Dìu Con Vào Đời(2)


Khi đón một sinh linh bé bỏng đến với cuộc đời này đối với mẹ cha, đứa con còn nằm lôi của mình là một kỳ quan vô cùng hoàn hảo, nhưng đứa trẻ bé bỏng và non nớt đâu ngờ rằng khi mình chưa kịp đi qua hết tuổi thơ đã bị ép lớn bằng những kỳ vọng của mẹ cha đặt lên đôi vai bé nhỏ.Để rồi chúng đi vào đời thường phải nghiến răng, môi bập, vai run gồng mình lớn theo ý muốn của mẹ cha. Áp lực đôi khi không đến từ lời nói mà là từ tiếng thở dài, từ cái nhúm vai, là những biểu cảm tưởng chừng sẽ nhẹ nhàng thoáng qua như lại có sức nặng ngàn cân đè lên đứa trẻ.Chỉ khi nào cha mẹ thừa nhận rằng mỗi đứa trẻ là riêng ,là một, là thứ nhất.Biết chấp nhận điều không hoàn hảo của con.Thì khi đó các bậc cha mẹ đã có thể tự thắp lên ngọn đuốc minh triết để dìu con vào đời. Nhưng mà sợ chưa sợ chưa tới mức trước thời khắc phải bạn bè xạ như tôi buốt thời gian chơi game để dành thời gian giúp mẹ, cha các việc rà giả như tôi nói lời yêu thương cha mẹ. Giả dụ mỗi tuần tôi vào bếp nấu cho mẹ ăn một bữa thì mẹ đã có tí thời gian nghỉ ngơi và đơ cực hơn.Xã nhờ tui xài thời gian, tiền lương ít ỏi để mua cho mẹ cho cha một cái quần, cái áo rãi như tôi biết nói lời cảm ơn thường xuyên. Giá như tôi dám nói lời xin lỗi khi tôi lập lỗi với cha mẹ.Chắc cha mẹ vui lòng và hạnh phúc lắm. Giá như.Xã chưa thì đọc một.Có một sự bạn tự hỏi tại sao, tại sao bạn rất ngọt ngào, lịch xa lắm với bạn bè, với người yêu hông?Không sạch thời gian lòng liên lạc với mẹ chắc chắn mẹ cô đơn lắm, chắc chắn mẹ cũng đâu cần được lắng nghe. Chắc chắn mẹ cũng cần được bạn nỗi sợ như bạn nỗi sợ những người ở ngoài kia, tại sao với đấng sinh thành bại cặp kiệt tiết kiệm lời động viên.Theo lời thế.Hãy nổi tiếng, điều mà hỏi.Đừng để đến lúc mẹ say sưa ngủ hoài không bao giờ thức dậy.Dạ sao thế này? Ai các bạn của tôi ơi? Hãy trở về nhà đi chính là trong ngôi nhà của mình.Con có thể than phiền về những hệ lụy của chính sách giáo dục to lớn, thậm chí cả việc triển khai hoạt động tư vấn học đường ở mỗi trường học như là một giải pháp từ góc nhìn của bậc cha mẹ. Để cải thiện vấn đề này, gia đình rất quan trọng,đời sống giữa các nền văn hóa giáo dục khác nhau. Con cảm nhận thấy những điểm khác nhau giữa Việt Nam và các Nước Châu Âu về quan điểm giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển mọi mặt, nói chung và sức khỏe trẻ em nói riêng. Nếu như giáo dục ở Việt Nam mình nặng về hình thức và thành tích,mà trong đó người lớn nói chung đã đưa ra những yêu cầu tạo thành áp lực khiến những đứa trẻ như con phải gồng mình lên để đáp ứng những đòi hỏi của người lớn và học tập dường như trở thành gánh nặng trên đôi vai bé nhỏ của các con thì giáo dục ở Nhật thì ngược lại.Trẻ em là trung tâm của nền giáo dục, các bé được trân trọng và chăm sóc để học tập vừa là niềm vui, vừa là môi trường để các em được hoàn thiện dần, tuỳ theo tâm sinh lý và để chuẩn bị hành trang những kỹ năng sống cho tương lai.Điểm số thành tích cá nhân ở trường học Việt Nam khi không được sử dụng đúng đắn thì tạo ra sự ganh đua tiêu cực giữa học sinh, phụ huynh và giáo viên.Các trường học thậm chí còn tạo ra những gian dối bất công mà nạn nhân cuối cùng cũng chính là học sinh.Ở nhật, hệ thống báo cáo kết quả học tập trên năng lực của mỗi học sinh và của học sinh nào thì học sinh đó biết.Mỗi gia đình tùy theo điều kiện kinh tế, năng lực của con em và mục tiêu giáo dục của mình mà tạo ra hành trình học tập cho con em mình.Học tập là để cho chính các con chứ không phải để đạt thành tích và khoe khoang với ai cả. Và phụ huynh cũng chẳng nên mặc cảm tự ti khi con mình không được như con người ta.Tất nhiên là do sự phát triển kinh tế xã hội của họ cũng khác với Việt Nam. Mỗi cá nhân tùy năng lực, khát vọng của các con sẽ có quyền tự chọn cho các con, con đường lập nghiệp mà không bị chi phối bởi trào lưu hay những quan điểm sính bằng cấp.Mặt khác, trẻ em Nhật Bản được tôn trọng và khích lệ với những cố gắng của chính mình chứ không phải là từ thước đo kỳ vọng của người lớn.Mỗi người có một khả năng thế mạnh riêng và điều đó là do cha mẹ sinh ra các con như thế,lỗi đâu phải của các con.Vậy thì tại sao cha mẹ lại trút mọi bực tức vì thất vọng lên các con.Tôi cảm giác rằng do chương trình học hợp lý, quan niệm giáo dục nhân bản, tôn trọng cá tính, tâm lý và chú trọng phát triển toàn diện nên trẻ con Nhật Bản ngoài chuyện học vẫn được vui chơi thoải mái. Tuổi thơ hồn nhiên vẫn theo các em mãi đến khi hết tuổi trẻ thơ nhưng trẻ em Việt Nam nói chung ở các thành phố lớn nói riêng, sớm mất tuổi thơ vì lịch học chính khóa học thêm dày đặc, còn nhiều hơn cả lịch làm việc của người lớn. Chương trình học nặng nề, gò thiếu những nơi vui chơi, giải trí an hòa với thiên nhiên, kích thích sự phát triển thể chất, sáng tạo những kỳ vọng lớn lao của gia đình,nhà trường làm trẻ con không được là chính mình.Rõ ràng các bé có bao nỗi niềm mà không chia sẻ được, trong khi chúng con cần cha mẹ để có thể chia sẻ. Nhưng những nỗi niềm của con trẻ thì chỉ luẩn quẩn trong những ấm ức đối thoại với chính mình.Và lâu ngày với cơ thể yếu đuối và một tâm hồn mong manh,những điều này sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường như các chứng bệnh tâm thần.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top