Ch1. Lam Viec Nhom p1

*  1.1  Khái niệm làm việc theo nhóm:

Thế nào là một nhóm?

Là một đơn vị làm việc.

Có cùng chung một mục đích.

Các thành viên xây dựng và phát triển mối quan hệ với nhau nhằm hoàn thành mục tiêu/nhiệm vụ chung.

Kết quả công việc của nhóm là sự hợp tác và nỗ lực của từng cá nhân.

Cùng chia sẻ tài năng và óc lãnh đạo

1.1.1  Sự cần thiết làm việc theo Nhóm

Đơn giản vì không ai là hoàn hảo,

Tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau.

Không ai có thể cáng đáng hết mọi việc: các dự án khổng lồ, phức tạp và khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết.

Các nhà khoa học cho biết, học sinh học nhanh nhất từ việc cùng nhau hoàn thành bài tập hoặc tham gia các hoạt động xã hội.

Người phương Tây luôn xem công việc và bạn bè khác nhau do đó trong khi làm việc rất thoải mái. Tuy nhiên, không khí làm việc khá căng thẳng đôi khi mâu thuẫn với nhau gay gắt do họ rất coi trọng cá nhân...

Người Việt Nam?

Thực trạng:

Đối với người Việt trẻ, từ "teamwork" đã được nói đến nhiều nhưng hình như nó vẫn chỉ được "nghe nói" chứ chúng ta chưa thực hiện nó theo đúng nghĩa.

Họ ít khi thành công trong những dự án làm việc theo nhóm và sự hỗ trợ của nhiều thành viên, nhiều bộ phận chuyên biệt.

Trong quá trình làm việc nhóm cũng có nhiều rắc rối vì bất đồng quan điểm dẫn đến làm việc nhóm tạo ra tác dụng ngược vì các bạn không nắm được kỹ năng này.

Nguyên nhân:

Quá nể nang các mối quan hệ.

Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác

Thảo luận không dứt điểm, phân chia công việc không phân minh

Không chú ý đến công việc của nhóm :

ý kiến mình là tốt và không chấp nhận ý kiến của bât kì ai khác

Một số thành viên trong nhóm cho rằng mình giỏi nên chỉ bàn luận trong nhóm nhỏ những người giỏi hoặc đưa ý kiến của mình vào mà không cho người khác tham gia

1.1.2.Thế nào là làm việc theo nhóm

Kỹ năng tương tác giữa các thành viên trong một nhóm: học cách cộng tác

Huy động trí tuệ và tiềm năng của mọi thành viên.

Thỏa hiệp để đạt được một mục tiêu.

Kỹ năng làm việc nhóm bao gồm các kỹ năng nhỏ:

-Xây dựng vai trò chính trong nhóm

-Kỹ năng quản lý hội họp.

-Phát triển quá trình làm việc nhóm

-Sáng tạo và kích thích tiềm năng

Tinh thần đồng đội: Khả năng thích ứng của cá nhân nhằm điều chỉnh phong cách, hành vi ứng xử của mình nhằm đạt mục tiêu chung của đội.

Lợi ích:

-Gia tăng sự sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề

-Ra quyết định có chất lượng cao hơn

-Cải tiến quy trình

-Gia tăng hiệu quả giao tiếp

-Gia tăng tinh thần làm việc

*  Một số hạn chế khi làm việc nhóm:

-Vài thành viên trong nhóm có ưu thế hơn tác động đến tính khách quan trong các quyết định của đội

-Những thành viên tích cực làm việc nhiều hơn những thành viên khác

-Những thành viên giỏi có đủ khả năng để ra quyết định độc lập không cần đến các thành viên khác trong nhóm

-Ra quyết định trong nhóm có thể tốn nhiều thời gian hơn so với cá nhân ra quyết định

-Sự khác biệt về kinh nghiệm, chuyên môn, văn hóa, v.v… có thể gây trở ngại cho đội làm việc hiệu quả

Những đặc điểm của nhóm làm việc hiệu quả

Năng lực – mỗi thành viên phải có kỹ năng nào đó mà nhóm cần.

Mục tiêu chung rõ ràng và có định mức về hiệu suất hoạt động, phù hợp với mục tiêu của tổ chức

Hết mình vì mục tiêu chung

Mọi thành viên đều đóng góp và đều hưởng lợi

Môi trường khuyến khích

1.1.3.  Tính cách cá nhân khi giải quyết vấn đề

Tính cách cá nhân rất đa dạng và có ảnh hưởng rất lớn đến cách giải quyết vấn đề. Việc phân loại dựa trên 4 tiêu chí sau:

-Hướng ngoại / Hướng nội (E/I)

       (Extroversion-Introversion)

-Giác quan / Trực quan (S/N)

      (Sensing-Intuition)

-Suy nghĩ (Khách quan) /  Cảm xúc (Chủ quan) (T/F)

        (Thinking – Feeling).

-Nguyên tắc / Linh hoạt  (J/P)

      (Judging – Perceiving)

*Hướng nội/Hướng ngoại (E/I)

Xác định khuynh hướng, khả năng suy nghĩ cũng như là xử lý tình huống của một cá nhân là hướng ngoại hay hướng nội.

+Người có tính hướng ngọai: có xu hướng lấn át người khác, họ rất miễn cưỡng khi trao đổi ý kiến của mình.

-Một số đề nghị giúp họ có đóng góp tốt:

-Cho người khác thời gian để suy nghĩ.

-Tập lắng nghe người khác và rèn thói quen suy nghĩ trước khi nói.

-Khuyến khích việc tóm tắt lại những gì đã nói.

-Giúp họ hiểu rằng im lặng không phải lúc nào cũng có nghĩa là đồng ý.

+Người có tính hướng nội: sống nội tâm, biết lắng nghe, suy nghĩ rồi mới phát biểu và thích độc lập giải quyết công việc:

Một số đề nghị giúp họ có đóng góp tốt:

-Trao đổi nhiều hơn, việc trao đổi ý kiến sẽ giúp đánh giá ý tưởng

-Tạo sư bình đẳng cho họ trong việc tham gia lựa chọn các ý tưởng và lên kế hoạch

-Khuyến khích sự bày tỏ thái độ

-Khuyến khích phát biểu và lặp lại ý tưởng của mình.

-Dùng người hướng nội thúc đẩy người hướng ngoại suy nghĩ rõ ràng, mạch lạc

*Giác quan / Trực quan (S/N)

Chỉ khả năng tiếp nhận cũng như phân tích các thông tin, sự việc của một cá nhận là dựa vào các sự kiện khách quan từ thế giới bên ngoài hay từ cảm nhận hoặc theo trí tưởng tượng     

Người có xu hướng trực quan: có đầu óc thực tế, giải quyết theo sự việc và tình tiết cụ thể. Một số đề nghị giúp họ có đóng góp tốt:

Khuyến khích tưởng tượng, suy nghĩ rộng và thoáng.

Quan tâm đến xây dựng mục tiêu hơn là tập trung ngay vào giải quyết bài toán

Người có xu hướng Giác quan: thích các khái niệm cơ sở và lý luận, thường tìm mối liên giữa các thông tin và ý nghĩa của nó. Một số đề nghị giúp họ có đóng góp tốt:

-Khuyến khích họ làm việc chi tiết

-Phải cụ thể hóa vấn đề, tránh chung chung

-Bám sát các vấn đề đang quan tâm

*Khách quan / Chủ quan (T/F)

Chỉ khả năng xử lý hay ra quyết định cho một tình huống của một cá nhân là dựa trên các suy nghĩ, lập luận một cách chặt chẽ (Logic) hay theo cảm tính

Người có tính khách quan: có đầu óc phân tích logic. Một số đề nghị giúp họ có đóng góp tốt:

-Quan tâm đến cảm xúc của người khác

-Vai trò của nhóm thiết kế, của tập thể rất quan trọng

-Không nên đơn độc bàn cãi

-Thể hiện cảm xúc của họ về kết luận logic

Người có tính chủ quan: ra quyết định dựa vào hoàn cảnh và hiện tượng. Một số đề nghị giúp họ có đóng góp tốt:

-Tranh luận là cách tốt nhất để đưa ra quyết định

-Quyết định không phải bao giờ cũng thỏa mãn tất cả mọi người

-Thảo luận ý kiến không phải là sự công kích cá nhân

* Nguyên tắc / Linh hoạt  (J/P)

Khả năng xử lý các tình huống và sự việc một cách chuẩn xác theo một kế hoạch đã đươc hoạch định cụ thể hay tùy cơ ứng biến theo mỗi tình huống nhất định.        

Người có tính linh hoạt (dè dặt): thường theo đa số, dễ sai khiến, khó đưa ra quyết định, có xu hướng hay chần chừ

Một số đề nghị giúp họ có đóng góp tốt:

-Đưa trước kế hoạch để họ có thời gian suy nghĩ

-Công nhận đóng góp của họ

-Đặt ra kỳ hạn cho quyết định trước khi thực hiện

-Định hướng suy nghĩ của họ.

-Chọn quan điểm rõ ràng theo nó.

Người có tính nguyên tắc (quyết đoán): xu hướng nhảy ngay đến kết luận, thích một môi trường có kế hoạch, có kiểm soát.

Một số đề nghị giúp họ có đóng góp tốt:

-Trình bày quá trình ra quyết định của mình

-Tổ chức việc thu thập và phân tích dữ liệu

-Vận dụng trí tuệ tập thể

-Nhắc nhở là họ không phải luôn luôn đúng 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: