Cd cckt+xk
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu của đất nước có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động và tớch cực hội nhập thành công vào kinh tế khu vực và thế giới. Do đó, việc đánh giá thực trạng cơ cấu ngành kinh tế, phân tích những yếu tố tác động đến quá trỡnh chuyển dịch của nú để khai thác tốt hơn các nguồn lực hiện có theo hướng có lợi cho xuất khẩu là rất cần thiết hiện nay.
Đỗ Mai Thành
1- Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ, tác động qua lại với nhau trong một không gian và thời gian nhất định. Cơ cấu kinh tế thường gồm 3 phương diện hợp thành. Đó là cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng lónh thổ, trong đó cơ cấu ngành kinh tế giữ vai trũ quan trọng nhất.
Cơ cấu ngành kinh tế là tổng thể các ngành trong nền kinh tế quốc dân được hợp thành theo một quan hệ tỷ lệ về lượng, thể hiện mối quan hệ giữa cỏc ngành và phản ỏnh trỡnh độ phát triển của nền kinh tế.
Trong quỏ trỡnh phỏt triển kinh tế của một đất nước các chủ thể kinh tế luôn hành động theo hiệu quả kinh tế thiết thực. Ở một chừng mực nhất định quy hoạch phát triển của Nhà nước có tác động đến cơ cấu đầu tư, nhưng kết quả cuối cùng lại được thể hiện bằng cơ cấu trên các phương diện của nó. Cơ cấu kinh tế luôn thay đổi theo chiều hướng hợp lý hơn, sự thay đổi đó chính là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhỡn chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một nước thường phụ thuộc vào một số nhân tố bên trong và bên ngoài.
Ở trong nước đó là:
- Các lợi thế về tự nhiên của đất nước cho phép có thể phát triển ngành sản xuất nào một cách thuận lợi; quy mô dân số của quốc gia; trỡnh độ nguồn nhân lực; những điều kiện kinh tế, văn hóa của đất nước.
- Ngoài ra, nhu cầu của từng xó hội, thị trường ở mỗi giai đoạn lại là cơ sở để sản xuất phát triển đáp ứng nhu cầu không chỉ về số lượng mà cả chất lượng hàng hóa, từ đó dẫn đến những thay đổi về vị trí, tỷ trọng của cỏc ngành nghề trong nền kinh tế.
- Mục tiêu, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế của từng quốc gia có tác động quan trọng đến sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế vỡ mặc dự cơ cấu kinh tế mang tính khách quan, tính lịch sử xó hội nhưng lại chịu tác động, chi phối rất lớn bởi mục tiêu của Nhà nước. Nhà nước có thể tác động gián tiếp lên tỷ lệ của cơ cấu ngành kinh tế bằng các định hướng phát triển, đầu tư, những chính sách khuyến khích hay hạn chế phát triển các ngành nghề nhằm bảo đảm sự cân đối của nền kinh tế theo mục đích đề ra trong từng giai đoạn nhất định.
- Cuối cựng, trỡnh độ phát triển của lực lượng sản xuất trong nước cho phép sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hay chậm, hiệu quả đến mức nào...
Bên cạnh những nhân tố tác động từ bên trong, những nhân tố tác động từ bên ngoài đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế gồm có:
- Xu hướng chính trị, kinh tế, xó hội của khu vực và thế giới. Sự biến động của chính trị, kinh tế, xó hội của một nước, hay một số nước, nhất là các nước lớn sẽ tác động mạnh mẽ đến dũng hàng húa trao đổi, từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ... buộc các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế của mỡnh nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia và sự phát triển trong động thái chung của thị trường thế giới.
- Xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế hiện nay có tác động rất mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng nước, vỡ chớnh sự phõn cụng lao động diễn ra trên phạm vi quốc tế ngày càng sâu sắc và cơ hội thị trường rộng lớn được mở ra trong quá trỡnh toàn cầu húa kinh tế quốc tế, cho phộp cỏc nước có khả năng khai thác những thế mạnh của nhau để trao đổi các nguồn lực, vốn, kỹ thuật, hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả... Quá trỡnh đó vừa bắt buộc, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các nước thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với sự phân công lao động trên quy mô toàn thế giới.
- Những thành tựu của cách mạng khoa học, kỹ thuật, đặc biệt sự bùng nổ của công nghệ thông tin tạo nên những bước nhảy vọt trong mọi lĩnh vực sản xuất góp phần đẩy nhanh quá trỡnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước vỡ thụng tin nhanh chúng làm cho sản xuất, kinh doanh được điều chỉnh nhanh nhạy, hợp lý hơn, dẫn đến cơ cấu sản xuất được thay đổi phù hợp hơn với thị trường và lợi ích của từng nước.
Dưới tác động tổng hợp của các nhân tố trên, các ngành kinh tế (thông thường bao gồm 3 ngành chính: nông, lâm nghiệp, thủy sản - cũn gọi là nụng nghiệp; cụng nghiệp, xõy dựng - cũn gọi là cụng nghiệp; và dịch vụ) phỏt triển một cỏch khụng đồng đều, tạo nên những tỷ lệ khác nhau trong cơ cấu ngành kinh tế của các nước. Song điểm đáng lưu ý là trong thời đại ngày nay, bất cứ nhà nước nào cũng đều quan tâm xác định cho nền kinh tế của nước mỡnh phỏt triển theo hướng có lợi nhất và phấn đấu đạt được cơ cấu kinh tế đem lại hiệu quả cao. Vỡ vậy, và qua những thực tiễn, hầu hết cỏc nước hiện nay đều lựa chọn mô hỡnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước mỡnh theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu nhằm phát huy mọi lợi thế của đất nước, tham gia được vào sự phân công lao động trên quy mô toàn thế giới, tận dụng mọi cơ hội đem lại của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng.
Để đi theo chiến lược mở cửa kinh tế, hội nhập quốc tế có hiệu quả, vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở trong nước có ý nghĩa rất lớn. Bởi, sản xuất trong nước cần phải được dịch chuyển sao cho vừa khai thác được những tiềm năng, lợi thế của đất nước, vừa sản xuất được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới. Trong bối cảnh chung là phân công lao động quốc tế ngày một sâu sắc, sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu cũng vô cùng gay gắt, lại muốn phát triển được sản xuất của đất nước theo một chiến lược chung, việc lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lý, đem lại hiệu quả cao là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, ngày nay các nước thực hiện công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu đi sau không thể sử dụng nguyên mẫu của các mô hỡnh sẵn cú bởi dưới tác động của những nhân tố mới, những lợi thế so sánh truyền thống không cũn được đánh giá cao như trước đây, nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước đi sau cũng cần phải được nhận thức lại nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế hiện đại, cân đối, năng động và tăng trưởng nhanh một cách bền vững hơn.
2 - Quỏ trỡnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam đó trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khỏc nhau. Nếu như trước thời kỳ đổi mới một trong những khiếm khuyết lớn của tư duy cũ, của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp là cố gắng hỡnh thành nờn cơ cấu ngành kinh tế dựa trên ý chí chủ quan, bất chấp quy luật, do đó đó kộo theo tỡnh trạng đầu tư lóng phớ, khụng đem lại hiệu quả kinh tế, thỡ bước vào công cuộc đổi mới quá trỡnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta đó đem lại những kết quả rất tích cực. Nhờ vậy, chỉ sau 3 năm của thời kỳ phôi thai về kinh tế thị trường (từ 1987 - 1989) nền kinh tế nước ta đó đạt được tốc độ tăng trưởng khá trong những năm 1990 - 1997. Mọi dự kiến của kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 đều được thực hiện vượt mức khá cao. Trong thời kỳ khủng khoảng tài chính tiền tệ ở các nước châu Á, tuy tốc độ tăng trưởng của nước ta có sự giảm sút, nhưng về cơ bản chúng ta vẫn tránh được "cơn bóo" của cuộc khủng khoảng, để sau đó tiếp tục tăng quy mô GDP của đất nước, tăng xuất khẩu, phát triển công nghiệp, trở thành một nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trờn thế giới (xem bảng).
Bảng: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế qua các năm, %
Năm 1990 1995 1997 2000 2001 2002 2003 2004 2005
GDP 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nụng - lõm - thủy sản 38,74 27,18 25,77 24,53 23,24 23,03 22,54 21,8 20,9
Cụng nghiệp và xõy dựng 22,67 28,76 32,08 36,73 38,13 38,49 39,47 40,2 41,0
Dịch vụ 38,59 44,06 42,15 38,73 38,63 38,48 37,99 38,0 38,1
Nguồn: Tổng hợp số liệu của Tổng cục Thống kờ
Xét trong từng ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp có nhiều bước tiến bộ, đi đúng hướng, đó khai thỏc được lợi thế cây, con và vùng lónh thổ, gúp phần thỳc đẩy sản xuất, xuất khẩu phát triển. Trong khi giá trị tuyệt đối của sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng, thỡ tỷ trọng nụng nghiệp trong GDP ngày càng giảm (xem bảng). Trong ngành nông nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi tăng từ 19,3% (năm 2000) lên đến 21,6% (năm 2004) và 23,4% (năm 2005); cũn tỷ trọng trong trồng trọt lại giảm từ 78,2% (năm 2000) xuống cũn 75,4% (năm 2003), nhưng tăng nhẹ tới 76,3% (năm 2004) và 74,5% (năm 2005). Điều đó thể hiện, nông nghiệp của nước ta đó từng bước phát triển theo một cơ cấu tiên tiến. Trong trồng trọt diện tích trồng lúa giảm dần để tăng diện tích trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn (như cây công nghiệp ngắn ngày: bông, mía, đậu tương..., cây công nghiệp lâu năm: chè, cao su, hạt tiêu, cây ăn quả...), song vẫn bảo đảm được an ninh lương thực quốc gia và tăng xuất khẩu gạo một cách đáng kể, phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp ngày càng đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường và có hiệu quả hơn.
Đặc biệt thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước, những năm gần đây đó cú sự chuyển mạnh một phần diện tớch trồng lỳa cú năng suất, hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản (tập trung nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung Bộ), nhờ vậy đó gúp phần tớch cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống cho nông dân.
Cơ cấu công nghiệp có sự chuyển dịch khá, nhất là giai đoạn từ năm 1998 đến nay. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 32,08% GDP (năm 1997) lên tới 36,73% (năm 2000) và 41,0% (năm 2005). Trong ngành công nghiệp sự tăng nhanh của tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến (từ 78,7% năm 2000 lên tới 81,23% năm 2004 tính theo giá thực tế) và sự giảm tỷ trọng của công nghiệp khai thác mỏ (từ 15,7% xuống cũn 12,8%), tăng tỷ trọng của công nghiệp sản xuất và phân phối điện, ga, nước (từ 5,6% lên 5,9%) trong thời kỳ tương ứng đó phản ỏnh sự chuyển dịch cơ cấu đúng hướng. Nếu xét theo tiêu thức công nghệ, càng thấy rừ hơn xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong ngành công nghiệp những năm qua là tích cực, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta. Bởi, các ngành công nghiệp có công nghệ cao ngày càng được mở rộng và phát triển nhanh, tạo ra những sản phẩm tiêu dùng có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một nâng lên ở trong nước và tham gia xuất khẩu, như ô-tô, sản phẩm điện tử, tàu thủy... Các ngành có trỡnh độ công nghệ trung bỡnh và thấp phỏt triển ở tốc độ trung bỡnh và thấp để sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng chưa quá khắt khe của thị trường trong nước, cũng như nhằm duy trỡ cung cấp những sản phẩm thông thường thiết yếu cho nhân dân.
Trong lĩnh vực dịch vụ, đó cú bước phát triển nhảy vọt cả về chất và lượng, nhất là từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này lại không đều qua các thời kỳ khác nhau, thể hiện nổi bật qua việc tăng nhanh của ngành dịch vụ trong thời kỳ 1990 - 1995, sau đó liên tục bị giảm sút và chỉ có dấu hiệu phục hồi nhẹ trong một vài năm gần đây. Điều đó khiến tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP, sau khi tăng tương đối mạnh trong thời kỳ 1990 - 1995 (năm 1995 đạt 44,06%) đó liờn tục bị giảm: năm 1996 cũn 42,51%; năm 1997 cũn 42,15%; năm 1998 cũn 41,73%; năm 1999 cũn 40,08% và năm 2005 cũn 38,1%. Điều đáng lo ngại là tỷ trọng của một số ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu của lĩnh vực dịch vụ và trong cơ cấu GDP cũn thấp như ngành tài chính - ngân hàng, khoa học - công nghệ, vận tải, viễn thông, dịch vụ kinh doanh. Và, mặc dù đó xuất hiện một số ngành dịch vụ mới trong lĩnh vực dịch vụ, nhưng nhỡn chung tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế của nước ta vẫn cũn thấp so với cỏc nước trong khu vực, biểu hiện một sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa hiệu quả và theo hướng hiện đại.
3 - Thực trạng quỏ trỡnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế một cách tích cực trong những năm qua góp phần quan trọng đến phát triển xuất khẩu của đất nước, thể hiện qua những khía cạnh sau:
- Làm thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng có lợi, đó là tăng tỷ trọng hàng chế biến có giá trị gia tăng cao (từ 45,1% trong những năm 1996 - 2000 lên 48,0% trong những năm gần đây), giảm tỷ trọng hàng thô và sơ chế; tăng tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp sử dụng nhiều lao động như hàng dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ,...; giảm tỷ trọng nhóm hàng nông - lâm - thủy sản (từ 52,2% năm 1990 xuống cũn 27,6% năm 2003).
Điều đáng lưu ý là, tuy tỷ trọng của hàng nụng - lõm - thủy sản trong cơ cấu xuất khẩu của nước ta giảm, nhưng nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng tăng sản xuất các sản phẩm có năng suất cao, giá trị kinh tế hơn nên giá trị xuất khẩu của hàng nông - lâm - thủy sản của nước ta vẫn khá cao và có những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: xuất khẩu gạo đạt kim ngạch 4,4 tỉ USD; cà phê 2,6 tỉ USD, cao su 2,2 tỉ USD, thủy sản 11,2 tỉ USD trong 5 năm 2001- 2005.
- Tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của đất nước nhờ phát huy những lợi thế so sánh của từng ngành, vùng và sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu một cách có hiệu quả. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh cùng với quá trỡnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: năm 2000 đạt 14,5 tỉ USD, năm 2001: 15 tỉ USD, năm 2002: 16,7 tỉ USD, năm 2003: 20,1 tỉ USD, năm 2004: 26,5 tỉ USD, năm 2005: 32,4 tỉ USD.
Tuy nhiên, nếu đánh giá khách quan thỡ rừ ràng quỏ trỡnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta hiện nay vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Nếu nhỡn nhận ở khớa cạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển xuất khẩu, thỡ tỷ trọng của ngành nụng - lõm - thủy sản cũn chiếm cao trong GDP của đất nước. Đây là ngành mà sản xuất phải phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, bị giới hạn bởi năng suất, diện tích, khả năng khai thác, giá cả sản phẩm lại chịu nhiều tác động của sự biến động lên xuống trên thị trường thế giới và có xu hướng giảm theo giá "cánh kéo" với hàng công nghiệp, do đó giá trị kim ngạch xuất khẩu của hàng nông sản sẽ không cao và không ổn định. Chưa kể, tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong nông nghiệp cũng thấp và chưa có dấu hiệu phát triển trong những năm tới. Đồng thời, tỷ trọng của ngành công nghiệp chưa cao, đặc biệt là ngành công nghiệp chế tạo. Sự đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu của ngành công nghiệp một số năm qua mới chủ yếu là do phát triển các ngành công nghiệp lắp ráp, gia công như lắp ráp ô-tô, xe máy, dệt may, giày dép, là những ngành chủ yếu "lấy công làm lói", nguồn nguyờn liệu bị phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Tỷ trọng công nghiệp chế biến của nước ta cũn nhỏ (tỷ lệ sản phẩm chế biến trong cơ cấu xuất khẩu chỉ tăng khoảng 1,5%/năm), vỡ thế kộo theo tỷ trọng hàng xuất khẩu đó qua chế biến sõu vẫn cũn thấp, mới xuất khẩu chủ yếu hàng thô, sơ chế, làm hạn chế giá trị gia tăng của sản phẩm và kim ngạch xuất khẩu. Tỷ trọng thấp của ngành dịch vụ trong GDP và rất thấp trong tổng kim ngạch xuất khẩu (13,4% tổng kim ngạch xuất khẩu - dưới mức trung bỡnh của thế giới là 20,0%) càng cho thấy quỏ trỡnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta chưa có khả năng tạo ra sự chuyển biến mạnh trong xuất khẩu của đất nước. Ngoài ra, năng lực cạnh tranh yếu của nhiều mặt hàng cũng như sản phẩm dịch vụ đó hạn chế và làm cho sự phỏt triển xuất khẩu trở nờn khụng vững chắc.
Túm lại, quỏ trỡnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta thời gian qua về cơ bản mới thực sự chỉ mang ý nghĩa tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập đời sống cho nhân dân, nhưng hiệu quả và sự góp phần vào đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vẫn cũn nhiều hạn chế. Vỡ vậy, thời gian tới, thiết nghĩ, cần cú những biện phỏp tớch cực để tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân và cơ cấu xuất khẩu. Phát triển công nghiệp chế biến, trước hết liên quan đến những sản phẩm nông nghiệp, đồng thời cố gắng tạo ra những sản phẩm công nghiệp xuất khẩu "mũi nhọn", có hàm lượng công nghệ cao, mở rộng xuất khẩu các loại dịch vụ. Để làm được điều này cần tập trung thực hiện một số biện pháp chính như:
Thứ nhất, về đầu tư, cần thay đổi cơ cấu đầu tư, tập trung vào những lĩnh vực có khả năng xuất khẩu tốt, tránh dàn trải, thiếu trọng điểm, kém hiệu quả ở các ngành, địa phương; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, kết hợp với tăng cường huy động vốn đầu tư trong dân; đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, có nhận thức đúng đắn hơn về chính sách bảo hộ thị trường nội địa. Cần xác định rừ những mặt hàng cung cấp cho thị trường trong nước, và những mặt hàng cần tập trung đầu tư, khuyến khích để phục vụ xuất khẩu. Nếu sản xuất trong nước (theo cách tiếp cận sử dụng các nguồn lực hiệu quả) quá tốn kém so với hàng nhập khẩu, thỡ tốt nhất nờn hạn chế sản xuất để dành các nguồn lực cho những mặt hàng xuất khẩu, từ đó nhập khẩu những mặt hàng rẻ của thế giới. Đối với hàng sản xuất tiêu thụ trong nước cũng không nên có chính sách bảo hộ để khắc phục tỡnh trạng thiờn lệch, bất lợi cho xuất khẩu vỡ một khi cũn duy trỡ chớnh sỏch này thỡ cỏc doanh nghiệp sản xuất hàng nội địa sẽ có nhiều cơ hội để thu lợi nhuận cao hơn doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu (theo một tính toán của Ngân hàng thế giới, nhờ được miễn thuế nhập khẩu cho các yếu tố đầu vào, việc bán hàng nội địa đó mang lại lói suất cao gấp 5 lần bỏn hàng trờn thị trường nước ngoài). Điều đó chẳng những không khuyến khích sự chuyển dịch cơ cấu hướng tới xuất khẩu, mà ngay trên thị trường trong nước, những doanh nghiệp sản xuất để bán tại nội địa cũng không có động lực để nâng cao tính hiệu quả, đồng thời làm mất đi lợi thế của Việt Nam trên thị trường thế giới về tài nguyên sẵn có, lao động rẻ, khuyến khích đầu tư trong nước vào những ngành thâm dụng nhiều vốn, được bảo hộ cao như xi-măng, thép, đường, giấy...
Thứ ba, phát triển khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực. Trong bối cảnh các nước trên thế giới chuyển dịch cơ cấu sản xuất hướng tới những sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, rừ ràng để quá trỡnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hướng tới xuất khẩu của nước ta có hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, chúng ta phải đặc biệt coi trọng việc phát triển và ứng dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ vào sản xuất, đồng thời phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Làm được điều này đũi hỏi cần ưu tiên nhập khẩu công nghệ tiên tiến, bằng sáng chế phát minh, xây dựng các trung tâm công nghệ cao có sự tham gia của nước ngoài, khuyến khích liên kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu trong đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng, triển khai, đổi mới phương pháp và giáo trỡnh giảng dạy...
Thứ tư, chủ trương của Đảng khẳng định việc phân bố các nguồn lực theo sự điều tiết của cơ chế thị trường. Vỡ vậy, cần sớm tạo lập đồng bộ các loại thị trường để đẩy mạnh quá trỡnh xõy dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top