Cúi Xuống Thật Gần Với Con(2)

Khi sinh ra con, việc trở thành cha mẹ được nhìn nhận là một điều mang tính chất bản năng tự nhiên. Tuy nhiên, để thực sự đưa vai gánh vác được thiên chức này một cách trọn vẹn thì đó lại là một công tác gian nan và thách thức nhất cả đời người. Lắm lúc, để hiểu được con, để được gần gũi con với năng lượng từ ái và tích cực hơn, cha mẹ phải gồng mình nhẫn chịu và nuốt nhiều cay đắng sóng gió của bản thân vào trong. Ngay cả tự dối lòng với những khi nụ cười nở chưa tròn trên môi. Những hy sinh thầm lặng này cũng chỉ với một khát khao được là điểm tựa vững vàng của cuộc đời con khi con trải qua những trận bão thăng trầm nghiệt ngã ở ngoài kia sẽ vẫn còn nơi đi về với vòng tay rộng mở.Cuộc đời của con hay cuộc đời của một đứa trẻ lớn lên theo dòng chảy lao ra ngoài kia với bất cần sợ hãi, ngang tàng lẫn ngốc dại, tự do lẫn mệt mỏi vẫn không muốn ngoái đầu. Bước chân khuya, con về rộn vui mà không cần biết đâu đó thấp thỏm những lo âu. Trong trái tim mẹ cha có một ngọn đèn vẫn mờ, giấc ngủ của con say nhưng ở phía bên kia là giật mình trăn trở. Đời còn bao nhiêu lần nữa để mẹ cha có thể đồng hành, năm tháng chẳng còn dài và nhiều ý nghĩa như chiếc lá vừa mới chớm màu xanh, lên mẹ cha cứ như đứa trẻ con rụt rè trước mùa gió. Khoảng cách của niềm tin được đo bằng số lần hỏi han nhau lúc nhớ còn thì bất lực trước phút giây hăm hở không cần phải lo cho con. Nước mắt chảy suôi nhưng nước mắt cũng có rất nhiều nỗi buồn,mà nói ra chỉ sợ con hờn giận đành phải dấu tận sâu vào bên trong, giống nụ cười nhìn ở một bên gương mặt không phải không thành thật nhưng thiếu một trọn vẹn hình hài, mỗi một chặng đường đều có những giá trị đúng sai, vòng tay được mở ra bao dung hay khép lại trong bao bọc. Mẹ cha chỉ muốn chọn là một ngọn hải đăng giữa biển rộng để khi bão giông con đối mặt có thể nhìn thấy một con đường. Qua rất nhiều tháng năm con có biết mẹ cha giờ là nắng cuối vườn. Ở đây cha mẹ được khuyến khích nên nghiêng mình xuống sao cho tầm mắt mình ngang với mắt con trẻ khi trò chuyện cùng con để biểu đạt sự cảm thông và cũng là tâm ý muốn lắng nghe thật trọn vẹn những điều con muốn chia sẻ, giúp nâng đỡ con đặc biệt là khi đứng trước những trận bão của cảm xúc, hành động nghiêng mình cúi xuống của cha mẹ còn nên mang cả nghĩa bóng khi cha mẹ nhẫn nhịn, sẵn sàng mở lòng lắng nghe và chấp nhận những điều phật lòng, trái ý mà con có thể gây ra khi điều hướng trên hành trình trưởng thành. Với vận tốc phát triển chóng mặt của xã hội ngày nay thì việc học cách nghiêng mình để yêu thương và kết nối sâu sắc cùng con sẽ là càng tối quan trọng nếu như cha mẹ không muốn trở nên bàng hoàng,bất lực trước khoảng cách thế hệ. Việc độc đoán sử dụng cương vị làm cha, làm mẹ để kiểm soát và áp đặt con đi theo đường hướng của mình là không còn phù hợp khi không những đào thêm hố sâu giữa mình với con cái mà còn gây ra những tổn thương đè nặng lên con đến suốt cả cuộc đời. Nói về những trăn trở, về việc giáo dưỡng con, những người cha thì hay phó mặc chuyện dạy con là của mẹ, là những trái tim đầy lo lắng của người mẹ khi nhìn đâu cũng thấy hiểm nguy răng bủa con mình. Đọc báo hàng ngày thấy những vụ xâm hại tai nạn