Ch1. Lam Viec Nhom p3

2.2.4  Bài học kinh nghiệm

Vấn Đè :Mâu thuẫn không lành mạnh

Hành Vi Đặc Trưng : -Chế nhạo và công kích cá nhân -Tranh cãi -Thiếu sự hỗ trợ của những người khác -Cử chỉ quá khích

Giải Pháp : -Dẹp bỏ chế nhạo và công kích cá nhân -Yếu cầu các thành viên tập trung vào hành vi thay vì công kích tính cách -Đề ra quy tắc về các cuộc thảo luận có thể gây bất đồng

* Giải quyết các vấn đề của đội

Vấn Đề : Không đạt được sự nhất trí

Hành Vi Đặc Trưng : -Cứng nhắc với các vị trí -Tranh luận giống nhau, không có thông tin gì mới

Giải Pháp : -Tìm những lĩnh vực nhỏ hơn để nhất trí -Hỏi xem cần có những yếu tố nào để đạt được sự nhất trí -Thảo luận các hậu quả của việc không nhất trí

Vấn đề : Không thể giao tiếp

Hành Vi Đặc Trưng : -Các thành viên ngắt lời hoặc lấn át người khác -Một số người giữ im lặng -Vấn đề được nói bóng gió chứ không nêu ra chính thức

Giải Pháp : -Đề ra quy tắc thảo luận của nhóm -Tích cực thu hút ý kiến -Cân nhắc việc sử dụng người hướng dẫn bên ngoài

Vấn đề : Ít tham gia

Hành Vi Đặc Trưng : -Nhiệm vụ không được hoàn thành -Không tận tâm -Thiếu tích cực trong cuộc họp

Giải Pháp : -Khẳng định mong muốn của đội rằng việc tham gia phải được chia sẻ -Đánh giá sự phù hợp của thành viên với nhiệm vụ của mình

Vấn đề : Thiếu tiến bộ

Hành vi đặc trưng : -Các cuộc họp dường như lãng phí thời gian -Các mục tiêu hành động không được hoàn tất đúng hạn-Liên tục phải xem lại các vấn đề đã thực hiện trước đây

Giải pháp : -Xác định lại mục tiêu và đánh giá những gì còn lại phải làm -Yêu cầu các thành viên xác định nguyên nhân làm việc trễ hạn, tư duy giải pháp

Khi đội trưởng chính là vấn đề

Hành vi đặc trưng : -Đội trưởng không thu hút được sự đóng góp của các thành viên -Trưởng nhóm không ủy thác công việc -Không có tầm nhìn -Phong cách lãnh đạo thiển cận, chỉ đại diện cho một trong nhiều thành viên

Giải pháp :-Họp với đội trưởng để thảo luận những thiếu sót -Thúc đẩy sự nhất trí của nhóm trên một tầm nhìn

1.3  Phát triển nhóm

1)Hình thành (Forming)

Các thành viên không biết cụ thể phải làm gì

Các nguyên tắc, vai trò chưa được thiết lập

Các thành viên hăm hở, nhiệt tình

Các thành viên bối rối, lo lắng:

                        Tập thể mong đợi ở tôi điều gì?

                        Tôi có khả năng đóng góp cho tập thể không?

                        Tôi có thể làm việc được với các thành viên khác không?

2) Rối loạn (Storming)

Các thành viên bắt đầu nhận thức vai trò mà họ muốn thực hiện và mục tiêu mà họ muốn đạt được theo suy nghĩ cá nhân

Giao tiếp khó khăn

Cố gắng tạo ảnh hưởng trong đội

Tranh cãi về các nguyên tắc làm việc

Tinh thần giảm sút do sự cách biệt giữa những gì mà các thành viên mong đợi và thực tế xãy ra

Các thành viên vẫn chưa chắc chắn về vai trò và nhiệm vụ của họ

3) Quy ước (Norming)

Các thành viên bắt đầu cùng chia sẻ mục tiêu chung của đội

Các thành viên biết rõ vai trò, trách nhiệm của họ

Bắt đầu cởi mở trong việc trao đổi các sự việc, ý tưởng, quan niệm, giá trị, cảm xúc, v.v…

