CÂY KHOAI CU

CHƯƠNG X

CÂY KHOAI CU

(DIOSCOREACEAE)

1. GIỚI THIỆU

Thành phần chất dinh dưỡng của khoai củ như sau: - Nước - Đạm - Chất béo - Carbohydrat - Chất sợi - Chất tro - Vitamin C : 65-75% : 1-2,5% : 0,05-0,20% : 15-25% : 0,5-1,5% : 0,7-2,0% : 8-10mg/100g Khoai củ là nguồn cung cấp vit. C quan trọng ở những nơi khoai được ăn với số lượng lớn như vùng phía tây Châu Phi, Mã Lai, vùng Caribê, Thái Bình Dương. Khoai củ dùng để chế biến thực phẩm làm bột, bánh, thức ăn gia súc. Lá v à chồi non có th ể dùng làm salads hay chế biến súp.

Chi Dioscorea c ó gần 650 loài, ở nước ta có 26 loài trong 51 loài có ở Đông Dương. Hầu hết các loài đều l à cây thân thảo nhiều năm, sinh trưởng hằng năm với bộ phận ngầm dưới đất giàu chất dự trữ, củ ăn ngon hay rất độc. Trong củ của các loài khoai hoang dại có chứa nhiều alkaloid độc như dioscorine (C 13H 19O 2N) ở D. hispida v à dihydrodioscorine (C 13H 21O 2N) ở D. dumetorum. Các alkaloid nầy gây chứng tê liệt h ệ thống thần kinh trung khu, tuy nhiên nếu nấu chín hay ngâm trong nước thì các alkaloid độc bị phân hóa hay rửa trôi, do đ ó củ vẩn có th ể dùng làm thức ăn. Chất độc trong củ các loài khoai hoang dại cũng được sữ dụng tẩm tên khi săn bắn, thuốc cá hay sát trùng. Ngoài ra c ủ của một số loài hoang dại có chứa 2-5% Sapogenin là một trong những diosgenin quan trọng dùng làm dược phẩm ch ế biến hormone thiên nhiên. Khoai là thực phẩm dự trữ lâu ngày, được người Phi Châu sữ dụng làm thức ăn cho các tàu đi biển.

2. ĐẶC TÍNH THỰC VẬT V À PHÂN LOẠI

2.1 Rê:

Khoai có 2 loại rễ: rễ chùm, phân nhánh mạnh, phát triển trong lớp đất mặt ơ chiều sâu 30 cm, chỉ một ít ăn sâu đến 1m. Rễ nầy mọc từ thân ngầm (massive corm) nằm ở đáy thân dây nơi chồi mầm mọc. Khi đem trồng thân c ủ rễ nầy mọc dài nhanh v à trở thành rễ chánh nuôi cây (feeder roots). Loại rễ th ứ 2 mọc trên thân củ. Ở vài loài v à giống có ít rễ trên thân củ nhưng hầu hết các loài khoai đều có rễ trên thân củ ngắn. Rễ trên thân cũng thu hút chất dinh dưỡng như rễ chánh nhưng hiệu qu ả hoạt động có th ể kém hơn vì rễ ít v à ngắn. Rễ cuả một số loài khoai còn có gai, nhất l à ở các giống khoai hoang dại để bảo vệ củ khỏi bị phá hại bởi th ú vật.

2.2 Thân cu

Hầu hết các loài khoai đều phát triển thân củ dưới mặt đất (tuber) mọc từ thân ngầm ở đáy dây. Thân ngầm ở khoai hiện diện rất sớm, một thời gian ngắn sau khi chồi mọc. Chính từ thân ngầm rễ cái phát triển trước sau đó mới đến củ. Củ khoai có th ể đa niên hay hằng niên như ở các loài khoai ăn được. Củ thay đổi rất lớn v ề số lượng, kích thước, hình thái v à được bao bọc bởi lớp v ỏ rất dầy. Ở D. alata thân củ thường chỉ 1 củ, có khi 2 hay 3 củ, củ hình cầu hay bầu dục hoặc dẹp, có th ể phân nhánh hay có thùy. Ở D. esculenta nhiều củ nh ỏ được tạo thành ở gốc thân. Củ khoai chứa tinh bột l à chánh, có trọng lượng thay đổi t ừ vài gram đến 50 kg và chiều dài có khi đến 2-3m.

2.3 Thân và la

Thân b ò hằng niên được tạo từ đỉnh thân củ, thường chỉ có một thân chính từ củ nhưng sau đó thân chính có th ể chia nhánh khi mọc khá cao. Thân leo quấn với tua cuốn. Chiều quấn của thân là đặc tính phân loại nhóm khoai. Nhóm Enantio- phyllum thân quấn qua mặt (dextrose), loài khác có thân quấn qua trái. Thân dài 2- 3m, trên thân có th ể có lông hay gai.

Lá đơn hình tim hay lưỡi mác hoặc lá kép với 3-5 lá ph ụ (l á chét), gân có 3-9 cái có khi tỏa ra từ gốc. Phiến l á thường không lông và có màu xanh, nhưng ở một số giống khoai D. alata lá non có màu xanh tím vì chứa anthocyanin. Lá được gắn trên cuống dài.

2.4 Hoa:

Hoa đơn phái, biệt chu, cây đực thường có số lượng cao hơn cây cái, cũng có loài có hoa lưỡng tính (D. trifida). Số lượng hoa đực trên cây đực cũng nhiều hơn số hoa cái trên cây cái. Gi é hoa đực mọc ở nách lá, dài khoảng 30cm, mang nhiều hoa, hoa đực nhỏ, có 3 đài, 3 cánh màu hơi xanh hay hơi trắng v à 3-6 tiểu nhụy. Gi é hoa

cái cũng mọc ở nách lá v à mang ít hoa hơn. Hoa cái to hơn hoa đực, c ó 3 đài, 3cánh va bầu noãn 3 buồng. Hoa thụ phấn nh ờ côn trùng, khoai củ ít khi kết hạt hửu thụ.

5. Không củ

Khoai có kh ả năng sản xuất không củ trên cây khi cây trưởng thành. Lúc đó khi lá mới bắt đầu mọc, không củ sẽ phát triển ở nách mỗi lá cho đến cuối v ụ mùa. Không củ có màu sắc thay đổi t ừ xám đến nân sậm, c ó hình thận, hình góc cạnh hay tròn, nặng t ừ vài gram đến 1kg. Không củ có cấu tạo tương tự như thân củ, chứa tinh bột v à có kh ả năng mọc chồi thân ở đầu củ nơi không củ dính vào thân, do đ ó có thê dùng nhân giống như thân củ. Tuy nhiên không củ cũng có miên trạng v à năng suất cây trồng t ừ không củ so với cây trồng t ừ thân củ chưa được biết rỏ.

Các loại khoai củ có giá trị gồm có:

Khoai từ (lesser yam): Dioscorea esculenta Burk. với 2n=40, 90, 100. Khoai canh tác lâu đời ở vùng Đông Nam Châu Á, thân leo tròn, có gai ở nách lá, leo quấn qua trái, không có không củ, lá hình tim, mọc cách, có lông ngắn hay không lông, hoa cái mọc riêng lẻ, qu ả nang có 3 cánh, hạt có cánh mềm, thân củ nh ỏ hình thuôn dài, kết chùm nhiều củ, bề mặt v ỏ củ có gai v à v ỏ khi lột trốc thành khoanh, củ mềm, ít sợi, thịt trắng, vị ngọt, không chứa chất độc, thời gian miên trạng của củ ngắn.

Khoai ngọt (greater yam): Dioscorea alata L. với 2n=30, 40, 50, 60, 70, 80. Khoai được trồng rất sớm trong vùng Đông Nam Á ở các nơi c ó mưa trên 1.500mm/năm. Thân có 4 cạnh, quấn v ề bên phải, thân màu xanh hay hơi tím, lá hình tim, to mọc đối, hoa mọc thành gié ở nách lá, cây ít khi sản xuất hạt hửu thụ. Củ có kích thước và hình dạng thay đổi, củ đơn, to, nặng 4-50kg, trung bình 5-10kg, củ hình tròn dài, phân nhánh hay chia thùy hoặc dẹp, thịt có màu trắng hay tím, không củ hình thành ở nách lá.

3. NHIỆM VỤ CỦA THÂN CỦ Ở KHOAI

3.1 Sự hình thành thân củ

Một số nh à nghiên cứu cho rằng thân củ ở khoai có cấu tạo như thân (Burkhill 1960 và Njoku 1963), tuy nhiên trên thân củ không có vết sẹo lá, mầm ngủ, mắt hay mầm chồi. Vì vậy nói đúng hơn thân củ ở khoai có nguồn gốc từ trục hạ diệp (hypocotyl), tức là vùng chuyển tiếp giữa thân và rễ. Các nghiên cứu v ề hình thái di truyền sau đó đã khẳng định điều nầy (Lawton, 1969). Lớp mô phân sinh của trục hạ diệp sản xuất ra nhóm tế bào d ự trử màu trắng hay có khi có màu. Những t ế bào nầy sớm hình thành điểm sinh trưởng, cấu trúc và bắt đầu dài ra.

Sự hình thành thân củ ở khoai chịu ảnh hưởng của nhiều yếu t ố môi trường. Njoku (1963) cho thấy rằng sự phân hóa củ được kích thích trong điều kiện ngày ngắn, do đ ó canh tác trong vùng nhiệt đới củ có th ể hình thành bất cứ thời gian nào trong năm. Cường độ ánh sáng hình như không ảnh hưởng trên sự phân hóa củ. Không có nghiên cứu nào về điều kiện nhiệt độ tối hảo cho sự hình thành củ ở khoai; tuy nhiên ẩm độ đất cao hay đất ngập nước làm chậm sự hình thành củ ở D. alata (Onwueme, 1975b).

Yếu t ố quan trọng ảnh hưởng trên sự hình thành củ là thời gian trử củ giống k ể t ừ khi thu hoạch cho đến khi trồng. Onwueme (1975a) cho thấy nếu tr ử củ một thời gian ngắn củ mọc mầm chậm và sau đó hình thành củ cũng chậm so với trử củ giống lâu. Sự hình thành củ có th ể bắt đầu sớm trước khi tán l á phát triển đầy đủ nhưng tốt nhất l à khi cây có tán l á đạt kích thước tối đa đ ể không có sự cạnh tranh dinh dưỡng. Củ hình thành dưới sự kiểm soát của kích thích tố nội sinh, tuy nhiên còn thiếu kết qu ả nghiên cứu trong lảnh vực nầy.

Sau khi hình thành củ, lớp mô phân sinh tiếp tục tạo tế bào mới v à các tế bào dự trử tinh bột, phát triển to lên; nhờ đó củ lớn v à dài. Lớp v ỏ (cork layer) được thành lập sau cùng với nhiều lớp bao ngoài. Lớp v ỏ nầy gi ử cho thân củ khỏi bị hại bởi sâu bệnh v à các điều kiện bất lợi khác. Khi củ được thu sớm lớp v ỏ vẩn tiếp tục phát triển trong kho vựa, do đ ó v ỏ củ non hóa nâu từ từ. Củ tăng trưởng chậm trong thời gian đầu sau đó tăng trưởng rất nhanh trong vài tuần khi tán l á phát triển đầy đủ v à sau đó chậm dần cho đến cuối v ụ (Chapman, 1965; Ferguson, 1973).

Hình dáng của củ tùy thuộc vào loài v à giống, tuy nhiên cấu trúc đất có ảnh hưởng rất lớn đến hình dáng củ. Khi mọc trên đất cứng, đáy củ trở nên rộng v à không có hình dạng nhất định. Nếu củ mọc trong điều kiện bị nén, củ uốn dạng v à thay đổi hình dạng. Dựa vào đặc tính nầy nhiều nông dân tạo c ủ đặc biệt bằng cách trồng củ trong ống g ổ hay thân chuối khoét rổng để củ phát triển dài. Củ khoai ngọt thường dài tối đa khoảng 1m.

3.2 Sự nẩy mầm v à miên trạng củ

Thân củ thường dùng làm vật liệu nhân giống. Củ mới thu trên bề mặt củ không có mầm chồi. Chỉ trong khi dự trử trong kho chứa một thời gian, một hay nhiều mầm chồi có th ể phát triển t ừ đầu củ hay thân ngầm, nhưng khi đem trồng những miếng củ cắt không có mầm chồi ở phần giữa v à cuối củ cũng có kh ả năng mọc chồi.

Hình 33: Tiến trình mọc chồi t ừ miếng cắt (Onwueme, 1973)

B = mầm phân hóa mới; C = lớp vỏ; M = mô phân sinh P = tế bào nhu mô; SP = nhu mô dự trử; V = bó mạch

Chồi có th ể thấy được bằng mắt 1-2 tuần sau khi nẩy mầm. Khi chồi dài ra và phát triển thành dây, phần tiếp xúc giửa rễ v à phần củ mẹ còn lại tạo thành thân ngầm và gi ử trên đầu thân củ mới. Phần nầy có th ể phân biệt với thân củ bởi nơi tiếp xúc có thắt eo và dể tách rời. Nếu trồng củ nguyên, chồi mọc ở đầu củ, sự mọc mầm ở phần giữa v à đuôi củ bị hạn chế; Nếu cắt rời từng miếng, phần miếng cắt ở giữa va đuôi c ủ có kh ả năng mọc chồi chậm hơn phần đầu củ (Miege, 1957). Không có sự khác biệt nào về việc mọc chồi giữa miếng cắt ổ phần giữa v à đuôi củ.

Cây mầm có khuynh hướng mọc từ phần trên của miếng cắt.

Tuy nhiên rất kh ó xác định nơi nào trên mặt củ sẻ mọc chồi mầm. Khoai mọc mầm tốt ở nhiệt độ 25-30 oC, nhiệt độ > 35 oC v à < 15 oC làm chậm sự nẩy mầm. Trong điều kiện khô miếng cắt có khuynh hướng đâm nhiều chồi hơn khi ẩm ướt.

Sự nẩy mầm tùy thuộc tình trạng sinh lý của củ. Củ mới thu hoạch không nẩy mầm liền được vì c ủ miên trạng. Thời gian miên trạng ở khoai khoảng 6 tháng để các phần trên thân củ có th ể đâm chồi dể dàng. Xử lý hóa chất như 2- chloroethanol hay glutathione hoặc dùng tia gamma giúp ph á miên trạng ở khoai củ.

4. KỸ THUẬT CANH TÁC KHOAI MỞ

4.1 Giống: Có 2 nhóm giống khoai:

- Nhóm khoai trắng: lá xanh, củ trắng.

- Nhóm khoai tím: lá hơi đỏ tím, củ dài v à thịt màu tím.

4.2 Chuẩn bị giống

Khoai mở nhân giống vô tính bằng củ cắt thành miếng gọi là hom. Năng suất củ có liên quan đến trọng lượng hom. Hom lớn mọc chồi mau và chồi tăng trưởng mau, mạnh, tán l á cũng lớn hơn hom nhỏ. Hom lớn cho nhiều chồi do đó đảm bảo sô

cây trên diện tích nhất l à những nơi điều kiện t ự nhiên bất lợi cho sự mọc chồi. Hom có kích thước lớn thường cho củ sau nầy lớn vì chất dự trử còn lại trong hom mẹ có kh ả năng chuyểm vị về củ sau nầy. Hom lớn cho nhiều chồi, nếu không tỉa bớt sẽ mọc nhiều cây từ một hom và hình thành cây nhiều củ v à củ nhỏ.

Trong sản xuất dùng hom từ 150 đến 300gram là tốt. Hom nhỏ mau thối va kh ó mọc chồi. Ở ĐBSCL nông dân thường dùng hom nhỏ hơn để tiết kiệm giống. Củ giống được cắt ngang chia theo chiều dọc thành đầu, giửa v à đuôi củ, sau đó chẽ lại nh ỏ thành từng miếng hom cao 4-5cm ( theo chiều dài củ khoai), rộng 2-3cm. Thường 1kg củ giống cắt được 10-12 hom, 1ha cần 2-3 tấn giống. Trước khi cắt nhúng củ vào dung dịch thuốc sát trùng, cắt xong ngâm hom trong nước vôi pha theo tỉ lệ 1kg vôi với 20 lít nước. Ngâm khoảng 5 phút rồi vớt ra cho ráo nước, để 1 đêm nơi mát cho ráo mặt mới đem ương. Sử lý hom bằng cách nầy có th ể tránh được bệnh thối hom trong giai đoạn ương. Hom cắt được giâm vào đầu hay cuối mùa khô (tháng 11-12 hay tháng 3-4 dl). Chọn nơi đất ẩm đầy đủ, khô ráo và thoáng mát, đầu tiên rãi một lớp tro trấu làm nền dầy độ 2cm, sau đó sắp các hom theo chiều đứng thành lớp. Tiếp tục rải lớp tro phủ 1-2cm sau đó sắp lớp th ứ 2, thứ 3, xong dùng vải mủ đậy lại. Sau 3 ngày gi ở bỏ vải mủ, tưới 1-2 ngày một lần. 15-20 ngày sau hom củ nẩy mầm đều la đem trồng. Ương hom có lợi điểm là loại bỏ được hom thối v à xấu khi trồng, tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho c ủ giống phát triển, do đ ó chồi mập mạnh v à ngắn, dễ trồng.

4.3 Thời v ụ trồng

Khoai trồng được cả mùa mưa lẩn mùa khô tùy theo điều kiện canh tác cụ thê của từng nơi. Nếu trồng mùa khô như ở vùng Đồng Tháp Mười nên chuẩn bị đất sớm trước khi mưa chấm dứt, vào tháng 9-10 dl. Hom đem trồng ra đồng t ừ tháng 10-12 dl v à thu hoạch củ vào tháng 4-5 năm sau. Trồng khoai mùa mưa cần chuẩn bị đất trong mùa nắng v à khoai được trồng ra đồng vào đầu mùa mưa ( tháng 4-5 dl). Trồng khoai mùa mưa nhiều thuận lợi hơn mùa nắng v ề mặt làm đất, củ cắt nẩy mầm nhanh và khoai cho năng suất cao.

4.4 Cách trồng

Khoai mở đưởc canh tác đơn độc hay xen canh với hoa màu khác như bắp, khoai mì, cây ăn trái v à mọc tốt trên đất trồng đậu mùa trước. Khoai thường được trồng trong rảnh hay trên luống, trên mô hay theo lổ. Trồng trên mô hay luống đất dể bị soi mòn làm củ trồi lên mặt, nhưng tạo điều kiện đất xốp để củ phát triển tốt. Trồng l ổ trên đất bằng đở tốn công làm đất v à cơ cấu đất tốt nhưng năng suất thấp va

củ nhỏ, đuôi c ủ thường biến dạng khi xuyên qua lớp đất cứng ở tầng dưới. Ở ĐBSCL khoai trồng trên luống vào mùa mưa và trồng trên líp bằng t ủ rơm vào mùa nắng để đở tưới nước (vùng Đồng Tháp Mười). Luống trồng khoai thường rộng 50-75cm, khoảng cách luống 1-1,2m, trên luống khoai trồng 1 hàng, khoảng cách cây 30cm, mật độ trồng 20000-25000 cây/ha.

4.5 Bón phân

Ở nhiều vùng phân bón cho khoai chủ yếu l à phân cỏ v à phân chuồng. Năng suất củ thường cao nếu bón cho khoai từ 10-20t/ha phân hửu cơ. Sự kết hợp giửa phân hửu cơ và phân hóa học cũng mang lại hiệu qu ả cao so với chỉ bón phân hửu cơ hay phân hóa học không. Khoai cần nhiều đạm và kali trong khi phân lân yêu cầu ít hơn (Coursey 1967; Umanath, 1973). Phân đạm cần vào 2 giai đoạn 1 v à 3 tháng sau khi trồng, phân kali đặc biệt cần trong suốt thời gian phát triển củ. Ở miền Tây Nigeria bón 5-10 t/ha phân hửu cơ và 30-40kg phân N cho năng suất cao nhất. Phân N cũng ảnh hưởng đến thời gian tồn tr ử củ, bón 240kgN/ha làm hư củ giống v à củ ăn khi tồn trử. Hiệu qu ả của phân bón tùy vào độ phì nhiêu và ẩm độ đất trong thời gian trồng. Ở đất acid, nhiều mưa, khoai yêu cầu nhiều N v à K; ở đất nặng, thoát thủy kém, hay ít mưa cần gia tăng lượng lân bón vào đất. Phân hửu cơ nên bón trước khi trồng. Phân thúc nên bón nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau 25-30 ngày. Trong điều kiện nước ta có th ể bón cho khoai 400-500kg/ha phân hổn hợp.

4.6 Làm giàn

Làm giàn l à tạo điều kiện tốt để khoai năng suất cao, dùng chà tre hay sóng dừa cao 2-2,5m cắm để khoai có chỗ tựa leo quấn. Theo Chapman (1965) năng suất khoai có cắm dàn gia tăng 65% so với khoai không cắm giàn. Giàn được cắm khi dây bò khoảng 1m, có th ể cắm chà đơn (individual staking) ở mổi gốc hoặc chử nhân (pyramidal staking) khi trồng khoai theo mô hay theo lổ; trồng cây theo hàng nên cặm giàn đứng (trellising) để cây hưởng nhiều ánh sáng, dể chăm sóc.

4.7 Sâu bệnh

Khoai củ ít sâu bệnh, sâu quan trọng l à sùng đục củ (Heteroligus spp.). Thành trùng đẻ trứng ở nơi ẩm ướt trong mùa khô, trứng n ở ra ấu trùng chui vào đục phá củ. Cây khoai không chết nhưng làm củ mất gi á trị thương phẩm và dể bị thối. Phòng trừ sùng đục củ bằng cách kh ử đất v à củ cắt trước khi trồng với Basudin.

Khoai liên tục nhiều năm củ dể bị nematodes. Tuyến trùng Scutellonema bradys tấn công vào mô phân sinh vùng vỏ, củ bị nhiểm loài tuyền trùng nầy không mẩy mầm được sau nầy. Tuyến trùng Meloidogyne spp. tấn công khi củ đang phát triển gây

bướu rễ trên thân củ; tuyến trùng cũng tồn tại trong củ sau khi thu hoạch. Tuyến trùng Pratylenchus spp. tấn công vào các phần dưới mặt đất gây thối nâu củ. Luân canh là phương pháp tốt nhất để phòng tuyến trùng; có th ể kh ử đất bằng Nemagon hoặc khử hom bằng nước ấm 50oC trong 10 phút trước khi trồng (Thompson et al., 1973).

Bệnh thối củ do nhiều tác nhân như Penicillium spp., Fusarium spp. Mầm bệnh mang trong củ trong kho vựa v à lan truyền qua hom; do đó cần ch ú ý kh ử củ giống với thuốc ngừa bệnh hay vôi hoặc tro v à loại bỏ củ bệnh sau khi thu hoạch.

Bệnh đốm lá do Cercospora spp. cũng thường gặp gây vết cháy màu nâu sậm trên lá, thân làm giảm diện tích quan hợp trên cây. Bệnh không gây hại trầm trọng va phòng trị được bằng thuốc.

4.7 Thu hoạch

Thời gian từ trồng đến thu hoạch thay đổi tùy giống, trồng khoảng 2 tháng thì khoai bắt đầu tượng củ, 6-10 tháng sau khi trồng l à thu hoạch. Nhiều nơi thu khoai sớm (5-5,5 tháng). Năng suất khoai từ 20-25t/ha. Khi thu nông dân có th ể đào dở khoai thu 1 lần (single harvesting). Nếu đào cẩn thận lấy thân củ mà không làm hại cây, hư rễ v à thân ngầm, sau đó vun đất vào, cây sẽ cho c ủ mới v à thu hoạch lần 2 (double harvesting). Củ thu lần 2 có hình dạng không nhất định, phần thân ngầm và thân củ không phân rỏ như củ thu 1 lần. Ngoài ra khi thu lần 2 củ có nhiều mầm có th ể thấy được trên vỏ. Việc thu củ lần hai thường cho mục đích làm giống hơn thu làm thương phẩm; tuy nhiên củ sau khi thu vẩn có miên trạng không nẩy mầm được ngay nên cũng không thuận lợi cho việc nhân giống.

Thu hoạch 2 lần còn có lợi ở một số vùng vì vụ 1 có th ể cung cấp khoai sớm có gi á bán cao và v ụ 2 để khoai già để dự trử được lâu trong kho vựa; tuy nhiên phẩm chất củ thu 2 lần thường kém hơn thu 1 lần vì lần thu lần 1 nhiều củ non, củ thu lần 2 g ồ ghề, nhiều xơ, không ngon và năng suất khoai thu 2 lần vẫn không cao hơn so với thu 1 lần (Onwueme, 1977). Củ có th ể trử nhiều tháng, củ mất trọng lượng t ừ t ừ khi trử, thường trọng lượng giảm 10-15% trong 3 tháng đầu v à 30% sau 6 tháng dự trử, củ mất trọng lượng do hô hấp, do đ ó cần tr ử củ nơi mát. Hình 36: Cách tồn tr ử khoai trên giá

CÂU HỎI 1. Cho biết các cách nhân giống khoai củ?

2. Phương pháp thường dùng để phòng ngừa bệnh thối củ v à sùng đục củ ở khoai? 3. Ưu khuyết điểm của việc thu củ 1 lần v à 2 lần? 4. Các khó khăn tồn tại trong việc phát triển khoai củ ?

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: