MÔ GHÉP XƯƠNG
3. TÍNH CHẤT CỦA MÔ GHÉP XƯƠNG
Mô ghép xương ngoài những đặc điểm của một vật liệu ghép nói chung còn có những đặc điểm sau:
4.1. Khả năng tạo xương:
Là khả năng những tế bào của vật liệu ghép tham gia trực tiếp tạo xương. Thường chỉ có loại xương tự thân hoặc xương đồng chủng tươi mới có tiềm năng tạo xương.
4.2. Tính kích tạo xương:
Là quá trình chuyển dạng của những tế bào trung mô thành các tạo cốt bào và nguyên bào sụn dưới tác dụng của các protein tạo dạng xương (BMP: Bone Morphogenetic Protein) có trong vật liệu.
4.3. Tính dẫn tạo xương:
Là quá trình di cư các tế bào xương từ xương chủ chui vào các khoảng trống trong vật liệu thay thế mô xương ghép. Quá trình dẫn tạo xương thường là thụ động phụ thuộc nhiều vào cấu trúc xốp của vật liệu, sự tiêu vật liệu, nguồn cung cấp dinh dưỡng của xương chủ và sự tiếp xúc giữa mô ghép và xương chủ.
4.4. Tính tự tiêu sinh học:
Trong một khoảng thời gian nhất định và thích hợp, mô ghép phải tự tiêu để khoảng trên đó được thay thế bằng mô xương của chính cơ thể được ghép.
Có nhiều cách phân loại vật liệu ghép, ở đây chúng tôi xin được phân loại vật liệu ghép xương dựa theo nguồn gốc.
Về cơ bản có thể chia vật liệu ghép xương ra thành bốn loại, bao gồm: mổ ghép xương tự thân, mô ghép xương đồng loại (hay đồng chủng), mô ghép xương dị loại (hay dị chủng) và vật liệu tổng hợp.
Mồi liệu ghép xương sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, đồng thời tương ứng với từng loại cũng sẽ có những quy trình xử lý và bảo quản khác nhau. Những điểm cơ bản tùy theo từng nhà sản xuất mà mỗi sản phẩm sẽ có những quy trình xử lý khác nhau tạo nên một số ưu và nhược điểm so với những sản phẩm khác.
Mô ghép xương tự thân:
Là mô xương được lấy từ một vị trí giải phẫu khác của chính bản thân người cần được ghép. Mô ghép xương tự thân luôn được xem là tiêu chuẩn vàng của vật liệu ghép phục hồi những thiêu hông xương vì bản thân loại mô ghép này đã đem lại nhiều thuận lợi cho việc ghép mô. Cụ thể là mô ghép xương tự thân có thể cho phép bảo tồn khả năng tạo xương, tạo thuận lợi cho sự kích tạo xương nhờ những tế bào trong xương ghép còn sống và tiếp tục hoạt động. Ngoài ra, mô ghép xương tự thân còn loại trừ được nguy cơ lây nhiễm chéo, ít bị thải ghép, nhanh lành thương... đây là những tiêu chuẩn khó đạt được đôi với các vật liệu ghép đồng loại hoặc dị loại.
Tuy nhiên, nhược điểm của loại mô ghép này là cho số lượng và khối lượng mô hạn chế, bệnh nhân phải chịu thêm tổn thương ở nơi khác, thời gian phẫu thuật có thể kéo dài và đau hậu phẫu.
Mô ghép xương tự thân có thể là xương đặc, xương đặc kết hợp xương xốp hoặc xương xốp có chứa tủy xương. Vùng cho xương ghép có thể từ: sông hàm, lồi củ xương hàm trên, xương mác, xương sườn, xương sọ, xương mào chậu... để ghép vào những tổn thương xương ở nơi khác.
Mô ghép xương đồng chủng:
Là mô xương được lấy từ cơ thể người khác, thông thường mảnh ghép được lây từ người đã chết, người tình nguyện hiến tặng hoặc từ các trường hợp phẫu thuật gãy xương mà người cho đồng ý.
Sử dụng mô ghép xương đồng loại cũng có những ưu điểm như: có tỉnh dẫn tạo xương tương đối, khối lượng mô ghép đủ để điều trị cho những sang thương lớn và bệnh nhân không bị phẫu thuật lấy xương như trong ghép xương tự thân. Tuy nhiên, mô ghép xương đồng loại lại không đồng nhất về mặt di truyền với cơ thể nhận ghép, dần đến việc tạo ra một hàng rào miễn dịch giữa người cho và người nhận, do đó có thể gây ra phản ứng thải ghép. Ngoài ra mô ghép đồng loại còn có nguy cơ lây nhiễm chéo và cũng khá tốn kém. Tuy nhiên, theo một số tác gia như Schellhorn, Hiatt và Borghetti cho rang nếu tiêu chuẩn chọn lọc bệnh nhân thật chặt chẽ thì nguy cơ lây nhiễm virus là một phần mười sáu triệu.
Các nhà khoa học khuyến khích việc ghép xương đồng loại đã được xử lý và lưu trữ trong ngân hàng mô, thường các mô ghép xương được lưu trữ dưới dạng đông khô có khử khoáng hoặc không khử khoáng. Một số tác giả nhận xét xương đông khô khử khoáng có khả năng tân tạo xương nhiều hơn so với xương đông khô không khử khoáng. Melling và cộng sự (1984) quan sát trên kính hiển vi quang học nhận thấy có sự tiếp xúc trực tiếp giữa xương tân tạo và mảnh xương đông khô có khử khoáng.
Quy trình lấy mô xương gồm có các bước như sau:
Lấy xương người trong điều kiện vô trùng (thường là ở tử thi), bảo quản lạnh ở âm 70°C.
- Cắt xương thành từng khối nhỏ, khử khoáng bằng dung dịch HC1 0,6N trong 4 ngày, ở 4°c, trong điều kiện lắc liên tục.
- Rửa xương bằng cất nước vô trùng (nhằm loại bỏ acid), khử mỡ trong xương với ethanol trong một ngày. Rửa lại bằng nước cất.
- Cho mô xương vào lọ vô trùng, làm đông khô trong azote lỏng trong 2 tuần (vật liệu chỉ có độ âm 1-4%), niêm kín, bảo quản.
Thường phần xương vỏ là loại mô được sử dụng nhiều nhất và mô xương đông khô tốt hơn mô tươi. Khi sử dụng cần xử lý lại bằng cách ngâm vào dung dịch nước muối sinh lý có kháng sinh một thời gian.
Vào những năm 1900, những quan điểm căn bản trong việc sử dụng mô ghép xương đồng loại đã được thiết lập. Baschi Zev và Petrov đã chứng tỏ rằng phân mô ghép xương sè dần dần mất đi và thay vào đó là bắt đầu của một quá trình tạo xương của cơ thể nhận ghép.
Mổ ghép xương dị chủng:
Được lấy từ cơ thể của một loài động vật khác, hàng rào miễn dịch trong trường hợp này lớn hơn nhiều do đó phản ứng thải ghép rất mạnh vì vậy mô ghép càng phải được xử lý rất kỹ. Ưu điểm của loại này là có khả năng sản xuất với số lượng lớn, giá thành có thể rẻ hơn.
Mô ghép xương dị loại thường được sử dụng là loại xương bò đông khô khử khoáng. Quy trình lấy mô xương tương tự như lấy mô ghép đồng chủng:
- Lấy xương bò tươi khử khoáng.
- Khử mỡ bằng chloroform - methanol.
- Làm đông khô.
- Đóng vào chai chân không.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top