Cảm Xúc
Cảm Xúc chính là sợi dây kết nối sâu sắc, đan dệt nên cấu trúc xã hội và gắn kết con người trong một mạng lưới tương hỗ. Thay vì coi Cảm Xúc và Tư Duy là hai quá trình đối lập, chúng ta cần nhìn nhận rằng, với mọi nhà tư tưởng, Cảm Xúc không chỉ là điều tự nhiên mà còn là yếu tố hợp lý. Không có bất kỳ khoa học nào về Tư Duy có thể trọn vẹn nếu không đề cập đến vai trò của Cảm Xúc.
Cảm Xúc tạo nên một kiểu “ngôn ngữ phổ quát”, gắn kết nhân loại thành một gia đình duy nhất. Di sản Cảm Xúc chung sâu xa hơn là những khác biệt văn hoá khiến chúng ta tách biệt.
Cảm Xúc cơ bản có tính phổ quát và bẩm sinh. Chúng xuất hiện nhanh và kéo dài vài giây mỗi lần. Các nhà nghiên cứu không thống nhất có bao nhiêu Cảm Xúc cơ bản, nhưng hầu hết sẽ đưa những Cảm Xúc sau đây vào danh sách:
Vui vẻ
Khổ đau
Giận dữ
Sợ hãi
Ngạc nhiên
Ghê tởm
Giống như Cảm Xúc cơ bản, Cảm Xúc thuộc nhận thức bậc cao có tính phổ quát, nhưng chúng thể hiện nhiều biến đổi theo văn hoá hơn. So với Cảm Xúc cơ bản, chúng mất thời gian lâu hơn để hình thành và lâu hơn để tan biến. Một số Cảm Xúc cơ bản có thể được gộp vào nhóm này vì có những chức năng xã hội điển hình cho các Cảm Xúc thuộc nhận thức bậc cao. Cảm Xúc thuộc nhận thức bậc cao bao gồm:
Tình yêu
Thù hận
Thanh thản
Hối hận
Kiêu hãnh
Xấu hổ
Ham muốn
Ganh tị
Động lực
Chán nản
Cảm Xúc đã và vẫn đang có tính chất sống còn đối với sự tồn tại. Cảm Xúc không chỉ là những thứ xa xỉ và càng không phải là những chướng ngại cho hành động Tư Duy. Việc ngăn trở biểu lộ Cảm Xúc tự nhiên có thể dẫn tới các hệ quả nguy hiểm. Nếu tất cả những biểu lộ Cảm Xúc bị dồn nén, chúng sẽ tìm đường xả ở những đầu ra khác thậm chí khó chấp nhận hơn, như là những triệu chứng có bản chất bệnh lý tâm thần và rối loạn nhân cách.
Đó là lý do tại sao việc biểu đạt cảm xúc được xem như một “van an toàn” giúp giải tỏa áp lực tâm lý và mang lại sự cân bằng nội tại. Một ý tưởng mà các nhà tâm lý học gọi là “thuyết thanh tẩy”.
Dẫu vậy, Cảm Xúc cần được kiểm soát. Khi Cảm Xúc trào dâng mạnh mẽ, nó có thể chi phối và làm mờ đi sự sáng suốt của Tư Duy. Nhưng cũng chính nhờ vào Cảm Xúc mới tạo nên những hành động thông minh và sâu sắc. Một sinh vật không có Cảm Xúc sẽ ít hợp lý chứ không phải là hợp lý hơn một sinh vật có Cảm Xúc. Nếu không có Cảm Xúc, quá trình Tư Duy bị sẽ mất đi động lực và chiều sâu.
Khả năng phân biệt khi nào nên nương theo và khi nào cần kiểm soát Cảm Xúc là biểu hiện của “trí tuệ Cảm Xúc”. Đó là một năng lực quý giá giúp con người đưa ra những lựa chọn sáng suốt trong cả hành động lẫn suy nghĩ.
Cảm Xúc là sự sống của Ngã. Cảm Xúc không phải là xấu hay tốt mà là một phần mạnh mẽ của sự sống. Nếu bị mất kiểm soát, Cảm Xúc có thể trở thành mối nguy hại cho chính bản thân và xã hội; nhưng nếu được sử dụng hợp lý, nó là một nguồn động lực mạnh mẽ và phi thường. Đi tìm Chân Lý, mà lo diệt Cảm Xúc chẳng khác nào vừa chặt đứt gốc rễ của cây, vừa ao ước nó trổ bông, đơm trái vậy.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top