cdhay42
Phần II: Phần cơ sở:
Câu 16: Bản chất, tính chất vật lý và nguyên lý tạo ảnh của tia X?
1.Bản chất của tia X
-Là sóng điện từ có bước sóng ngắn
- Bước sóng ~0,01Ao (Angstrom)
-Một số bước sóng của các tia : Hồng ngoại ~30Mm, ánh sáng 0,8-0,4Mm, Gamma~0,01-0,0001Ao
- Bước sóng càng ngắn khả năng đâm xuyên càng cao
2.Tính chất vật lý của tia X
- Truyền theo đường thẳng
- Giảm năng lượng theo bình phương khoảng cách
- Không bị ảnh hưởng bởi điện trường (do không có điện tử (e-)
- Có tính chất đâm xuyên
- Bị một số vật liệu hấp thu
- Có tính chất phản xạ, khúc xạ và nhiễu xạ
- Phát quang một số muối, làm đen nhũ tương phim ảnh
3.Nguyên lý tạo ảnh
- Chùm tia X phát ra từ bóng X quang là đồng đều
- Khi xuyên qua cơ thể người bị hấp thu một phần
- Phần bị hấp thu phụ thuộc vào độ dày của cơ thể, tỷ trọng của các mô
- Chùm tia X sau khi qua cơ thể không đồng đều
- Ghi lại chùm tia X sau khi đi qua cơ thể người bằng tinh thể muối phát quang (chiếu) và phim ảnh (chụp)
- Điều chỉnh chùm tia sao cho phù hợp với các bộ phận cần chiếu chụp.
- Trên phim X quang chia ra làm 4 đậm độ chính: Vôi, Nước, mô mềm, mỡ, khí.
Câu 17: Các đậm độ trên phim XQ và các hình ảnh giả gặp trên phim XQ?
1.Các đậm độ:
- Vôi
- Nước, mô mềm.
- Mỡ.
- Khí.
2.Các hình ảnh giả gặp:
2.1. Hình lớn hơn vật
Do sự phóng đại về hình học
Vật xa phim
Vật gần bóng
Khắc phục bằng cách để vật sát phim và bóng xa vật
Khoảng cách giữa bóng và vật>200cm coi như tỷ lệ 1/1
2.2Hình bị mờ:
Do bóng gần vật
Vật xa phim
Khắc phục bằng cách để vật sát phim và bóng xa vật
Hình mờ do cử động của bệnh nhân
Hình mờ do các tia thứ cấp. Khắc phục bằng lưới lọc tia (Grille)
Hình mờ do nhũ tương, do màn huỳnh quang
2.3 Hình bị méo mó
Do bóng tạo với vật một góc không phải góc vuông
Cần phải biết khi chụp cơ quan nào đó
2.4.Hình chồng lên nhau
Tất cả những phần nằm trên đường đi của tia X bị đâm xuyên chồng lên nhau
Khắc phục bằng cách chụp các tư thế khác nhau
Câu 18: Bản chất siêu âm, trình bày các kiểu siêu âm ứng dụng trong chẩn đoán?
1.Bản chất của siêu âm:
- Để hiểu được siêu âm ta phải hiểu âm thanh, đó là những dao động sóng hình sin có tần số từ 20Hz - 20.000Hz. nếu sóng âm tần số thấp < 20Hz gọi là Hạ âm, > 20.000Hz gọi Siêu âm. Trong lĩnh vực Y tế người ta dùng sóng âm với tần số từ 2 MHz đến 20 MHz (1 MHz = 109Hz) tùy theo yêu cầu thăm khám.
2.Các kiểu siêu âm ứng dụng trong CĐ
- Kiểu A (Amplitude):
+Sử dụng thu phát ngắt quãng
+Các tín hiệu thu được được thể hiện bằng dạng sóng
+Độ phản âm được đánh giá bằng biên độ thu được của sóng phản hồi
+Đo được vị trí phản âm dựa vào thời gian
+Được áp dụng chủ yếu trong sản khoa (Đo đường kính lưỡng đỉnh), trong nhãn khoa, sử dụng trong thần kinh (đo độ di lệch đường giữa) và sử dụng trong hiệu chỉnh máy siêu âm
+Trong thực tế: ít được sử dụng, chủ yếu để hiệu chỉnh máy siêu âm.
-Kiểu B (Brightness):
+ Chuyển từ tín hiệu sóng thành tín hiệu chấm sáng
+ Độ phản âm mạnh, yếu được thể hiện bằng mức độ sáng trên màn hình
+ Đánh giá được hình thể cơ quan theo hai chiều (Bi-Dimension)
+ Có hai loại là B tĩnh và B động:
B tĩnh: Hình ảnh được tạo nên bởi quét tay và lưu ảnh trên màn hình
B động (Real time): ảnh được tạo ra là ảnh động theo thời gian thực.
-Kiểu TM (Time Motion):
+ Thể hiện hình ảnh kiểu B theo thời gian
+ Nếu mặt phản hồi đứng yên sẽ biểu hiện đường thẳng, nếu di động sẽ vẽ đường cong biểu hiện chuyển động
+ Siêu âm kiểu TM được ứng dụng trong thăm khám tim.
-Kiểu Doppler: Dùng hiệu ứng Doppler của siêu âm để đo tốc độ tuần hoàn, xác định hướng của dòng máu và đánh giá lưu lượng máu. Có 3 loại Doppler: D. liên tục, D. xung, D. màu, người ta thường phối hợp hệ thống D. với siêu âm cắt lớp theo thời gian thật gọi là siêu âm DUPLEX. Ngày nay người ta còn mã hóa các dòng chảy của siêu âm chính là siêu âm Động-màu, siêu âm D năng lượng (Power Doppler), siêu âm tổ chức (tissue doppler) và siêu âm chiều rất tiện cho việc thăm khám Tim-Mạch, sản khoa.
Câu 19: Các tên gọi của chụp CLVT và nguyên lý tạo ảnh của chụp CLVt:
1.Tên gọi
-Nguyên lý của phương pháp chụp CT do Sir Houndsfield Ambrose tìm ra năm 1972.
- Định nghĩa: là phương pháp đo tỷ trọng X quang của những thể tích cơ bản (Voxel) trong một lớp cắt
- Còn có các thuật ngữ đồng nghĩa:
+CT (Computed Tomography)
+CAT (Computerized Axial Tomography)
+TDM (Tomodensitometrie)
+CATA
2.Nguyên lý tạo ảnh
- Nguyên lý của chụp CT là đánh giá sự suy giảm của chùm tia X sau khi đi qua cơ thể
- Bóng phát một chùm tia hẹp
- Bộ phận thu tia X khi đi qua cơ thể không phải là phim ảnh mà là bộ phát hiện (Detector) có thể là buồng ion hoá hoặc đặc.
- Bóng và bộ phát hiện được đặt đối diện nhau trên cùng một mặt phẳng phát hiện cho phép đo được sự suy giảm của chùm tia trong mặt phẳng này
- Nếu chỉ có một chùm tia thì không đủ để tái tạo lại hình ảnh do vậy bóng và bộ phát hiện được quay quanh bệnh nhân để thu được sự suy giảm của chùm tia theo những hướng khác nhau của cùng một mặt phẳng cắt.
- Một mặt phẳng cắt của bệnh nhân sẽ được chia thành nhiều ô nhỏ
- Mỗi một ô nhỏ như vậy được gọi là yếu tố ảnh cơ bản (Pixel) và một số được sắp xếp chồng lên nhau gọi là yếu tố thể tích cơ bản (Voxel)
- Máy tính sẽ xử lý các dữ liệu thu được bằng thuật toán ma trận (Matrix)
- Độ phân giải tuỳ thuộc ma trận nhiều hay ít
- Độ phân giải có thể là 256x256, 512x512, 1024x1024.
Câu 20: Nêu các tên gọi và nguyên lý tạo ảnh của CHT?
1.Tên gọi;
- Cộng hưởng từ
- MRI (Magnetic Resonance Imaging)
- NMR (Nuclear Magnetic Resonance)
- NMRI
- IRM
2.Nguyên lý tạo ảnh
- Trong cơ thể người, nước chiếm đến 75%
- Hạt nhân Hydro (Proton) có nhiều trong cơ thể người (nước, mỡ, mô mềm), khi được đặt vào một từ trường lớn (khoảng > 0,2 Tesla (T) và được kích thích bằng sóng Radio có tần số thích hợp ngắt quãng sẽ phát ra các tín hiệu. Những tín hiệu này được máy vi tính xử lý thành hình ảnh.
- Hạt nhân H
- Từ trường
- Sóng Radio có tần số thích hợp để tạo hiện tượng cộng hưởng
- Tạo ảnh.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top