Ai Làm Tổn Thương Con


Trong cuộc đời của mỗi người, liên hệ giữa cha mẹ và con cái là một trong những liên hệ tình cảm ấm áp và hạnh phúc nhất,nhưng đồng thời cũng mang lại những phiền toái khổ lụy nhất. Không có bật sinh hành nào muốn làm tổn thương con mình, nhưng khó có thế hệ nào mà cha mẹ không làm tổn thương con trẻ chỉ là ít hay nhiều, chỉ là có một số lỗi lầm nghiêm trọng hơn những lỗi lầm khác làm cho con trẻ tổn thương. Đôi khi chỉ vì cách yêu con saii lầm do những nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà cha mẹ không hay rằng mình đã trở thành tác nhân khót sâu thêm vào vết thương ở tâm hồn con trẻ. Chúng ta phải thừa nhận rằng trong dòng chảy hối hả ngược xuôi của cuộc sống hiện đại, hệ lụy từ mối liên hệ tình cảm giữa các bậc sinh thành và con cái nay đã khác trước rất nhiều. Bởi xét về một khía cạnh nào đó, với cuộc sống quá nhiều biến động thì cuộc vật lộn mưu sinh của cha mẹ ngày càng chịu nhiều áp lực hơn, tổn thương tinh thần hơn. Trong khi còn chưa kịp giải quyết những khó khăn nội tại của chính mình thì cha mẹ lại phải lao ra ứng phó rất nhiều để có thể be bờ che chắn cho hệ sinh thái mà con trẻ đang sống. Vốn cũng liên tục đi qua nhiều biến động, có thể nói giai đoạn này là giai đoạn nuôi dạy con gian nan nhất từ trước tới nay, vì xã hội càng nhiều hấp dẫn lực thì việc hiểu được tâm thức con trẻ là vô cùng thách thức. Con trẻ ngày nay thông minh hơn nhưng cũng nhạy cảm và yêu đuối hơn, biết bảo vệ quyền lợi của mình hơn nhưng cũng chỉ biết nghĩ đến bản thân mình nhiều hơn. Bất hạnh nhất không phải là đơn độc, mà chính là xung quanh luôn có những người thân nhưng lúc nào cũng cảm thấy thật trống trải, không còn tha thiết với cuộc đời nằm trong dòng chảy này. Mới đây thôi, những em học sinh đã tự đặt dấu chấm hết cho cuộc đời mình do những ẩn ức với gia đình hoặc áp lực từ học đường. Những bậc cha mẹ rơi vào khủng hoảng tâm lý ôm con tự sát đã trở thành những phân cảnh phơi bày một thực trạng đau lòng của xã hội, rõ ràng thế hệ nào cũng đang bị tổn thương.Đi qua tháng năm, vết thương thể xác sẽ lành nhưng vết thương tâm hồn sẽ luôn âm ỉ và dai dẳn mà hậu quả của nó có thể kéo dài từ đời này sang đời khác như một vụ tai nạn liên hoàn xuyên thế hệ. Nếu chúng ta lùi lại để nhìn sâu hơn sẽ thấy rằng ai cũng là nạn nhân của tình thương chưa từng được giữ nuôi bằng sự hiểu biết. Vậy nên hai thế hệ khác nhau sẽ không thể nào hiểu và chấp nhận nhau thực sự. Chính cha mẹ hiện nay cũng là nạn nhân của sự tổn thương gây ra từ bậc sinh thành của họ trước đó, họ chỉ lặp lại những hành động mà năm xưa họ từng trải qua đến chính họ cũng không nhận ra. Vì nếu không phá vỡ được vòng làm oan nghiệt này thì bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân hay cha mẹ độc hại bất đắc dĩ. Chúng ta phải thừa nhận rằng thương yêu là một trong những việc làm khó nhất ở trên đời,thương yêu mà chỉ đến để rút tỉa, để thừa hưởng, để thỏa mãn cảm xúc thôi thì dễ rồi, chắc là ai cũng làm được. Nhưng mà thân yêu làm sao để đối tượng tình yêu được hạnh phúc luôn được nâng đỡ, sẻ chia và dìu dắt là điều vô cùng khó. Tại vì cơ bản là chúng ta vẫn chưa hoàn thiện, chúng ta còn nhiều yếu kém, nhiều khó khăn, nhiều cố tình còn đầy giấy tham sân si nóng nảy, vội vàng, nghi kỹ, nhạy cảm, phân biệt đối xử, định kiến,thành kiến lăng kính hạn hẹp, trái tim chưa rộng mở. Đó là chưa kể năng lượng của chúng ta cũng có lúc này lúc khác, trồi sụt liên tục trước biến động của đời sống. Chúng ta rất là khó để giữ được cái phong độ của một người lớn đang dẫn dắt đàn con thơ dại và chúng ta cũng thừa nhận là chúng ta cũng có những bất ổn sâu bên trong những vết thương tổn từ áp lực của đời sống, từ câu chuyện tình cảm, hôn nhân, gia đình và cả những chuyện đã xảy ra từ trong quá khứ ,đã từng bị bạo hành, bỏ rơi, đối xử phân biệt cha mẹ thương yêu không đủ. Đã để lại cho chúng ta những vết thương sâu và chúng ta cũng thừa nhận mình là nạn nhân của thế hệ trước và nhiều thế hệ trước. Dĩ nhiên là mình cũng nhận được nhiều giá trị tốt đẹp từ những thế hệ đó, nhưng mà đồng thời mình cũng đón nhận luôn những cái yếu kém, những khó khăn, những hạn chế của họ để rồi mình đang tiếp nối họ và mình có khuynh hướng ứa ra những năng lượng độc hại đó đến những người xung quanh, đặc biệt là các con thơ luôn gần gũi và chịu sự ảnh hưởng của mình. Chúng ta cũng thừa nhận là chúng ta chưa có nhiều hạnh phúc, còn lắm thương đau. Có hạnh phúc, có thương đau nhưng mà có vẻ đau nhiều hơn là hạnh phúc và chưa tìm thấy con đường hạnh phúc chân thật, cho nên khó lòng mà có thể chỉ ra cho con mình một con đường đúng đắn để đi trong cuộc đời. Và chúng ta cũng thừa nhận là mình chưa có tạo ra được môi trường an lành cho con. Cái sự hư hỏng, cái sự xuống cấp và việc mắc phạm những sai lầm của con hoặc cũng có thể là vì cái môi trường sống của con có quá nhiều sự nhiễm độc. Bên ngoài xã hội đâu đó cũng là cạm bẫy, đâu đâu cũng là những nguồn năng lượng không an lành, có tính chất đàn pha, hủy diệt tâm hồn. Trong khi đó cha mẹ thì quá bận rộn và quá căng thẳng, mệt mỏi, cho nên cũng không thiết kế được một hệ sinh thái tốt nhất cho con dù ngay trong chính căn nhà của mình. Thiếu sự đầm ấm, thiếu sự chan hòa, thiếu tình yêu thương, thiếu nhiều niềm vui,thì làm sao con trẻ có thể phát triển lên một cách vững trãi mà không có những vấn đề. Và chúng ta cũng thừa nhận là chúng ta cũng chưa có đi qua bất cứ từng lớp nào để học cách làm cha, làm mẹ. Chúng ta không phải là một nhà giáo dục,chúng ta không phải là một nhà huấn luyện. Chúng ta chỉ làm theo bản năng những gì chúng ta học hỏi từ những thế hệ trước, từ quan sát xung quanh và cố gắng đọc thêm sách vở, cách làm sao để tiếp cận và hiểu con. Nhưng mà xem ra thì chúng ta cũng không hiểu mấy về những gì đang xảy ra trong tâm hồn của những đứa trẻ trong thời đại này, vì chúng ta vẫn cách xa đứa trẻ ấy mấy mươi năm. Cho nên chúng ta phải thừa nhận là mình thật sự là chưa hiểu về con, hiểu rất ít. Phải thừa nhận rằng là trong cái hiểu hạn hẹp đó chúng ta đã vô tình làm tổn thương con của mình, những mong muốn, những áp đặt, những kỳ vọng, cả những phản ứng đáp trả lại những gì con làm khác đi với sự mong cầu, sự quy định của mình. Chúng ta phải thừa nhận rằng liên hệ giữa mình với con đang có khó khăn, con trẻ có vẻ như là ngày 1 cách xa mình.Có khi nó muốn thoát ly gia đình thật sớm, mình biết rằng là con mình nó cũng thương cha mẹ lắm chứ. Nhưng con trẻ cũng giận mình nhiều thứ lắm, nó thương mình nhưng mà nó không có ở gần mình. vì nó không nhận được sự nuôi dưỡng nhiều từ cha mẹ. Đó là mình nên có những buổi tâm sự từ trái tim phải con, mình cứ thừa nhận với con rằng là mình vẫn còn nhiều khó khăn, còn nhiều hạn chế, chưa kịp hoàn thiện. Nói để cho con trẻ thấy được cái sự nhìn nhận trung thực của mình, nói cho con để cho con hiểu được những cái khó khăn những nỗi khổ, niềm đau của một bậc sinh thành đôi khi là qua sức. Nói để cho con cảm thông, để đừng có trách móc, đừng có chống trả lại và diễn nhiên thông qua đó thì mình cũng giúp cho con nhìn thấy một bức tranh tổng thể về cha mẹ. Cha mẹ tuy có những hạn chế, những khó khăn nhưng mà đồng thời cha mẹ cũng có rất nhiều giá trị, đã trao truyền cho con rất nhiều giá trị. Thì mong rằng nếu được thì con nhìn cả hai, còn tuyệt vời hơn nữa thì con hãy chú ý vào những cái hay, cái tốt, cái đẹp, những giá trị tuyệt vời mà cha mẹ đã trao truyền cho con. Còn những cái xấu, cái tệ và cái hạn chế thì con hãy giúp cho cha mẹ thay đổi. Dĩ nhiên đó là trách nhiệm chính của cha mẹ,trách nhiệm của con đó là nhắc cho cha mẹ nhớ, đấnh thức cha mẹ mỗi khi cha mẹ đang đồng nhất mình vào những cái hiện tượng yếu kém đó. Cha mẹ có khuynh hướng thể hiện cái quyền muốn kiểm soát, bộc lộ cơn giận, muốn tấn công đàn áp con muốn xiềng xích con. Mỗi khi có hiện tượng đó thì con phải bảo cho cha mẹ biết và con nhớ rằng đây không phải là toàn bộ con người chân thật của cha mẹ. Đó chỉ là một hiện tượng và cha mẹ sẽ có trách nhiệm quản chế nó và bên cạnh đó cha mẹ phải đổi thái độ đối xử với con. Thay vì lúc nào cũng kiêu ngạo, tự hào tự đắc mình là một tượng đài lớn, một tấm gương để soi sáng con thì mình hãy khiêm nhường. Ý thức được rằng mình tuy là cha mẹ của con, là bật trên trước nhưng mà mình vẫn còn nhiều hạn chế và đã từng vô tình làm tổn thương đến con, thay vì mình xem con như là một kẻ không biết gì,con là một đứa phải chịu ân tình với mình, phải mắc nợ mình và phải đi theo mình, phải vâng lời mình thì. Mình đổi nhận thức lại, đó là hãy xem con vẫn là một thực thể sinh động màu nhiệm không thua kém gì mình cả. Ở trong con có chứa rất nhiều dữ liệu, nhiều hạt giống quý giá mà có thể bản thân cha mẹ không có. Con có thể trở thành một tài năng lên một thiên tài, làm sao mình có thể biết được? Mình đang nuôi dưỡng một thiên tài tương lai, hay là một bậc tài năng lớn tương lai, một nhà mô phạm xã hội. Cho nên là mình có một sự tôn trọng nhất định đối với con, theo đó thì mình sẽ thường xuyên lắng nghe để thấu hiểu con thay vì mình áp đặt và khi mình tiếp xúc, trò chuyện với con với tư cách là một người bạn lớn hơn là một bậc bề trên để dễ dàng buông ra những lời nhận xét đúng sai. Để mình đừng có dễ dàng trút cơn giận hay là đàn áp con mình và khi mình đổi thái độ như thế thì chắc chắn con mình sẽ kính trọng mình hơn chứ không có dám xem thường mà sẽ là yêu thương hơn và sẽ tin tưởng mình hơn. Và tiếp theo, khi mà cha mẹ ý thức mình đã trải qua một giai đoạn khá bất ổn và đã làm tổn thương con thì cha mẹ cần em quay về để chăm sóc bản thân làm mới lại khu vườn tâm của mình. Trong đó, cha mẹ học cách chừng lại để an trú sâu sắc trong hiện tại,để kết nối sâu với chính bản thân mình, có được sự thư giãn, sự bình an. Từ đó cha mẹ sẽ thực tập lắng nghe chính mình, lắng nghe thật sâu, lắng nghe về những vấn đề, những nỗi khổ niềm đau và những vết thương sâu, những khát khao nguyện vọng của cha mẹ về con. Để rồi mình sẽ xét lại xem tất cả những cái mong cầu đó, những cái kỳ vọng đó có cần thiết hay không,có thật sự là đúng đắn không? quan trọng là có phù hợp với con không? Con nó có suy nghĩ như vậy! nó có đồng ý không? Để rồi trong cái sự thực tập đó, trong cái sự bình an, trong cái sự lắng nghe sâu và thấu hiểu đó, cha mẹ sẽ đi đến một trình độ đó là tập buông xả dần việc bám riết vào con, việc muốn thao túng cuộc đời con. Cha mẹ sinh ra con, nhưng mà không có nghĩa là cha mẹ sẽ sở hữu con, cha mẹ cũng mong muốn có được tự do,thì cha mẹ cũng phải tôn trọng sự tự do của con. Nhưng mà cha mẹ sẽ thả con ra buông xả, để cho con được trưởng thành một cách tự nhiên là chính con. Cha mẹ không có can thiệp quá sâu vì cha mẹ biết con là đứa con của trời đất, con của ông bà tổ tiên chứ không chỉ là con của cha mẹ. Con có một bản sắc riêng biệt, cần phải được phát huy bởi chính con, cha mẹ chỉ là người nâng đỡ dìu dắt, hỗ trợ. Bởi vì cha mẹ đã nhìn sâu và giác ngộ được rằng con luôn ở trong cha mẹ và cha mẹ luôn ở trong con. Cho nên cha mẹ không nhất thiết là phải xiềng xích con ,bắt con suốt đời phải ở bên cạnh cha mẹ. Cha mẹ không nhất thiết là buộc con phải trở thành một người như thế này hay là làm được một điều như thế kia để cho cha mẹ thỏa mãn. Vì cha mẹ đã sống cuộc đời của cha mẹ rồi, thì cha mẹ cũng mong muốn con được sống cuộc đời của con thật là rực rỡ và hãy xem cha mẹ là những người bạn lớn, đồng hành thân thiết nhất thì cha mẹ sẽ có tự do. Nghĩ được như vậy, sống được như vậy thì cha mẹ sẽ có tự do trong lòng và khi cha mẹ có sự tự do thì cha mẹ sẽ có bình an, sẽ có hạnh phúc, sẽ có yêu thương rất ít điều kiện hoặc là không điều kiện. Khi đó chắc chắn là con sẽ có hạnh phúc, kế tiếp là cha mẹ nếu đã lỡ làm tổn thương con mình rồi ,thì chúng ta phải buông cái tôi mình xuống, hạ bản ngã xuống. Chúng ta phải thu hẹp sự tự ái nghĩ cho riêng mình, rằng con mình có kính trọng mình không? Con có phân cãi lời mình không, có chống mình không, có làm gì tổn hại đến mình? Hãy nghĩ cho con, con mình đang cần được giúp đỡ. Vì con là con của ba mẹ, ba mẹ không giúp thì ai sẽ giúp con bây giờ và đến để giúp con không nhất thiết là lúc nào cũng phải lao tới để làm cái này, cái kia và giảng giải luân thường đạo lý thì mới gọi là giúp con. Có khi khẩu giáo, tức là giáo dục bằng lời nói không có thành công mà có thể tạo thêm sự ngăn cách, áp lực vì con mình đã nghe rất nhiều rồi. Con biết là nó nên làm cái gì nhưng mà nó làm không nổi nó đang cạn kiệt năng lượng, cần được sự dẫn dắt sự truyền dẫn năng lượng từ phía cha mẹ. Vậy thì cha mẹ hãy là người truyền cảm hứng , là người truyền dẫn năng lượng đó đi, cha mẹ hãy quay về để chế tác ra năng lượng bình an, chế tác ra năng lượng yêu thương. Nhiều khi cha mẹ không cần phải làm gì cả, cha mẹ cứ ngồi yên đó gửi tới con năng lượng bình an, yêu thương và niềm tin, để rồi con nó có khả năng tự khâu lại vết thương. Nếu khi nào nó đuối sức quá , con đưa cánh tay đến thì cha mẹ sẽ nắm lấy để xem con mình cần cái gì, con mình sẽ nói ra cho mình biết và mình làm đúng như vậy. Còn nếu mình nhìn thấy sâu rộng hơn, con có kinh nghiệm hơn con thì hãy tham khảo với con. Cha mẹ muốn như thế con có đồng ý không? Hãy thử cách của cha mẹ đi, không áp đặt, không ép buộc để cho con được tự do. Dù là cái quyết định con có sai lầm đi chăng nữa thì cái sự vấp ngã đó nó là một bài học quý giá để giúp cho con nhìn sâu được bản chất của đời sống và hiểu rõ thực lực của mình hơn. Cha mẹ sẽ mãi là một điểm tựa bình an cho con và nếu cha mẹ đã từng làm tổn thương con thì cha mẹ phải xin lỗi con, nhưng mà không phải chỉ là những lời xin lỗi xuông mà cha mẹ bắt đầu hành trình thay đổi cùng với con. Trong quá trình con chữa lành vết thương cũng là quá trình cha mẹ chuyển hóa, thay đổi thái độ của mình đối với con, muốn thay đổi thái độ của mình đối với con thì cha mẹ phải thay đổi cái cách mình đang sống. Làm sao để sống sâu sắc, điềm tĩnh và chất lượng hơn, nếu chúng ta hỏi với con một câu hỏi chân thành rằng: "con muốn điều gì nhất nơi cha mẹ ?". Có thể câu trả lời sẽ là:" con chỉ muốn cha mẹ bình an, vui vẻ, khỏe mạnh và không cần phải lo lắng gì cho con, không cần phải can thiệp vào cuộc đời của con. Cha mẹ hãy cứ gởi tình yêu thương và niềm tin đến với con là được rồi. Cuộc đời của con hãy để cho con chịu trách nhiệm lấy, khi nào kiệt sức thì con sẽ quay về nương tựa để cha mẹ ". 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top