Chân tu

Chuyển Pháp Luân, quyển II

Chân tu

Hỡi các đệ tử chân tu, tôi dạy chư vị là Pháp tu Phật tu Đạo; vậy mà chư vị lại than phiền với tôi vì những tổn thất về lợi ích nơi người thường, chứ không thấy khổ não vì tâm chấp trước nơi người thường vẫn chưa buông bỏ được; đó là tu luyện sao? Có thể buông bỏ tâm người thường hay không, đó là 'tử quan' dẫn tới người siêu thường chân chính. Đệ tử chân tu ai ai cũng phải vượt qua; đó là giới tuyến giữa người tu luyện và người thường.

Kỳ thực, khi chư vị cảm thấy danh-lợi-tình nơi người thường đang chịu phương hại mà khổ não, thì đã là tâm chấp trước người thường đang chưa buông bỏ được rồi. Chư vị hãy nhớ kỹ! Tu luyện tự nó không hề khổ; then chốt là chưa buông bỏ được chấp trước người thường. Khi danh-lợi-tình của chư vị cần buông bỏ thì mới cảm thấy khổ.

Chư vị từ thế giới thánh khiết và tốt đẹp không gì sánh nổi rơi rớt tới đây, là vì chư vị tại tầng thứ đó mà có tâm chấp trước. Khi rơi rớt xuống thế giới bên dưới và, nếu so sánh, là dơ bẩn nhất này, chư vị không nhanh chóng tu trở về, lại còn bám chắc những thứ dơ bẩn trong thế giới dơ bẩn ấy mà không buông bỏ, thậm chí tổn thất chút xíu đã thống khổ không chịu nổi. Chư vị biết chăng? Để độ chư vị, Phật đã đi xin ăn nơi người thường; hôm nay tôi lại mở rộng cửa truyền Đại Pháp độ chư vị, tôi không hề vì vô số nạn gặp phải mà cảm thấy khổ; vậy chư vị còn gì chưa buông bỏ được? Chư vị có thể đưa những thứ chưa buông bỏ trong tâm ấy theo mà vào thiên quốc được chăng?

● ● ● ● ● ● ● ● ●

Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo).

Dịch ngày 30-3-2008.

▪ chân tu: tu thật sự.

▪ quan: cửa, quan ải; nghĩa bóng là khảo nghiệm; tử quan: cửa chết, quan ai quan trọng mang tính quyết định.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: