CHƯƠNG 4: CON CHIM NHỎ, TRƯỜNG HỌC VÀ BÔNG HOA

Nhà mới. Cuộc sống mới và những hy vọng giản đơn, những hy vọng thuần khiết, giản dị.
Vào ngày chuyển nhà, tôi ngồi vắt vẻo trên xe kéo, giữa bác Aristides và người phụ việc của bác, rời khỏi nhà cũ, vui tưng bừng như thời tiết nắng ấm hôm ấy.
Khi xe rời khỏi con đường đất và rẽ ra quốc lộ Rio-São Paulo, cảm giác thật kỳ diệu. Bây giờ chiếc xe đang êm ái lăn bánh trên đường. Thật thích thú biết bao.
Một chiếc ô tô đẹp lướt qua chúng tôi.
“Xe ông Manuel Valadares vừa đi qua đấy.” Khi chúng tôi băng qua giao lộ ở đường Acudes, một tiếng còi từ xa vọng lại lấp đầy không gian buổi sáng “Này, bác Aristides. Tàu Mangaratiba đang chạy qua đấy.”
“Cái gì cháu cũng biết, nhỉ?”
“Cháu biết nó phát ra âm thanh gì.”
Âm thanh duy nhất lúc này là tiếng móng gõ cà rộp cà rộp trên đường. Tôi để ý thấy chiếc xe kéo này không mới lắm. Ngược lại mới đúng. Nhưng nó rất chắc chắn và giá cả phải chăng. Chỉ cần hai chuyến nữa thôi, chúng tôi sẽ chuyển hết đống đồ đạc lỉnh kỉnh của mình. Con lừa trông không được khỏe lắm. Nhưng tôi muốn tỏ ra lịch sự.
“Chiếc xe ổn đấy, bác Aristides.” “Nó được việc lắm.” Bác không có tâm trạng tán chuyện.
“Và đó là một con lừa tốt. Tên nó là gì vậy bác?” “Gypsy."
“Hôm nay là một ngày quan trọng với cháu. Đây là lần đầu tiên cháu đi xe kéo. Và cháu vừa nhìn thấy chiếc xe hơi của ông Manuel Valadares và nghe thấy tiếng còi của tàu Mangaratiba.”
Im lặng. Không tiếng đáp.
“Bác Aristides, Mangaratiba có phải là đoàn tàu quan trọng nhất Brazil không?”
“Không. Nó chỉ là đoàn tàu quan trọng nhất trên tuyến này thôi.”
Vô ích. Đôi khi người lớn thật khó hiểu!
Khi chúng tôi đến nhà mới, tôi đưa chìa khóa cho bác và cố tỏ ra lịch sự, “Bác có muốn cháu giúp một tay không?”
“Cháu có thể giúp ta bằng cách tránh ra chỗ khác. Cứ đi chơi đi và khi nào trở về chúng ta sẽ gọi cháu.” Thế là tôi làm theo lời bác.
“Pinkie này, từ giờ chúng ta sẽ luôn sống bên nhau. Tớ sẽ tô điểm cho cậu đẹp đến mức không một cái cây nào có thể sánh với cậu. Cậu biết không, Pinkie, mới ban nãy tớ vừa đi trên một chiếc xe kéo to và chạy êm như thể nó là một toa tàu ta từng thấy trong rạp chiếu phim ấy. Nghe này, hễ khám phá ra bất kỳ điều gì, tớ sẽ đến kể cho cậu, được không?”
Tôi đi qua đám cỏ dại cao mọc trong rãnh và nhìn xuống dòng nước đục ngầu đang chảy qua.
“Hôm nọ chúng ta đã quyết định gọi cái rãnh là gì nhỉ?”
“Sông Amazon.”
“Đúng rồi! Sông Amazon. Cứ đi xuôi dòng nước thì chắc hẳn sẽ thấy nhan nhản những chiếc xuồng của người da đỏ hoang dại, đúng không, Pinkie?
“Còn phải nói! Chắc hẳn là như thế đó.”
Chúng tôi còn chưa kịp bắt đầu tán chuyện thì bác Aristides đã đóng cửa nhà lại và gọi tôi.
“Cháu muốn ở lại đây hay về với chúng ta nào?”
“Cháu sẽ ở lại đây. Mẹ và các chị cháu chắc đang trên đường đến rồi.”
Và tôi đi vòng vòng kiểm tra từng ly từng tí chốn này.
Lúc đầu, vì e dè, hoặc bởi muốn tạo ấn tượng tốt với hàng xóm, tôi cư xử khá phải phép. Nhưng rồi một buổi chiều, tôi nhồi chật cái tất đen, dùng thừng bó nó lại rồi cắt phần mũi tất đi. Sau đó, tôi buộc một sợi dây diều dài vào chỗ bàn tất. Nếu tôi kéo nó thật chậm thì nhìn từ xa nó không khác gì một con rắn, và trong bóng tối nó sẽ vô cùng đáng sợ.
Màn đêm buông xuống, ai nấy đều đang bận việc. Cứ như thể ngôi nhà mới đã làm thay đổi trạng thái tinh thần của tất cả mọi người. Cả gia đình tắm trong bầu không khí vui vẻ đã một thời gian dài không hiện hữu.
Tôi lặng lẽ đợi ở Cổng. Đèn đường chiếu lờ mờ lên con đường và hàng rào đổ bóng xuống các góc phố. Chắc hẳn phải có người làm tăng ca ở nhà máy, mà tăng ca thì cũng không bao giờ quá tám giờ tối. Họa hoằn lắm ca tối mới kéo dài đến chín giờ. Tôi thoáng nghĩ đến nhà máy. Tôi không thích nó cho lắm. Tiếng còi tầm buồn bã vào buổi sáng của nó thậm chí còn buồn hơn khi cất lên lúc năm giờ. Nhà máy là một con rồng nuốt chửng mọi người vào mỗi buổi sáng và nhả họ ra lúc tối, khi họ đã kiệt sức. Tôi không thích nó còn bởi những gì ông Scottf i eld đã làm với cha tôi.
Một phụ nữ từ đằng xa đi tới. Chị cầm một cái túi xách và kẹp nách một chiếc dù. Ta có thể nghe thấy tiếng giày của chị gõ lộp cộp trên lề đường.
Tôi chạy vào nấp sau cánh cổng và kiểm tra lại sợi dây nối với con rắn. Nó rất dễ điều khiển. Thật hoàn hảo. Rồi, tay cầm sợi dây, tôi núp dưới bóng hàng rào. Tiếng bước chân của chị vọng tới càng lúc càng gần, rồi gần hơn nữa và nút! Tôi giật mạnh sợi dây. Con rắn chậm chạp trườn giữa đường.
Tôi không ngờ được chuyện tiếp theo sẽ xảy ra như thế. Người phụ nữ hét toáng lên, to đến mức đánh động cả khu phố. Chị quẳng cả túi xách lẫn chiếc dù vào không trung rồi ôm bụng, la hét luôn miệng.
“Cứu với! Cứu với! Có rắn! Ai đó cứu tôi với!”
Những cánh cửa bật mở và tôi đánh rơi tất cả đồ nghề, chạy thoát thân men theo hông nhà rồi vào trong nhà theo lối của bếp. Tôi mở nắp cái sọt đựng đồ giặt rồi chui vào trong, đậy nắp lại. Tim tôi đập thình thịch vì sợ hãi và tôi vẫn nghe thấy tiếng người phụ nữ đang gào khóc.
“Ôi Chúa ơi, tôi đang mang bầu tháng thứ sáu. Tôi sẽ mất đứa con này mất.”
Tôi không chỉ ôn lạnh cả người mà còn bắt đầu run như cầy sấy.
Hàng xóm đỡ chị vào trong nhưng những tiếng nức nở và rên rỉ vẫn tiếp tục vang lên.
“Lạy Chúa lòng lành, lạy Chúa nhân từ. Không phải con gì khác mà lại là rắn cơ chứ - tôi sợ rắn lắm.”
“Uống một chút nước hoa cam đi. Đây đây, bình tĩnh nào. Cánh đàn ông đang xách đèn soi đường, cầm gậy cầm rìu truy lùng con rắn đó rồi.”
Chỉ vì một con rắn nhỏ bằng tất mà om sòm lên mới kinh làm sao chứ!
Nhưng tệ nhất là cả nhà tôi cũng đều đổ ra xem có chuyện gì. Chị Jandira, mẹ và chị Lalá.
“Đó không phải rắn đâu. Chỉ là một chiếc tất cũ thôi.”
Trong cơn hoảng loạn, tôi đã quên thủ tiêu “con rắn”. Tôi tiêu đời rồi.
Con rắn được buộc vào sợi dây mà sợi dây thì lại dẫn vào sân nhà chúng tôi.
Ba giọng nói quen thuộc đồng thanh vang lên, “Chính là nó đấy!”
Giờ đây mọi người không tìm con rắn nữa. Họ nhìn xuống gầm giường.
Không có gì cả. Họ đi qua chỗ tôi trốn và tôi nín thở. Rồi họ đi ra phía sau nhà để tìm trong khu công trình phụ.
Rồi đột nhiên Jandira nảy ra một ý.
“Con nghĩ con biết nó ở đâu rồi!”
Chị nhấc cái nắp sọt lên và tôi bị xách hai tại lội vào phòng bếp.
Lần này mẹ đánh tôi nhừ tử. Chiếc dép của mẹ lao vun vút trong không trung, tôi phải la lên ầm ĩ cho đỡ đau và để mẹ không đánh tôi nữa.
