Ch3. Doi Thoai

3.1.1  Đối thoại là gì?

Định nghĩa: *Một tình huống được hình thành: - dựa trên những hành động liên tiếp chủ yếu bằng lời nói giữa hai cá nhân, - nhờ vào tiếp xúc trực tiếp, - và với một mục tiêu đã được ít nhất là một trong hai người đề xướng từ trước => đó là đối thoại.

3.1.2  Sự cần thiết của đối thoại

-Đó là cách hữu hiệu để luân chuyển thông tin và giải quyết vấn đề mọi lúc mọi nơi. -Không có sự trao đổi trực tiếp và có hệ thống thì sẽ nhanh chóng đi đến chỗ bế tắc. -Giúp giải quyết nhu cầu của con người, bộc lộ những vấn đề của bản thân.

3.2  Các kiểu đối thoại trực tiếp -Theo mục tiêu. -Theo vai trò của người tham gia. -Theo kỹ thuật sử dụng -Kỹ năng phỏng vấn

3.2.1 Theo mục tiêu

1) Điều tra: Yêu cầu ai cung cấp thông tin. Đối thoại tìm thông tin từ cấp thấp nhất lên cấp cao nhất. 2) Thông báo: -Cung cấp thông tin hay giải thích cho ai (theo yêu cầu của họ hay do ta thấy điều đó là cần thiết). Thông tin từ cấp cao nhất xuống cấp thấp nhất. 3) Động viên: Thúc đẩy ai làm một việc gì, làm cho họ thay đổi cách làm việc, thay đổi thái độ làm việc. 4) Lựa chọn, đánh giá, định hướng 5) Giải quyết vấn đề với một người nào đó.

3.2.2  Theo vai trò của người tham gia 1) Đối thoại tập trung vào vấn đề do người khởi xướng cuộc đối thoại đề ra. 2) Đối thoại tập trung vào vấn đề riêng của một thành viên trong cuộc đối thoại còn gọi là đối thoại cố vấn. -Đây là trường hợp một hay nhiều người tìm đến một người khác để xin lời khuyên giải quyết tình huống khó xử của mình. 3) Đối thoại tập trung vào vấn đề liên quan đến cả hai bên đối tác và nhiều đối tác.

3.2.3  Theo kỹ thuật sử dụng 1) Đối thoại dẫn dắt. Người phỏng vấn là người dẫn dắt cuộc đối thoại và yêu cầu người được phỏng vấn trả lời một loạt các vấn đề trong bảng câu hỏi đã được thiết lập sẵn. Ví dụ : Bảng câu hỏi thăm dò.

2) Đối thoại bán dẫn dắt. Các vấn đề cần trao đổi được xác định trước, duy chỉ có thứ tự và cách thức đặt câu hỏi là tự do. Khi thấy đối tượng đi lạc đề thì người phỏng vấn sẽ là người kéo họ trở lại vấn đề chính ở mổi vấn đề cần trao đổi, chính câu trả lời của đối tượng thông thường sẽ gợi ý cho câu hỏi kế tiếp của người phỏng vấn. 3) Đối thoại không dẫn dắt -Người phỏng vấn đưa ra vấn đề rồi sau đó nghe đối tượng trình bày. -Người phỏng vấn cần thể hiện sự thông cảm, đồng tình, đặc biệt là thái độ của mình, người phỏng vấn trở thành thính giả nhằm tạo sự thoải mái cho người nói. -Thỉnh thoảng, người phỏng vấn cần diễn đạt lại một vài ý của người trình bày nhằm khuyến khích họ đi sâu hơn vào vấn đề. -Đây là kiểu đối thoại phù hợp trong tình huống giúp đỡ hoặc khuyên người nào đó. -Cần luyện tập nhiều các kiểu đối thoại kể trên.

3.2.4  Kỹ năng phỏng vấn CÂU HỎI: *Câu hỏi trực tiếp: -Sử dụng để bắt đầu cuộc đối thoại. Trên nguyên tắc, sử dụng lại mỗi khi đề cập đến một đề tài mới. Ví dụ : Bảng câu hỏi thăm dò.

Câu hỏi truyền: *Thường được sử dụng trong đối thoại kiểu bán dẫn dắt. Nó dựa trên những điều người được phỏng vấn vừa nói để tiếp tục phát triển, chi tiết hóa và đào sâu thêm vấn đề. *Ví dụ : -Anh nghe được qua ….? - Trên quan điểm nào ….? =Bằng cách nào mà ….? =Anh có giải thích thêm về….được không?

TRÌNH BÀY LẠI -Đây là kỹ thuật chính được dùng trong mọi tình huống giao tiếp, đặc biệt là trong các buổi trao đổi, hội họp. -Nó giúp ta thấy được sự chú ý lắng nghe và ý muốn tìm hiểu của người nghe. -Nó khiến người nói có trách nhiệm về những điều mình nói, đồng thời khuyến khích họ đi sâu hơn vào vấn đề. -Nó còn giúp hai bên không bị mất thời gian vì những hiểu lầm đáng tiếc.

Trình bày lại

*Định nghĩa : Trình bày lại, là ngắt lời người nói tại một thời điểm để nghe tóm tắt lại những điều họ hiểu về nội dung mà người nói vừa trình bày và sau đó lại để cho người nói trình bày tiếp. *Các mức độ trình bày lại

-Trình bày lại một cách đơn giản +Là dạng tổng hợp lại những điểm chính vừa được nghe trình bày, tùy theo cách hiểu riêng của người nghe +Giúp kiểm chứng và bày tỏ với người nói về mức độ hiểu của người nghe về những gì mà người nói muốn truyền đạt: phát hiện được những điều đã hiểu nhầm, hiểu sai. +Người trình bày lại không dùng cách này để khẳng định địa vị, quan điểm hay đánh giá của mình.

-Trình bày lại có diễn giải +Làm nổi bật một điểm then chốt chưa được trình bày rõ ràng hay tổng hợp  toàn bộ các đề nghị. +Người trình bày lại làm sáng tỏ bài phát biểu của người nói bằng cách diễn giải hay thay đổi một chút ít nội dung vừa được nghe.

-Trình bày lại theo kiểu ngược lại: +Tổng hợp một cách nghịch lý, thậm chí trái với điều thường nghe (được nghe một cách đúng đắn). +Có thể làm nổi bật điểm chính  dễ gây tranh luận.

10 kỹ năng phỏng vấn : 1. Nghiên cứu kỹ chủ đề 2. Lập sẵn một danh sách các câu hỏi 3. Lên kế hoạch trước 4. Có tác phong chuyên nghiệp 5. Giữ đúng chủ đề của cuộc phỏng vấn 6. Hãy để người được phỏng vấn nói 7. Giải thích rõ ràng những nguyên tắc cơ bản 8. Ghi lại những quan sát riêng 9. Đừng tự lừa bản thân 10. Kết thúc cuộc phỏng vấn

3.3  Chuẩn bị một buổi đối thoại

Đối thoại sẽ càng có hiệu quả khi mà hai người đối thoại có chuẩn bị trước:

*Đề tài. -Về vấn đề gì? -Việc trình bày đề tài có rõ ràng chưa? -Làm thế nào trình bày một cách chính xác đề tài? -Người đối tác đã có trước những thông tin nào về đề tài?.

*Bối cảnh. -Đề tài hôm nay được đề cập đến trong hoàn cảnh nào? -Ai (những ai) sẽ là người đối thoại với ta? Họ có quyền quyết định không ? -Liệu họ có nắm được bối cảnh không?

*Mục tiêu. -Mục tiêu của ta trong đối thoại này là gì? -Đối thoại quan tâm đền công việc, nghiệp vụ -Đối thoại quan tâm đến vấn đề  xã giao, tìm hiểu, điều tra … -Làm sao nêu bật các kết quả đạt được .

*Các thông tin. -Tùy theo mục tiêu đề ra, những thông tin nào cần chú trọng để đưa ra? -Cần tìm hiểu và hiểu rõ đối tác -Ưu tiên cho những ví dụ cụ thể nào? -Phải tập hợp những tài liệu nào? -Ta sẽ gặp những trở lực nào hay chống đối nào trong buổi đối thoại? -Những lập luận nào sẽ chống lại ta? Ta cần chuẩn bị phản biện nào và làm thề nào để trình bày chúng?

*Kế hoạch. -Ta đề ra kế hoạch để chuẩn bị cuộc đối thoại ra sao? -Trình tự các phần lần lượt sẽ trình bày ra sao? -Cái nào phải nói trước. Cái nào phải nói sau? -Những người đi đàm phán, các ứng cử viên hay các thí sinh đi dự phỏng vấn tìm việc làm nào mà không sử dụng 5 bước chuẩn bị cơ bản này thì khả năng thành công sẽ bị hạn chế .

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: