắt lên hướng về phía vỏ chại rượu trên tay Tịnh Nghị Cô nói nhẹ như cơn gío thoảng: 

- Là cái vỏ chai rượu, tôi vừa nhặt được. 

- Nhặt được à? - Một nửa nụ cười nhếch qua môi không đủ làm gương mặt gã bớt lạnh lùng - Ở nơi nào vậy? 

- Ở trong nhà hàng... dưới chân tháp ly - Tịnh Nghi đáp thật thà. 

- Lấy đồ trong nhà người ta mà bảo là nhặt được, cô ăn nói nghinh ngang quá rồi đấy. 

Đôi mày nhẹ chau, gã nói như đang giận dữ. Tịnh Nghi vội đặt trả cái vỏ chai lên bàn: 

- Tôi không phải nghinh ngang, mà lầm tưởng cái vỏ chai này vô giá trị, trước sau gì các ông cũng bỏ đi nên mới nhặt về chơi. Nếu như nó vô cùng quý giá đối với ông thì... đây, tôi trả lại ông. Xin chào. 

Nói xong, cô quay nhanh người dợm bước. Gã lại hét đuổi theo: 

Đdứng lại ! Tôi nghi ngờ... ngoài vỏ chai rượu ra, cô còn đánh cắp rất nhiều thứ giá trị của nhà hàng nữa. 

Hả ! Đến nước này thì quá lắm rồi. Tịnh Nghi không nhịn nỗi nữa. Giận run vì tự ái bị tổn thương, cô trợn mắt trừng trừng nhìn gã: 

- Thôi đủ rồi nghe. Đừng được đằng chân lấn đằng đầu như vậy. Tôi không dễ để người ta tự tiện bôi nhọ danh dự của mình đâu. Bằng chứng nào cho ông nói tôi đã ăn cắp đồ của nhà hàng? 

- Theo phương pháp suy luận thôi. - Nhún vai , gương mặt gã vẫn thản nhiên - Cô đã một lần tham, làm sao trách người ta khỏi nghi ngờ. Để chứng minh mình trong sạch, cô có dám đổ hết đồ trong bóp ra trước mặt cho tôi khám không? 

- Sao lại không. Nhưng... - Tịnh Nghi hất mặt lên - Nếu không có , ông lấy gì để đền bù danh dự cho tôi chứ? 

- Bao nhiêu đây, được chưa? - Một xấp tiền chợt xuất hiện trên tay gã. 

Cảm thấy bị sĩ nhục nặng nề , Tịnh Nghi tức giận bước lên giằng lấy xấp tiền , ném mạnh vào mặt gã. 

Đanh dự của tôi không thể mua được bằng tiền đâu. 

- Thế... - Nhìn những tờ tiềnbay lả tả , gã ngớ người ra ngơ ngác - Thế danh dự của cô được tình bằng gì? 

- Bằng chính danh dự của ông. - Tịnh Nghi nghiêm giọng - Nếu không tìm ra bằng chứng buộc tôi. tôi ăn cắp, ông phải quỳ xuống đích thân xin lỗi tôi trước mặt anh Hùng tiếp viên. 

- Tại sao phải là tên Hùng chứ? 

Gã có vẻ không hiểu. Tịnh Nghi khẽ hạ giọng: 

- Vì lúc nãy, anh ta đã đưa tôi đến đây. 

Đdược - Sờ nhẹ cọng râu dài mọc dưới cằm gã gật đầu - Cô mau đổ bóp ra đi. Tôi không tin là cô chẳng tham gì của nhà hàng. 

- Vậy thì... Ông mau mở to mắt ra nhìn cho kỹ nhé ! 

Nói xong, Tịnh Nghi đổu ụp ngay cái bóp xuống mặt bà của gã. Một đống hổ lốn văng tung toé bày đầy ra trước đôi mắt mở to kinh hoàng của gã. 

Chưa được xem bóp phụ nữ bao giờ... nên gã không thể nào ngờ nổi , chỉ trong một cái xắc tay bé xíu thôi , lại có thể chứa từng ấy vật dụng như thế được. Cả một cửa hàng bách hóa chứ chẳng chơi... Chà ! Không thể nào phân biệt nổi , nhìn cứ hoa cả mắt lên. 

Chương 3 -
Đến đồn cảnh sát thì sao? Mồ hôi rịn ra khắp thái dương, Tịnh Nghi bắt đầu nhận ra tai họa đang dần đến với mình. Đến đồn cảnh sát với chiếc khăn độn trong bụng, cô biết mình nói gì người ta cũng chẳng tin đâu. Mọi người sẽ tin vào lời phủ nhận của Hữu Bằng , sẽ cho cô là kẻ đặt điều , phá họai danh dự hạnh phúc của Hữu Bằng, sẽ bỏ tù... sẽ bắt cô bồi thường danh dự. Ôi... Hữu Bằng! Tại sao gã lại hại cô ra nông nỗi?
Phải tự cứu mình thôi. Tinh Nghi vụt thóat dòng suy tưởng. Trút nhanh xấp hình trong chiếc giỏ da đeo bên người ra , cô hét lớn:
- Tôi không đặt điều , không vu khống cho Hữu Bằng. Rõ ràng anh ấy có quan hệ tình cảm với tôi... những tấm hình này sẽ làm chứng cho tôi.
Hơn năm mưoi tấm ảnh chụp cảnh Hữu Bằng và cô âu yếm yêu nhau được chuyền tay khắp các vị khách mời. Nét mặt ông Thái lập tức giãn ra. Thật lạ , khi sự thật được chứng minh con mình hư đốn, ông chẳng những không buồn, còn lộ vẻ mừng hớn hở.
- Đúng rồi. - Ông gật đầu thừa nhận rồi quay sang nhìn Tịnh Nghi, dịu dàng nói:
- Cháu đừng sợ , cứ đứng đây. Mọi việc sẽ được giải quyết ổn thỏa thôi. Hữu Bằng! Con nói gì nói , sự thật rành rành này.
- Con... - Cầm lấy xấp ảnh từ tay cha, Hữu Bằng nhẹ nhún vai một cái nói cất giọng tỉnh như không - Con không chối đã quan hệ tình cảm với cô ta... Nhưng... làm sao biết được đứa con trong bụng cô ả là của con kia chứ.
Bốp!
Hữu Bằng chưa nói dứt lời , Tịnh Nghi đã thấy bàn tay mình vung mạnh tát vào mặt gã. Khốn kiếp! Hại cô điêu đứng còn chưa đủ, gã còn ngang nhiên chà đạp lên danh dự của cô. Mà sự thật , cô chẳng mang thai, cũng chẳng yêu thương gì hắn cả nhưng không phải vì thế mà gã được quyền lăng nhục cô là hạng gái chẳng đàng hòng, tình cảm lăng nhăng, đã muốn chối bỏ đứa con trong kịch bản. Vì sao thế? Tịnh Nghi thầm đoán: Có lẽ lúc đầu ngỡ cô dâu xấu như ma lem, gã sợ nên mới viết kịch bản nhờ cô đóng. Không ngờ đến giờ chót, thấy cô dâu đẹp như tiên , nên đổi ý...
Hừ! không dễ dàng thế đâu. Tịnh Nghi này chẳng phải tay mơ để ngươi có thể ngang nhiên vùi dập, hại ta điêu đứng ư? Đừng hòng, người điêu đứng sẽ là ngươi đó. Hôm nay, Tịnh Nghi này quyết phát tan buổi lễ đính hôn của ngươi. Không chỉ để mọi người nguyền rủa ngươi, mà cả cô vợ chưa cưới kia cũng sẽ phải ghê tởm, khinh khi ngươi trọn kiếp. Một tên đạo đức giả , sở khanh.
- Tịnh Nghi! Sao cô dám đánh tôi?
Phút sững sờ chợt mất , Hữu Bằng giận dữ giằn mạnh tay Tịnh Nghi, hét lớn.
- Chẳng những đánh anh, mà tôi còn giết anh chết nữa kìa. - Rít lời qua hai hàm răng nghiến chặt, mắ tTịnh Nghi long lanh tia lửa căm thù - Đồ đàn ông đốn mạt, hèn hạ, dám làm không dám nhận. Hứ! Được lắm. Đứa con này không phải của anh chứ gì? Đừng ân hận khi tôi phá bỏ nó đi. Vĩnh biệt.
Mắng xong một hơi dài , Tịnh Nghi bỏ đi một nước, thầm khen mình sao khôn quá đã tìm được cách thoát thân.
- Khoan đã cháu...
Nhưng sự đời chẳng giản đơn như Tịnh Nghi lầm tưởng. Đi chưa đầy mười bước đã nghe bên tai giọng một người đàn bà gọi lớn:
- Đừng giận dữ thế, không có lợi cho thai nhi đâu. Chuyện đâu còn đó mà...
Lại chuyện gì nữa đây trời? Tịnh Nghi sững người , không chớp mắt nhìn vào người đàn bà đối diện. Trên dưới bảy mươi bà trông phúc hậu và sang trọng trong chiếc áo dài bằng nhung mày tím thẫm.
- Vào đây cháu.
Nhẹ nắm tay Tịnh Nghi, bà dịu dàng dắt cô trở vào nhà. Đến trước mặt Hữu Bằng bà trừng mắt, cất giọng nghiêm trang:
- Ở đời, đừng đối xử tuyệt tình thế , cháu ạ. Nội đã dạy cháu bao lần, làm người phải có nhân , có hậu.
- Nội à! Sự thật...
Nhăn mày, nhăn trán , Hữu Bằng chưa nói hết câu đã bị Ông Thành, ba của cô dâu nói chen vào:
- Hừ! Tôi thật không ngờ cậu trông bảnh bao , đẹp đẽ vậy mà... tâm hồn độc ác và đê tiện quá. May mà tôi kịp nhìn ra mặt thật của cậu, không thì đã gả lầm con gái cho cậu rồi. Kim Tuyết! Về thôi con. Cuộc hôn nhân này, từ nay xin đừng ai nhắc đến trước mặt tôi nữa.
Nói xong, không chờ Hữu Bằng kịp có phản ứng gì ,ông nắm tay cô dâu lôi nhanh ra cửa , mặc cho cô ta cứ ngoái đầu nhìn lại , đôi mắt đỏ hoe nửa như lưu luyến, nửa nhìn oán hờn, căm hận kẻ bạc tình.
Một đoàn người khá đông cũng lục tục theo ông bỏ về, mặc cho Hữu Bằng hết lời cất tiếng thanh minh:
- Mình về đây , chúc cậu giải quyết êm thấm việc này. Nhớ... đừng tuyệt tình quá nhé.
- Xin lỗi nhé , Hữu Bằng. Hành động của cháu quả là khó chấp nhận được.
Tiếp đến đám đông cũng tạ từ ra về cả. Tuy miệng vẫn nói những câu niềm nở, nhưng qua nét mặt của họ, Tịnh Nghi nhìn thấy rõ sự bất bình, khinh bỉ cho hành động của Hữu Bằng. Điều đó làm cô thấy hài lòng. Phải vậy chứ. Tịnh Nghi này đâu phải kẻ dễ bị ăn hiếp , dễ bị gạt lừa phản phé.
Mọi người đã về hết cả rồi. Bây giờ trong đại sảnh chỉ còn lại năm người: Cô , Hữu Bằng, ông Thái, người giúp việc và người đàn bà mà gã kêu bằng bà nội. Cả không gian lặng ngắt như tờ , có thể nghe rõ được tiếng máy lạnh rì rì chạy.
- Thôi, cháu cũng về đây.
Một phút trôi qua, chợt nhớ ra mình chẳng còn việc gì để làm ở đây , Tịnh Nghi vội tìm cách đánh bài chuồn. Hữu Bằng hẳn là đang giận lắm , không mau biến đi , gã sẽ cho cô một trận nên thân đó.
- Khoan đã cháu. - Nhưng bà Thanh đã kịp nắm tay giữ cô ở lại - Bà biết Hữu Bằng đã xúc phạm cháu, đã làm cháu giận, nhưng... cháy hãy nghĩ lại đi, đứa bé kia vô tội , cháu không thể phá bỏ nó một cách oan uổng như vậy được. 
- Phải đó. - Tịnh Nghi vừa há mồm, chưa kịp nói đã bị Ông Thái nói chen vào Đdừng giận dỗi. Thay mặt Hữu Bằng, ta xin lỗi cháu. Hãy ở lại với chúng ta và sanh đứa con ra.
Sanh đứa con ra? Đặt vội tay xuống bụng mình, Tịnh Nghi lắc đầu nguây nguẩy:
- Ồ! Không... không được đâu... cháu làm sao mà sanh được...
- Sao không được? - Bà Thanh lại nắm tay cô , hạ giọng chân thành - Đừng lo... Bà không để cháu mang tiếng chửa hoang đâu. Cháu và đứa bé kia sẽ có một danh phận rõ ràng.
- Không phải vậy. - Tịnh Nghi lắc đầu sợ hãi - Sự thật... cháu... không hề có con với Hữu Bằng. Lúc nãy... chẳng qua là...
Đdừng giận dỗi như con nít nữa. - Nãy giờ im lặng lắng nghe cuộc đối thoại của mọi người , Hữu Bằng chợt chen vào - Nội và ba tôi đã bảo thế thì cô cứ ở lại đi. Đứa con đó dù sao cũng của tôi , cô đâu thế phá bỏ một cách dễ dàng như vậy được.
- Hả?
Lùi nhanh về sau một bước , mắt Tịnh Nghi mở trợn tròn kinh hãi.
Gã Hữu Bằng này muốn giở trò gì nhỉ? Lúc nãy không chịu nhận, giờ lại bảo đứa con này của gã? Trả thù cô chuyện vừa rồi ư? Không... không thể mắc lừa gã được. Phải nhanh chóng hạ màn tiết lộ sự thật cho nội và ba của gã biết đi thôi. 
- Tịnh Nghi... - Bà nội lại kêu lên vui vẻ - Hữu Bằng nó biết lỗi , chịu nhận đứa con rồi , cháu cũng nên cho nó một cơ hội đi thôi.
- Không phải đâu... - Tịnh Nghi chỉ biết lắc đầu - Xin bà và bác đừng tin lời gã. Sự thật... con và gã... chẳng có quan hệ gì, cũng không có đứa con nào... Chẳng qua...
- Tính em xưa nay vẫn vậy , cứng đầu và ngoan cố quá. - Bước lên một bước, quàng tay sang cổ Tịnh Nghi, Hữu Bằng cắt ngang lời - Khi giận là lập tức bảo anh chẳng là gì cả. Ba và nội hãy yên tâm. Con sẽ khuyên cô ấy.
- Con liệu lời năn nỉ đấy. - Ông Thái trừng đôi mắt - Tịnh Nghi mà rời khỏi nhà này thì ta cũng không xem con là con của ta đâu.
Gật đầu đồng tình lời con , bà Thanh nháy mắt ra hiệu với con Sen rồi cùng lui gót. Cả gian ph'ong rộng chỉ còn lại hai người:
- Anh muốn giở trò gì nữa hả? Sao bỗng dưng giở quẻ giữa chừng?
Mọi người chưa kịp khuất sau dãy hành lang , Tịnh Nghi đã vùng lên hét lớn.
- Im! Im nào... - Bịt vội lấy miệng Tịnh Nghi, Hữu Bằng kéo cô vào một góc vắng, thì thào:
- Đừng nói lớn. Chuyện lúc nãy coi như tôi quấy, xin lỗi cô.
- Một lời xin lỗi suông chẳng giải quyết được gì đâu. - Gạt mạnh tay Hữu Bằng ra khỏi người mình, Tịnh Nghi trừng mắt - Nhưng thôi , chuyện ai phải , ai quấy tôi không cần bàn tới nữa. Mau mở cửa cho tôi về... chuyện giữa tôi và anh đã kết thúc rồi, đừng làm phiền tôi nữa.
- E không kết thúc được đâu. - Thở ra một hơi dài , Hữu Bằng châm cho mình một điếu xì gà - Cô không nghe ba và nội tôi vừa nói gì ư? Nếu cô bỏ đi, tôi cũng sẽ bị họ từ luôn đó.
- Vậy anh còn muốn bắt tôi làm gì nữa? - Tịnh Nghi quắc đôi mắt sáng.
- Chẳng có gì. - Hữu Bằng từ tốn - Nghe lời họ, ở lại đây làm vợ của tôi và sanh cho họ một đứa cháu thật tròn, thật trắng. 
- Tôi không giỡn với anh đâu.
Tịnh Nghi hét to giận dữ. Hữu Bằng chớp mắt:
- Thì tôi có giỡn với cô đâu , chuyện nghiêm túc thật sự đấy.Nhưng thôi, lại đây ăn cái đã. Cô đói bụng rồi phải không?
- Không.
Chiếc má ph'inh to ,cùng lúc cái bụng kêu to một tiếng dài phủ nhận. Đáng kiếp! Tịnh Nghi xấu hổ tự mắng min'h. Cái tật tham lam không bỏ. Hễ nghe nói đến ăn là nước miếng tuôn tràn như đồ chết đói. Mà đói thật , chiều giờ cô đã ăn gì đâu chứ?
- Thôi, đừng chối nữa. - Hữu Bằng cười xòa , sảng khoái - Hãy ăn một bửa phủ phê đi, thức ăn ê hề ra đó.
Theo hướng tay chỉ của Hữu Bằng.Tịnh Nghi nhìn thấy một kệ dài bày đầy những thức ăn đặc sản , dành để đãi khách dự lễ đính hôn đấy mà. Chưa ai chạm món nào nên trông thật đẹp, thật ngon mắt.
Nước miếng lại ứa ra , Tịnh Nghi cố nuốt vào một cách nhẹ nhàng , nhưng Hữu Bằng vẫn trông thấy. Gã cười cười, lấy một cái dĩi không trao cho cô:
- Tự chọn thức ăn đi. Miễn phí, không phải mất tiền đâu mà sợ.
- Sợ gì chứ?