“Thằng ranh con phá hoại! Mày đâu có hiểu được người ta đi lại khó khăn như thế nào khi đang mang thai sáu tháng chứ.”
“Nó chẳng vội hiểu đâu!” chị Lalá nói bằng giọng chế giễu.
“Nào, lên giường đi, thằng quỷ con.
Tôi rời khỏi bếp, vừa đi vừa xoa mông, rồi nằm sấp xuống giường. May mắn thay cha đã ra ngoài chơi bài. Tôi nằm trong bóng tối khóc thút thít, thầm nghĩ đi ngủ là cách tốt nhất để vượt qua nỗi đau bị tét mông.
Ngày hôm sau, tôi thức dậy sớm. Tôi có hai việc quan trọng phải làm: việc thứ nhất, đi loanh quanh quan sát một vòng, một việc thường ngày. Nếu con rắn còn ở đó, tôi sẽ nhặt nó lên giấu trong áo. Tôi vẫn có thể dùng nó chỗ khác.
Nhưng nó không còn ở đó. Thật khó mà tìm được cái tất khác giống hình con rắn như thế.
Tôi đổi hướng và đi đến nhà bà. Tôi phải nói chuyện với bác Edmundo.
Tôi biết giờ này vẫn còn sớm đối với một người đã nghỉ hưu. Tôi muốn gặp bác trước khi bác ra ngoài mua xổ số - hay “đặt cược” theo cách bác thường gọi, và lấy báo. Tôi đã đúng. Bác đang ở trong phòng khách chơi bài đơn theo kiểu mới.
“Cháu chào bác.”
Bác không trả lời. Bác vờ điếc. Ở nhà mọi người đều bảo bác vẫn làm thế khi không muốn nói chuyện.
Nhưng bác không bao giờ làm thế với tôi. Trên thực tế (sao tôi thích nói “trên thực tế” thế không biết!), bác chưa bao giờ giả điếc khi ở cạnh tôi. Tôi giật ống tay bác, và như mọi lần, tôi nghĩ bộ dây đeo quần bằng vải kẻ ca rô đen trắng của bác trông rất ổn.
“À! Cháu đấy à...”
Bác vờ như giờ mới thấy tôi.
“Kiểu chơi bài đơn này gọi là gì vậy bác ?” “Nó đượC gọi là kiểu Đồng hồ.” “Trông đẹp thật.”
Tôi đã biết mọi lá bài trong cỗ bài này. Tôi chỉ không thích những quân bồi cho lắm. Tôi không biết tại sao nhưng chúng trông như quân hầu của nhà vua vậy.
“Bác này, cháu muốn kể cho bác một chuyện.” “Bác đang chơi dở. Đợi bác chơi xong thì hẵng nói chuyện.”
Nhưng ngay sau đó, bác trộn tất cả các lá bài lại. “Bác thắng rồi ạ?”
“Không.”
Bác xếp các quân bài lại thành xấp và gạt sang một bên.
“Được rồi, Zezé, nếu chuyện này liên quan đến tiền,” bác nói, xoa xoa các ngón tay vào nhau, “thì bác nghe đây.”
“Bác không có xu nào để cho cháu mua một viên bị ạ?”
Bác mỉm cười.
“Có lẽ bác có một xu đấy. Ai mà biết được?”
Bác định cho tay vào túi quần nhưng tôi bèn ngăn lại.
“Cháu đùa thôi, bác, không phải chuyện đó đâu ạ. ” “Chà, thế là chuyện gì?
Tôi dám chắc bác thấy hứng thú với “sự khôn sớm” của tôi, đặc biệt là sau khi tôi tự học đọc.
“Cháu muốn biết một chuyện rất quan trọng. Bác có biết cách hát mà không hát không?”
“Bác không chắc mình hiểu ý cháu.”
“Như thế này này,” và tôi hát một đoạn bài “Ngôi nhà nhỏ”. “Cháu có thể hát ở bên trong mà không phát ra âm thanh bên ngoài.”
“Đó là hát thầm,” bác bật cười, không biết tôi định đưa chuyện này tới đâu.
“Bác nghe này, hồi bé cháu đã nghĩ rằng bên trong cháu có một chú chim nhỏ biết hát. Chính chú chim đó đã hát.”
“Chà, được rồi. Thật tuyệt vời vì cháu có một chú chim nhỏ như thế.”
“Bác không hiểu rồi. Chỉ là bây giờ cháu không chắc lắm về chú chim đó.
Thế còn khi cháu nói và nhìn bên trong thì sao ạ?”
Bác hiểu ra và bật cười trước sự bối rối của tôi.
“Bác sẽ nói cho cháu biết nó là gì,Zezé. Nó có nghĩa là cháu đang lớn lên.
Và khi cháu lớn, những cái nói và nhìn mà cháu nhắc đến đấy đượC gọi là suy nghĩ. Và việc suy nghĩ sẽ giúp cháu đạt đến cái độ tuổi mà bác đã nói là rồi cháu sẽ sớm đạt đến thôi.”
“Độ tuổi chín chắn ấy ạ?”
“Cháu vẫn còn nhớ thế thì tốt. Và sau đó một điều kỳ diệu sẽ xảy ra. Suy nghĩ của chúng ta lớn dần lớn dần rồi sẽ kiểm soát cái đầu và con tim của chúng ta. Nó tồn tại trong mắt chúng ta và trong mọi bộ phận của cuộc đời ta.”
“Vâng. Thế còn chú chim nhỏ thì sao ạ?”
“Chú chim nhỏ vốn được Chúa tạo ra để giúp trẻ em khám phá mọi thứ. Và khi không còn cần nó giúp nữa, đứa trẻ sẽ trả nó về bên Chúa. Rồi Chúa sẽ đặt nó vào trong một đứa trẻ thông minh khác, như cháu vậy. Nghe rất tuyệt phải không?”
Tôi cười sung sướng bởi vì tôi đang suy nghĩ. “Tuyệt thật ạ. Giờ cháu đi đây.” “Cháu vẫn muốn đồng xu chứ?”
“Không phải hôm nay ạ. Hôm nay cháu sẽ rất bận.” Tôi vừa đi xuống phố vừa suy nghĩ về mọi thứ. Nhưng rồi tôi nhớ ra một chuyện làm tôi buồn vô cùng.
Anh Totoca từng có một con chim sẻ rất đẹp. Nó đã được thuần hóa và thường đầu trên ngón tay anh khi anh thay thức ăn cho nó. Anh thậm chí có thể để mở cửa lồng mà không sợ nó bay mất. Một ngày Totoca bỏ quên nó ngoài trời nắng. Mặt trời chói chang đã giết chết nó. Tôi nhớ Totoca đã nâng niu nó trong lòng bàn tay mà khóc, vừa khóc anh vừa ấp con chim chết lên má. Rồi anh nói, “Anh sẽ không bao giờ nhốt chim trong lồng nữa.”
Khi đó tôi đang ở cạnh anh và tôi nói, “Em cũng vậy, anh Totoca.”
Về đến nhà tôi đi thẳng đến chỗ Pinkie.
“Bạn yêu quý, tớ đến đây để làm một việc.” “Việc gì vậy.” “Chúng ta đang chờ gì vậy,Zezé?”
“Chúng ta đợi một lát được không?”
“Được chứ.”
Tôi ngồi xuống và tựa đầu vào thân cây.
“Một đám mây thật đẹp trôi qua trên bầu trời.” “Để làm gì?”
“Tớ sẽ thả chú chim của tớ đi. Đúng vậy, tớ sẽ thả nó đi. Tớ không còn cần nó nữa.”
Chúng tôi ngồi đó nhìn chăm chăm lên bầu trời. “Đám mây kia được không, Pinkie?”
Đám mây lớn đang chầm chậm trôi về phía chúng tôi, tựa như một chiếc lá màu trắng bị rách ở viền.
“Chính là đám mây đó, Pinkie ạ.”
Tôi đứng lên và cởi cúc áo. Tôi cảm thấy chú chim đang bay ra khỏi lồng ngực gầy gò của tôi.
“Bay đi, chú chim nhỏ. Bay cao vào. Hãy bay thật cao và đậu lên ngón tay của Chúa. Chúa sẽ gửi cậu đến với một chú bé khác và cậu sẽ hát thật hay cho chú bé ấy,y như cậu vẫn hát cho tớ. Tạm biệt, chú chim nhỏ yêu quý của tớ.”
Tôi cảm thấy một cảm giác trống vắng mênh mông trào lên trong lòng.
“Nhìn này, Zezé. Nó đang đậu trên ngón tay của đám mây đấy.”
“Tớ thấy rồi!”
Tôi tựa đầu vào trái tim của Pinkie và nhìn đám mây bồng bềnh trôi xa.
“Tớ chưa bao giờ đối xử tệ với nó...”
Rồi tôi quay đầu, áp mặt vào cành của Pinkie.
“Bạn yêu.”
“Gì vậy?”
“Tớ khóc là sai phải không?”
“Đồ ngốc, khóc không bao giờ là sai cả. Nhưng tại sao cậu khóc?”
“Tớ không biết. Tớ chỉ không quen với chuyện này. Tớ cảm thấy chiếc lồng bên trong mình giờ đây trong trải quá.”
* * Chị Gloria đánh thức tôi khá sớm.
“Cho chị xem móng tay của em nào .” Tôi xòe tay ra và chị duyệt. “Giờ đến tại của em. Eo ôi, Zezé!”
Chị lôi tôi đến bồn rửa, dấp nước khăn với xà phòng và kỳ ghét trong tai tôi.
“Chị chưa thấy ai tự xưng là chiến binh Apinaje mà lúc nào cũng bẩn! Đi lấy giày đi trong khi chị tìm cho em một bộ quần áo tử tế để mặc.”
Chị đến ngăn tủ của tôi lục tìm một hồi. Rồi chị lại lục tìm thêm một hồi nữa. Càng tìm chị lại càng chẳng thấy bộ nào ưng ý. Cái quần dài nào của tôi cũng bị thủng, nếu không thì cũng bị rách, bị vá hoặc bị mạng lỗ chỗ.
“Em không cần nói gì hết. Bất cứ ai nhìn thấy ngăn tủ này cũng sẽ biết em đáng sợ như thế nào. Mặc cái này vào, nó đỡ tệ hơn đống còn lại đấy.”
Sau đó chúng tôi rời nhà, sẵn sàng cho cuộc khám phá “kỳ diệu” mà tôi sắp thực hiện.
Trường học. Khi đến nơi, chúng tôi thấy một đám đông toàn người là người dắt theo con em họ đến đăng ký nhập học.
“Nào, giờ thì đừng xị cái mặt ra, cũng chớ quên gì nhé, Zezé.”
Chúng tôi ngồi trong một căn phòng đầy nhóc bon trẻ con tò mò nhìn nhau.
Đến lượt mình, chúng tôi vào văn phòng có hiệu trưởng.
“Đây là em của em à?”
“Vâng, thưa cô. Mẹ chúng em đang làm việc trên thành phố nên không đến được.”
Cô hiệu trưởng nhìn tôi hồi lâu; mắt Cô vừa to vừa đen vì Cô đeo kính dày cộp. Buồn cười là CÔ Có ria mép, y như đàn ông. Chắc hẳn vì thế nên cô mới thành hiệu trưởng.
“Có vẻ cậu bé quá nhỏ thì phải?”
“Em ấy nhỏ hơn so với tuổi. Nhưng em ấy đã biết đọc rồi a.”
“Em bao nhiêu tuổi, cậu bé?”
“Đến 26 tháng Hai này em sẽ lên sáu tuổi, thưa cô.” “Tốt lắm. Em điền vào đơn đăng ký nhé. Đầu tiên là tên cha mẹ.”
Chị Gloria đọc tên cha. Nhưng đến tên của mẹ, chị chỉ nói, “Estafậnia de Vasconcelos.”
Tôi không thể nhịn được bèn lên tiếng chỉnh chị, “Estefânia Apinajé de Vasconcelos."
“Hả?
” Chị Gloria hơi đỏ mặt.
“Là Apinajé. Ông bà ngoại em là người da đỏ.” Tôi phổng mũi tự hào bởi vì tôi là đứa trẻ duy nhất ngôi trường này mang một cái họ da đỏ.
Rồi Gloria ký tên vào giấy và dừng lại,hơi ngập ngừng.
“Em còn gì thắc mắc không?”
“Em muốn hỏi về đồng phục... Cô biết đấy... Cha chúng em đang thất nghiệp và chúng em rất nghèo.” Điều đó được kiểm chứng khi cô hiệu trưởng yêu cầu tôi xoay một vòng để cô áng chừng CỠ người tôi và nhìn thấy những miếng vá trên bộ đồ của tôi.
Cô viết một con số lên mẩu giấy và bảo chúng tôi vào trong gặp CÔ Eulalia.
Cô Eulalia cũng vô cùng ngạc nhiên trướC vóc dáng nhỏ bé của tôi. Bộ đồng phục CỠ nhỏ nhất mà CÔ Có vẫn quá rộng, đến nỗi tôi như bơi bên trong.
“Đây là cỡ nhỏ nhất rồi, nhưng nó vẫn quá rộng. Thằng bé còi quá đi mất!”
“Em lấy bộ đó cũng được ạ.”
Cô đưa cho chúng tôi hai bộ đồng phục và chúng tôi rời khỏi đó. Tôi vô cùng phấn khởi với món quà này và tưởng tượng ra vẻ mặt Pinkie khi nó nhìn thấy tôi trong bộ đồng phục học sinh mới chong.
Ngày lại ngày trôi qua, tôi kể với cây cam mọi chuyện. Trường học như thế nào, chuyện ở đó ra sao.
“Họ đánh một cái chuông lớn. Nhưng không lớn bằng chuông nhà thờ. Cậu biết nó mà, đúng không? Mọi người đi vào sân chính và tìm đến chỗ giáo viên của mình. Cô giáo xếp chúng tớ thành bốn hàng rồi tất cả ngoan ngoãn đi vào lớp. Tất cả chúng tớ đều ngồi bên những cái bàn có nắp đóng mở được và chúng tớ bỏ đồ của mình vào trong. Tớ sẽ phải học cả tá bài quốc ca, bởi Cô giáo nói để trở thành công dân Brazil tốt và thành người yêu nước thì chúng ta phải biết quốc ca của đất nước mình. Khi nào học thuộc tớ sẽ hát cho cậu nhé, Pinkie?"
Và đến cùng các bài quốc ca là một thế giới mà trong đó mọi thứ đều mới mẻ và phải được khám phá lại từ đầu.
“Này, cậu mang bông hoa đó đi đâu vậy?”
Đứa con gái trông thật sạch sẽ và những cuốn sách giáo khoa của nó có bìa thật đẹp. Tóc nó được tết bím.
“Tớ đang mang đến tặng cô giáo.”
“Vì sao?”
“Vì cô giáo thích hoa. Và mọi bé gái chăm ngoan đều nên tặng hoa cho cô giáo của mình.”
“Thế các cậu bé có làm thế được không?” “Thật.”
“Nếu cậu yêu quý cô giáo của cậu thì được chứ.” “Thật không?”
Không ai tặng hoa cho cô giáo tôi, CÔ Cecilia Paim. Chắc là vì CÔ xấu quá.
Nếu không có vết bớt trên mắt thì Cô cũng không đến nỗi xấu lắm. Nhưng cô là người duy nhất thi thoảng vẫn cho tôi một xu để mua bánh ngọt vào giờ ra chơi.
Tôi bắt đầu nhằm vào các lớp khác và thấy các lọ thủy tinh trên bàn giáo viên đều đang cắm hoa. Chỉ có lọ của cô giáo tôi là vẫn trống trong Nhưng chuyến phiêu lưu lớn nhất lại là vụ khác.
“Cậu đoán được không, Pinkie. Hôm nay tớ đã có một chuyến bám càng đấy.”
“Cậu cưỡi ngựa?” quan sát “Không, ngốc quá. Khi những chiếc xe hơi chạy rất chậm qua trường, cậu bám vào cái lốp dự phòng đằng sau và thế là được bám càng một chuyến. Khi định rẽ vào con phố khác, họ giảm tốc độ để xem có xe nào đang đi tới không, và đến lúc đó cậu lại nhảy xuống. Nhưng phải cẩn thận.
Nếu cậu nhảy xuống lúc xe đang đi nhanh, mông cậu sẽ bẹp gí trên mặt đường còn tay cậu sẽ nát bấy.”
Tôi nói thao thao với nó về mọi chuyện xảy ra ở lớp và sân chơi. Bạn phải nhìn thấy cảnh nó phổng mũi tự hào khi nghe kể cô Cecilia Paim đã khen tôi là người đọc tốt nhất lớp. “Người độc giả” giỏi nhất. Tôi không chắc từ đó có đúng không và quyết định rằng ngay khi có cơ hội tôi sẽ hỏi bác Edmundo xem tôi có đích thị là một “người độc giả” không.
“Nhưng Pinkie này, về vụ bám càng ấy. Chỉ để cậu hình dung cho biết thôi nhé, phải nói là nó cũng gần tuyệt như việc cưỡi lên cành của cậu vậy.”
“Nhưng chơi với tớ cậu không gặp nguy hiểm.” “Thật không? Vậy lúc cậu phăm phăm phi nước đại trên những đồng cỏ miền Tây hay lúc chúng ta đi xem đấu bò và săn trâu thì sao? Cậu quên rồi à?”
Nó buộc phải đồng ý bởi nó không biết cách đấu khẩu và giành phần thắng trước tôi.
“Nhưng có một thứ, Pinkie ạ... Có một thứ không ai dám bám càng hết. Biết là gì không? Cái xe to đùng của ông Manuel Valadares đấy. Sao lại có cái tên xấu thế nhỉ? Manuel Valadares..."
“Ừ, tên xấu thật. Nhưng tớ đang nghĩ đến một chuyện.”
“Cậu tưởng là tớ không biết cậu đang nghĩ gì ư? Tớ biết chứ, đúng vậy.
Nhưng chưa phải lúc. Để tớ luyện tập thêm đã... Sau đó tớ sẽ liều một phen...”
Thời gian dần trôi trong niềm hứng khởi. Một buổi sáng, tôi đến lớp,mang theo một bông hoa tặng cô giáo. Cô rất xúc động và bảo rằng tôi là một quý ông.
“Cậu biết thế có nghĩa là gì không, Pinkie?” “Một quý ông là một người cư xử rất lịch thiệp,như một hoàng tử.”
Ngày qua ngày, tôi càng thêm yêu thích các bài học và càng chăm học hơn.
Nhà trường không phàn nàn một lời nào về tôi. Chị Gloria bảo tôi đã cất con quỷ nhỏ của tôi trong ngăn kéo và trở thành một đứa trẻ khác.
“Cậu có nghĩ đúng là thế không, Pinkie?” “Chắc vậy.”
“Thật không? Vì tớ đã định kể cho cậu nghe một bí mật, nhưng giờ thì thôi nhé.”
Tôi giận dỗi bỏ đi. Nhưng nó chẳng mấy bận tâm bởi biết thừa tôi không bao giờ giận lâu.
Điều bí mật sẽ xảy ra vào buổi đêm và tôi lo lắng đến nỗi tim như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Phải lâu ơi là lâu tiếng còi tầm của nhà máy mới vang lên và mọi người mới đi ra. Vào mùa hè, buổi tối đến chậm hơn. Cả giờ cơm tối cũng chưa đến. Tôi ngồi ở Cổng quan sát, không mảy may nghĩ về con rắn hay bất cứ điều gì khác. Tôi ngồi đó đợi mẹ. Đến cả chị Jandira cũng thấy tôi cư xử thật kỳ quặc và hỏi xem liệu có phải tôi bị đau bụng hay không vì tôi đã ăn trái cây còn xanh.
Bóng mẹ xuất hiện nơi góc phố. Đúng là mẹ rồi! Mẹ không thể lẫn với bất cứ ai trên thế gian này. Tôi đứng bật dậy và chạy.
“Con chào mẹ,” tôi nói và hôn bàn tay mẹ.
Dưới ánh sáng nhập nhoạng của con phố, tôi vẫn có thể nhìn thấy vẻ mệt mỏi trên gương mặt mẹ.
“Hôm nay mẹ làm việc vất vả lắm đúng không ạ?” “Ừ, con trai ạ. Ở bên khung cửi nóng đến mức chẳng ai chịu nổi.”
“Để con cầm túi cho. Mẹ mệt rồi.”
Tôi cầm chiếc túi xách với hộp cơm trưa rỗng không của mẹ.
“Hôm nay con không nghịch quá đấy chứ?” “Chỉ một chút xíu thôi ạ.” “Thế sao con lại đứng ở Cổng đợi mẹ vậy.” Mẹ đang đoán già đoán non.
“Mẹ ơi, có phải mẹ chỉ yêu con một chút thôi không?” “Mẹ yêu con cũng nhiều như yêu các anh chị em của con. Sao thế?”
“Mẹ nhớ Nardinho chứ? Cháu của hà mã ấy?”
“Mẹ nhớ,” mẹ bật cười.
“Mẹ cậu ấy đã may cho cậu ấy một bộ cánh rất đẹp. Bộ com lê màu xanh sọc trắng. Nó có áo gi lê cài cúc kín CỔ. Nhưng Nardinho mặc bị chật. Cậu ấy không có em trai để cho nó. Và cậu ấy muốn bán bộ com lê đi. Mẹ mua lại cho con được không?”
“Ôi, con trai. Chúng ta đang khó khăn lắm!”
“Nhưng cậu ấy nói mẹ có thể trở thành hai đợt. Và nó không đắt đâu ạ. Giá của nó còn chưa đủ trả công may nữa.”
Tôi lặp lại lời của ông Jacob Người Cho Vay Lãi. Mẹ im lặng nhẩm tính.
“Mẹ, con là học sinh chăm chỉ nhất lớp. Cô giáo nói Con sẽ đạt được danh hiệu học sinh xuất sắc. Mẹ mua cho con đi mà. Lâu lắm rồi con không có quần áo mới...” Sự im lặng của mẹ làm tôi bồn chồn. may cho “Mẹ này, nếu mẹ không mua, con sẽ không bao giờ có trang phục nhà thơ. Chị Lalá có thể con một cái nơ con bướm to bằng mảnh lụa mà chị ấy Có..."
“Được rồi, con trai. Mẹ sẽ làm tăng ca một tuần để mua cho con bộ cánh đó.”
Vậy là tôi hôn tay mẹ và vừa bước đi vừa áp mặt vào tay mẹ cho đến khi chúng tôi vào nhà.
Tôi đã có bộ quần áo nhà thơ bằng cách đó. Trông tôi bảnh chọe đến mức bác Edmundo phải dẫn tôi đi làm vài pô ảnh.
Trường học. Hoa. Hoa. Trường học...
Mọi chuyện đang yên ổn thì Godofredo tiến vào lớp. Nó xin phép được nói chuyện với cô Cecilia Paim. Tôi không biết có chuyện gì, chỉ thấy nó chỉ tay vào bông hoa trong lọ. Rồi nó đi. Cô giáo nhìn tôi buồn bã.
Lúc tan học, cô gọi tôi đến.
“Cô có chuyện cần nói với em, Zezé. Chỉ một phút thôi.”
Cô lục lọi túi xách một lúc. Tôi dám chắc cô không thực lòng muốn nói chuyện với tôi và đang lục lọi đồ đạc để tìm dũng khí. Cuối cùng, Cô cũng ra quyết định.
“Trò Gogofredo đã kể với cô một chuyện rất xấu về em, Zezé. Chuyện đó có đúng không?”
Tôi gật đầu.
“Về bông hoa đúng không ạ? Bạn ấy nói đúng, thưa cô.”
“Chính xác thì em đã làm gì?”
“Buổi sáng, em dậy sớm và ghé qua vườn trước nhà Serginho. Vì cổng không đóng kín, em đã lẻn vào hái trộm một bông hoa. Nhưng hoa nhiều lắm nên họ sẽ chẳng thấy mất mát gì đâu ạ.”
“Ừ. Nhưng đó là hành vi không đúng đắn. Em không nên làm thế nữa.
Chuyện không có gì nghiêm trọng nhưng nó vẫn là một kiểu trộm cắp.”
“Không phải đâu, Cô Cecilia. Chẳng phải thế giới thuộc về Chúa sao?
Chẳng phải mọi thứ trên thế giới này đều thuộc về Chúa sao? Thế thì hoa cũng thuộc về Chúa...”
Cô giáo vô cùng ngạc nhiên trước logic của tôi.
“Đó là cách duy nhất, thưa CÔ. Ở chỗ em không có vườn. Hoa lại đắt... Mà em thì không muốn thấy lọ hoa trên bàn cô lúc nào cũng trống không.”
Cô nuốt khan.
“Chẳng phải thỉnh thoảng cô vẫn cho em tiền để mua bánh ngọt sao ạ?”
“Cô có thể ngày nào cũng cho em tiền. Nhưng em lại biến mất...”
“Em không thể ngày nào cũng nhận tiền được...” “Tại sao không?”
“Bởi vì vẫn còn những đứa trẻ nghèo khác chẳng mang gì để ăn.”
Cô rút khăn mùi sữa ra khỏi túi xách và kín đáo đưa lên chấm chấm đuôi mắt.
“Cô không thấy bạn Cú Nhỏ ạ?”
“Cú Nhỏ là ai?”
“Bạn gái da đen nhỏ nhắn cao ngang em được mẹ cuốn tóc lên trên đầu thành hai búi nhỏ rồi quấn dây lại ấy ạ.”
“Ồ, phải rồi, ý em là Dorotilia.”
“Vâng, thưa cô. Dorotília thậm chí còn nghèo hơn em. Các bạn gái khác không thích chơi với bạn ấy vì bạn ấy nghèo và là người da đen. Vậy nên lúc nào Dorotilia cũng lủi thủi một góc. Em đã chia cho bạn ấy cái bánh ngọt Cô cho em.”
Lần này, Cô đứng đó áp khăn lên mũi một lúc lâu. “Thỉnh thoảng, cô có thể cho bạn ấy thay vì cho em ạ. Mẹ bạn ấy là thợ giặt và có mười một người con.
Tất cả đều còn bé. Thứ Bảy hằng tuần, bà em vẫn cho họ một ít gạo và đậu để giúp đỡ họ. Và em chia bánh cho bạn ấy vì mẹ đã dạy chúng em phải biết chia sẻ những thứ ít ỏi của mình với những người còn thiếu thốn hơn.”
Giờ thì nước mắt tuôn rơi trên mặt cô.
“Em không cố ý làm cô khóc đâu ạ. Em hứa sẽ không trộm hoa nữa và em sẽ học chăm chỉ hơn.”
“Không phải vậy,Zezé. Đến đây nào.” Cô nắm lấy hai bàn tay tôi.
“Cô muốn em hứa với cô một điều, vì em có tâm hồn đẹp,Zezé ạ.”
“Em xin hứa, nhưng em không muốn lừa dối CÔ, thưa cô. Em không có tâm hồn đẹp đâu ạ. Cô nói vậy bởi vì cô không biết ở nhà em như thế nào thôi.”
“Điều đó không quan trọng. Đối với cô thì em đúng là người có tâm hồn đẹp. Kể từ giờ Cô không muốn em tặng cô thêm bất kỳ bông hoa nào nữa. Hãy chỉ làm thế khi hoa đó là em được cho. Hứa với cô nhé?”
“Em hứa. Nhưng còn lọ hoa thì sao ạ? Nó sẽ luôn trống rỗng sao cô?”
“Cái lọ này sẽ không bao giờ trống rỗng. Bất cứ khi nào nhìn nó, Cô sẽ đều thấy bông hoa đẹp nhất trên đời. Và Cô sẽ tự nhủ: cậu học sinh ngoan nhất của cô đã tặng cô bông hoa đó. Được chưa nào?”
Giờ cô đã cười trở lại. Cô thả tay tôi ra rồi nói rất dịu dàng.
“Giờ em đi được rồi, trái tim vàng...”

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top