Mâu thuẫn giảm

Các thành viên bắt đầu tin cậy, tôn trọng nhau nhưng vẫn còn ý thức của giai đoạn rối loạn, xung đột

4) Thực hiện (Performing)

Các thành viên thích thú trong việc góp phần vào thành công của tập thể:

-Hỗ trợ nhau trong công việc

-Thừa nhận sự phụ thuộc lẫn nhau

-Tin vào khả năng của mình và của đồng đội

Các thành viên thường xuyên đưa ra các phản hồi, phê bình mang tính xây dựng

Nhóm thường xuyên xem xét, đánh giá một các có hệ thống:

-Mục tiêu của đội

-Việc tổ chức thực hiện

-Cách thức thực hiện

-Các mối quan hệ bên trong và bên ngoài đội

5) Năng động/Chuyển đổi (Adjourning)

Cơ cấu của đội thay đổi do những mục tiêu mới

Có thành viên rời khỏi đội và có thành viên mới gia nhập đội

Đội vẫn năng động tuy có sự thay đổi thành viên, các thành viên cũ và mới nhanh chóng hòa nhập và sẵn sàng nhận nhiệm vụ

Tính cách của đội có thể thay đổi và đội có tính cách mới và tính năng động mới

1.4  Phát triển nhóm trong ngành CNTT

Học dựa trên vấn đề.

Phân tích vấn đề.

Phương pháp giải quyết vấn đề

Kích hoạt tri thức tích lũy trước đó

Đề ra việc học tập và nghiên cứu có mục tiêu

Báo cáo phản hồi

Phân tích vấn đề mới phát sinh

Thảo luận khung làm việc

Đánh giá và Bài học kinh nghiệm

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Có 7 bước để giải quyết vấn đề như sau

1.Xác định vần đề: bạn sẽ không giải quyết được gì nếu không hiểu rõ vấn đề. Cần tìm ra khó khăn chính chứ không phải các khó khăn bên lề. Hãy đặt 5 câu hỏi tại sao. Đến câu thứ 5 thì bạn phải tìm ra nguyên nhân chính là gì.

2.Thu thập thông tin: Xem xét kĩ vấn đề và khám phá ra những nguyên nhân tiềm ẩn làm nảy sinh vấn đề.

3.Đưa ra hành động: Mỗi khó khăn thường có rất nhiều cách giải quyết. Hãy nghĩ ra càng nhiều càng tốt. Ít nhất cũng sẽ có 2 cách: phù hợp hoặc không phù hợp. Nếu làm cùng một nhóm, một tập thể, bạn sẽ dễ dàng tìm ra phương án tối ưu nhất.

4.Phân tích và so sánh các giải pháp: sắp xếp chúng theo mức độ giảm dần tính hiệu quả. Một số cách có thể giải quyềt vần đề nhưng một số sẽ gây thêm rắc rối mới.

5.Quyết định: chọn giải pháp tối ưu nhất, vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí

6.Lên kế hoạch: sử dụng các công cụ hỗ trợ lập kế hoạch

7.Thực hiện: dựa trên kế hoạch đã lập, chi tiết hoá thành hành động

Phương thức ngắn nhất để giải quyết vấn đề là QUAN SÁT - ĐỊNH HƯỚNG - QUYẾT ĐỊNH - HÀNH ĐỘNG. Tuy nhiên, có bao nhiêu vấn đề thật sự khó khăn mà bạn phải theo phương pháp này? Có những việc nhìn vào là giải quyết được ngay, không cần cách thức phức tạp. Có những chuyện nó tự giải quyết, bạn quên nó đi và khi bạn trở lại thì mọi việc đã ổn thoả. Ngược lại, có những vấn đề phức tạp đến mức phương thức trên lại trở nên quá đơn giản. Như vậy, khả năng giải quyết vấn đề là một quá trình rèn luyện chứ nó không tự có.

Chìa khoá giải đáp những vấn đề mới lạ là sự hiểu biết thấu đáo về lĩnh vực đó.

Tóm lại, cách giải quyết vấn đề luôn có giới hạn. Cách tốt nhất là bạn nên suy nghĩ và nghiên cứu kỹ để có những hiểu biết sâu sắc. Chỉ cần thay đổi một chút về mục đích, hay yêu cầu công việc là giải pháp được chọn đã khác nhau. 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: