cdhay44

Phần III: Hô hấp và tim

Câu 28: Trình bày hội chứng phế nang?

1.Định nghĩa: Là sự thể hiện sự có mặt của các chất bất thường trong phế nang như dịch, tế bào lành tính, ác tính...

2.Bao gồm 7 dấu hiệu:

- Hình mờ có bờ viền mờ

- Hình mờ có tính chất hợp lưu

- Hình mờ hệ thống

- Hình ảnh phế quản phế nang chứa khí

- Hình cánh bướm

- Hình nốt mờ phế nang (chùm phế nang)

- Tiến triển nhanh

-Chẩn đoán khi có >2 dấu hiệu

-HCPN Gặp trong một số bệnh như viêm phổi, phù phổi, sỏi phế nang, viêm phổi do hít, ung thư tiểu phế quản phế nang...

Câu 29: HC phế quản?

1.Định nghĩa: Là những dấu hiệu thể hiện sự có mặt của những chất bất thường trong phế quản hoặc sự dày lên của thành phế quản.

2.Hình ảnh

- Hình dày lên của thành phế quản

+ Hình đường ray

+ Hình tròn

+Hình này tương ứng với sự dày lên của thành phế quản trong viêm hoặc tổn thương mô kẽ quanh phế huyết quản.

- Giãn phế quản

+ Chụp phế quản cản quang

+Chụp CT

+Tổn thương là những hình mờ bờ song song, có thể thấy phân nhánh

+Hình ngón tay đi găng

+Hình trụ, hình chùm nho

+Tăng kích thước so với mạch máu song hành (trên CT).

- Tắc nghẽn phế quản một phần

+ Hiện tượng bẫy khí

+Chụp ở thì thở ra

+Có thể gặp trong những trường hợp u phế quản chưa gây tắc hoặc dị vật gây tắc một phần

- Tắc nghẽn hoàn toàn lòng phế quản

+Do u, dị vật, nút nhày

+Do teo phế quản (di chứng), iatrogen...

+ Xẹp phổi gây co kéo các thành phần xung quanh: kéo trung thất về bên bệnh, kéo rốn phổi lên cao hoặc xuông thấp, kéo cơ hoành lên cao, các khoang liên sườn hẹp...

+ Có thể xẹp một phân thùy, thùy, cả một bên phổi.

Câu 30: Trình bày hội chứng kẽ:

1.Đại cương

- Tổ chức kẽ là khung của phổi

- Có các tổ chức kẽ quanh phế huyết quản, tổ chức kẽ vách liên tiểu thùy, tổ chức kẽ dưới màng phổi

- Tổ chức kẽ quanh phế nang (nhu mô)

- Các tổ chức kẽ này thông với nhau

- Không thấy trên phim X quang ở trạng thái bình thường

- Chỉ thấy khi xuất hiện các chất dịch, tế bào ở trong tổ chức này.

2.Hình ảnh

- Dày vách liên tiểu thùy

+ Đường Kerley B: dài khoảng 1cm, dày khoảng 1-2mm, ở đáy phổi.

+Kerley A: ở đỉnh, hình cong

+Kerley C: bắt chéo

+Kerley D: dày 3-4mm, dài khoảng 5-6cm, thấy trên phim chụp nghiêng, nằm ở phần trước của phổi.

- Dày vỏ bao phế huyết quản

+Thấy hình ảnh phế quản nằm trong vùng phổi chứa khí

- Dày tổ chức dưới màng phổi

+ Dày các rãnh liên thùy

+Đường viền màng phổi.

- Mờ kẽ nhu mô

+Hình kính mờ (Ground-glass or Verre depoli) là giai đoạn đầu, giảm độ sáng của trường phổi

+Nốt mờ nhỏ: kê (1-3mm)

+Nốt mờ lớn: 3mm đến 3cm

+ Hình lưới

+ Hình lưới nốt : Nốt+Lưới

+ Hình tổ ong.

+ Rõ nét

+ Không hợp lưu

+ Không hệ thống

+ Không có hình ảnh phế quản chứa khí (Air bronchogram)

+ Phân bố không theo cấu trúc mạch máu và phế quản

+Tiến triển chậm (so với lâm sàng).

- Gặp trong rất nhiều loại bệnh:

+  Bệnh lý của bạch mạch: lympho hạt, bụi phổi, nấm, viêm phế nang dị ứng ngoại lai...

+ Bệnh lý ác tính: di căn

+ Phù phổi kẽ: suy tim, viêm phổi kẽ...

+Xơ kẽ lan tỏa

Câu 31: Hội chứng nhu mô?

-Tập hợp toàn bộ những tổn thương có nguồn gốc nhu mô. Những tổn thương này hoặc quá khu trú hoặc quá lan toả, không nằm trong các hội chứng trên.

-Khẳng định nó nằm trong nhu mô vì:

+ Được bao quanh bởi nhu mô phổi

+ Khi ở ngoại vi nó tạo với thành ngực một góc nhọn

+Nếu lan toả nó có sự thay đổi về mạch máu.

Bao gồm

- Nốt đơn độc:

+ Kích thước

+ Bờ viền

+ Chất chứa bên trong

+ Những tổn thương phối hợp

- Hình nhiều nốt mờ tròn

+ Hình thả bóng hoặc hình bóng bay (M)

+ Thâm nhiễm mau bay... (ít gặp hơn)

-Hang:

+ Chứa khí

+ Mức dịch khí

+ Tính chất thành hang

+ Tổn thương phối hợp

- Hình quá sáng thành vòng

+ Bờ mảnh

+ Ranh giới rõ

+ Vô mạch

-Quá sáng lan toả:

+ Tăng sáng lan toả

+ Giảm khẩu kính mạch máu phổi

+ Thông khí bù

- Quá sáng khu trú:

+ Bẫy khí (Air trapping)

- Hình sáng đặc biệt:

+ Nấm trong hang

+ Sáng hình liềm

Câu 32: Hội chứng mạch máu

Là dấu hiệu liên quan đến sự thay đổi khẩu kính, số lượng và trạng thái của các mạch máu phổi

Tăng khẩu kính mạch máu khu trú

- Phình động mạch

- Rò động tĩnh mạch: Nốt mờ có nhận một nhánh động mạch và tĩnh mạch dẫn lưu

Tăng lan toả

- Tăng cung lượng máu lên phổi.

Phân bố lại tưới máu

- Tăng cung lượng máu lên phổi: tăng áp lực tĩnh mạch phổi

- Giảm tưới máu: giãn phế nang

Giảm khẩu kính mạch máu lan toả hoặc khu trú

- Hẹp, tắc động mạch phổi

- Thiểu sản động mạch phổi

- Tăng áp lực phế nang hoặc TKMP

Câu 33: Hội chứng thành ngực:

Hội chứng thành ngực bao gồm tất cả những dấu hiệu X quang diễn tả những bất thường hoặc tổn thương ở mô mềm hoặc khung xương lồng ngực.

Hội chứng này rất thường bi bỏ sót nếu ta không chú ý và nghĩ đến.

Tăng hoặc giảm độ dày của thành ngực

- Khu trú: bóng mờ có thể bờ rõ nét, mờ, bên nét bên mờ

- Lan tỏa: Hình tăng sáng giả hoặc hình mờ giả ở bên tổn thương

Các hình vôi hóa ở thành ngực

- Chụp tiếp tuyến để đánh giá

- CT giúp đánh giá tốt

Tổn thương ở hệ thống xương thành ngực

Một yếu tố quan trọng để đánh giá tổn thương ở thành ngực là lưới mạch phổi hai bên cân xứng.

Câu 34: Hội chứng màng phổi:

1.Định nghĩa: Gồm những dấu hiệu biểu hiện cho sự có mặt của dịch, khí và các chất bất thường trong khoang màng phổi

Bao gồm:

- Hình mờ màng phổi

- Hình sáng màng phổi

- Vôi hoá màng phổi

2.Tràn dịch màng phổi tự do

- Mức độ ít: Mờ góc sườn hoành

- Mức độ trung bình: Đường cong Damoiseaux: cong lõm xuống dưới, từ trung thất cao dần về phía thành ngực

- Nhiều: Mờ toàn bộ một bên phổi

- Dấu hiệu gián tiếp: xoá vòm hoành, đẩy lệch trung thất sang bên đối diện

- Thể đặc biệt: thể dưới phổi (thể hoành).

3.Tràn dịch màng phổi khu trú

- Tràn dịch rãnh liên thuỳ

+ Hình mờ hình thoi ở rãnh liên thuỳ nhỏ, lớn

+ Hình mờ với một bờ rõ một bờ có thể không rõ trên phim thẳng

+ Nên chụp cả phim thẳng và nghiêng

- Tràn dịch màng phổi thành ngực (hoặc u màng phổi

+ Chụp tiếp tuyến sẽ có hình ảnh bóng mờ dán vào thành ngực với một góc dốc nhỏ, không thay đổi khi thay đổi tư thế (Giống hình ảnh của thành ngực)

4.Tràn dịch tràn khí phối hợp:

- Có hình ảnh mức ngang

- Trong những trường hợp cần thiết: kết hợp với siêu âm

5.Tràn khí tự do

- Hình quá sáng của màng phổi, mất các vân phổi

- Nhu mô phổi co về trung tâm

- Thấy được đường viền lá tạng màng phổi

- Trung thất đẩy lệch sang bên đối diện

- Vòm hoành xuống thấp

- Rộng các khoang liên sườn

- Nếu ít chụp ở thì thở ra

6.TK Khu trú

- Tạo thành một góc dốc nhẹ so với thành ngực, trong chứa khí (khi chụp tiếp tuyến).

7.Vôi hóa màng phổi và dày màng phổi

Là những hình mờ đậm ở màng phổi

Không liên quan đến cấu trúc nhu mô phổi

Chụp tiếp tuyến: nằm ở ngoại vi dọc theo màng phổi

Nhiều: có hình ảnh mai mực

Chụp CT để đánh giá

Dày màng phổi: hình mờ giống tràn dịch nhưng co kéo xung quanh.

Câu 35: Hội chứng trung thất?

-Bao gồm các dấu hiệu biểu hiện cho sự có mặt của dịch, khí, tổ chức bất thường trong trung thất

- Phân chia trung thất theo Felson.

Hình mờ trung thất:

- Hình mờ có bờ ngoài nét, đều

- Bờ trong không thấy do chìm vào trung thất

- Làm với trung thất một góc tù

- Cong về phía phổi.

Hình mờ trung thất

- Hạch

- U tuyến ức

- Tuyến giáp...

Đánh giá tốt nhất bằng chụp CT.

Hình sáng trung thất

- Tràn khí màng phổi:

+ Quá sáng dọc theo trung thất

+ Phim nghiêng: Đường sáng thẳng đứng ở phía trước

+ Kèm theo tràn khí dưới da

- Bất thường thực quản

+ Hình khí trong thực quản

+ Đẩy lệch đường thực quản

- Thoát vị hoành

Vôi hoá trung thất

- Vôi hoá màng tim

- Vôi hoá valve tim

- Vôi hoá mạch máu

- Vôi hoá hạch

- Vôi hoá trong khối u

Câu 36: Trình bày và vẽ hình chẩn đoán XQ của hẹp van 2 lá đơn thuần?

1.Định nghĩa

Hẹp van 2 lá Là bệnh tim mắc phải (do thấp tim)

Hẹp đơn thuần hoặc hẹp phối hợp với hở

Gây nhiều biến chứng

Gây tăng áp lực tiểu tuần hoàn

2.Chẩn đoán XQ

Hình tim: bờ phải 4 cung

Bờ trái: Nhĩ trái to theo 3 độ

Phim chụp thực quản: thực quản bị đè đẩy ra sau ở đoạn 1/3 dưới

Vôi hóa valve

Chạc ba khí phế quản bị đẩy lên cao, rộng

Phổi:

- Hình ảnh tái phân bố tuần hoàn phổi

- Hình ảnh ứ huyết phổi: Đường Kerley (B)

- Hình ảnh mờ phế nang

- Dịch màng phổi

Siêu âm đo diện tích valve, độ dày...

 Câu 37: Chẩn đoán XQ thông liên nhĩ, tràn dịch màng ngoài tim, tứ chứng Fallot?

1.Thông liên nhĩ:

- Bệnh tim bẩm sinh tím muộn

- Còn tồn tại lỗ thông giữa nhĩ phải và nhĩ trái.

- Cung ĐMP nỗi.

- Gianx đoạn gần của ĐMP

- Tim to, cung nhĩ phải lồi, mỏm tim tiến sát đến thành ngực, hất lên trên.

- Chiếu thấy ĐMP nảy.

2. Tràn dịch màng ngoài tim.

- Do nhiều nguyên nhân: lao, viêm màng ngoài tim.

- Gây hội chứng ép tim trên lâm sàng

- X quang: Tim to, hình quả bầu

- Các cung tim ngắn lại

- Chiếu: thấy tim hình hai bờ

3.Tứ chứng Fallot

Dị tật tim gồm :

- Hẹp động mạch phổi.

- Thông liên thất.

- Đảo ngược quai động mạch chủ (quai động mạch chủ cởi ngưạ 1/3 ca)

- Dày thất phải .

Trên hình ảnh x quang ta thấy tim có “hình hia” ở trên phim chụp thẳng:

- Cung giữa trái lõm do hẹp động mạch phổi.

- Rốn phổi hai bên bình thương hoặc teo nhỏ, trường phổi bình thường hoặc sáng

- Shunt đi qua thông liên thất là shunt phải trái do hẹp động mạch phổi làm tăng áp

thất phải - dày thất phải, trên tư thế OAG thâý rõ thất phải lớn, khoảng sáng trước tim mất.

- Vùng sáng bất thường ở cửa sổ động mach chủ (cửa sổ đmc của Taussig) do hẹp

động mạch phổi và các nhánh phụ của nó.

Nốt động mạch chủ giảm, đoạn lên có xu hướng lệch phải.

Các triệu chứng trên không phải khi nào cũng đầy đủ mà có khi cả bóng tim bị biến dạng

không điển hình.

Câu 38: Kể tên, vẽ hình các thùy, phân thùy phổi?

1.Bên phải

- Thùy trên:

+Phân thùy I (đỉnh trên)

+ Phân thùy II (Sau trên)

+ Phân thùy III (trước trên)

-Thùy giữa:

+ Phân thùy IV (sau ngoài)

+ Phân thùy V ( trước trong).

-Thùy dưới:

+ Phân thùy VI (đỉnh dưới, thùy nelson)

+ Phân thùy VII (cạnh tim)

+ Phân thùy VIII (trước nền)

+ Phân thùy IX ( giữa nền hoặc cạnh nền, bên nền)

+ Phân thùy X (sau nền)

2.Bên trái

- Thùy trên:

+Phân thùy I (đỉnh trên)

+ Phân thùy II (Sau trên)

+ Phân thùy III (trước trên)

+ Phân thùy IV (lưỡi trên)

+ Phân thùy V (lưỡi dưới)

-Thùy dưới

+ Phân thùy VI đỉnh dưới, thùy Nelson

+ Phân thùy VII Cạnh tim

+ Phân thùy VIII (trước nền)

+ Phân thùy IX ( giữa nền hoặc cạnh nền, bên nền)

+ Phân thùy X (sau nền)

Câu 39: Hình ảnh XQ các thể lao phổi?

1. Lao sơ nhiễm

- Là sự xâm nhập lần đầu tiên của BK vào cơ thể chưa miễn dịch lao. Có thể xẩy ra bất kỳ lúc

nào từ khi trẻ còn nhỏ cho đến người trưởng thành.

+ Hình ảnh X quang điển hình là phức hợp lao nguyên thủy gồm nốt lao nguyên thủy, hạch

viêm phổi lao và viêm bạch mạch. Nốt lao nguyên thủy là một ổ viêm phổi giới hạn, bã đậu

hóa, ở bất cứ vùng nào của phổi; một hoặc nhiều hạch rốn phổi cùng bên hoặc khác bên lớn.

+ Giữa ổ lao nguyên thủy và hạch viêm lao nối với nhau là đường mờ viêm bạch mạch.

+ Trong thực tế hiếm khi thấy đầy đủ 3 thành phần trên; khoảng 50% trường hợp phim phổi

bình thường. Chẩn đoán lao sơ nhiễm chủ yếu dựa vào nguồn lây và IDR.

+ Đa số lao sơ nhiễm tự khỏi sau khi tồn tại có thể nhiều tháng, để lại các dấu tích vôi hóa về

sau hoặc không. Đôi khi xẩy ra tràn dịch màng phổi hay màng tim, lao kê; một số ít biến

thành lao sau sơ nhiễm.

2. Các thể lao sau sơ nhiễm chủ yếu:

2.1 Lao kê

+ Do vi khuẩn lan theo đường máu, xâm nhập phổi đồng loạt. Hình ảnh X quang gồm những

nốt mờ hạt kê < 3mm (nốt mờ kẽ) dày đặc tập trung nhiều ở phía trên trường phổi. Cần chẩn đoán phân biệt:

- Di căn K thế kê: tập trung nhiều ở đáy phổi.

- Bệnh bụi phổi: tập trung ở quanh hai rốn và đáy phổi. Cần lưu ý tiền sử có tiếp xúc lâu năm

với nguyên nhân gây bệnh.

- Xung huyết phổi: tập trung quanh rốn, kèm bệnh tim là nguyên nhân.

2.2. Lao thâm nhiễm sớm

+ Hình ảnh X quang là đám mờ không có giới hạn rõ, ở góc ngoài của vùng hạ đòn; thay đổi

nhanh, có thể tiêu dần hay loét thành hang.

Cần chẩn đoán phân biệt:

+ Thâm nhiễm mau bay: thâm nhiễm Loeffler do ký sinh trùng hay siêu vi.

Hình ảnh X quang có hình mờ, biến mất tự nhiên sau 1 tuần đến 10 ngày, bạch cầu ái toan

tăng cao có thể > 50%. IDR (-) tính.

+ Viêm phổi không điển hình: Hình mờ rải rác nhiều nơi, biến mất nhanh hơn không để lại di

chứng.

2.3. Lao phổi mãn tính

2.3.1. Lao nốt:

Hình X quang là nhiều nốt mờ tròn kích thước không đều nhau từ 3 - 10mm đường kính, tập trung đỉnh, hạ đòn nhiều (nốt mờ kẽ). Kèm theo các giải xơ co kéo các cơ quan xung quanh. Nếu điều trị tốt sẽ xuất hiện các nốt vôi hóa.

2.3.2. Củ lao:

 - là một thể lao nốt, hình mờ tròn, đơn độc, bờ rõ, đường kính > 2 - 3cm. Tiến

triển nhiều đợt rồi tạm ổn, sau mỗi đợt kích thước càng to dần, có thể thấy hình vôi hóa bên

trong, củ lao có thể loét thành hang lao.

2.3.3. Lao xơ hang. Lao nốt tiến triển xấu sẽ loét thành hang, kèm các giải xơ.

2.3.4. Lao xơ. Thương tổn chủ yếu là các giải xơ, kèm tiến triển tổn thương lao, thườg ở

phía trên trường phổi, co kéo các cơ quan chung quanh, ít thay đổi khi điều trị.

Câu 40:Chẩn đoán XQ u phổi nguyên phát và thứ phát?

1.Định nghĩa u phổi

Là bệnh lý hay gặp

Có tổn thương u nguyên phát và thưa phát

Chủ yếu xuất phát từ phế quản

Có liên quan với hút thuốc lào, thuốc lá

Quan niệm hiện nay: chia u nguyên phat thành hai loại : tế bào nhỏ và không tế bào nhỏ

Lâm sàng chủ yếu là ho ra máu, đau ngực, HC cận ung thư...

Hiện nay sử dụng CT trong chẩn đoán

1.U phổi nguyên phát

Thể trung tâm

- Khối gây hẹp phế quản gây ra xẹp phổi

- Nếu chưa bít tắc hoàng toàn >> Bẫy khí

- Thường phát hiện khi phế quản tắc hoàn toàn

2.U phổi thứ phát

Di căn đến phổi

Hay gặp do di căn vú, sinh dục, tiền liệt tuyến, hệ thống tiêu hóa...

Có các loại

- Thể kê: Nốt <3mm, tập trung nhiều vùng đáy

- Thể nốt nhỏ: Nốt 3mm< Nốt<10mm

- Thể nốt lớn: thả bóng (nốt >10mm)

- Thể lưới: Hình viêm bạch mạch tạo thành mạng lưới

- Nằm trong hội chứng kẽ và nhu mô.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: