21 CÂU 83-87

Câu 83: Mô tả hình ảnh của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng trên phim chụp bao rễ cản quang đồng thời cho biết các nguyên nhân của trượt thân đốt và hình ảnh X quang??

*Hình ảnh của thoái vị đĩa đệm cột sống thắt lưng trên phim chụp bao rễ X quang :

- Dùng các thuốc cản quang có Iod, không ion hóa, không độc với tủy sống (như Amipaque, Lipamiro...) bơm vào bao rễ thần kinh, rồi chụp phim thẳng, nghiêng và chếch 3/4 phải và trái.

Trên phim chụp bao rễ, ta thấy hình ảnh bao rễ bị chèn ép có thể cắt cụt một rễ hay toàn bộ bao rễ. Đôi khi chỉ thấy dấu hiệu "đồng hồ cát" hoặc các trường hợp chèn ép bao rễ nhẹ. Đồng thời chúng ta có thể biết được chính xác vị trí đĩa đệm thoát vị, và thể thoát vị ra sau hay sau bên

-Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm :cho thấy khuyết bờ trước cột sống cản quang hình ấn ngón tay,tương đương vị trí của khe đĩa đệm gây chèn ép cắt cụt hoàn toàn cột thuốc cản quang trông như hình ảnh một u tủy.Việc chẩn đoán phân biệt trong trường hợp này cần có sự hỗ trợ của phim chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ.

-Thoát vị đĩa đệm thể lệch bên:nhân nhầy đĩa đệm có thể di chuyển vào cạnh lỗ ghép để chèn vào các rễ thần kinh .Hình ảnh X quang trên phim chụp bao rễ tư thế thẳng hoặc chếch 3/4 cho thấy ống tủy có thể hoàn toàn bình thường ,nhưng rễ thần kinh có thể bị cắt cụt một bên

Các nguyên nhân của trượt thân đốt:

– Trượt đốt sống được phân thành 5 loại, đó là trượt do loạn sản, do khuyết eo đốt sống, do thoái hoá, do chấn thương và do bệnh lý.

+Trượt đốt sống do loạn sản thực sự là trượt bẩm sinh do sự dị dạng chỗ nối cùng cụt với hai mấu khớp bên nhỏ, thiểu năng. Hiếm gặp nhưng thường tiến triển nhanh và hay gây liệt vận động nặng. Điều trị khó do các thành phần phía sau và các mấu ngang kém phát triển, khó hàn xương sau-bên.

+Trượt đốt sống do khuyết eo là dạng thường gặp nhất. Trong trượt đốt sống do khuyết eo đốt sống, có sự khiếm khuyết một phần khớp liên mấu sau. Nếu khuyết eo mà không trượt thì được gọi là tình trạng khuyết eo đơn thuần. Trượt có thể xảy ra do chấn thương lặp đi lặp lại nhiều lần, thường ở những vận động viên thường có những cử động ưỡn quá mức cột sống như vận động viên thể dục dụng cụ, cử tạ, bóng đá ...

+Trượt đốt sống do thoái hoá là một bệnh của người lớn tuổi do hậu quả của sự viêm và biến đổi của mấu khớp bên. Sự biến đổi các mấu khớp theo hướng mặt phẳng đứng dọc sẽ cho phép trượt đốt sống nhẹ ra trước. Trượt đốt sống do thoái hóa rất thường gặp, đa số không gây đau, nhưng có thể liệt hoặc đi cách hồi thần kinh nặng lên nếu có kèm theo hẹp ống sống.

+Trượt đốt sống do chấn thương rất hiếm gặp và có thể kết hợp với gãy mấu khớp dưới hoặc các thành phần của khớp. Điều trị giống như các gãy cột sống khác.

+Trượt đốt sống do bệnh lý cũng rất hiếm gặp, có thể do tổn thương các thành phần phía sau của đốt sống do ung thư di căn hoặc các bệnh chuyển hoá của xương như bệnh Paget, lao cột sống, bướu đại bào.

Có 5 mức độ trượt, dựa vào phim x quang:Tư thế thẳng và tư thế nghiêng.

Độ 1: trượt 0-25% thân đốt sống.

Độ 2: trượt 26-50% thân đốt sống.

Độ 3: trượt 51-75% thân đốt sống.

Độ 4: trượt 76-100% thân đốt sống.

Độ 5: trượt hoàn toàn, đốt trên hoàn toàn rơi khỏi bề mặt thân đốt dưới.

Câu 84: Những nguyên nhân thường gặp của xẹp thân đốt sống?Vẽ và mô tả đặc điểm về hình ảnh trên phim chụp X quang quy ước?

­-Gãy xẹp đốt sống xảy ra khi khối xương hoặc thân đốt sống bị xẹp, có thể gây đau dữ dội, biến dạng và mất chiều cao đốt sống.

-Loại gãy này thường xảy ra ở đốt sống ngực (phần giữa của cột sống) đặc biệt ở phần ngực thấp, và đốt sống thắt lưng.

-Loãng xương là nguyên nhân thường gặp nhất, nhưng loại gãy này cũng có thể do chấn thương hoặc ung thư di căn.:

+Ở những người bị loãng xương nặng, các hoạt động đơn giản hàng ngày – như bước ra khỏi bồn tắm, hắt hơi mạnh, nâng vật nhẹ – cũng có thể gây gãy xẹp đốt sống.

+Ở những người bị loãng xương mức độ trung bình, gãy xẹp đốt sống thường do tác động lực hoặc chấn thương, như té ngã hoặc cố gắng nâng một vật nặng.

+ Những người có cột sống khỏe mạnh bị gãy xẹp đốt sống thường do chấn thương nghiêm trọng, như tai nạn xe hơi, chấn thương thể thao hoặc té cao.
+Nguyên nhân gãy xẹp đốt sống do ung thư di căn cần được nghĩ đến ở những bệnh nhân dưới 55 tuổi, không có tiền sử chấn thương hay chỉ chấn thương rất nhẹ. Các xương ở cột sống là vị trí thường gặp cho nhiều loại ung thư di căn tới. Ung thư có thể gây phá hủy một phần cột sống, làm yếu xương cho đến khi nó bị xẹp lún.

-Ngoài ra còn có thể do lao và thoái hóa

-Hình ảnh x quang xẹp thân đốt: chiều cao thân đốt bị xẹp xuống, đậm độ cản quang tăng hơn các đốt lân cận, thường lún ở bờ trước thân đốt nên hình thân đốt bị xẹp có dạng hình chêm. Khe đĩa đệm nói chung là không bị hẹp.

Câu 85:Mô tả những biến đổi về cấu trúc xương dạng thưa xương(loãng xương ),tiêu xương và dày đậm xương trong một số bệnh thường gặp trên lâm sàng trên phim X quang quy ước:

-Loãng xương :

+biểu hiện trên X quang bằng 3 dấu hiệu:

*mật độ xương giảm( khi mật độ xương giảm quá nhiều ,hình ảnh xương được ví như hình ảnh kính -vỏ xương mỏng và các thớ xương xốp không hiện hình

*vỏ xương mỏng

*thớ xương xốp thưa(mạng lưới xương xốp,thưa rõ)

+Ở các bệnh mang tính hệ thống như rối loạn chuyển hóa(còi xương nhuyễn xương,cường cận giáp);thiếu chất chuyển hóa (thiếu calci,phospho...);bất động lâu ngày,loạn dưỡng trong hội chứng Sudeck... biểu hiện tình trạng loãng xương lan tỏa:

*Hình xương nhạt do mất chất vôi

*Vỏ xương mỏng,kèm theo đó là hình ảnh rộng ống tủy,chỉ số vỏ/thân xương giảm

*Mạng lưới xương xốp thưa và rõ nét

+Ở các bệnh lý tại chỗ: viêm;khối u,khớp bất động,loạn dưỡng do đau ...biểu hiện tình trạng loãng xương khu trú :

*Ổ loãng xương nằm giữa các cấu trúc xương bình thường.Vùng loãng xương có mật độ giảm so với cấu trúc xương lân cận,vỏ xương mỏng,các thớ xương thưa và mảnh

*Vùng ranh giới giữa phần loãng xương và xương lành có thể rõ(trong các bệnh lý viêm) ,hoặc mờ( trong một số bệnh lý u xương,loạn dưỡng)

-Tiêu xương(khuyết xương):

+Là hình ảnh mất cấu trúc xương tại một vùng.Với một hình tiêu xương cần phân tích 2 đặc điểm trong quá trình biện luận chẩn đoán là mật độ tại vùng tiêu xương(đồng đều hay không đồng đều) và bờ viền( nhẵn hay nham nhở,có viền đặc xương xung quanh hay không)

+Viêm ,u lành tính: Hình tiêu xương có mật độ đều,bờ nhẵn,có viền đặc xương xung quanh gợi ý một tổn thương lành tính

*U xương lành tính:viền đặc xương mỏng

*Viêm xương:viền đặc xương dày

+Trường hợp tổn thương nham nhở,không có viền đặc xương xung quanh,mật độ không thống nhất gợi ý một tổn thương u ác tính

-Đặc xương:

+Biểu hiện bằng hình tăng mật độ xương,vỏ xương dày,các thớ xương sát nhau,dày nên biểu hiện kém rõ do nằm trong vùng xương có mật độ cao

+Được chia làm 2 nhóm:

*Đặc xương khu trú (thường lag biểu hiện của bệnh lý tại chỗ:viêm,u ,chấn thương) :có ranh giới giữa vùng xương đặc và cấu trúc xương xung quanh.Ổ đặc xương có thể có kích thước nhỏ(vài mm) hoặc lớn hơn,chiếm toàn bộ một xương.

*Đặc xương lan tỏa( thường gặp trong bệnh lý toàn thân:bệnh xương hóa đá,ngộ độc):hình đặc xương biểu hiện ở nhiều xương

Câu 86: Mô tả hình ảnh điển hình ở các giai đoạn của bệnh viêm xương tủy lan truyền theo đường máu ở trẻ em?

Trên phim X quang thường quy,có thể thấy quá trình tiến triển của viêm xương tủy có các giai đoạn sau:

-Giai đoạn đầu: ngoài hội chứng nhiễm khuẩn và đau vùng chi liên quan trên lâm sàng,có thể thấy hình ảnh loãng xương nhẹ,khu trú vùng tổn thương.Đôi khi thấy xuất hiện phản ứng màng xương nhẹ.

-Giai đoạn rõ thường sau 3-5 tuần: có thể có hình ảnh điển hình với đầy đủ các tính chất của viêm xương tủy như:phản ứng đặc xương xung quanh một ổ tiêu xương ,phản ứng màng xương(hình lớp vôi hóa mỏng nằm dọc thân xương) kèm các biểu hiện lâm sàng của hội chứng nhiễm khuẩn và đau tại vùng tổn thương.

-Giai đoạn muộn hơn:có hình ảnh ổ mủ(ổ khuyết xương có viền đặc xương dày vây quanh),mảnh xương chết,phản ứng màng xương hoặc phì đại thân xương(phản ứng màng xương ban đầu biểu hiện bằng dải vôi hóa mảnh nằm dọc thân xương,ở giai đoạn muộn hơn lớp xương được tạo từ màng xương này hòa nhập với thân xương và để lại dấu vết là hình phì đại thân xương)

Câu 87:Mô tả đặc điểm của một số loại u xương thường gặp như kén xương ,u xương sụn và u tế bào khổng lồ trên phim chụp X quang quy ước?

-Kén xương:

+vị trí: thường ở thân các xương dài:xương cánh tay,xương đùi,xương chày

+Hình ảnh X quang: thường là một vùng sáng hình tròn hoặc bầu dục nằm dọc treo trục dọc của xương ,ranh giới rõ,bờ đều thành mỏng.Khi kén xương kích thước lớn làm vỏ xương bị đẩy vồng ra ,mỏng đi và dễ gây gãy xương .

+Số lượng:thường đơn độc nhưng cũng có thể nhiều kén tập trung thành đám cách nhau bởi vách ngăn.

-U xương sụn:

+Thường gặp ở tuổi thiếu niên,vị trí:cổ xương dài

+Đặc điểm:

*Hình chồi xương vùng cổ xương có vỏ liên tục với vỏ xương lành và xương xốp ,bên trong liên tục với cấu trúc xương của cổ xương.

*Phần xương chồi ra ngoài cũng có thể có cấu trúc sụn tăng trưởng tạo hình một mẩu xương tách biệt khỏi chồi xương,trong trường hợp này,chồi xương có thể phát triển cùng cơ thể cho đến hết tuổi trưởng thành,không còn sụn tăng trưởng nữa.

-U tế bào khổng lồ:

+Gặp ở người trưởng thành

+vị trí: ở chỏm xương dài,sát mặt khớp,hay gặp nhất ở vùng gối,cổ tay,đầu trên xương cánh tay

+Đặc điểm:

*Ổ khuyết xương có vách ngăn mỏng tạo hình "bọt xà phòng"

*Vỏ xương mỏng,phồng ra(dấu hiệu thổi vỏ)

*Không có viền đặc xương xung quanh ,không có phản ứng màng xương

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #cđha