7 câu 98-102


Câu 98: trình bày hình ảnh đường bờ và hình cấu trúc trong siêu âm. Cho ví dụ?

Trong hệ thống hóa cắt lớp siêu âm người ta phân chia siêu âm thành hai loại hình cơ bản:

1. Hình đường bờ

– Hình liên bề mặt: Đó là hình giới hạn giữa hai môi trường có tổng trở kháng âm thanh mạnh và yếu, ví dụ thành mạch máu.

– Hình thành: Là hình một vật nhiều âm vang giữa hai vùng không có âm vang ví dụ vách liên thất, thành của u nang.

– Hình khoảng trống: Một vùng trống âm vang cả lúc khuyết đại yếu và mạnh. Đó là hình đặc trưng của khối lỏng hay một bọc nước.

2. Hình cấu trúc

– Cấu trúc đều: Thường là hình mô và nhu mô bình thường ví dụ nhu mô gan.

– Cấu trúc không đồng đều: Thường là hình ảnh tổn thương bệnh lý như xơ gan, di căn.

Câu 99: trình bày dấu hiệu siêu âm cơ bản ( tăng âm, giảm âm, đồng âm, không âm, âm hỗn hợp, âm không đều, bóng cản âm)?

1. Dấu hiệu tăng âm( hyperechogene): dùng để mô tả một cấu trúc có cường độ âm phản hồi cao hơn nhu mô tạng đang thăm khám, biểu hiện hình sáng hơn các vùng khác trên màn hình.

2. Dấu hiệu giảm âm(hypoecchgene): dùng để mô tả một cấu trúc có cường độ âm phản hồi thấp hơn nhu mô tạng đang thăm khám, biểu hiện hình tối hơn các nhu mô bình thường trên màn.

3. Dấu hiệu đồng âm( isoechgene): là cấu trúc có cường độ phản hồi âm tương đương với cấu trúc nhu mô bình thường.

4. Dấu hiệu không âm( anechogene): tương ứng với một cấu trúc hay một vùng không có âm phản hồi về đầu dò và được biểu hiện đen trên màn hình. Dấu hiệu này thường đi kèmvơi hình ảnh tăng âm phía sau và là biểu hiện của một cấu trúc dịch như túi mật, bàng quang, các nang dịch trong các tạng( gan, thận, tụy, ...)

5. Dấu hiệu âm hỗn hợp: là một cấu trúc dịch và đặc xen lẫn nhau.

6. Dấu hiệu âm không đều: là cấu trúc có có độ phản hồi âm không đồng nhất, biểu hiện trên màn hình là hình vừa giảm, tăng âm và đồng âm hỗn hợp.

7. Dâu hiệu bóng cản âm(ombre acoustique): biểu hiện của chùm sóng siêu âm bị phản hồi hầu hết về đầu dò. Dấu hiệu này thường đi kèm với một hình tăng âm trước đó(hình tăng âm kèm bóng cản) và là tổn thương vôi hoa nhu mô hoặc sỏi.

Câu 100: phân tích film x quang chụp tim phổi thẳng đúng kỹ thuật?

Phim chụp tim phổi thẳng đứng đúng kỹ thuật phải thấy được 6 hình ảnh:

1. Không thấy bóng mờ xương bả vai: tách được hình ảnh xương bả vai ra khỏi trường phổi.

2. Hình ảnh trên phim chụp phải cân: mặt phẳng đứng ngang của bệnh nhân phải song song với film( khớp ức đòn hai bên phải cân hoặc khoảng cách từ đầu xương đòn đến cột sống hai bên phải bằng nhau.

3. Cột sống ngực phải thẳng, đi theo đường dọc giữa của film ( cột sống không thẳng có thể gặp trong một số bệnh: viêm cột sống dính khớp, viêm đa khớp da khớp thấp, dị tật bẩm sinh cột sống, đau lưng cấp, tư thế giảm đau tự nhiên của bệnh nhân, do tư thế làm việc không đúng,...).

4. Hít vào tối đa (thấy được hình ảnh đầu sau của 6 đôi xương sườn) :khi đó áp lực khí trong 2 phổi lớn nhất, cho hình ảnh trên film đẹp, góc khuất ít nhất cho hình ảnh tổn thương ít bị bỏ sót; ấp suất trong hai phổi lớn nhất lầm trung thất co lại nhỏ nhất cho ta thấy hình ảnh đường kính ngang tim nhỏ nhất qua đó tính được chỉ số "tim / lồng ngực " , nếu chỉ số "tim / lồng ngực " lớn hơn ½ thì tim to ( tim to gặp trong một số bênh: suy tim, tràn dịch ngoại tâm mạc, viêm cơ tim,...).

5. Hình ảnh không bị hụt trái, phải, trên, dưới: phía trên lấy hết đốt sông cổ C6, phía dưới thây hết 2 vòm hoành , hai bên khung xương sườn và phần mềm ở thành ngực.

6. Trên film phải có dấu phải, trái .

Câu 101:phân tích film chụp x quang tim, phổi nghiêng đúng kỹ thuật?

1. Thấy được toàn bộ phổi: thấy được đỉnh phổi, góc sườn hoành 2 bên, cánh tay không chồng lên trường phổi.

2. Nghiêng hoàn toàn: xương ức nghiêng hoàn toàn( thấy vỏ xương của xương ức) và các cung sườn sau hai bên gần như chồng lên nhau.

3. Hít sâu tối đa: thấy được vòm hoành dưới cung trước xương sườn và trường phổi lớn nhất .

4. Nín thở tốt: đường bờ tim và cơ hoành rõ nét .

5. Đối quang tốt: thấy rõ khoảng sáng sau xương ức, khoảng sáng sau tim và góc sườn hoành sau.

6. Phim có tên tuổi bệnh nhân, giới tính, dấu phải trái, ngày tháng năm chụp.

Câu 102: trình bày cấu trúc âm trong bệnh lý gan?

1. Cấu trúc rỗng âm: hay còn gọi là không âm,

- biểu hiện trên màn là một vùng đen, thường giới hạn rõ ràng và có tăng âm phía sau.

+ Cấu trúc rỗng âm hoàn toàn : thường gặp trong tổn thương nang gan.

+Cấu trúc rỗng âm không hoàn toàn,: có phản hồi âm nhiều hay ít tùy theo bản chất của tổn thương, có thể gặp trong nang gan có biến chứng( nhiễm trùng, chảy mau,...), áp xe gan, khối máu tụ, ụ gan hoại tử, một số tổn thương u dạng nang...

2. Cấu trúc giảm âm: là cấu trúc có cường độ phản hồi âm thấp hơn nhu mô gan, cỏ thể gặp ở 2 dạng tổn thương khác nhau:

Dạng 1 là biểu hiện của một khối u đặc ít âm thường gặp trong u bạch huyết, một số tỷ lệ của u gan nguyên phát cũng như thứ phát

; Dạng 2 là biểu hiện của tổn thương dạng dịch rất đặc như áp xe, u lao bã đậu hóa, dạng này thường kèm theo đấu hiệu tăng âm phía sau khối.

3. Cấu trúc tăng âm: là cấu trúc có cường độ phản hồi âm cao hơn nhu mô gan bình thường,

-- biểu hiện sáng hơn nhu mô gan lân cận, là cấu trúc đặc.

-- Cấu trúc tăng âm thường gặp trong bệnh u máu, u mỡ, một số tỷ lệ u gan ác tính nguyên phát hoặc di căn, vôi hóa nhu mô gan...

--- >>Gan tăng âm lan tỏa được so sánh với mức độ phản hồi âm của nhu mô thận và thường biểu hiện của bệnh lý gan lan tỏa như nhiễm mỡ, xơ gan.

4. Cấu trúc đồng âm: là cấu trúc có cùng mức độ phản hồi âm với nhu mô gan.

+ Các tổn thương có cấu trúc đồng âm thường dễ bỏ sót trong siêu âm. Chẩn đoán các tổn thương này thường phải dựa vào dấu hiệu ứng khối như đè đẩy đường mật, thay đổi của bờ gan,...

5. Cấu trúc hỗn hợp : là cấu trúc gồm cấu trúc dịch và cấu trúc đặc xen lẫn nhau, hay gặp trong áp xe gan, u gan hoại tử, tụ máu trong nhu mô gan.

Cấu truc không đều: thường chỉ những tổnthương đặc có cấu trúc tăng âm và giảm âm xen kẽ nhau như trong u máu có kíchthước lớn, u gan ác tinh,..    

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #cđha