Không kềm nổi cơn thèm ăn, Tịnh Nghi giật mạnh chiếc dĩa trên tay gã, tiến thẳng đến kệ để thức ăn. Không khách sáo, cô chọn ngay một con tôm càng nướng thật to , thật thơm ngon.
- Thử thưởng thức món này xem - Hữu Bằng lại đem đến cho cô một diã dầy - Bào ngư nấu dầu hào đấy. Món đặc sản ngon nhất của nhà hàng "Thiên Thanh" đấy.
Hừ! Lườm Hữu Bằng một cái rồi không nói không rằng , Tịnh Nghi kéo hết mấy dĩa thức ăn về phía mình, nhai ngấu nghiến. Ngon thật. Đúng là chủ nhân nhà hàng đãi có khác , toàn đặc sản cao cấp... Ngu gì không ăn một bụng đầy , no nê chứ?
- Sao cơ? Con phải ngủ chung phòng với Hữu Bằng à?
Thấy ông Thái và bà Thanh mở cửa phòng Hữu Bằng đẩy mình vào, Tịnh Nghi kêu lên hốt hoảng:
- Con không chịu đâu.
- Tịnh Nghi! Đừng vậy cháu. – Nhẹ vuốt tay cô, bà Thanh dịu dàng:
- Nội biết, cháu hãy còn giận Hữu Bằng nhiều lắm, nhưng tại nó nhất thời nông nổi. Nó không phải kẻ bạc tình phụ nghĩa, chẳng qua … lỡ với cháu rồi, nó sợ bị bà và ba của nó la nên mới từ chối đứa con trong bụng cháu. Giờ hiểu ra, cháu cũng đã chịu trở lại đây rồi, lẽ nào còn giận dỗi, còn đòi ngủ riêng như vậy … Tội nghiệp nó lắm cháu à!
Nghe bà thuyết một hơi dài, Tịnh Nghi chỉ còn biết kêu trời trong bụng. Cô có giận Hữu Bằng đâu? Càng không phải vợ Hữu Bằng, làm sao ngủ chung cho được.
Chẳng thể kể bà nghe rằng mình và Hữu Bằng là một cặp chồng hờ, vợ tạm, rằng sự hiện diện của mình trong nhà này là do Hữu Bằng bỏ tiền mua lấy. Tịnh Nghi chỉ còn một cách, nàng quyết định bước vào phòng Hữu Bằng ngủ đở, đợi gả về …bàn tiếp.
Chà! Nếu như hôm nào Tịnh Nghi đã phải ngỡ ngàng trước sự giàu có lộng lẫy của toà biệt thự thì giờ đây … cô càng ngỡ ngàng, ngạc nhiên hơn trước sự gọn gàng, ngăn nắp của một căn phòng quá đầy đủ tiện nghi sang trọng.
Không thể tin đây là phòng của một gã trai độc thân chưa vợ. Tịnh Nghi không hiểu nổi, sao mọi thứ ở đây lại ngay ngắn, phẳng phiu đến thế. Từ chiếc gối nằm, tấm drap, nệm đến những chồng hồ sơ, những chiếc đĩa nhạc, thậm chí có đôi dép xốp đi lại trong nhà, tất cả đều được đặt gọn gàng đúng trật tự theo ý chủ nhân. Chẳng bù cho cô … ngủ dậy mùng mền, gối chiếu đều bị vo nùi vo cục, nhồi vào một góc cho có lệ. Chà! Để xếp được chiếc mền vuông vức thế này chắc là tốn nhiều công sức lắm.
Hữu Bằng chu đáo quá, trong phòng anh không thiếu bất cứ thứ gì. Đồ trang trí nội thất toàn bằng gỗ cao cấp, bóng ngời, đẹp không tin nổi. Đi một vòng sờ mó tất cả những vật dụng có thể chạm tay vào, Tịnh Nghi bổng cảm thấy buồn buồn. Giá có thể một lần đưa mẹ đến đây, cho mẹ được cuộc sống giữa những tiện nghi cao cấp này, để mẹ được biết thế nào là nệm lò xo, là máy lạnh. Ôi! sao mà cô bất lực đến dường này.
Ngồi thừ xuống mép giường, Tịnh Nghi nghe thích thú trước sự đàn hồi của chiếc nệm lò xo cao cấp. Không nén nổi lòng, cô nhoài người nằm xuống. Ôi! Tuyệt làm sao! Êm dịu quá. Thật khác hẳn với lúc cô ngủ ở nhà trên chiếc giường ọp ẹp.
Lăn một vòng rồi hai vòng trên chiếc giường gỗ quý trang trí đẹp như giường của một vị vua, Tịnh Nghi miệng cười sảng khoái. Thầm hỏi từ đâu rơi xuống tay mình một cơ hội bằng vàng như thế.
Nhớ hôm đó, để cho cô ăn xong một bụng no căng, Hữu Bằng mới từ tốn lặp lại lời đề nghị:
- Tịnh Nghi! Theo cô thì tôi phải trả bao nhiêu một tháng thì cô mới chịu nhận lời làm vợ của tôi?
- Hả?
Trái nho Mỹ mắc nghẹn giữa lưng chừng cổ. Tịnh Nghi nghe giận run người. Thật không ngờ Hữu Bằng coi thường cô quá. Tự tiện ngã giá với cô như một con điếm trên đường.
Cũng tại mày, ham ăn quá, để người ta xem rẻ. Giận mình không thể moi trả những thứ đã nuốt vào , Tịnh Nghi bật khóc trong hối hận:
- Sao vậy? - Hữu Bằng ngơ ngác - Sao lại khóc? Ăn no chưa hả?
- No no cái gì? - Tịnh Nghi oà lên nức nở - Khinh người quá lắm, dám tự tiện ngã giá với tôi như vậy, anh xem tôi là hạn người gì?
- Hả?
Chưng hửng một giây rồi chợt hiểu ra, Hữu Bằng vội lắc đầu.
- Không. Cô hiểu lầm. Tôi không hề có ý xem thường, cũng không muốn ngã giá mua vui. Tôi chỉ cần cô đóng kịch, đến ở đây làm vợ hờ gạt nội và ba của tôi thôi. 
- Vợ hờ?
Những giọt nước mắt thôi tuôn chảy, Tịnh Nghi ngơ ngác. Hữu Bằng gật đầu:
- Phải rồi. Vợ trên danh nghĩa vậy thôi. Nếu cô đồng ý, tôi sẽ trả cho cô một tháng năm triệu.
Năm triệu đồng một tháng. Tịnh Nghi ngỡ tai mình bị ù đi. Có thật Hữu Bằng sẽ trả cô một tháng năm triệu tiền lương cho một công việc dễ như trở bàn tay ấy.
Chao ôi! Trong một giây, bao tương lai xán lạn hiện ra đầy trước mặt Tịnh Nghi. Với số tiền năm triệu ấy, cô sẽ làm được nhiều việc lắm. Đầu tiên là tạm sửa lại căn nhà tranh dột nát, đưa mẹ đến bệnh viện điều trị sẽ thong thả hơn sẽ dành dụm mua cho Nhật Hà một chiếc xe gắn máy. Em chắc sẽ mừng lắm, sẽ hoan hô vạn tuế bà chị này hết cở, rồi … - Sao hả? Đồng ý không mà cười có vẻ vui mừng vậy?
Giọng Hữu Bằng vang lớn, Tịnh Nghi giật mình thoát cơn suy tưởng. Thẹn thùng vì đã biểu lộ sự hân hoan lên nét mặt, Tịnh Nghi nhẹ lắc đầu:
- Tôi không nhận lời đâu.
- Sao thế? - Hữu Bằng lo sợ.
Tịnh Nghi cắn nhẹ môi:
- Vì anh là kẻ hay lật lọng, nói chẳng giữ lời. Lúc nãy, suýt tí đã hại tôi chết tươi rồI. Biết đâu lần này, khi tôi mắc mưu rồi anh sẽ quên, sẽ lật lọng, sẽ bảo tôi là vợ thật.
- Cái gì? Xem cô là vợ thật! Ôi … - Hữu Bằng bật lên cười lớn - Tịnh Nghi! Cô đánh giá mình hơi cao rồi đấy. Nhờ cô, chẳng qua vì tôi không muốn bị ba và nội ép buộc phải cưới vợ thôi. Nếu muốn vợ, tôi thà cưới quách Kim Tuyết lúc nãy cho xong cần gì phải dài dòng rắc rối. Cô ta chẳng phải đẹp hơn cô, đủ điều kiện hơn cô gấp vạn lần sao?
Hừ! Bị so sánh thua sút, tự ái dâng trào, Tịnh Nghi hất mặt lên cãi lại:
- Tôi công nhận mình nghèo hơn cô ta thật, chứ không công nhận mình xấu hơn cô ta đâu.
- Hả? - Hữu Bằng lại bật cười, gã gật đầu - Ừ, thì cô đẹp, nhưng sắc đẹp của cô cũng như hàng vạn cô gái khác không bao giờ làm động lòng được tôi đâu. Tin đi - Ngưng một chút gã hỏi - Sao hả? Đồng ý chứ?
Muốn gật đầu vì mức lương hấp dẫn, nhưng Tịnh Nghi vẫn còn nghe nghi ngại:
- Vậy thì anh nói đi. Tại sao lúc nãy lại lật lọng, hại tôi điêu đứng chứ? 
- Ừ thì … Đưa tay gãi tóc, Hữu Bằng khẽ ngập ngừng. Thật tình anh chẳng muốn hại cô, cũng không nghĩ là mọi việc lại diễn ra tồi tệ thế.
Hồi sáng thức dậy, vừa chải răng, anh còn vừa lảm nhảm lại mấy câu trong kịch bản. Chỉ đến khi bước xuống thang lầu mới giật mình hoảng hốt. Trời! Không ngờ ba lại mời khách đông đảo thế. Vậy mà mấy bửa nay anh cứ định ninh, cứ ngỡ ông sẽ theo ý mình, tổ chức tiệc đính hôn gọn nhẹ trong phạm vi gia đình thân tộc.
Làm sao bây giờ? Hữu Bằng nghe run sợ anh không đủ trơ trẻn và bản lĩnh diễn kịck trước từng ấy người đâu. Làm sao anh có thể tự nhận mình là kẻ sở khanh, phụ tình, phụ nghĩa trước từng ấy người. Họ toàn là khách hàng quan trọng, là bạn bè, là bậc trưởng thượng mà anh tôn kính. Mặt mũi nào … Trong khi rối rắm, Hữu Bằng chỉ kịp nghĩ ra một cách thôi, là chối biến đi tất cả, coi như mình không hề quen biết Tịnh Nghi. Dù vẫn biết rằng dùng cách ấy thì hơi ác, hơi bất công với Tịnh Nghi, nhưng … hiện tại còn cách nào hơn cách ấy. Cô bất quá chỉ là một cô gái giao hàng bình thường không tên tuổi, không danh tiếng, quê một chút chẳng sao. Bù lại … cô sẽ được anh trả thêm ba triệu sau khi sự việc giải quyết xong.
Hữu Bằng không ngờ đến lòng dự ái quá lớn của Tịnh Nghi, càng không ngờ đến cách giải quyết hợp tình, hợp lý đầy tính nhân bản của ba và nội. Họ đã không giận dữ, không xấu hổ trước thái độ trác táng của anh, cũng như không hề quan tâm đến hoàn cảnh xuất thân nghèo khó của Tịnh Nghi. Họ chỉ nghĩ đến đứa cháu đích tôn, đến giọt máu của mình nằm trong bụng Tịnh Nghi thôi.
Trời ơi! Sao mà anh ngu ngốc quá! Sao anh không chịu hiểu rằng … đứa cháu chính là nỗi khát khao, là hạnh phúc của nội và ba đã mong đợi bao ngày.
Và cũng chính từ thái độ chào đón của họ đã giúp Hữu Bằng nghĩ ra cách chọn Tịnh Nghi là cô vợ hờ, làm bình phong giúp anh kéo dài thời độc thân đến vô thời hạn.
Chỉ cần mỗi tháng bỏ ra năm triệu, anh có thể ung dung không phải lo lắng gì cả. Một khi đã có Tịnh Nghi cùng đứa con giả trong bụng của cô, anh không cần phải sợ phải lo đối phó với ba và nội. Họ sẽ không còn giận dỗi, bắt buộc anh cưới vợ ngày một ngày hai nữa.
Giọng nói chân thành, ánh mắt sáng trong của Hữu Bằng đã khiến Tịnh Nghi cảm thấy an tâm. Tin lời anh là thật … cô thôi không giận dỗi, vui vẻ nhận lời làm cô vợ hờ của anh vô thời hạn. Tuy vẫn biết chuyện này để lọt ra ngoài, đời của mình kể như xong. Không một chàng trai nào dám cưới cô làm vợ, cũng như không có ai sẽ tin vào sự trong sáng của cô vớI Hữu Bằng.
Nhưng … vì mẹ, vì em, Tịnh Nghi quyết hy sinh tất cả. Trọn kiếp này ở vậy không lấy chồng cũng được mà. Chồng có gì quan trọng mà cô phải lo lắng chứ? Miên man trong sự suy nghĩ, Tịnh Nghi ngủ quên lúc nào không biết. 
Cô đã ngủ một giấc dài … có lẽ là lâu lắm. Và cô sẽ chẳng giật mình thức dậy đâu, nếu không bất ngờ bị một vật gì đó thật nặng đập mạnh xuống người mình, rồi thêm một cái gì thật nặng mùi phủ lên mặt mũi cô nghe khăm khẳm.
ng tay hất tung cái vật nặng mùi ra khỏi mũi mình, Tịnh Nghi nhìn thấy ngay dáng một người đàn ông to tướng. Dù gã quay lưng lại, cô cũng nhanh chóng nhận ra Hưu Bằng. Gã chồng hờ của cô đang làm gì thế nhỉ?
Ồ! Gã đang thay quần áo. Và rất vô duyên, rất không ý tứ ném vung vãi áo quần lên người cô. Cái vật nặng đập mạnh xuống bụng cô lúc nãy là chiếc quần Jean, còn cái miếng có mùi khó chịu kia không gì khác hơn là chiếc áo sơ- mi của gã.
Hừ! Chưa kịp bất bình, Tịnh Nghi đã xanh máu mặt. Hữu Bằng quên mất sự hiện diện của cô rồi sao, mà … cởi hết quần áo ra vậy. Cả chiếc quần lót nhỏ xíu kia … cũng toan cởi nốt không chừa … - Á … á … - Sợ gã sẽ cởi luôn mảnh vải cuối cùng, bày ra hình dạng nguyên thủy của mình, Tịnh Nghi vội kêu lên - Dừng lại! dừng lại đi!
Hả! Giật bắn người lên, Hữu Bằng quay nhanh người lại rồi sững người ra chết điếng. Liêu trai chí dị chăng? Bổng nhiên trên giừơng ngủ của anh xuất hiện một con hồ ly tinh đầu tóc bờm xờm vậy? Nửa người được chiếc khăn của anh đắp kín, nửa người đang ngồi nhỏm dậy, đôi mắt trợn trừng nhìn anh như quái vật.
À! Bây giờ mới giật mình chợt nhớ, Hữu Bằng chụp chiếc khăn treo trên giá quấn nhanh vào bụng mình, cũng như hoàn hồn kịp tỉnh nhớ ra. Hôm nay là ngày Tịnh Nghi đến nhà anh làm vợ như đã hẹn. Trời ơi! Sao anh vô tâm … quên mất chứ?
Nhưng …ai cho cô ta vào phòng ngủ của mình? nhìn đống chăn nệm bị Tịnh Nghi làm nhàu nát, Hữu Bằng kêu lên giận dữ: 
- Nửa đêm, sao bổng dưng chui vào phòng người ta hả?
- Không phải tự dưng đâu. - Chẳng dám nhìn thẳng vào bộ ngực trần quá vạm vỡ của Hữu Bằng, Tịnh Nghi cúi thấp đầu lí nhí - Tại nội và ba anh bắt tôi vào đây đó.
- Sao hả? - Quên nỗi bực mình, Hữu Bằng ngồi luôn xuống mép giường, quan tâm hỏi - Chuyện thế nào? suôn sẻ chứ? Họ có nghi ngờ chút nào không?
Nhỏ lớn chưa từng ngồi gần một người đàn ông, nhất là người đàn ông đó lại ở trần, ngoài chiếc quần con chỉ quấn một cái khăn, Tịnh Nghi cảm thấy ghê ghê. Nhích vội vào sát góc tường, cô nhăn mặt:
- Anh mặc quần áo vào đi. Để như vậy, nói chuyện … e không tiện.
- Hả?
Thốt lên một tiếng rồi mới nhận ra cách ăn mặc của mình kỳ cục quá, khiếm nhã vô cùng, Hữu Bằng thấy quê quê. Lại bị con gái sửa lưng nữa. Thật là mất mặt, mất phong độ quá chừng.
- Áo của anh đây. - Không nhận ra vẻ khó chịu trên mặt Hữu Bằng, Tịnh Nghi nhặt chiếc áo lên trao cho anh - Mặc vào đi!
Xưa nay vẫn quen thói độc tài, Hữu Bằng ghét nhất là phải vâng lời ai đó. Nên dù rằng biết mình sai, anh vẫn bướng bỉnh trừng đôi mắt:
- Sao không tiện? Ai bắt cô nhìn mà ngại chứ? Đây là phòng của tôi, tôi muốn mặc gì tùy thích. Không muốn nhìn thì nhắm mắt lại đi.
Sao lại ăn nói ngang tàng như vậy nhỉ? Tịnh Nghi nghe lạ lẫm. Thật chẳng đúng phong cách một giám đốc chút nào. Cứ như Nhật Hà em cô lúc cãi chày cãi cối.
- Tôi không nhắm mắt lại cũng chẳng thèm tranh cãi đâu. Tôi làm người, it nhiều có chút nguyên tắc riêng của mình. Nếu anh không tôn trọng tôi, tôi sẽ không làm nữa. Hợp đồng … sẽ chấm dứt tại đây.
Nói xong, cô đứng dậy xăm xăm bước nhanh ra cửa. Hữu Bằng vẫn ngồi yên bất động, thi gan. Anh không tin Tịnh Nghi dám bỏ về đâu. Với số tiền năm triệu bỏ ra, anh muốn cô phải hiểu nơi đây anh là ông chủ và … người duy nhất phục tùng mọi mệnh lệnh là cô. Cô không thể bắt bẻ, buộc anh thế này, thế nọ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: