CCD - Lựa chọn thiết bị điện

Chương 5: Lựa chọn thiết bị điện

Câu 1: Yêu cầu chung khi lựa chọn thiết bị điện?
Trả lời:
    Các thiết bị điện được chọn đưa vào lưới phải thỏa mãn các điều kiện chung sau:
-    Điện áp: UdđTB  Udđ mạng
-    Dòng điện: IdđTB  Ulv cưỡng bức (I¬max)
-    Môi trường làm việc:
o    Môi trường thực tế - Môi trường chế tạo
o    Làm việc trong nhà máy hay ngoài trời.
o    Sự đặc biệt của môi trường: Hầm mỏ, ngoài biển,…
-    Điều kiện ổn định động và ổn định nhiệt (tính đến tác động ngắn mạch và ổn định nhiệt)
-    Kinh tế
-    Ngoài ra, tùy thuộc vào các chức năng, nhiệm vụ của thiết bị trong lưới còn có thể có các điều kiện riêng khác
Câu 2: Các điều kiện kinh tế kĩ thuật khi lựa chọn thiết bị, dây dẫn?
Trả lời:
    Các dây dẫn được lựa chọn phải thỏa mãn các điều kiện kinh tế sau:
-    Điều kiện phát nóng do dòng điện làm việc bình thường
-    Điều kiện phát nóng do dòng điện làm việc ngắn mạch (đk ổn định nhiệt)
-    Tổn thất điện áp cho phép
-    ĐK về độ bền cơ khí
-    Tổn thất vầng quang điện
-    Kinh tế
Câu 3: Ba phương pháp lựa chọn tiết diện dây dẫn, phạm vi ứng dụng?
Trả lời:
    Ba phương pháp lựa chọn tiết diện dây dẫn là:
3.1. Lựa chọn Fdd theo điều kiện phát nóng
            k.Icp  Ilvcb
Trong đó:    k là hệ số điều chỉnh: k = k1.k2.k3
        Với:    k1 là hệ số hiệu chỉnh tính đến nhiệt độ môi trường lắp đặt cáp khác với nhiệt độ quy định của nhà chế tạo
            k2 là hệ số hiệu chỉnh tính đến việc lắp đặt nhiều cáp song song trong cùng một hào (do cố hiện tượng hỗ cảm)
            k3 là hệ số hiệu chỉnh tính đến phương thức lắp đặt cáp
        Trong thực tế người ta chỉ quan tâm đến k1, k2 tra trong sổ tay kĩ thuật.
Icp là dòng điện cho phép của dây dẫn phụ thuộc vào:
-    Vật liệu làm dây dẫn
-    Tiết diện của dây dẫn
-    Cách điện của dây dẫn
        Ilvcb là dòng làm việc lớn nhất có thể chạy qua.
Phạm vi ứng dụng: Đây là phương pháp dùng để lựa chọn tiết diện dây dẫn trong mạng hạ áp và tiết diện thanh dẫn ở mọi cấp điện áp
3.2. Lựa chọn Fdd ¬theo tổn thất điện áp cho phép
     
 
Do x0 của đường dây thay đổi trong phạm vi rất hẹp nên ta có thể chọn x0 trong khoảng cho phép
    U’ = Ucho phép - U’’
Mà 
=>   => chọn tiết diện dây dẫn chuẩn => tính được r0 và x0
Khi đã có x0 ta sẽ kiểm tra lại xem U  Ucho phép hay không?
Nếu thỏa mã thì kiểm tra 5 điều kiện còn lại, nếu 5 điều kiện này không thỏa thì ta tăng tiết diện dây dẫn.
Phạm vi ứng dụng: Phương pháp này thường được dùng để lựa chọn dây dẫn cho mạng điện địa phương
3.3. Lựa chọn tiết diện dây dẫn theo điều kiện kinh tế

 
Câu 4: Điều kiện lựa chọn trạm biến áp?
Trả lời:
    Có 3 tiêu chí để lựa chọn trạm biến áp. Có thể kể đến như sau:
4.1. Lựa chọn vị trí
    Vị trí đặt trạm phải thỏa mãn 3 điều kiện sau:
-    Càng gần tâm phụ tải càng tốt, nhằm giảm vốn đầu tư và tổn thất trong mạng.
-    Phải thuận tiện cho việc lắp đặt, vận chuyển, quản lý và vận hành.
-    Kinh tế
4.2. Lựa chọn số lượng MBA có trong trạm
    Số lượng máy biến áp trong trạm cũng phải thỏa mãn 3 tiêu chí:
-    Yêu cầu cung cấp điện của phụ tải quan trọng nhất
-    Điều kiện vận chuyển và lắp đặt
-    Điều kiện vận hành kinh tế trạm biến áp (phụ thuộc vào đồ thị phụ tải của trạm)
4.3. Lựa chọn dung lượng (công suất) máy biến áp
a. Điều kiện chọn
n.khc.S¬dđB  Stt
Với:    n là số MBA có trong TBA
    k¬hc là hệ số hiệu chỉnh theo điều kiện nhiệt độ của MBA
    SdđB là công suất danh định của MBA
    Stt là công suất tính toán của TBA
b. Điều kiện kiểm tra
(n – 1).kqt.khc.SdđB  Sttsc
Với kqt là hệ số quá tải sự cố. Cho phép lấy kqt = 1,4 nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
    + MBA quá tải không quá 5 ngày đêm
    + Mỗi ngày đêm, thời gian quá tải không quá 6h
    + Trước khi quá tải thì hệ số tải của MBA: ktải  0,93
Còn nếu vi phạm 1 trong 3 điều kiện trên thì ta phải tra trong sổ tay kĩ thuật.
Sttsc là công suất tính toán sự cố của TBA: Là công suất tính toán của TBA sau khi đã loại bỏ phụ tải không quan trọng (loại III, thậm chí loại II).

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: