Pháp Tắc
Pháp Tắc là quy luật vận hành của Vũ Trụ. Pháp Tắc là quy luật hoá của Chân Lý. Pháp Tắc là cách thức hoạt động của mọi hiện hữu.
Con người dùng Pháp Tắc để đưa ra những quyết định đúng đắn dựa trên sự hiểu biết về các quy luật tự nhiên và xã hội. Người quân tử sử dụng Pháp Tắc để đánh giá và hành động, từ đó đạt được sự Công Chính. Họ hiểu rõ bản chất của hiện hữu, nên Tư Duy không bị chi phối, từ đó tránh được những sai lầm và hỗn loạn.
Khí Vận là vận động của Pháp Tắc, thể hiện tiến trình của quy luật. Hình Thức là biểu hiện cụ thể của Khí Vận, là kết quả vận động của Pháp Tắc trong từng thời điểm và giai đoạn khác nhau. Pháp Tắc luôn khách quan và bất biến, là nền tảng cho mọi biến đổi. Khí Vận có thể thay đổi theo chủ quan, nhưng vẫn là sự vận động của Pháp Tắc. Hình Thức là biểu hiện nhất thời của Pháp Tắc, có thể thay đổi theo hoàn cảnh vận động cụ thể của Khí Vận. Khi Khí Vận xoay chuyển, Pháp Tắc tạm thời bị ẩn giấu, và khi Hình Thức biểu hiện, Khí Vận lại trở nên kín đáo.
Để hiểu rõ Pháp Tắc và làm chủ Khí Vận, con người cần phải giữ cho Tư Duy không bị xao lãng. Cảm Xúc và Lục Dục có thể ảnh hưởng đến Khí Vận. Khi ta để Cảm Xúc và Lục Dục chi phối thì chúng trở thành gông xiềng trói buộc con người, khiến ta chìm đắm trong bể Khổ, đánh mất Pháp Tắc.
Cảm Xúc có khả năng chi phối con người vì Cảm Xúc là động lực của Tư Duy. Cảm Xúc vốn dĩ là bản chất tự nhiên, nhưng khi chúng trở nên quá mức, sẽ dẫn dắt ta đi vào con đường sai lầm.
Lục Dục là sáu ham muốn trần tục chi phối con người có nguồn gốc từ Lục Căn. Những ham muốn này thôi thúc con người theo đuổi không ngừng, và có thể dẫn đến những hành động sai trái, tổn hại bản thân và người khác bao gồm:
Sắc Dục: ham muốn về sắc đẹp, hình thể.
Thanh Dục: ham muốn về âm thanh, tiếng nhạc.
Hương Dục: ham muốn về mùi hương, hương vị.
Vị Dục: ham muốn về thức ăn, đồ uống.
Xúc Dục: ham muốn về Cảm Xúc, cảm giác.
Pháp Dục: ham muốn về danh lợi, quyền lực.
Pháp Tắc là tự nhiên và luôn hiện hữu. Ngược lại, Cảm Xúc và Lục Dục có bản chất là Khí Vận cộng hưởng với Lục Căn mà thành. Cho nên, Cảm Xúc và Lục Dục không tự nhiên mà có, và chỉ khi ta dùng Tư Duy kiểm soát làm cho Lục Căn thanh tịnh thì Khí Vận mới ổn định, Cảm Xúc và Lục Dục tự nhiên được chuyển hoá thành động lực của Tư Duy.
Pháp Tắc mang lại lợi ích cho con người, nhưng ít người gìn giữ. Cảm Xúc và Lục Dục mất kiểm soát chỉ gây tổn hại, nhưng nhiều người lại theo đuổi. Cảm Xúc và Lục Dục mất kiểm soát làm Lục Căn bất tịnh. Lục Căn bất tịnh làm hỗn loạn Khí Vận. Khí Vận hỗn loạn lại làm bùng nổ Cảm Xúc và Lục Dục. Vòng xoáy đó làm con người điên đảo, đánh mất Tư Duy, không còn tự chủ dẫn đến tạo Nghiệp và bị cuốn vào Sinh Tử Luân Hồi.
Kiểm soát Cảm Xúc và Lục Dục để giữ gìn Pháp Tắc là chìa khóa để con người đạt được sự an lạc và giải thoát. Khi con người kiểm soát được Cảm Xúc và Lục Dục, thì mới Tư Duy thấu hiểu được Pháp Tắc và đạt được Chân Lý.
Khi con người tìm hiểu Pháp Tắc, họ sẽ không còn nghi ngờ. Tuy nhiên, để đạt được sự hiểu biết đầy đủ, cần phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện lâu dài. Ngay cả những người đã nghiên cứu Pháp Tắc suốt nhiều năm còn chưa thể hiểu và áp dụng nó một cách chính xác, huống chi là những người không chịu học hỏi.
Mong muốn thay đổi hoàn cảnh hay dạy người khác khi chính mình chưa đủ kiến thức là sai lầm. Chân Lý cao cả chỉ nên được truyền đạt cho những người xứng đáng, có đủ trình độ và thành ý tiếp nhận.
Nhiều người bảo vệ bản thân nhờ vào sự hiểu biết về Pháp Tắc, nhưng cũng không ít người tự hại mình vì tranh cãi về nó. Do đó, các thiền sư coi Pháp Tắc là một trở ngại.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top