giao thông, những đứa trẻ gieo mình tự tử, đua xe bị bạn bè xấu lôi kéo, trái tim nào của mẹ cũng thắt lại lo sợ. Nhiều người mẹ hoàng hốt mỗi khi báo chí rộ lên chuyện này, chuyện kia liên quan đến lũ trẻ lại quay lại nhìn con mình mà không nén được tiếng thở dài, lo lắng nên thành mẹ ác, bởi nỗi sợ quá lớn. Vậy nên xây tường thép quanh con, nên đào hào sâu quanh con, nên quát con nếu con có làm điều gì ngốc dại,bởi mẹ nào cũng kinh qua nhiều năm tháng đau thương nên nhìn đâu cũng thấy nguy cơ thương đau. Vậy thương con mà mẹ thành mẹ ác nhưng nước mắt thì lúc nào chẳng chảy xuôi. Con làm sao hiểu lòng cha mẹ, nên thật nhiều những đứa trẻ đã lớn lên trong sự tổn thương sâu hoắm trong lòng. Nhiều đứa trẻ không dám trách cứ cha mẹ, vì đó là tội bất hiếu nên nhiều đứa trẻ giữ gìn trong lòng thành những tổn thương sâu vài đứa trẻ trong số đó, khi ở trường bị bạn bè bắt nạt , chê bai hay gặp những áp lực, điểm số thiếu công bằng trong giáo dục khiến những đứa trẻ càng kiệt quệ hơn. Trở về nhà gặp mẹ ác lại thành giọt nước tràn ly mà tìm đến cái chết. Để rồi nhiều cha mẹ ngơ ngác tự hỏi tôi thương con, sao con không thương tôi. Không phải đứa trẻ nào cũng hiểu được lòng thương của cha mẹ sau những lời quát mắng dậy bảo nghiêm khắc của cha mẹ. Chúng không hiểu lòng thương ấy mà chúng chỉ thấy cha mẹ ác quá với chúng, quá quắt với chúng, đòi hỏi con cái quá nhiều, không thông cảm với chúng, áp đặt quyền làm cha, làm mẹ. những đứa trẻ không như những bậc cha mẹ, chúng không có nhiều lựa chọn xả xì trét đâu. Chơi thêm một chút là bị bố mẹ mắng suốt ngày cắm đầu vào điện thoại, máy tính. Giá kể những đứa trẻ có tiền để mua sắm xả stress như các mẹ hay như các bố nhậu vào là hết buồn. Giá kể như chúng cũng có con cái để xả vào con cái coi con như những cái thơt để xả vào. Chúng nổi loạn bằng đua xe,chúng tìm thấy chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thuốc lắc, ma túy để tìm quên và chúng sẽ lại bị cha mẹ trừng phạt khi chúng đua xe, hút thuốc, uống rượu, một vòng tròn luẩn quẩn. Con trộm tiền không làm mẹ thì làm gì, con đánh bạn không thành mẹ ác thì làm gì ?con bỏ học, lười học không làm mẹ ác thì làm gì? Nhiều mẹ nói lũ trẻ con mà không kỷ luật thì làm sao trưởng thành, cứ ác hôm nay đi để mai này con thành công, nó sẽ hiểu lòng mẹ. Chỉ là con chưa hiểu lòng bè thì con đã rời xa mẹ vĩnh viễn hoặc những tổn thương sâu phải đến khi có con rồi mới hiểu ra. Không làm mẹ ác được không? Không làm mẹ ác? Có được không? làm mẹ thương đi có được không? Là đừng để nỗi sợ kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình, là đừng giận chồng mà đánh con, đừng để khói bụi ngoài kia làm mờ mịt tim mình là đừng tin yêu cho roi cho vọt, là đừng nghĩ lũ trẻ trưởng thành nhờ đòn roi. Tôi vẫn nghĩ rằng chúng ta không cần làm mẹ bác mà vẫn có thể nuôi dạy con lớn lên một cách trong lành và cho con một đời sống tinh thần khỏe mạnh. Bởi là mẹ ác là khiến con chúng ta tổn thương trước tiên và ngay lập tức.Chẳng biết mai này con có tốt lên không? nhưng hôm nay con không muốn về nhà nữa. Kỷ luật vốn không phải là trừng phạt khi mọi chuyện đã xảy ra rồi. Kỷ luật là ngăn chặn việc phải thực thi hình phạt. Cha mẹ phạt con không phải là để cho con chừa cái tật xấu đó mà phải là để con nhận ra mình đã sai ở đâu và cách nào để sửa quát mắng con để xả giận thì khác gì biến con thành cái thớt thùng rác cảm xúc của mình, giận dữ với con chỉ khiến không khí gia đình căng thẳng, càng khiến con co cụm lại trong tháp nhà của mình. Cha mẹ đang biến mỗi ngày về nhà của con thành địa ngục chỉ vì chúng ta làm mẹ ác,dù không đánh con nhưng mỗi lời nói thiếu kiểm soát của cha mẹ có thể thành vết thương sâu hoắm trong con cái, có nhiều cách để ngưng mẹ ác, để trở thành mẹ thương mà. Nhiều khi nó nhẹ con không chịu nghe, cứ phải mắng cho một trận thì đâu mới vào đấy được,nhiều cha mẹ nói với tôi câu quen thuộc đó hình như 10 năm trước tôi đã nghe câu này. Bạn đọc hẳn ai cũng từng nghe câu này, nhưng chẳng ai nhớ rằng khi cha mẹ nặng lời, chúng ta nghe chỉ là đối phó. Bởi còn nhỏ mọi lời nói của cha mẹ chúng ta đâu có để lọt vào tai. Bởi mỗi thế hệ mỗi khác, cha mẹ không phải là thánh thần mà nói gì cũng đúng. Khác với hồi còn bé xíu, cha mẹ là thần tượng của con cha mẹ luôn đúng ,khi trẻ bước vào tuổi dậy thì bản thân chúng đều muốn khẳng định mình đều muốn thể hiện cái tôi và bước đầu của điều đó là phủ nhận cha mẹ sau những thất vọng về cha mẹ vì những điều cha mẹ làm, uy tín của cha mẹ giảm xuất dần sau mỗi tuổi chúng lớn. Sau mỗi kiến thức chúng được học ,sau cả những lần làm sai của cha mẹ. Thế nên nói nhẹ không nghe, nói nặng thì sẽ nghe một cách đối phó là vậy. Làm mẹ ác không khiến trẻ nghe lời mà chỉ khiến trẻ nghĩ ra cách đối phó, làm mẹ ác không khiến trẻ nhận ra tình yêu thương của cha mẹ, mà chỉ khiến trẻ thấy phải đề phòng phải cẩn trọng từng lời ăn, tiếng nói giấu mình trước cha mẹ, tỏ ra ngoan ngoãn trước cha mẹ. Lâu dần con sẽ đóng vai con ngoan trước mẹ ác, cuối cùng quan hệ cha mẹ con cái trở thành vở diễn mà người xem chỉ có bản thân mình. Mẹ đóng đạt thì con ghét mẹ, con diễn sâu thì mẹ hân hoan tưởng mình thành công. Thương con nhưng con không thương là thế, thương con sao để con thương? Làm cha mẹ đã khó khiến con để hiểu được cha mẹ thương con còn khó hơn, không phải chỉ nói khơi khơi là con tin nếu như hành động khác một trời một vực chẳng thể đánh con đấy rồi khóc tu tu là con hiểu mẹ thương con, bởi khi mẹ khóc con đang mải liếm láp vết thương trong lòng, đâu để ý thấy nước mắt mẹ rơi xuống, chẳng thể cứ yêu là cho roi cho vọt, con thà muốn mẹ ghét để cho ngọt cho bùi, chẳng thể xin lỗi con vì mẹ quá thương con nên mẹ thành mẹ ác. Với lũ trẻ hẳn là mẹ bớt thương con đi cho thành mẹ hiền, khi được hỏi nhiều đứa trẻ nói gì!. Cha mẹ có biết không? Rằng mẹ đẹp nhất khi mẹ cười, nhưng nụ cười của mẹ đâu rồi? Để mẹ cười nhiều đứa trẻ cố phải sống theo ý cha mẹ thành một đứa trẻ gọi dạ bảo vâng, học hành cày quốc điên đảo để mang về điểm 10 mua lấy nụ cười của mẹ. Mẹ cười đấy, mà biết con áp lực thế nào không? con phải cạnh tranh với bạn bè, thậm chí gian dối để có điểm 10. Học làm cha mẹ là quá trình học kéo dài cả đời cho đến khi cha mẹ tạm biệt con rời khỏi trần gian này. Có lẽ một trong những lỗi đau lớn nhất của bất kỳ một bậc sinh thành nào yêu thương con cái, là khi con mình quay lưng giuồng dẫy tình cảm mà các bậc sinh thành dành cho con. Cây có cỗi nước có nguồn con người phải có gốc rễ mới trưởng thành lớn lên một cách tốt đẹp. Do vậy mà khi điều bất hạnh đó xảy ra thì chắc chắn trong thâm tâm người con từ lâu cũng đã có rất nhiều bất ổn,tâm tối và lầm lạc dẫn đến sự đánh mất bản thể của chính mình khi không còn nhận ra được mối liên kết cội nguồn sâu sắc nhất của bản thân với cuộc sống. Tình yêu của bậc cha mẹ lúc này phải thật sự đủ lớn, rộng vị tha và bao dung mới có thể hy sinh những nhục để ôm ấp hết những sai lầm và khiếm khuyết của con và từng bước chịu dắt con trở về với con đường sáng sủa, đúng đắn. Dẫu biết vô cùng thách thức, gian nan nhưng nếu không là cha mẹ với tình thương biển trời thì còn ai đủ dũng khí và sức mạnh để nắm tay con đi qua giông bão. Và chẳng phải đó là một phần linh thiêng cao đẹp nhất trong trách nhiệm và đặc ân của thiên chức này sao? Có một cậu chuyện tôi đã được đọc qua một người thầy sáng tác dựa theo câu chuyện do Đức Phật kể lại với hành trình của một người mẹ trên con đường dìu lối con trở về. Với tựa đề : " Nhẫn nhục đưa con trở về "Vừa thoáng thấy bóng ai như núm ruột cắt ra trái tim bà mẹ đi tìm con rời rã giờ như bị ai vỏ thêm mấy nắm muốn gào thét lên:" Ôi trời ơi, đó là đứa con thơ mà linh tính vẫn chưa tin là đã mất". Không dằn nổi cơn bàng hoàng tựa hồ sang chấn, tiếng rống tê dạy từ vết thương. Đó là câu chuyện buồn nhắc lại mà nước mắt rưng rưng, một quyết định sai lầm mà Sư Tử mẹ nhủ lòng sẽ không bao giờ tha thứ. Giữa cơn đói lả đến run người với sự an toàn thai nhi cứ giật dành nhau phần thắng,miếng mồi là một chú nai tơ ở tít bên kia bờ vực thẩm, nhưng rệu rã thế này lấy sức đâu mà vượt cản ,đánh cược một lần với bản năng. Lỗi lòng này chỉ biết bày tỏ với ánh trăng, ngay cả lương tâm cũng lắm lúc trợn chừng buông ngàn câu chua chát. Mặc cảm lùa bà vào bóng đêm,bỏ lỡ những chuyến săn mồi tha thẩn ngày đêm ca hát! " À ơi, rừng thiêng hãy mang về những đứa thơ đi lạc. Nếu bắt tội thì tôi cũng cam lòng chịu mạng, chẳng dám mơ ước gì nữa đâu. Chỉ mong những đứa trẻ khỏe mạnh dài lâu, luôn có những vị thần hộ mệnh phía sau". Chẳng biết nhân duyên gì hội tụ dưới vực sâu, hàng chục cánh tay của bầy khỉ đưa ra kịp chở che và vươn lên một mầm sống. Phải tĩnh lặng một hồi lâu, sư tử mẹ mới căng mình nốt vào sự thật nhưng làm sao để lay con mình mau mau tỉnh giấc. Bất giác buông tiếng thở dài não ruột linh cảm đều sắc sót xa.Cái rét đầu đông bóp nghẹt mọi lối qua, tình mẫu tử thiêng liêng vẫn không ngừng bị đem ra thử thách. Càng tiến đến gần con mà sao biển trời xa cắt, bị ném ngay về cái nghi ngờ rất lạnh: " Bà là ai, sao dám nhận là mẹ tôi, bà có tin là chỉ cần tôi rú lên một tiếng nhẹ nhàng thôi, cả đội quần áo đen kia sẽ lao xuống đây, xé xác bà ra làm trăm mảnh, nhìn lại đi gương mặt bà thật kinh khủng dám sánh với tôi cháu con loài khỉ có biến ngay không mũ già đáng trí đáng xấu hổ nhất hành tinh này". Dù lòng tự ái có trang bị sẵn áo giáp nhẫn nhục thật dày, cũng bị trầy xước trước những lời phũ phàng như kim châm, mối xác. Sư Tử mẹ không kịp nhặt những mảnh hồn tan nát, bước đi trong mộng du ngơ ngác, chẳng còn biết về đâu. Còn biết về đâu khi chút niềm tin sót lại vốn đã bị chôn vùi tận đáy vực sâu ,khi niềm kiêu hạnh làm mẹ bị chính đứa con mình chà đạp,chỉ còn biết ngậm nu nỗi niềm chờ ban mai tỏa rạng. Chợt thấy mình vừa sinh sang kiếp khác, lòng nhẹ tự mây bay. Như chưa từng có cơn giông bão nào khủng khiếp qua đây, nhưng chưa từng để vụt khỏi tận tay thứ tình thương bất diệt. Sư Tử mẹ ngày đêm luyện bí kíp võ công thứ thiệt phải cười làm sao? ,nói làm sao? nhịn nhục làm sao? cho thật dễ thương. Phải giữ vững bản năng của một kẻ dẫn đường, đưa con trẻ thơ ngay trở về bản chất.Từ trái tim vì con rất thật, rất đẹp và an nhiên, kiên nhẫn đợi chờ đến khi bên cánh rừng mai vàng đã khoe sắc tỏa hương ,cái mát mẻ đầu xuân mang lại nhiều tia hy vọng. Sư Tử mẹ hóa thành nàng tiên dịu giọng : " Cho làm bạn với có được không? Xin lỗi bạn, mình đã từng là một kẻ cuồng ngông, dám liều lĩnh nhận bạn là con. Chẳng qua cũng vì thật cảm mến, để bù lại mình sẽ chỉ cách vồ mồi tuyệt kỹ, cách đối đầu với thú giữ cũng chất lừ. Sức mạnh tình thương gây chuyển hóa bất ngờ, sư tử nhỏ đứng hình trước những mảng xuất quỷ nhập thần số rách, còn được cưỡi trên lưng kẻ biệt tài dễ thương và thiệt mắt, cảm giác này như chờ đợi đã lâu,gỳ vào cổ thật sâu, thả nhẹ từng hơi thở thật bình yên, ấm áp.Sư Tử mẹ vẫn điềm nhiên quan sát, cùng rủ nhau ra suối chơi trò " Ai làm giống hệt mới hay ". Sư Tử con cũng vươn mình chống vững đôi tay,gầm một tiếng có lực cay nín thở. Lần đầu tiên thấy mặt mình dưới suối sâu thật rạng rỡ, lạ lùng thay sao giống y đúc với bà kia,khi nhận ra tình mẫu tử bấy giờ không có gì phân chia. Sư tử mẹ liền tùng cước nhảy lên cao, tuôn ra những tiếng gầm uy hùng bậc nhất, rồi dùng thuật kinh công băng qua thiền dốc. Sư Tử con rùng mình khấn khích bay theo ... " À ơi trong cõi gieo leo chưa quen nhẫn nhục chưa yêu nhau cùng ". Tình thương dành cho con bằng trái tim, sẽ giúp trái tim trẻ rung động và không thể diễn tả bằng mĩ từ nào. Chỉ những bậc cha mẹ đích thực mới đủ quyền năng hy sinh cái tôi, sự chọn lựa cho riêng mình mà không có bất cứ tình cảm thiêng liêng nào có thể so sánh được. Cúi xuống thật gần với con , là buông bỏ mọi quyền lực , vai về và cả sự tự ái để trở thành bạn đồng hành của con dìu dắt con đi qua giông tố. Để làm được như thế , cha mẹ cần học tập cách chấp nhận mở rộng trái tim. Đặc biệt, luôn ý thức mình không chỉ là nơi lương tựa an toàn, mà con là nhà chữa lành tâm thức của con nữa. Được như vậy, ngay trong chính cách giáo dục con trẻ không những là cơ hội tôi luyện lên những bậc cha mẹ lớn lên trưởng thành cùng con, cũng là cho con trẻ cơ hội khám phá, giải mã trái tim mênh mông của bậc sinh thành.Khi đó, gạch nối của cha mẹ và con cái là hai gạch nối của hai bờ thấu hiểu và yêu thương. Lỗi sợ lớn nhất trong cuộc đời mỗi người không phải là nghèo khó, mà là không được thuộc về nơi nào có tình yêu thương. Cha mẹ hãy ngồi xuống như người bao bọc, nâng đỡ và dìu dắt bước chân con và đừng quên nhìn sâu vào mắt con để soi rọi lại bản thân cha mẹ trong năng kính nhìn đời còn trong trẻo của con trẻ. Với tình thương đích thực trên hành trình dìu con vào đời, cha mẹ sẽ thấy mọi quanh gánh trên vai đều nhẹ nhàng và bình an.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top